A. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử của nhân loại.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ – phân nhóm.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài: Dùng cụm chủ – vị làm thành phần câu, với phần Tập làm văn ở bài Luyện tập về văn nghị luận chứng minh.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 25 - Tiết 97: Ý nghĩa Văn Chương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 28/2/2009
Ngµy d¹y
Tuần 25 - Tiết 97
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
( Hoài thanh)
A. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử của nhân loại.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ – phân nhóm.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài: Dùng cụm chủ – vị làm thành phần câu, với phần Tập làm văn ở bài Luyện tập về văn nghị luận chứng minh.
C. Tiến trình dạy học:
1.æn ®Þnh tæ chøc :7A………7B……..
2. Kiểm tra:
- Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ?
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
3. Bài mới:
Văn chương có ý nghĩa gì trong cuộc sống của loài người? Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” của tác giả Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
- SGK
? Hãy cho biết xuất xứ của văn bản “Ý nghĩa văn chương”?
- Văn bản trích trong bài phê bình văn học “Bình luận văn chương” NXB Giáo dục - Hà Nội – 1998.
? Có thể chia bố cục văn bản này như thế nào?
? Nội dung chính của từng đoạn là gì?
- 3 phần
+ Phần 1: từ đầu ® muôn loài:
nguồn gốc văn chương.
+ Phần 2: văn chương ® sự sống:
nhiệm vụ của văn chương.
+ Phần 3: còn lại:
công dụng của văn chương.
? Phương thức biểu đạt trong văn bản này là gì?
- Chủ yếu là nghị luận
? Bài có mấy luận điểm?
- 3 luận điểm
? Văn bản thuộc nghị luận văn học hay nghị luận chính trị xã hội? Vì sao?
- Văn bản thuộc nghị luận văn chương vì bàn bạc làm sáng tỏ một vấn đề về văn chương
Hoạt động 2:
- GV đọc mẫu – gọi HS đọc tiếp.
- Cho HS đọc chú thích các từ khó SGK tr 61.
- Gọi học sinh đọc đoạn 1
? Hoài Thanh là nhà phê bình nghệ thuật xuất sắc. Ông đã nói như thế nào về nguồn gốc văn chương?
- Là lòng thương người suy rộng ra là thương muôn vật muôn loài.
? Em hiểu thư thế nào về từ “cốt yếu” ?
- “Cốt yếu” là cái chính, cái cơ bản chứ chưa phải là tất cả.
? Có người cho nguồn gốc của văn chương là lao động của con người. Ý kiến này có mâu thuẫn với ý của Hoài Thanh không ?
- 2 ý kiến bổ sung nhau.
? Nhận xét về cách trình bày của tác giả?
- Trình bày luận điểm khéo léo, tự nhiên; từ việc kể một câu chuyện đời xưa dẫn đến kết luận.
? Hãy nhận xét về quan niệm của Hoài Thanh?
- Quan niệm cơ bản, đúng đắn.
Hoạt động 3:
- Gọi học sinh đọc đoạn 2
? Theo Hoài Thanh văn chương có nhiệm vụ gì?
- Hình dung cuộc sống và sáng tạo sự sống. Hình dung ta hiểu là danh từ chứ không hiểu là động từ “hình dung” ta hiểu là “hình ảnh” - văn chương phản áh cuộc sống qua cái nhìn của nhà văn qua cảm nhận đánh giá riêng của người nghệ sĩ qua hư cấu, sáng tạo của nhà văn, qua lí tưởng thẩm mĩ của người viết.
? Em hiểu như thế nào về ý kiến của ông?
- Văn chương sáng tạo sự sống: nhà văn sáng tạo ra những thế giới khác, những người khác, sự vật khác chưa có trong thực tế. Nhà văn xây dựng trong tác phẩm của mình những cuộc sống lí tưởng để mọi người cần vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn
? Hãy lấy dẫn chứng minh hoạ cho những vấn đề nêu trên?
Hoạt động 3:
- Gọi học sinh đọc đoạn 3
? Theo tác giả bài văn này, văn chương có công dụng gì đối với con người?
- Văn chương sáng tạo sự sống: nhà văn sáng tạo ra những thế giới khác, những người khác, sự vật khác chưa có trong thực tế. Nhà văn xây dựng trong tác phẩm của mình những cuộc sống lí tưởng để mọi người cần vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Vì nguồn gốc từ tình cảm và lòng vị tha nên văn chương cũng giúp cho tình cảm và lòng vị tha - gây cho ta có những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có
- Là con người ai cũng có tình cảm nhưng sự tinh tế nhạy cảm thì không phải ai cũng có ® văn chương giúp ta có được sự tinh tế, nhạy cảm (luyện tình cảm đã có).
Thảo luận
? Em hiểu gì về câu “ Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có”? Tìm dẫn chứng minh hoạ cho ý kiến?
- Tình cảm vui buồn, lo âu, hoan hỉ, hy vọng ai cũng có lo nước thương nhà như Bác Hồ (Cảnh khuya), như Bà Huyện Thanh Quan (Qua Đèo Ngang) thương cảm và khát vọng như Đỗ Phủ, tình bạn sâu sắc như Nguyễn Khuyến ít ai có được .
=> Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
+ Bồi đắp cho ta tình cảm giai cấp, đất nước.
VD: Ca dao, nhân vật Lượm …
® Xúc động trước cái đẹp cao cả
+ Tình cảm gia đình, người thân, quê hương đất nước.
? Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh mở ra cho em hiểu biết gì về văn chương?
- Nhờ văn chương chúng ta yêu những người dân lao động, yêu cảnh đẹp Cô Tô, cảnh Động Phong Nha.
- Nguồn gốc văn chương là tình cảm
- Nguồn gốc văn chương là phản ánh cuộc sống, sáng tạo sự sống.
- Công dụng của văn chương: gợi cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta tình cảm ta sẵn có
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
- Lập luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.
I. GIỚI THIỆU
1. Tác giả: Hoài Thanh ( 1909-1982 ) quê Nghệ An, là nhà phê bình văn học xuất sắc.
2. Tác phẩm: Văn bản được trích trong “ Bình luận văn chương”
II. PHÂN TÍCH
1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
- Xuất hiện khi con người có cảm xúc trước 1 hiện tượng
-Niềm xót thương trước những cái ác
- Cảm xúc yêu thương mãnh liệt của con người trước cái đẹp.
®Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng nhân ái( lòng thương người, thương cả muôn loài, muôn vật )
2. Công dụng của văn chương:
- Đối với con người:
+ Khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người
+ Gây cho ta những tình cảm ta không có...
- Đối với xã hội:
+ Hình dung và sáng tạo ra sự sống
+ Làm giàu kiến thức loài người.
®Văn chương phản ánh cuộc sống, dựng lên những hình ảnh, những ý tưởng chưa có để người đọc phấn đấu thực hiện. Văn chương làm giàu tình cảm con người và làm đẹp cuộc sống.
IV. TỔNG KẾT
- Thuộc văn nghị luận văn chương. Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
- Với những tác dụng thiết thực của nó, đời sống tinh thần nhân loại không thể thiếu văn chương.
V. LUYỆN TẬP
VD đọc văn bản “ Bài ca Côn Sơn” , em yêu thích và khao khát được đến Côn Sơn nhiều hơn.
4.Củng cố:
- Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh cho em hiểu biết gì về văn chương?
- Nhận xét cách lập luận của tác giả.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ
– Đọc bài đọc thêm.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra văn.
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 7(15).doc