A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
Củng cố một số kiến thức đã học và tự đáng giá khả năng của bản thân.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/.Ổn định
Ngày:
Tiết :
Lớp:
SS :
VM :
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 25 – Tiết 98: Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/02/2005
Tuần 25 – Tiết 98
KIỂM TRA VĂN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
Củng cố một số kiến thức đã học và tự đáng giá khả năng của bản thân.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/.Ổn định
Ngày:
Tiết :
Lớp:
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
3/. Bài mới
PHẦN I : TRẮC NGHiệm( 5,5 điểm) Khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về thiên nhiên?
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Tấc đất, tấc vàng.
Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung nói về lao động sản xuất?
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Nhất thì, nhì thục.
Đêm tháng năm chưa nằm thì sáng.
Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu “Giấy rách phải giữ lấy lề”?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Thương người như thể thương thân.
Học thầy không tày học bạn.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 4: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
So sánh
Ẩn dụ
Nhân hoá
Hoán dụ
Câu 5: Trong các hình ảnh so sánh sau đây, hình ảnh nào là sinh động cụ thể nhất?
Tinh thần yêu nước cũng như các thou của quý.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.
Tất cả đều đúng.
Câu 6: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yêu của văn chương là gì?
Đó là lòng thương người.
Đó là lòng thương yêu muôn vật, muôn loài.
Đó là lòng vị tha.
Tất cả đều đúng.
Câu 7: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thông quý báo của dân tộc ta….” Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Ý nghĩa văn chương.
Câu 8: Tác giả của đoạn văn ; “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báo của dân tộc ta. ….” Là ai?
Đặng Thai Mai.
Phạm Văn Đồng.
Hồ Chí Minh.
Hoài Thanh.
Câu 9: Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” có những đặc điểm gì nổi bật?
Bố cục chặt chẽ với ba phần : Đặt vấn đề – Giải quyết vấn đề – Kết thúc vấn đề.
Dẫn chứng cụ thể, phong phú làm nổi bật các đặc điểm đẹp và hay của tiếng Việt.
Lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục.
Tất cả đều đúng.
Câu 10: Tác giả của đoạn văn này là ai: “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”?
Đặng Thai Mai.
Hoài Thanh
Hồ Chí Minh.
Phạm Văn Đồng.
Câu 11: Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?
Canh trì.
Canh viên.
Canh điền
Tất cả đều đúng.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Tục ngữ là gì? (2 điểm)
Câu 2 : Chép một câu tục ngữ mà em thích và cho biết nội dung của câu tục ngữ đó?(2,5 điểm)
4/. Củng cố : GV thu bài học sinh.
5/. Dặn dò: Soạn trước văn bản “Chuyển đổi câu chủ động thànhcâh bị động”
+ Xem trước các VD ở SGK/64.
+ Xem phần Luyện tập.
File đính kèm:
- TIET98.doc