A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 32 – Tiết 127, 128: Ôn tập phần tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/04/2007
Tuần 32 – Tiết 127-128
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được: Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Vì thời gian hạn hẹp nên chỉ có thể ôn tập 2 loại văn bản chủ yếu đã học ở lớp 7. Ba loại văn bản điều hành: hành chính, đề nghị và báo cáo có thể sẽ được ôn tập và luyện tập trong một dịp khác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: Ôn tập văn biểu cảm.
? Ghi tên các văn bản biểu cảm đã học ở Học kì I?
? Chọn bài văn nào em thích và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
? Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?
? Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên điều gì?
? Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào?
? Kẻ lại bảng sau và điền vào ô trống?
? Điền nội dung khái quát trong bố cục của bài văn biểu cảm?
? Kể tên các văn bản nghị luận em đã học ?
? Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì?
? Trong bài văn nghị luận có những yếu tố nào cơ bản? Yếu tố nào chủ yếu?
? Luận đề là gì? Luận điểm là gì?
? GV cho HS đọc yêu cầu mục 5 trong SGK/140?
=> Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Một thứ quà của lúa non: Cốm; Mùa xuân của tôi; Sài Gòn tôi yêu.
=> Khêu gợi tình cảm, cảm xúc.
=> Trả lời tương tự.
=> Chú ý vẻ đẹp bên ngoìa, đặc điểm phẩm chất bên trong.
=> So sánh, đối lập – tương phản, câu cảm, câu hỏi tu từ.
=> - Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương.
=> Nghị luận nói và nghị luận viết.
=> Luận đề, luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ, lập luận, …
I. VĂN BIỂU CẢm
1/. Các văn bản biểu cảm đã học ở Học Kì I:
- Cổng trường mở ra.
- Mẹ tôi.
- Một thứ quà của lúa non: Cốm.
- Sài Gòn tôi yêu.
2/. Những đặc điểm của văn biểu cảm.
- Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoìa đời hoặc tác phẩm văn học.
- Về cách thức:
+ Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, con người, … thành hình ảnh bộc lộ cảm xúc.
+ Khai thác những tính chất, đặc điểm của đồ vật, cảnh vật, con người, … nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình.
- Về bố cục: theo mạch tình cảm, suy nghĩ.
3/. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm. Miêu tả xen kẽ với kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ.
4/. Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm.
Tương tự như yếu tố miêu tả.
5/. Muốn bày tỏ tình cảm phải nêu được: Vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao?
6/. Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm: So sánh; đối lập – tương phản; câu cảm, hô ngữ; câu hỏi tu từ, điệp ngữ; …
7/. Điền vào ô trong trong bảng dưới đây:
Nội dung văn biểu cảm
Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết.
Mục đích biểu cảm
Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết.
Phương tiện biểu cảm
Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu
từ, …
8/. Bố cục của bài văn biểu cảm
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát.
Thân bài
- Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm.
- Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể.
Kết bài
Ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết.
II. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1/. Tên các văn bản nghị luận đã học ở HKII.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương.
2/. Văn bản nghị luận xuất hiện trong các trường hợp sau:
- Nghị luận nói: trao đổi, thảo luận, phát biểu trong cuộc họp, hội thảo, …
- Nghị luận viết: các luận văn, luận án, phê bình văn học, nghiên cứu văn học, …
3/. Những yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận, …
4/. Luận đề: Vấn đề chủ yếu và khái quát nêu trong đề bài.
- Luận điểm: Những bộ phận, khía cạnh, bình diện của luận đề.
* Câu a và d : luận điểm.
* Câu b chỉ là câu cảm thán.
* Câu c chưa đầy đủ, chưa rõ ý: Chủ nghĩa anh hùng nào, của ai?
4/. Dặn dò: Học bài và xem lại Tiếng Việt để tiết sau Ôn tập tiếp theo.
File đính kèm:
- TIET127-128.doc