Giáo án phụ đạo Văn 7

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.- Kiến thức:

 - Giúp học sinh ôn tập lại các bài tục ngữ đã học

2- Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luạn

3- Thái độ:

- Bồi dưỡng tinh thần học tập kinh nghiiệm của dân gian

- Giáo dục tư tưởng, lòng yêu nước, có ý thức học tập, rèn luyện và tu dưỡng

 II- CHUẨN BỊ :

 GVI:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu có liên quan.

 HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1Kiểm tra bài cũ

2.Bài mới

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án phụ đạo Văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 (Tiết 1-2) Ngày sọan: 21.1.2013 Ngày dạy: 21-27.1.2013 ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.- Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập lại các bài tục ngữ đã học 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luạn 3- Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần học tập kinh nghiiệm của dân gian - Giáo dục tư tưởng, lòng yêu nước, có ý thức học tập, rèn luyện và tu dưỡng II- CHUẨN BỊ : GVI:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu có liên quan. HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Thế nào là tục ngữ? - Những câu nói dân gian có vần, có nhịp, có hình ảnh, phản ánh những kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. ? chúng ta đã học những câu tục ngữ thuộc chủ đề nào? - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - Tục ngữ về con người và xã hội. ? Đọc thuộc những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động xã hội ? Trong các câu tục ngữ này em thích nhất câu nào? Vì sao? Câu “Tấc đất, tấc vàng” - Qua câu tục ngữ ta thấy giá trị của đất. Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Đất là một loại vàng sinh sôi, từ đó khuyên con người biết sử dụng và quý trọng đất. ? Đọc thuộc những câu tục ngữ về con người và xã hội ? Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì? Đối rất chỉnh Sử dụng hình ảnh ẩn dụ ? Từ nghệ thuật đó làm nổi bật nghĩa của câu tục ngữ như thế nào? - Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn ăn uống cho sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. - Nghĩa bóng của câu tục ngữ: Dù nghèo, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều x ? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và đặc điểm diễn đạt của các cấu tn đã học - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối + Ngắn gọn +Vần lưng: ăm, ươi +Đối: Đêm tháng năm /Ngày tháng mười chưa nằm đã sáng/ chưa cười đã tối +Lập luận chặt chẽ - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa + Ngắn gọn +Vần lưng: ăng, +Đối: Mau/thưa; nắng/ mưa +Lập luận chặt chẽ - HS: Làm tương tự với các câu còn lại ?Theo em tục ngữ và ca dao giống và khác nhau ở điểm nào? Giống nhau: đều là những sáng tác của nhân dân lao động, có tính truyền miệng Khác nhau: + Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát + TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. +TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. ? Tục ngữ về con người được hiểu theo những nghĩa nào? Chỉ hiểu theo nghĩa đen; Chỉ hiểu theo nghĩa bóng; Cả nghĩa đen và nghĩa bóng Cả A, B, C ? Nội dung của 2 câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn Tiết 1 I. Thế nào là tục ngữ - Những câu nói dân gian có vần, có nhịp, có hình ảnh, phản ánh những kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. II. Nội dung của tục ngữ 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sảnxuất 2.Tục ngữ về con người và xã hội. III. Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức Ngắn gọn Thường có vần, nhất là vần lưng Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh Tiết 2 IV. Phân biệt tục ngữ với ca dao + Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát + TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. +TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. V. Luyện tập. Bài 1/88: Tục ngữ về con người được hiểu theo những nghĩa nào? C- Cả nghĩa đen và nghĩa bóng Bài 2: Nội dung của 2 câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” 3. củng cố và hdvn - Đọc htuộc lòng các câu tn đã học - Sưa tầm thêm các câu tn khác cùng chủ đề - Chuẩn bị nội dung bài sau TUẦN 2 (Tiết 3-4) Ngày sọan: 28.1.2013 Ngày dạy: 29-2.2.2013 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A.Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: - Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: Hiểu được các đặc điểm của văn nghị luận. - Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận – vận dụng vào bài tập thực hành. - Tiết này chủ yếu là đi vào ôn tập thực hành về việc tìm hiểu các đặc điểm. 2- Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. 3- Thái độ: - Có ý thức tìm tòi để rèn luyện kĩ năng cho bản thân. B - Chuẩn bị: Giáo viên: Soạn giáo án, tìm và nghiên cứu một số tài liệu có liên quan để bổ sung kiến thức. Học sinh: Ôn tập bài học ( văn nghị luận) và tìm một số văn bản nghị luận. C. Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3- Tiến trình dạy- học: Thể loại văn nghị luận các em đã được làm quen trong chương trình Ngữ văn 7 để các em học làm bài tốt cho thể loại này. Hôm nay ta tiến hành ôn tập kiến thức vừa học và vận dụng vào thực hành HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC NỘI DUNG Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs ôn tập văn nghị luận GV cho hs nhăc lại các nhắc lại các kiến thức nội dung: luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập. Gv gợi ý cách làm bài. Gv nhận xét góp ý, bổ sung cho hoàn chỉnh. I- Luận điểm, luận cứ và lập luận: 1. Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận. 2. Luận cứ: là những lí lẽ đẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật tiêu biểu thì luận điểm mới thiết phục. 3. Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ để dẫn đến luận điểm, lập luận phải chặt chẽ hợp lí,bài văn mới thuyết phục. * Ví dụ: Văn bản " chống nạn thất học" - Luận điểm: + Một trong những việc cấp tốc phải làm là nâng cao dân trí. + Mọi người dân Việt Nam phải biết đọc, viết chữ quốc ngữ. - Luận cứ: + Tình rạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng tám 1945 + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà. Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. II- Luyện tập. Hãy nêu luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản " Ichs lợi của việc đọc sách" trong SGK. 1.Luận điểm: ích lợi của việc đọc sách đối với con người. 2.luận cứ: + Sách mang đến cho con người trí tuệ, hiểu biết vầ mọi mặt (lịch sử, địa lý, văn chương…) + Sách giúp con người hiểu biết những cái đã qua ( lịch sử dân tộc…) hướng tới tương lai. +Sách giúp con người thư giãn, thưởng thức trò chơi. + Sách giúp con người sống đúng, sống đẹp, mang đến cho con người những lời khuyên, những bài học bổ ích. + Cần biết chọn sách và quí sách và biết cách đọc sách. 3. Lập luận + Để thỏa mãng nhu cầu hưởng thụ và phát triển của tâm hồn, trí tuệ cần phải đọc sách. + Những ích lợi và giá trị của việc đọc sách. + Phải biết chọn sách để đọc, biết cách đọc sách. 4. DÆn dß, h­íng dÉn vÒ nhµ: Nªu ®Æc ®iÓm cña v¨n nghÞ luËn. ChuÈn bÞ tiÕt sau «n tËp vµ thùc hµnh vÒ ®Ò v¨n nghÞ luËn vµ viÖc lËp ý cho bµi v¨n nghÞ luËn. TUẦN 3 (Tiết 5-6) Ngày sọan: 3.2.2013 Ngày dạy: 4-8.2.2013 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức: - Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. - Tiết này chủ yếu là đi vào ôn tập thực hành về việc tìm hiểu đè văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. 2- Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến quan điểm tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. - Nâng cao ý thức thực hành tìm hiểu một số đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận- vận dụng những hiểu biết đó vào bài tập thực hành một số bài tập. 3- Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần cầu tiến của học sinh. B. Chuẩn bị: Giáo viên: - Nghiên cứu chuyên đề, rèn kĩ năng vầ văn nghị luận. Tham khảo các tài liệu có liên quan và một số bài tập để học sinh tham khảo. Học sinh: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Tiến trình dạy- học: Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được ôn tập, nắm rõ kiến thức về văn nghị luận, Hôm nay chúng ta đi vào phần tìm hiểu đề và tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn nghị luận. Hoạt động dạy-học Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận) GV hướng dẫn Hs ôn tập về đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận GV cho hs ôn lại nội dung bài học Học sinh đọc và cho biết yêu cầu của đề. Hoạt động 2:Hướng dẫn hs thực hành 1 đề văn cụ thể: Tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn " có chí thì nên". Học sinh thảo luận nhóm với đề bài trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập ý theo đề bài. Cử đại diện lên trình bày phần thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. Chốt ghi bảng. I- Tìm hiểu đề văn nghị luận: + Đề văn nghị luận nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải có ý kiến về vấn đề đó. + Tính chất của đề văn nghị luận như: cac ngợi, phân tích, phản bác…đòi hỏi phải vận dụng phương pháp phù hợp. + Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch. II- Lập ý cho bài văn nghị luận. Là xác định luận điểm, luận chứng luận cứ, xây dựng lập luận. III.Luyện tập. Đề: Có chí thì nên 1. Tìm hiểu đề: - Đề nêu lên vấn đề: vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực - Đối tượng và phạm vi nghị luận: ý chí, nghị lực. Khuynh hướng; khẳng định có ý chí nghị lực thì sẽ thành công. - Người viết phải chứng minh vấn đề. 2. Lập ý: A. Mở bài: + Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. + Đó là một chân lý. B.Thân bài: - Luận cứ: + Dùng hình ảnh " sắt, kim" để nêu lên một số vấn đề kiên trì. + Kiên trì là điều rất cần thiết đêt con người vượt qua mọi trở ngại + Không có kiên trì thì không làm được gì - Luận chứng: + Những người có đức kiên trì điều thành công. . Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối. . Dẫn chứng ngày nay: tấm gương của Bác Hồ… Kiên trì giúp người ta vượt qua khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. .Dẫn chứng: thấy nguyễn ngọc kí bị liệt cả hai tay… .Dẫn chứng thơ văn; xưa nay điều có những câu thơ văn tương tự. " Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên" Hồ Chí Minh " Nước chảy đá mòn " C. Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng kiên trì. 4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: - Thế nào là lập ý cho bài văn nghị luận? - Chuẩn bị bài sau: ôn tập và thực hành về bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận. ************************** TUẦN 4 (Tiết 7-8) Ngày sọan: 10.2.2013 Ngày dạy: 11-17.2.2013 ÔN TẬP VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.- Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức của kiểu bài lập luận chứng minh 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm văn nghị luạn chứng minh 3- Thái độ: - có ý thức trình bày các vấn đề trong c/s một cách rành mạch , thuyết phục II- CHUẨN BỊ : GV:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu có liên quan. HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt ? Thế nào là văn chứng minh? Văn CM là phép lâp luận dùng những lí lẽ bằng chứng chân thực,đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy ? Để làm bài văn chứng minh cần thực hiện những bước nào? trình bày cụ thể cac bước đó? ? Để các phần các đoạn của bài văn được liên kết chặt chẽ ta phải làm gì? Dùng từ ngữ liên kết: Thật vậy. đung như vậy, tóm lại… ? Thực hiện các bước làm bài văn nghị luận cho đè văn sau: “Ca dao, dân ca VN thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh” ? Đọc và xác định yêu cầu của đề ? - Y/c: Chứng minh ? Vấn đề cần chứng minh là gì? - Ca dao dân ca Việt Nam thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. ? Phạm vi dẫn chứng? - Các bài ca dao dân ca đã học và đọc thêm ? Lạp dàn ý chi tiết cho đề văn trên HS: thực hiện ra nháp sau đó trình bày, nhận xét bổ xung, sửa chữa Gv: Chuẩn xác ? Luyện tập viết từng đoạn văn Đoạn MB Đoạn thân bài( tương ứng với mỗi nội dung nhỏ là một đoạn Đoạn KB HS: luyện tập viết , trình bày, nhận xét, bổ sung ( 3-5HS) Tiết 1 I. Khái niệm Là phép lâp luận dùng những lí lẽ bằng chứng chân thực,đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy II. Cách làm 1.Tìm hiểu đề, tìm ý 2.Lập dàn bài - MB: Nêu vấn đề cần được chứng minh - TB:Nêu lí lẽ , dân chứng để chứng tỏ luận điẻm là đúng đán - KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh -Chú ý: Giữa các phần, các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. III. Luyện tập Ca dao, dân ca VN thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh. A. Mở bài: Dẫn dắt vào đề + Ca dao là lời ru êm ái, quen thuộc + Là tiếng nói gia đình, đằm thắm, tình yêu quê hưong đất nước B. Thân bài: Ca dao ghi nội lại tình yêu quê hương đất nước - Họ yêu những gì thân thuộc trên mảnh đất quê hương “Đứng bên...mêng mông”. - Xa quê, họ nhớ những gì bình dị của quê hương, nhớ người thân: “Anh đi anh nhớ ...hôm nao” - Nhớ cảnh đẹp và nghề truyền thống của quê hương “Gió đưa cành trúc...Tây Hồ”. - Nhớ đến Huế đẹp và thơ mộng “Lờ đờ bóng ngả trăng chênh Tiếng hò xa vắng nặng tình nước non”... C. Kết Bài: Ca dao chất lọc những vẻ đẹp bình dị, bồi đắp tâm hồn tình yêu cuộc sống Tiết 2 Viết bài văn hoàn chỉnh 3. Củng cố và HDVN ? thế nào là phép lập luận chứng minh ? Nêu các bước làm bài văn chứng minh - Chuẩn bị nội dung bài sau: Luyện tập cm ********************** TUẦN 5 (Tiết 9-10) Ngày sọan: 18.2.2013 Ngày dạy: 18-23.2.2013 LUYỆN TẬP LÀM VĂN CHỨNG MINH I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.- Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức của kiểu bài lập luận chứng minh 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm văn nghị luạn chứng minh 3- Thái độ: - có ý thức trình bày các vấn đề trong c/s một cách rành mạch , thuyết phục II- CHUẨN BỊ : - GV:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu có liên quan. - HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt ? Nhắc lại các bước làm bài vă chứng minh? - Tìm hiểu đề, tìm ý - Lập dàn ý - Viết hoàn chỉnh - Đọc sửa chữa ? Em hãy thực hiện các bước đó cho đề văn: Chứng minh: “Rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người” ? Xác định yêu cầu của đề? - Đề y/c chứng minh ? Vấn đề cần CM là gì? - Lợi ích to lớn của rừng ? theo em rừng có những lợi ích nào? - Là môi trường sống của người xưa - Cung cấp cho con người những vật liệu cần thiết - Điều hoà khí hậu ? Em hãy sắp xếp các ý vừa tịm được thành dàn bài? - Học sinh viết nháp và trình bày - GV nhận xét , chuẩn xác ? Thực hiện các yêu cầu tương tự với đề văn sau: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ câu tục ngữ “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao” - HS làm tương tự như trên - Gv nhận xét chuẩn xác ? Em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề số 2 HS: Luyện tập viết bài GV: yêu cầu từ 3-5 HS đọc bài văn của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung sửa chữa nếu có. Tiết 1 1. Chứng minh: “Rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người” a)MB: Tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, sự ưu đãi của thiên nhiên đối với con người. b)TB: Chứng minh: - Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ: + Cho hoa thơm quả ngọt + Cho vỏ cây làm vật che thân + Cho củi, đốt sưởi. - Rừng cung cấp vật dụng cần thiết + cho tre nứa làm nhà + Gỗ quý làm đồ dùng + Cho là làm nón... + Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh + Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch. + Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí c) KB: Khẳng định lợi ích to lớn của rừng Bảo vệ rừng 2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :“Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao” A.Mở bài: - Nêu tinh thần đk là nguồn sức mạnh - Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao” B.Thân bài: Giải thích: “Một cây không làm nên non, nên núi cao” - Ba cây làm nên non, nên núi cao - Câu tục ngữ nói lên tình yêu thương, đ/k của cộng đồng dân tộc. Chứng minh: -Thời xa xưa VIệt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm lên những cánh đồng màu mỡ: “Việt Nam...hơn”- Nguyễn Đình Thi. - Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước + Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung... +TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán +TK 15: Lê Lợi chống Minh +Ngày nay: chiến thắng 1954 +Đại thắng mùa xuân 1975 - Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh. +Hàng triệu con người đang đồng tâm.. C.Kết bài: - Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc - Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập. Tiết 2 Luyện tập viết bài văn hoàn chỉnh 3. Củng cố và HDVN - Nhắc lại những yêu cầu về các bước và bố cục của bài văn CM - Để CM một vấn đề nào đó yếu tố quan trong nhất là gì? - Luyện tập viết bài hoàn chỉnh đề 1 *************************** TUẦN 6 (Tiết 11-12) Ngày sọan: 24.2.2013 Ngày dạy: 24-3.3.2013 ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt) I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.- Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập nhớ lại nội dung cơ bản và phương pháp lập luận của hai văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luạn 3- Thái độ: - Giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, học tập và làm theo tấm gương giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh II- CHUẨN BỊ : GV:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu có liên quan. HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Nêu vấn đề nghị luận được đặt ra trong bài viết? ?Để chứng minh vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã đưa ra mấy luận cứ? ? Các luận cứ được trình bày theo hệ thống nào? Hệ thống liệt kê thời gian.từ xưa đến nay, hình thức biểu hiện đa dạng từ cụ già đến trẻ đến từ miền... ? Nêu trình tự lập luận của bai văn ?Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào? Trong công cuộc chiến đấu chông kẻ thù xâm lược. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng việt Cả A và B. ?Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn chứng minh? Tiềm tàng, kín đáo Biểu lộ rõ ràng đầy đủ Khi thì tiềm tàng kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng đầy đủ Luôn luôn mạnh mẽ, sục sôi ? Nét đăc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì? Sử dụng biện pháp so sánh Sử dụng iện pháp ẩn dụ Sử dụng biện pháp nhân hoá Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình từ…đến ? Hai luận điểm chính của bài nghị luận “Sự giàu đẹp của Tiếng việt” là gì? ? ở mỗi luận điểm tác giả đã dùng những dẫn chứng như thế nào là chứng minh? - ở luận điểm 1: + Lời nhận xét của 2 người nước ngoài + Phong phú nguyên âm, phụ âm + Cấu tạo từ vựng + Thanh điệu - ở luận điểm 2: + Thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao lưu + Phong phú, dồi dào về cấu tạo từ + Từ vựng mới tăng nhanh + Không ngừng tạo ra từ mới. ?Để chứng minh sự giàu và khả năng phong phú của tiếng việt trong bài văn của mình. Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì? Chứng minh Giải thích Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề. ? Theo em văn bản này được trình bày theo cách nào? A.Chứng minh. ? Vì sao tác giả đưa ra hàng loạt những dẫn chứng tiêu biểu để làm nổi bật luận điểm sự giàu đẹp của Tiếng việt. ? Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh cái hay của Tiếng việt? Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt Ngữ pháp uyển chuyển chính xác Một thứ tiếng giàu chất nhạc. Thoả mãn nhu cầu trao đồi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người. ? Theo em chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh cái haycủa Tiếng việt? Vì sao? - Chứng cứ C, vì nó nằm trong chứng cứ làm nổi bật cái đẹp của Tiếng việt. ? Từ văn bản trên hãy viết thành dàn ý bài văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta? - HS: Thực hiện và trình bày, nhận xét ? Dựa vào văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt, háy chỉ ra rằng : Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp. Một thứ tiếng hay HS: Thực hiện và trình bày, nhận xét a) Tiếng Việt rất đẹp: Có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú, lại giàu về thanh điệu, do đó TV giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. - TV rất cân đối nhịp nhàng về mặt cú pháp có một từ vựng đồi dào về cả ba mặt thơ , nhạc, hoạ.VD “Miền Nam là…sông có thể cạn, núi có thể mòn…thay đổi” ; “ Mùa xuân của tôi….đẹp như thơ mộng” b) TV rất hay: Nó thoả mãn được nhu cầu XH, vì nó là một phương tiện, một công cụ” trao đổi tình cảm,ý nghĩ giữa người với người” - Về từ vựng TV tăng lên mỗi ngày - Về ngữ pháp TV dần trở lên uyển chuyển hơn, chính xác hơn - TV đã khong ngừng đặt ra những từ mới những cách nói mới hoặc việt hoá những từ và những cách nói của các dân tộc anh em… Tiết 1+2 I. Văn bản: Tinh thần yêu nước cua nhân dân ta 1. Vấn đề nghị luận - Lòng yêu nước của nhân dân ta 2. Luận cứ + Tinh thần yêu nước thể hiện trong những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm. + Tinh thần yêu nước thể hiện trong hiện tại chống thực dân pháp. 3.Lập luận -Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước - Lòng yêu nươc trong quá khứ của dân tộc - Lòng yêu nước ngay nay của đồng bào ta - Bổn phận của chúng ta ngày nay 4 Nghệ thuật - Lập luận chẽ, dẫn chứng tiêu biểu - Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình từ…đến II. Văn bản sự giàu đẹp của tiếng Việt 1. Luận điểm - Hai luận điểm chính là: + Tiếng việt là thứ tiếng hay + Tiếng việt là thứ tiếng đẹp 2.Luận cứ 3. Lập luận 4. Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng khoa học, cách chuyển ý chuyển đoạn khéo léo, tinh tế III. Luyện tập 1.Dàn ý a) MB - Nêu luận đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Và lhẳng định: “Đó là một truyền thống quý báu của ta - Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng: + Ví với làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn + Lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn + Nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước b) TB - Lòng yêu nước của nhân dân ta được phản ánh qua nhiều cuộc kháng chiến + Là những tranh sử vẻ vang thời đại bà Trưng , Bà Triệu, THĐ,LL,QT… +”Chúng ta có quyền tự hào…Chúng ta phải ghi nhớ công ơn... - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp + Các lứa tuổi: Từ cụ gia đén nhi đồng… + Đồng bào khắp mọi nơi + Kiều bào-Đồng ở vùng tạm chiếm +Nhân dân miền ngược-miền xuoi + Khẳng định ai cùn một lòng yêu nướcd ghét giặc Các giới các tầng lớp xh: + chiến sĩ ngoài mặt trận bám giặc tiêu diệt giặc +Công chức ở đại phương ủng hộ bộ đội + Phụ nữ khuyên chồng…. + Nông dân, công nhân… +Các đền chủ Tiểu kết, khẳng định: “Những cử chỉ….yêu nước” c) KB - Ví lòng yêu nước như cac thứ của quý. Các biểu hiện của lòng yêu nước - Nêu nhiệm vụ, phát huy lòng yêu nước đẻ kháng chiến 2. Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp một thứ tiếng hay. 3. Củng cố và HDVN - Nhắc lại những nội dung cơ bản và đặc sắc trong nghệ thuật nghị luân của hai văn bản nói trên - Tìm trong văn học những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho luận điểm “TV là một thứ tiéng đẹp một thứ tiếng hay - Chẩn bị cho bài sau ***************************** TUẦN 7 (Tiết 13-14) Ngày sọan: 3.3.2013 Ngày dạy: 4-9.3.2013 LUYỆN TẬP LÀM VĂN CHỨNG MINH (tiếp) I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.- Kiến thức: - Giúp học sinh ôn tập lại các kiến thức của kiểu bài lập luận chứng minh 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm văn nghị luạn chứng minh 3- Thái độ: - có ý thức trình bày các vấn đề trong c/s một cách rành mạch , thuyết phục II- CHUẨN BỊ : - GV:Tham khảo sgk, sgv và một số tài liệu có liên quan. - HS: Soạn theo sự hướng dẫn của gv. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạ

File đính kèm:

  • docGiao an tin 11 ca namIN.doc
Giáo án liên quan