Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Việt Hùng

I - Mục tiêu :

- Hs cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường; Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người; Nắm được 1 số từ khó, bước đầu có ý niệm về từ ghép trong vb và lk vb.

- Hs có lòng thương yêu, kính trọng mẹ, đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người.

- Rèn kĩ năng đọc, giải nghĩa từ, tìm hiểu VBND.

 

doc176 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Việt Hùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Cổng trường mở ra Lí Lan I - Mục tiêu : - Hs cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường; Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người; Nắm được 1 số từ khó, bước đầu có ý niệm về từ ghép trong vb và lk vb. - Hs có lòng thương yêu, kính trọng mẹ, đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người. - Rèn kĩ năng đọc, giải nghĩa từ, tìm hiểu VBND. II. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Chuẩn bị sách, vở, bài soạn. - Kiến thức VBND. 3. Bài mới: Trong cuộc đời, mỗi người sẽ được dự nhiều lễ khai giảng. Với mỗi lần khai trường lại có những kỉ niệm riêng và thường thì lần khai trường đầu tiên để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong mỗi chúng ta. Ta thường bồi hồi khi nhớ lại tâm trạng, dáng điệu của mình hôm đó. Song ít ai hiểu được tâm trạng của những người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung H/dẫn đọc: giọng dịu dàng, t/c, chú ý phần miêu tả t/trạng. Hs đọc, giải nghĩa từ khó. + Đoạn 1: Từ đầu... “ Ngủ sớm ”. + Đoạn 2: Còn lại. ? Từ vb đã đọc, em hãy nêu đại ý của bài bằng 1 câu ngắn gọn? Hs trả lời. Tóm tắt vb. ? Vb có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần? ? Vb trên được viết theo phương thức nào? Vì sao em có thể k/luận như vậy? ? Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của mẹ ntn? ? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau ko? ? Em cảm nhận được điều gì từ người mẹ qua nội dung trên? ? Theo em, vì sao mẹ lại ko ngủ được? ( Mừng con đã lớn,lo lắng cho con, đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa) ? Mẹ có ấn tượng, cảm xúc ntn về ngày đầu tiên mình đi học? - Hs liên hệ ngày đầu tiên đi học. ? Nhận xét về cảm xúc của mẹ đối với ngày đầu đi học? ? Vì sao trước ngày khai trường của con, mẹ lại nhớ về ngày khai trường của mẹ? ( “ Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con ” ). ? Câu nào ở đv này cho ta thấy sự chuyển đổi tâm trạng của mẹ một cách tự nhiên? ( Câu đầu đoạn ). ? Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở Nhật ntn? Hãy tìm những từ ghép trong đoạn này nhằm miêu tả quang cảnh đó? ? Trong đv này, câu nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ( “ Ai cũng biết ..... sau này ” ). ? Em hiểu câu nói đó ntn? ( G/dục rất quan trọng và vì vậy không thể có một sai lầm dù nhỏ nào ). ? Em nghĩ ntn về câu nói của mẹ “ Đi đi con…ra”? Theo em, thế giới kì diệu đó là gì sau 7 năm em ngồi trên ghế nhà trường? - Hs : lời động viên khích lệ con. - Gv: (* Trong mẹ, qk, hiện tại, tương lai đã hoà đồng, mẹ nghĩ đến ngày khai trường, ngày lễ trọng đại của toàn XH và mong ước toàn XH quan tâm chăm sóc cho gd). ? Qua 1 loạt các từ láy gợi cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ. Em cảm nhận đây là người mẹ ntn? ? Trongvb, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con ko? Cách viết này có tác dụng gì? ( Thể hiện t/c của nhân vật chân thực hơn) ? Qua đó em thấy được giá trị nghệ thuật gì từ tác phẩm? ? Qua những gì vừa phân tích, em thấy được những ý nghĩa sâu sắc nào từ vb? - Hs đọc phần “ Ghi nhớ ”- sgk(9). I - Đọc, tìm hiểu chung. 1. Đọc, chú thích. 2. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đem ko ngủ trước ngày đầu con đến trường. 3. Bố cục:(2 phần.) + Mẹ trước khi đi ngủ. + Mẹ khi đi ngủ. - Mẹ nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mẹ. - Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở Nhật. - Mẹ nghĩ về giây phút con bước qua cổng trường. II - Tìm hiểu văn bản. 1. Tâm trạng của mẹ trước khi đi ngủ. + Mẹ: Miên man với những suy nghĩ về con, ko làm được gì cho mình. + Con: Vô tư, hồn nhiên, thanh thản. đ Một người mẹ đầy yêu thương, thấu hiểu và lo lắng cho con. 2. Tâm trạng của mẹ khi đi ngủ. a. Mẹ nhớ về ngày đầu tiên mình đi học. - Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến. Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. đ Cảm xúc chân thật, sâu sắc, trân trọng mái trường, coi trọng việc học. b. Cảm nghĩ của mẹ về ngày khai trường ở Nhật. - Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. - Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ trẻ. c. Cảm nghĩ của mẹ về ngày mai - khi con bước vào cổng trường. - Con bước vào cổng trường là bước vào thế giới kỳ diệu. - Thế giới đó là tri thức, sự hiểu biết, tình cảm, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò ... -> Bao nhiêu suy nghĩ của mẹ đều hướng về con. Đó là người mẹ sâu sắc, t/c, hiểu biết, tế nhị. III - Tổng kết. 1. Nghệ thuật. + Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo (giọng độc thoại) như lời tâm sự. + Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc. 2. Nội dung. + Tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ + Vai trò to lớn của nhà trường đối với con người. IV - Luyện tập. 4. Củng cố: - Đọc thêm: “Trường học”. - Tóm tắt nội dung vb. - Qua vb này em cảm nhận được điều gì? 5. Hướng dẫn: - Học kỹ bài, ghi nhớ(9). - Viết 1 đv về 1 kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày khai trường. - Soạn bài “ Mẹ tôi ”. Tiết 2 Mẹ tôi (Et - môn - đô đơ A - mi - xi) I - Mục tiêu : - Hs cảm nhận, hiểu được những t/c thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ. Từ đó biết cách sống, cách xử sự cho đúng. - Rèn kĩ năng đọc, củng cố kiến thức về ngôi kể, nhân vật kể chuyện, VBND. - Tiếp tục chuẩn bị kiến thức ề từ ghép, lk vb. II . Hoạt động dạy – học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: - Qua vb “Cổng …”, em cảm nhận được t/c của cha mẹ với con cái ntn? - Thế giới kì diệu được mở ra với bản thân em khi đén trường là gì? 3. Bài mới: Người mẹ có một vị trí và ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, lớn lao trong cuộc đời mỗi người. Song không phải khi nào ta cũng ý thức rõ được điều đó và có người đã phạm sai lầm tưởng đơn giản nhưng lại khó có thể tha thứ. VB “Mẹ tôi” sẽ cho chúng ta hiểu thêm về mẹ và biết phải cư xử với mẹ như thế nào cho phải đạo. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Gv h/dẫn đọc: chậm, tha thiết, chú ý câu cảm , câu cầu khiến. - Hs đọc, tìm hiểu chú thích 8,9,10. + Đoạn 1: Từ đầu ..... mất mẹ. + Đoạn 2: Còn lại. Hs, gv nhận xét cách đọc. Gv giới thiệu qua về t/g, t/p, x/xứ. (Cuốn “ Những tấm lòng cao cả ” nói về nhật ký của cậu bé En-ri-cô, 11 tuổi, học tiểu học, người ý, ghi lại những bức thư của bố, mẹ, chuyện ở lớp.) ? Bài văn là lời của ai nói với ai? Bằng hình thức nào? Nội dung chính của vb? ? Xác định ngôi kể, người kể, nhân vật chính? ( Người cha-vì hầu hết vb là lời tâm tình của người cha.) ? Vb có bố cục gồm mấy phần? Nội dung từng phần? - Hs lần lượt trả lời . ? Vì sao người bố viết thư? Người bố viết thư nhằm mục đích gì? ? Em thấy người cha có tâm trạng, thái độ ntn? Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào? (* Sự đau đớn, bực bội của người cha được thể hiện qua từng lời nói. H/a so sánh thể hiện sự đau xót, xúc phạm sâu sắc. * Chiếc hôn mang ý nghĩa tượng trưng; Đó là sự tha thứ, bao dung xoá đi nỗi ân hận của đứa con…) Hs thảo luận: + Vì sao người cha nói tình thương yêu kính trọng cha mẹ là t/c thiêng liêng hơn cả? + Người bố “Thà rằng bố ko có con” là thái độ cực đoan, cứng nhắc. ý kiến của em ntn? (* Thái độ có phần cực đoan nếu căn cứ vào khuyết điểm h/tại của cậu bé, nhưng theo đúng mạch t/cảm, t/trạng. Đó là cách gd buộc người con phải suy nghĩ đến hậu quả của khuyết điểm và ko tái phạm.) ? Đọc thư bố, En-ri-cô có tâm trạng ntn? Vì sao? (Câu 4-sgk ) ( Xúc động- lời bố chân thành, sâu sắc; bố gợi kỉ niệm giữa em và mẹ…) Liên hệ: mẹ Mạnh Tử. ? Tìm ca dao, tục ngữ, thơ thể hiện t/y, kính trọng cha mẹ? ? Qua lời lẽ của bố, em thấy mẹ của En-ri-cô là người ntn? Căn cứ vào đâu mà em có được nhận xét như thế? (* Mẹ chịu đựng nhục nhã để nuôi con, lúc con còn nhỏ. Khi con trưởng thành mẹ vẫn là người chở che, là chỗ dựa t/ thần, nguồn an ủi của con.) - Thơ CLV: “ Dẫu khôn lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con.” ? Sau khi gợi lại hình ảnh người mẹ trong lòng En-ri-cô, người bố có thái độ ntn đối với con? (Khuyên con xin lỗi mẹ). Hs đọc thầm lại đoạn “ Hãy nghĩ kỹ điều này ..... của con được ” tìm những lời khuyên chân thành, thấm thía nhất của người bố đối với En-ri-cô? ? Trong những lời khuyên đó, em tâm đắc nhất lời nào? Tại sao? ? Theo em, tại sao người bố ko nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? Nhận xét nét NT độc đáo của vb? Hs thảo luận, trả lời. - Gv chốt: ? Em cảm nhận được điều sâu sắc nào của t/c con người? ? Bài học mà người bố dạy con qua bức thư đó là gì? ( Lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng cha mẹ mênh mông vô tận, con ko được vô lễ, vog ân bội nghĩa.) Gv cho hs đọc và lần lượt làm bài tập 1,2(9) Hs cử đại diện trình bày. - Lớp, gv nhận xét, bổ sung. I - Đọc- hiểu văn bản. 1. Đọc, chú thích. 2. Thể loại: Thư - biểu cảm. ( Vb là sự kết hợp nhật kí - tự sự - viết thư - biểu cảm.) 3. Đại ý. Thái độ của người bố khi con mắc lỗi với mẹ. 4. Bố cục: - Thái độ của En-ri-cô với mẹ. - Thái độ của người bố. II - Tìm hiểu chi tiết. 1. Tâm trạng của người cha. - Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của En-ri-cô với mẹ “ Sự hỗn láo … tim bố”. - Tức giận: “Bố ko nén được cơn tức giận…Thà rằng bố ko có con …” - Nghiêm khắc trong việc giáo dục con, chỉ rõ hậu quả của sự bội bạc, phạt con về việc làm sai: “Trong một thời gian con đừng hôn bố”. -> Người bố vừa giận, vừa thương con, muốn con sửa chữa lỗi lầm. Ông thật nghiêm khắc nhưng cũng thật độ lượng, tế nhị. * Tham khảo: - Công cha … - Đói lòng ăn hột chà là… 2. Hình ảnh người mẹ. - Hết lòng yêu thương con, hi sinh vì con từ thuở thơ ấu đến lúc trưởng thành: + Thức suốt đêm. + Sẵn sàng đi ăn xin… + Hi sinh tính mạng… -> Người mẹ hiện lên cao cả, lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì con. III - Tổng kết. 1. Nghệ thuật: + Hình thức viết thư tế nhị, kín đáo. + Lời lẽ giản dị, xúc động. 2. Nội dung: - T/c cha mẹ dành cho con cái là điều thiêng liêng hơn cả. - Bài học: ko được hư đốn, chà đạp lên t/c đó. * Ghi nhớ: sgk (12) 4. Củng cố, luyện tập: - Câu 1 (tr - 12): “ Dẫu con có lớn…yêu đó”. - Câu 1 ( tr - 11) (Nhan đề do t/g đặt cho vb. Người mẹ ko xh t/tiếp trong câu chuyện nhưng đó là tiêu điểm mà các n.v, chi tiết đều hướng tới để làm rõ.) 5. Hướng dẫn : - Học kĩ bài học. Thuộc các câu văn thể hiện chủ đề vb. - Thay lời En-ri-cô, viết 1 bức thư xin lỗi mẹ. - Thống kê các từ ghép trong vb. - Chuẩn bị : Từ ghép. Tiết 3 Từ ghép I - Mục tiêu : - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép : Từ ghép chính phụ và từ ghép đ/lập. - Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép. - Rèn kĩ năng phân tích, giải nghĩa từ, vận dụng từ ghép trong nói và viết. II . Hoạt động dạy - học. 1. ổn định tổ chức . 2. Kiểm tra: - Kiểm tra phần thống kê tất cả các từ ghép trong vb “Mẹ tôi ”. - Cho các từ: “quần áo, háo hức, can đảm.” Theo em, từ nào là từ ghép? Từ nào là từ láy? Vì sao? 3. Bài mới: Gv : Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hs đọc ví dụ ( sgk-13) Gv dẫn dắt, chốt kiến thức. Hs trả lời câu hỏi sgk phần (1). Hs vận dụng: +Tìm thêm từ ghép có “ bà ” và “ thơm ”. + Phân tích cấu tạo của từ ghép “ máy hơi nước” ? Nhận xét về trật tự các tiếng trong phần (1)? ? Các từ ghép “ trầm bổng ”, “ quần áo ” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ ko? Quan hệ giữa các tiếng ấy ntn? ? Theo em, có mấy loại từ ghép, từ ghép có đặc điểm ntn về mặt cấu tạo? - Hs khái quát, tìm thêm ví dụ về từ ghép. Hs so sánh nghĩa của từ “ bà ngoại ” với “bà ”; “ thơm phức ” với “ thơm ”. ? Nhận xét về nghĩa của từ ghép chính phụ? - Gv: Chính vì thế cho nên từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Trước đây người ta còn gọi từ ghép chính phụ là từ ghép phân nghĩa. -Hs so sánh nghĩa của từ “ quần áo ” với mỗi tiếng “ quần ”, “ áo ”; “ trầm bổng ” với mỗi tiếng “ trầm ”, “ bổng ”? ? Nhận xét về từ ghép đẳng lập? - Gv: Chính vì có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từng tiếng cho nên từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Người ta còn gọi từ ghép đẳng lập là từ ghép hợp nghĩa. - Hs đọc ghi nhớ sgk( tr-14). * Thảo luận nhóm: Nhận xét 2 nhóm từ sau: Trời đất, vợ chồng, xa gần, đưa đón. Mẹ con, đi lại, cá nước, non sông. ( Đều là từ ghép đẳng lập Nhóm (1) đảo được trật tự. Nhóm (2) ko đảo được trật tự.) I- Các loại từ ghép. 1. Ví dụ: + Ví dụ 1 - sgk (13). - bà ngoại: ( tiếng chính - tiếng phụ) - thơm phức: ( tiếng chính- tiếng phụ) đ Tiếng chính đứng trước, phụ đứng sau. + Ví dụ 2 – sgk(14). - trầm - bổng - quần - áo đ Các tiếng ko phân ra chính - phụ mà có quan hệ bình đẳng về ngữ pháp. 2. Ghi nhớ (sgk -18). II / Nghĩa của từ ghép. 1. Nghĩa của từ ghép chính phụ. + So sánh: - Bà: người sinh ra mẹ, cha. - Bà ngoại: người sinh ra mẹ. - Thơm : mùi dễ chịu. - Thơm phức: mùi hấp dẫn, mạnh. + Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. 2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập: + So sánh: - Quần áo: chỉ trang phục nói chung. - Trầm bổng: âm thanh lúc lên, lúc xuống. + Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng. * Ghi nhớ: (sgk-14) III. Luyện tập: Gv: Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá. Hs: Làm bài, trình bày, nhận xét, bổ sung. Bài 1, 2, 3:Tập phân loại, tạo từ. Bài 4: Lưu ý: Sách, vở: sv tồn tại dạng cá thể, có thể đếm được. Sách vở: từ ghép đẳng lập có ý nghĩa khái quát, tổng hợp nên ko đếm được. Bài 5: Gợi ý: “Hoa hồng” là một danh từ chỉ sự vật, chỉ một loài hoa. Hoa có màu hồng chỉ tính chất của sự vật. Bài 7. Than tổ ong Bánh đa nem Bài *: Phân loại các từ ghép sau: Dưa hấu, ốc bươu, cá trích. (tgcp) Giấy má, viết lách, quà cáp. (tgđl) Lưu ý: Các từ ghép có các tiếng sau ko rõ nghĩa, nên dựa vào tính chất nghĩa hẹp hay rộng để phân loại. 4. Củng cố: -Vẽ sơ đồ từ ghép . 5. Hướng dẫn: - Hoàn thiện bài tập. Bài tập 6. Đọc thêm. - Học thuộc ghi nhớ. - Soạn bài: Liên kết trong VB. Tiết 4 Liên kết trong văn bản I - Mục tiêu : - Học sinh nắm được: Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì vb phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: Hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa. - Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xd được những vb có tính liên kết. II. Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra : - Văn bản là gì? Tính chất của vb? 3. Bài mới. ở lớp 6 các em đã được làm quen với các vb, đã viết văn tự sự, miêu tả ..... các em sẽ ko thể hiểu được một cách cụ thể về vb, cũng như khó có thể tạo lập được những vb tốt nếu ko tìm hiểu kỹ về một trong những tính chất quan trọng nhất của nó là liên kết. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Gv giải thích liên kết . Hs đọc ví dụ, trả lời câu hỏi (a) sgk (17). ( Chưa hiểu rõ được). ? Các câu trên có đúng ngữ pháp ko? ý nghĩa từng câu có rõ ràng ko? Hs thảo luận, trả lời câu hỏi (b) sgk (17) (Vì các câu chưa có sự liên kết) Hs xđ rõ nội dung của từng câu để thấy rõ hơn sự lộn xộn này, chữa lại đv cho dễ hiểu, rõ ràng. (Thêm giữa các câu 1, 2, 3, 4 một câu liên kết). Gv nhấn: Nếu chỉ có các câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa mà ko có sự lk thì ko tạo được vb. Lk là t/c q/trọng nhất của vb. - Hs đọc ghi nhớ (18). Hs đọc đoạn văn (b). ? Đoạn văn có mấy câu? So với vb gốc các câu (2), (3) có đặc điểm gì? ? Việc thiếu đi các từ ngữ đó khiến đv ntn? ? Nhận xét các câu trong đv? ( Đúng ngữ pháp, tách riêng vẫn hiểu được). ? Vậy các từ “ còn bây giờ”, “ con” có vai trò gì đối với đv? ? Vậy muốn đv có thể hiểu được thì phải có đk gì? ( *Gv chốt: Vb cần có đk: - Đúng ngữ pháp. - Nội dung rõ ràng. - Có sự lk. * Có thể tạo tính lk vb bằng việc viết đúng trật tự các câu theo các trình tự (t), ko gian,…) - Hs sửa lại đv. Hãy lí giải vì sao con sửa như vậy? ( câu 1- câu 2: tương lai - hiện tại. câu 2 - câu 3: cùng nói về “con ” ). ? Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết phương tiện liên kết là gì? - Hs đọc ghi nhớ phần “Ghi nhớ ” sgk(18) I - Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. 1. Tính liên kết của văn bản. a. Đoạn văn:(sgk- 17) b. Nhận xét: - Các câu ko sai ngữ pháp, ko khó hiểu ý nghĩa. - Ko thể hiểu ý nghĩa của đoạn vì nội dung, ý nghĩa giữa các câu còn rời rạc, chưa có sự lk rõ ràng. c. Ghi nhớ: + Liên kết là giữa các câu, đoạn trong văn bản có sự kết nối, gắn bó với nhau. + Sgk (18). 2. Phương tiện liên kết: a. Đoạn văn (18). b. Nhận xét: - Đoạn văn gồm 3 câu. - Câu (2) thiếu cụm từ “ còn bây giờ” - Câu (3) sai từ “con”. -> Các từ “còn bây giờ”, “con” là phương tiện lk các câu trong đoạn. * Chú ý: Các trình tự tạo được lk: - Thời gian: sáng - chiều, … - Ko gian: n/thôn- thành thị.. - Theo sự kiện: lớn- nhỏ,.. - Theo cự ly: xa- gần,… -Theo vị trí: trên - dưới,… c. Ghi nhớ: sgk (18) Phương tiện lk gồm từ, ngữ, câu. III. Luyện tập. Bài 1: Sắp xếp theo đúng trật tự: Câu 1 - 4 - 2 - 5 - 3. Bài 2: Nhận xét về tính lk: - Hình thức ngôn ngữ có vẻ rất “liên kết”: Câu 1 - 2 : phương tiện lk “mẹ tôi”. Câu 3 - 4: Phương tiện lk “sáng nay – chiều nay”. - Về nội dung: các câu ko nói cùng 1 nội dung: -> chưa có tính lk. Câu 1 nói về quá khứ: dùng làm câu mở đầu cho 1 đv khác. Các câu còn lại chưa đúng trật tự, phải xếp là 3 - 4 - 2. Bài 3: Điền từ: bà…bà…cháu…bà…bà… cháu…Thế là… Bài 4: - Đặt riêng 2 câu có vẻ rời rạc: câu 1 - mẹ, câu 2 - con. - Nhưng các câu tiếp có td kết nối 2 câu chặt chẽ, hợp lí. 4. Củng cố: - Tính lk của vb được thể hiện trên 2 phương diện: Hình thức: phương tiện lk. Nội dung : - Sự gắn bó về ý nghĩa. 5. Hướng dẫn: - Làm bài tập 4, 5 (sgk). - Viết một đv (5 câu) theo chủ đề: “ Tình yêu mẹ ”. (Chú ý đến các yếu tố lk giữa các câu.) - Soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê ”. ( Tóm tắt; ý nghĩa của vb.) Tuần 2 Tiết 5,6 Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài I - Mục tiêu : Giúp học sinh: - Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. - Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể chuyện chân thực cảm động. * Tiết 1: Bước đầu đọc, tóm tắt cốt truyện, cảm nhận khái quát nd của vb. Rèn cách phân chia bố cục vb, tìm hiểu ngôi kể, nhân vật… II . Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra : - Hình ảnh người mẹ của En- ri - cô trong bài “ Mẹ tôi ” hiện lên như thế nào? - Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân? 3.Bài mới: Trong cuộc sống, có không ít những bạn nhỏ rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Nhưng dù cuộc sống đau khổ như thế nào thì những bạn nhỏ đó vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng. Hai anh em Thành và Thuỷ trong bài học hôm nay là những con người như vậy. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hướng dẫn đọc: Rõ ràng, có cảm xúc, thể hiện được tình cảm của hai anh em . Hs đọc vb, chú giải. GV bổ sung. ? VB được viết theo phương thức tự sự. Đúng hay sai? Vì sao? ? Truyện viết về ai, về việc gì? ? Nv chính trong truyện là anh / em / cả hai? Vì sao em lại xđ như vậy?Truyện đuợc kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có t/d ntn? Hs thảo luận,giải thích. ? Văn bản có thể chia ra làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Theo em cuộc chia tay nào cảm động nhất? Vì sao? ( * 3 cuộc chia tay đều cảm động, nhưng cuộc chia tay cuối đb cảm động. Cuộc chia tay của búp bê là cách tạo tình huống bất ngờ, hấp dẫn. ( + Từ đầu ..... “hiếu thảo như vậy”. + Tiếp… “nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.” +Còn lại ). Học sinh tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. ? Tại sao tên truyện lại là “ Cuộc chia tay của những con búp bê ”? Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện? - Gv gợi ý, hs thảo luận, trả lời: Những con búp bê gợi cho con những suy nghĩ gì? Trong truyện, chúng có chia tay thật không? Chúng đã mắc lỗi gì? Vì sao chúng phải chia tay? Rút ra nhận xét của tên truyện với nội dung, chủ đề truyện?. ? Hai bức tranh trong sgk minh hoạ cho các sv nào của truyện? ( Chia búp bê, chia tay anh em) I - Đọc- hiểu văn bản. 1. Đọc, chú giải. 2. Thể loại: Truyện ngắn. 3. Đại ý: Truyện viết về cuộc chia tay đầy xúc động và những tình cảm chân thành của 2 anh em ruột khi gia đình tan vỡ. 4. Nhân vật, ngôi kể. - Nhân vật chính: Thành- Thuỷ. - Ngôi kể: thứ nhất (Thành) 5. Bố cục. Gồm 3 phần: + Thành – Thuỷ chia đồ chơi và búp bê. + Thuỷ chia tay cô giáo và lớp học. + Thành – Thuỷ chia tay nhau. 6. Tóm tắt: Gia đình Thành rất khá giả. Anh em rất yêu thương nhau. Nhưng vì bố mẹ li hôn nên 2 anh em phải chia tay nhau theo bố hoặc mẹ. Chúng phải chia những món đồ chơi và cả 2 con búp bê rất thân thiết chưa bao giờ xa nhau. Việc đó khiến Thuỷ rất buồn tủi. Vì thương anh, nó qđ để con Vệ Sĩ ở lại. Trước lúc đi với mẹ Thuỷ qđ để cả con Em Nhỏ lại với con Vệ Sĩ để chúng ko phải xa nhau như 2 anh em họ. 4. Hướng dẫn: - Hoàn thiện tóm tắt. - Chuẩn bị tiết 2: Tìm hiểu tâm trạng, t/c của 2 anh em. Qua đó t/g muốn nhắn nhủ điều gì, với ai? Tiết 6 Cuộc chia tay của những con búp bê (Tiếp) Khánh Hoài I - Mục tiêu : - Hs cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ coa hoàn cảnh bất hạnh: gia đình tan vỡ; Biết cảm thông chia sẻ với những người bạn ấy. - Thấy được cách kể chân thực, cảm động làm toát lên ý nghĩa giáo dục sâu sắc. - Rèn đọc, lựa chọn chi tiết, phân tích tâm trạng nhân vật. II . Hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra : - Kể tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay…”? Truyện viết về điều gì? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ? Cảnh trước khi chia đồ chơi được tác giả miêu tả như thế nào? Những chi tiết cụ thể? (Một buổi sáng, cảnh vật bên ngoài thật sôi động). ? Tâm trạng của hai anh em Thành – Thuỷ như thế nào? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của hai anh em? ? Tại sao Thành lại nghĩ về câu chuyện em vá áo cho mình? ( Để nhớ một kỷ niệm đẹp về tình anh em và càng thương em hơn ). ? Em có nhận xét gì về sự đối lập giữa cảnh và tâm trạng của Thành và Thuỷ ở đây? ( Đối lập cảnh vui thường nhật của đời với nỗi đau của hai anh em làm tăng nỗi đau trong lòng Thành, làm người đọc có cảm giác xót xa hơn ). ? Hai anh em Thành và Thuỷ chịu chia đồ chơi khi nào? ( Khi mẹ giục đến lần thứ ba - gay gắt nhất ). ? Tại sao hai anh em lại để mẹ giục đến lần thứ ba mới chịu chia đồ chơi? ( Vì mỗi em đều muốn dành lại toàn bộ kỷ niệm cho người mình thương yêu, đó cũng là thể hiện sự gắn bó của hai anh em, không muốn chia đồ chơi có nghĩa là không muốn xa nhau ). ? Khi Thành chia hai con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ ra hai bên, Thuỷ đã có những lời nói và hành động >< ntn? ( Giận dữ, không muốn chia rẽ hai con búp bê >< thương anh, rất bối rối ). ? Thành có hành động, thái độ >< ntn? ( Chia búp bê, nhưng thương em lại đặt chúng lại gần nhau, nhường em cả ). ? Em cảm nhận ntn về câu nói của Thuỷ:”Anh lại chia rẽ…” ? (* Câu nói của đứa trẻ hồn nhiên, vô tư như 1 nhát dao cứa vào lòng người đọc và người làm cha mẹ. Có lẽ nó đã cảm nhận , dù chưa đầy đủ, những mất mát, đau khổ mà nó sẽ phải chịu trước sự li hôn của bố mẹ.) ? Theo con làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn này? ( Thành – Thuỷ không phải xa nhau đ Bố, mẹ hai em không li dị nữa ). ? Đoạn Thành hồi tưởng về chuyện Thuỷ bắt con búp bê Vệ sĩ canh gác giấc ngủ cho anh có ý nghĩa ntn? ? Qua những chi tiết vừa phân tích, em có nhận xét gì về cảnh chia đồ chơi của hai anh em? (* Hai anh em Thành - Thuỷ biết yêu thương nhau,chia sẻ và luôn gần gũi nhau là thế vậy mà sắp phải chia tay. Cảnh ấy thật đáng thương, đáng xúc động.) ? Thái độ của cô giáo và các bạn ntn khi biết hoàn cảnh của Thuỷ? Tìm các chi tiết nói lên điều đó?. ? Em xúc động nhất ở chi tiết nào? Vì sao? ( Thuỷ ko được đi học, phải lao động kiếm sống) * Nỗi đau mà Thuỷ phải chịu đựng quả là quá lớn. Nó không chỉ làm đau xót đến các thầy cô giáo, bè bạn của Thuỷ. Nó cũng làm chúng ta cảm thấy xót đau vô hạn. Chẳng biết bố mẹ Thuỷ, và những bậc làm bố, làm mẹ rơi vào hoàn cảnh giống như vậy suy nghĩ những gì? * Nét tả cảnh vật đối lập với tâm trạng của hai anh em khi hai anh em rời khỏi lớp học có ý nghĩa như thế nào? (Càng làm tăng nỗi xót xa trong lòng người đọc). ? Trong cảnh Thành – Thuỷ chia tay nhau, em thấy chi tiết nào làm cho con cảm động? Vì sao? ? Qua đó em cảm nhận được điều gì? Em có t/c nntn với Thuỷ? (Thuỷ thật đáng thương, đáng quý.) (* Một cô bé ngoan, nhân hậu là thế; Một cô bé ngay trong thời khắc đau khổ cận kề vẫn không hề nghĩ cho mình, chỉ nghĩ cho anh và thương hai con búp bê ... Phẩm chất ấy của Thuỷ thật đáng quý.) ? Qua truyện, em thấy được những ý nghĩa to lớn nào? ? Theo em, qua câu chuyện này, t/g muốn gửi gắm đến mọi người điều gì? ( Hạnh phúc gđ là điều vô cùng quý gi

File đính kèm:

  • dockY I.doc
Giáo án liên quan