I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao – dân ca địa phương.
2. Kĩ năng:
- Biết cách chọn lọc, sắp xếp và tìm hiểu nội dung ý nghĩa của các bài ca dao, da ca địa phương.
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, con người trong các bài ca dao, dân ca.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình yêu quê hương và niềm tự hào về thắng cảnh, con người, của quê hương Kon Tum.
II. Chuẩn bị.
GV: Tham khảo sách giáo viên, sách giáo khoa, soạn bài, nghiên cứu bài.
HS: Đọc bài soạn bài và sưu tầm ca dao, dân ca.
III. Phương pháp.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 33 - Tiết 133: Tìm hiểu, giới thiệu ca dao dân ca địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Tiết 133
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Văn TÌM HIỂU, GIỚI THIỆU CA DAO – DÂN CA ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao – dân ca địa phương.
2. Kĩ năng:
- Biết cách chọn lọc, sắp xếp và tìm hiểu nội dung ý nghĩa của các bài ca dao, da ca địa phương.
- Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, con người trong các bài ca dao, dân ca.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình yêu quê hương và niềm tự hào về thắng cảnh, con người, … của quê hương Kon Tum.
II. Chuẩn bị.
GV: Tham khảo sách giáo viên, sách giáo khoa, soạn bài, nghiên cứu bài.
HS: Đọc bài soạn bài và sưu tầm ca dao, dân ca.
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, đàm thoại.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu ca dao, dân ca địa phương.
- Tổ chức cho Hs thành lập nhóm thảo luận, tổng hợp kết quả sưu tầm.
- Các nhóm báo cáo trên lớp: Đọc các bài đã sưu tầm được và nêu ý kiến nhận xét về chủ đề, đề tài, giá trị nghệ thuật các bài đặc sắc.
* Cách sưu tầm:
- Hỏi người dân địa phương, đặc biệt là những người cao tuổi.
- Chép lại từ sách báo, tài liệu.
* Cách thức tìm hiểu:
- Xác định chủ đề, đề tài của các bài ca dao, dân ca: Các bài ca dao, dân ca này nói về ai, nói về nơi nào, nói về việc gì? Các bài ca dao, dân ca này đã thể hiện tình cảm, thái độ đánh giá, mong ước gì của người dân?
- Xác định giá trị nghệ thuật của các bài ca dao, dân ca: Trong các bài ca dao, dân ca này có hình ảnh nào đẹp, có biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc?
* Cách sắp xếp:
Sắp xếp các câu ca dao, dân ca theo các nhóm chủ đề: Quê hương – làng xóm, con người, lao động, tâm tư tình cảm,…
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu bài ca dao nói về vẻ đẹp của cô gái Xơ – đăng.
H: Trong bài ca dao, vẻ đẹp của cô gái được so sánh với sự vật nào trong thiên nhiên? Qua hình ảnh ấy, em có suy nghĩ gì về quan hệ giữa con người và thiên nhiên?
H: Qua bài ca dao trên, em nhận thấy người Xơ đăng quan niệm như thế nào về vẻ đẹp của con người?
Hoạt động 3: Chọn đọc bài văn phát biểu cảm nghĩ về hai bài dân ca.
- Mỗi nhóm chọn một bài viết tốt đọc trước lớp.
- GV và HS nhận xét, đánh giá các bài viết và tổng hợp những ý chính về hai bài dân ca này.
H; Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài ca dao, dân ca đã nêu?
Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá.
- Tổng kết ngắn gọn các giá trị của ca dao, dân ca địa phương.
- Đánh giá về sự chuẩn bị bài và tinh thần tham gia học tập của học sinh.
1. Sưu tầm, tìm hiểu ca dao, dân ca địa phương.
2. Bài ca dao nói về vẻ đẹp của cô gái Xơ – đăng.
- Vẻ đẹp của cô gái được miêu tả qua phép liên tưởng, so sánh. Cô gái được ca ngợi với vẻ đẹp rực rỡ của tuổi trẻ. Các đối tượng được đêm ra so sánh với cô là chim rừng, là hoa rừng hồn nhiên, sinh động, rực rỡ sắc màu.
- Cô gái có vẻ đẹp tươi trẻ, với cuộc sống bình dị, hòa với cỏ cây hoa lá, chim muông, trong không gian núi rừng tươi xanh, giữa nương rẫy, buôn làng bình yên, tràn đầy tình yêu cuộc sống. Ca ngợi vẻ đẹp của cô gái là bày tỏ trân trọng giá trị của con người.
3. Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài dân ca.
- Trong các bài dân ca, nổi bật lên hình ảnh người lao động siêng năng, cần mẫn. họ ao ước công sức lao động của mình mang lại cuộc sống ấm no, sung túc. Họ nâng niu, quý trọng thành quả lao động, coi đó không chỉ là công sức của con người mà còn là của đất trời thiêng liêng.
- Cuộc sống lao động làm mỗi con người trong cộng đồng luôn ý thức đoàn kết. Họ chung sức, chung lòng giúp nhau. Không có khó khăn, trở ngại nào mà họ không vượt qua khi đã có sức mạnh của tình đoàn kết. Quê hương, làng xóm sung túc, thịnh vượng là niềm hạnh phúc của người lao động.
4. Tổng kết, đánh giá.
4. Củng cố:
H: Qua bài này, ca dao dân ca ở địa phương đã bồi đắp được cho em những tình cảm gì về quê hương ở địa phương?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà.
- Về nhà sưu tầm thêm nhưng câu ca dao, dân ca ở địa phương mà em được biết thêm.
- Chuần bị bài mới.
V. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- Tuần 33 Văn.doc