Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 35 - Tiết 139: Tiếng Việt tìm hiểu tên làng và các địa danh ở Kon Tum theo tên gọi của người dân tộc bản địa

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết thêm một số tên làng và các địa danh ở địa phương Kon Tum theo tên gọi của người dân tộc thiểu số.

2. Kĩ năng:

Biết cách phân loại tên gọi dựa trên việc tìm hiểu ý nghĩa của tên làng và các địa danh ở Kon Tum.

3. Giáo dục: Giáo dục niềm tự hào, gắn bó với địa phương.

II. Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu sách học sinh nghiên cứu sách giáo viên, soạn bài.

HS: Đọc sách, hỏi và tìm hiểu một số từ ngữ bản địa.

III. Phương pháp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tuần 35 - Tiết 139: Tiếng Việt tìm hiểu tên làng và các địa danh ở Kon Tum theo tên gọi của người dân tộc bản địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35 Tiết 139 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Tiếng Việt TÌM HIỂU TÊN LÀNG VÀ CÁC ĐỊA DANH Ở KON TUM THEO TÊN GỌI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC BẢN ĐỊA. (2 tiết – tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết thêm một số tên làng và các địa danh ở địa phương Kon Tum theo tên gọi của người dân tộc thiểu số. 2. Kĩ năng: Biết cách phân loại tên gọi dựa trên việc tìm hiểu ý nghĩa của tên làng và các địa danh ở Kon Tum. 3. Giáo dục: Giáo dục niềm tự hào, gắn bó với địa phương. II. Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu sách học sinh nghiên cứu sách giáo viên, soạn bài. HS: Đọc sách, hỏi và tìm hiểu một số từ ngữ bản địa. III. Phương pháp. Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại. IV. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: GV nêu mục đích, yêu cầu và giới thiệu nội dung bài học. GV nêu mục đích, nội dung và ý nghĩa của bài học. Hoạt động 2: Thống kê và phân loại tên các làng đã được sưu tầm trong mục Nội dung tìm hiểu bài ở tiết 72, theo các nhóm. Mục đích của hoạt động này là giúp Hs nhận thấy nhiều tên làng ở Kon Tum và khu vực Tây Nguyên được bắt đầu bằng từ Đăk, Plei, Kon. Nhiều địa danh (tên xã, tên huyện) được phát triển từ một tên làng xa xưa. Hoạt động 3: - Bước 1: Tìm hiểu tên làng và các địa danh ở địa phương. + Thống kê những tên làng và các địa danh ở địa phương. (Tập hợp kết quả sưu tầm của HS). + Nguồn gốc và ý nghĩa của các tên gọi này.( Tổng hợp từ kết quả tìm hiểu của học sinh; giáo viên bổ sung thêm thông tin cần thiết). - Bước 2: Tìm hiểu tên làng và các địa danh ở Kon Tum. + HS đọc tài liệu , ghi thông tin vào bảng. (Bảng này có thể được dùng để ghi thông tin ở bước 1) Hoạt động 4: Tìm hiểu những tác động của cách dùng tên địa lí trong đời sống hiện nay tại địa phương. H: nêu những tác động của cách dùng tên địa lí trong đời sống hiện nay tại địa phương? H: Cần làm rõ cách dùng tên địa lí ở địa phương như thế nào? 1. Mục đích, nội dung và ý nghĩa của bài học. - Mục đích của việc tìm hiểu tên làng và các địa danh là tìm hiểu thêm đời sống cộng đồng, tích lũy thêm vốn sống của nhân dân. Vì mỗi tên địa lí đều phản ánh nhận thức cua cộng đồng về những đặc trưng tự nhiên, xã hội ở địa phương, mang những dấu ấn lịch sử nhất định. Đi kèm theo những tên gọi ấy còn là những huyền thoại nửa thực, nửa hư (làng cái đuôi – Pleiku; núi mẹ bồng con – Cư Mụ..). Chính những tên địa lí ấy góp phần làm nên vẻ đẹp lung linh đầy bí ẩn của văn hóa truyền thống Tây Nguyên. b. Nhiều tên địa lí ở Kon Tum vốn là từ ngữ của các ngôn ngữ tiếng dân tộc thiểu số được ghi phiên âm. Do vậy, có thể có những cách ghi âm khác nhau của một địa danh. Cần lưu ý đối chiếu để có cách phiên âm chính xác. Một số địa danh được gọi theo tên các dân tộc bản đại nhưng lại bị Vệt hóa khi ghi âm. Nếu không hiểu nốt các ý nghĩa của từ nguyên gốc, người ta có thể tự ý xuyên ý trên chữ nghĩa tiếng Việt và hiểu sai. Ví dụ: Địa danh Măng Đen là tên gọi chệch của địa danh T’Măng Deeng (theo cách gọi của dân tộc người thiểu số Mơ Nâm, vùng Bắc Tây Nguyên). T’ măng có nghĩa là nơi ở hoặc vùng; Deeng là bằng phẳng và rộng lớn T’măng Deeng dịch ra tiếng Việt là “nơi bằng phẳng và rộng lớn”. Như thế thì tên gọi Măng Đen thật đẹp và có ý nghĩa. Không như nhiều người suy nghĩ theo kiểu: Măng Đen là nơi có nhiều măng mọc, loại măng này có màu đen. Gọi đúng tên, hiểu đúng nghĩa của tên địa lí; làm cho nhiều người cùng biết, cụng gọi đúng tên, hiểu đúng nghĩa…là tên trọng phong tục tập quán, góp phần bảo vệ văn hóa cổ truyền, giữ gìn nét độc đáo cho đời sống cộng đồng địa phương. 2. Thống kê và phân loại tên làng, tên địa danh a. Tên làng bắt đầu bằng từ Plei. b. Tên làng bắt đầu bằng chữ Đăk. c. Tên làng bắt đầu bằng từ Kon. 3. Tìm hiểu tên địa lí ở Kon Tum. 4. Những tác động của cách dùng tên địa lí trong đời sống hiện nay tại địa phương. - Hiện nay, một số địa phương đặt tên thôn, buôn làng theo cách đánh số mà bỏ đi cách gọi tên cũ vì cách gọi mới này được cho là thuận tiện hơn. Ví dụ: Thôn Một, thôn Hai... nên dùng cách gọi tên này không? Vì sao? - Cần làm rõ: Tên gọi không chỉ để phân biệt làng này với làng khác, địa danh này với địa danh khác. Tên gọi của làng, của địa danh còn mang những dấu ấn văn hóa. Đặc biệt, địa danh khu vực Tây Nguyên mang nét riêng độc đáo của mảnh đất Tây Nguyên. Không về khó đọc, khó nhớ mà đơn giản hóa thành số lượng hoặc gọi chệch, viết chệch. 4. Củng cố: H: Đọc tên một số làng bắt nguồn từ Đăk, Plei, Kon? H: Nêu những tác động của tên làng, tên địa lí đối với đời sống hiện nay? 5. Hướng dẫn tự học ở nhà. - Về nhà sưu tầm thêm tên một số làng có gốc là Long. - Chuần bị bài mới. V. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTuần 35 Tiếng Việt.doc
Giáo án liên quan