I Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
1- Kiến thức:
- Cảm nhận, phân tích được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích. Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở lứa tuổi đến trường trong một vb tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác trong sáng của Thanh Tịnh.
2- Tư tưởng- Tình cảm:
-Từ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong vb, hs tự bồi dưỡng, làm phong phú và có chiều sâu thêm tâm hồn , tình cảm của mình. Biết yêu quí trân trọng cuộc sống. Có ý thức học tập tích cực hơn.
3- Rèn luyện kĩ năng:
- Đọc diễn cảm.Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
II- Phương tiện dạy- học: Bảng phụ.
III- Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1- Kiểm tra :
2- Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên với tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ thường để dấu ấn không phai mờ. Với ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, nhà văn Thanh Tịnh gợi cho ta nhớ lại kỉ niệm ấy qua vb “ Tôi đi học”.
3- Bài mới:
288 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Bài 1
Tiết 1,2: Tôi đi học
Tiết 3:(Tự học có hướng dẫn) Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Tiết4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Tiết 1,2 Văn bản :
TÔI ĐI HỌC
( Trích “Quê mẹ” của Thanh Tịnh)
Ngày dạy:
I Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
1- Kiến thức:
- Cảm nhận, phân tích được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích. Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở lứa tuổi đến trường trong một vb tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác trong sáng của Thanh Tịnh.
2- Tư tưởng- Tình cảm:
-Từ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong vb, hs tự bồi dưỡng, làm phong phú và có chiều sâu thêm tâm hồn , tình cảm của mình. Biết yêu quí trân trọng cuộc sống. Có ý thức học tập tích cực hơn.
3- Rèn luyện kĩ năng:
- Đọc diễn cảm.Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
II- Phương tiện dạy- học: Bảng phụ.
III- Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1- Kiểm tra :
2- Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên với tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ thường để dấu ấn không phai mờ. Với ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, nhà văn Thanh Tịnh gợi cho ta nhớ lại kỉ niệm ấy qua vb “ Tôi đi học”.
3- Bài mới:
TG
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cơ bản
8’
5’
25’
5’
20’
7’
8’
5’
Đọc giọng kể, chậm dịu, sâu lắng. Phân biệt lời kể với lời thoại.
- Cho biết vài nét về nhà văn Thanh Tịnh?
- Hãy nêu xuất xứ của vb? Cho biết ptbđ và thể loại của vb?
- Nêu đại ý và bố cục của vb?
* Kể ngược: Từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại rồi theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về buổi tựu trường đầu tiên. Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào?
- Hd hs thảo luận: (3’)
+ 1, 2: Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nv “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường.
+ 3, 4: Tâm trạng, cảm xúc của nv “tôi” khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên, phải rời bàn tay mẹ, cùng các bạn đi vào lớp như thế nào?
+ 5: Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên như thế nào?
* Diễn biến tâm lý hợp tự nhiên, sinh động
è hấp dẫn.
Em có cảm nhận gì về hình ảnh, thái độ, cử chỉ của mỗi người lớn (ông đốc, thầy giáo, các bậc phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?
- Em có nhận xét gì về bố cục và nghệ thuật kể chuyện .
- Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh đặc sắc trong văn bản?
- Dùng chữ “Tôi đi học” để kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
- Hãy nếu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “Tôi đi học”?
TT từng dạy học, viết văn, làm thơ… TP chính: Quê mẹ; Đi từ giữa một mùa sen( truyện thơ). Sáng tác của ông thường toát lên vẻ đẹp đằm thắm, trong trẻo, êm dịu.
- Ptbđ: tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
a. “Hằng … ngọn núi”: cảm nhận của nhân vật tôi khi trên đường đến trường.
b. “Trước … ngày nữa”: cảm nhận khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp.
c. Cảm nhận của nhân vật tôi trong lớp học.
- Cuối thu, thời điểm tựu trường. Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc. Cảnh sinh hoạt: mấy em bé rụt rè …è gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên.
* Thảo luận nhóm – cử đại diện trình bày.
Nghe – nhận xét – bổ sung.
+ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể. Thanh Tịnh đã diễn tả sinh động tâm trạng bỡ ngỡ, một sự thay đổi lớn của nv “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên.
+ Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế, …
è thấy quyến luyến.
- Ông đốc: hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo rất hiểu tâm lý trẻ, hiền từ, bao dung … Thầy giáo trẻ vui vẻ, giàu lòng yêu thương.
- “Cảm giác trong sáng như mấy cành hoa …”, “ý nghĩ thoáng qua … như một làn mây”.
- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ …”.
- Kết thúc tự nhiên nhưng hơi bất ngờ . Khép lại bài văn nhưng mở ra một bầu trời mới, một khoảng không gian mới, tình cảm mới.
I. Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
Thanh Tịnh ( 1911-1988) , tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở Huế.
-Thanh Tịnh là nhà văn có sáng tác từ trước CMT8 ở các thể loại thơ, truyện. Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2- Văn bản:
a- Xuất xứ: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941.
b- Thể loại: Truyện ngắn
c- Đại ý: Kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
d- Bố cục: 3 phần
II.Đọc-Hiểu văn bản:
A- Nội dung:
1- Những sự việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình: biến chuyển của cảnh vật sang thu, hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,…
2-Những hồi tưởng của nhân vật tôi:
a)Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường:
- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ.
- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.
- Bỡ ngỡ, lúng túng.
b) Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học:
- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
- Cảm thấy nhỏ bé so với trường è lo sợ vẩn vơ.
- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình.
- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc.
c) Khi ngồi trong lớp học:
Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên …
3- Hình ảnh những người lớn:
- Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ.
- Tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.
B- Nghệ thuật và sức cuốn hút của văn bản:
- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
C- Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
III. Tổng kết: Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự đan xen miêu tả, và biểu cảm, với những rung động tinh tế qua truyện ngắn “Tôi đi học”.
4- Luyện tập – Củng cố:
a) Đọc văn bản, em có cảm nhận những điều tốt đẹp nào từ nv “tôi”? (Giàu cảm xúc với tuổi thơ và mái trường thân yêu è trân trọng kỉ niệm è làm tâm hồn trong trẻo hơn).
b) Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng đầu tiên.
c) Nêu ý nghĩa của văn bản? ( Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không bao giờ quên trong kí ức của nhà văn thanh tịnh)
5- Dặn dò:
- Đọc lại văn bản. Học bài.
- Làm bài tập 1, 2 trang 9 SGK vào vở.
- Soạn bài “Trong lòng mẹ”.
Tiết 3 Tự học có hướng dẫn
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
Ngày dạy:
I- Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
1- Kiến thức:
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa của từ ngữ.
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
2- Tư tưởng- Tình cảm :
Có ý thức học để hiểu thêm về tiếng Việt, để yêu quý và sử dụng tốt.
3- Rèn luyện kĩ năng:
- Tư duy trong nhận thức mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cụ thể và cái khái quát.
- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
II- Phương tiện dạy- học: Bảng phụ.
III- Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1- Kiểm tra bài cũ:
Em có nhận xét gì về các nhóm từ sau:
a) Rộng, rộng rãi, mênh mông, bao la… Mỗi nhóm gồm các từ đồng nghĩa
b) Nhà, vi la, biệt thụ, cung điện, … hay gần nghĩa
c) Sống, chết. Các nhóm từ trái nghĩa.
d) Nóng, lạnh.
2- Giới thiệu bài mới:
Ở lớp dưới, các em đã tìm hiểu những mối quan hệ về nghĩa của từ: quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ khác về nghĩa của từ: Mối quan hệ bao hàm, tức là phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ. Nghĩa của từ có tính khái quát nhưng phạm vi khái quát nghĩa của từ không giống nhau. è
3- Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
18’
Cho học sinh quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi.
- Giải thích nghĩa của từ “động vật”.
- Nghĩa của từ”đv” hẹp hay rộng hơn nghĩa của các từ “hươu, voi, hà mã, sư tử…”?
- Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “hươu, voi, hà mã, sư tử…”?
è Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của những từ nào và hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Từ việc so sánh cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trên, em hãy cho biết thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng, thế nào là từ ngữ có nghĩa hẹp? Cho ví dụ.
- Động vật là svật sống có hô hấp, có tuần hoàn, tiêu hóa, trao đối chất ... Có sự tự di chuyển.
- Rộng hơn. Nghĩa của từ “đv” bao hàm phạm vi nghĩa của các từ kia.
- Rộng hơn. Nghĩa của các từ này hẹp, cụ thể hơn.
+ Rộng hơn: hươu, voi, sư tử, …
+ Hẹp hơn: động vật.
Hẹp hơn: đầu,
Mặt cơ thể.
Rộng hơn: trán, mũi, mắt, chân mày, lông mi, da, miệng, trắng, ngâm ngâm, …
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa các từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa cùa từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- một từ ngữ có thể có nghĩa rộng hơn (khái quát hơn) đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp hơn (ít khái quát hơn) đối với từ ngữ khác.
II. Luyện tập: Giải các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 10, 11.
1) áo è áo dài, áo sơ mi.
Y phục
Quần è quần đùi, quần dài.
Súng è súng trường, đại bác.
Vũ khí
Bom è bom ba càng, bom bi.
2) Từ ngữ có nghĩa rộng:
a- Chất đốt b- Nghệ thuật c- Thức ăn d- Nhìn e- Đánh
3) Các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn:
a- Xe cộ: xe bò, xe ngựa, xe thồ, xe lu, xe ca, ôtô, môtô, xe buýt, tắc – xi, …
b- Kim loại: chì, đồng, vàmg, bạc, kẽm, thủy ngân, sắt, …
c- Hoa quả: hồng, lan, cam, quýt, lê, mận, táo, bưởi, chuối, …
d- (Người) Họ hàng: ông, bà, cô, cậu, chú, dì, bác, …
e- Mang: xách, khiêng, vác, bê, gánh, …
f- Dụng cụ học tập: bút, thước, compa, màu vẽ, …
4) Những từ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm:
a- Thuốc lào b- Thủ quỹ c- Bút điện d- Hoa tai
5) Khóc (rộng), nức nở, sụt sùi (hẹp).
6) Từ nào không phù hợp với phạm vi nghĩa của từ “trường học”?
Thầy giáo, hiệu trưởng, tổng phụ trách, phòng, thiết bị, bàn ghế, cửa ra vào, cửa sổ, công nhân .
7) Tìm các từ có nghĩa hẹp hơn từ “Thế vận hội”.
5- Dặn dò:- Học bài - làm lại bài tập. – Xem trước bài “Trường từ vựng”
Tiết 4:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Ngày dạy:
I- Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh
1- Kiến thức: Nắm được khái niệm chủ đề của văn bản; Thấy được những thể hiện của chủ đề trong một vb,tính thống nhất về chủ đề của vb và xác định được chủ đề của một vb cụ thể.
2- Tư tưởng- Tình cảm:
Tự bồi dưỡng tình yêu tn đất nước, yêu con người; có ý thức học để hành.
3- Rèn luyện kĩ năng:
- Đọc- hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ vb.
- Biết viết một vb bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
II- Phương tiện dạy- học: Bảng phụ.
III- Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Giới thiệu bài mới:
Khi nhận xét về bài TLV của hs, có khi gv ghi là vb không mạch lạc hay ý không thống nhất, hoặc xa đề… khiến vb đạt kết quả không cao. Để bài làm có tính thống nhất, mạch lạc, thể hiện tốt nội dung, chủ đề… chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản“.
3- Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
7’
12’
15’
Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời ấu thơ của mình?
- Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” là gì?
èTừ phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì?
- Căn cứ vào đâu em biết văn bản này nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
- Văn bản này tập trung hồi tưởng lại tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nv “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu vào lòng nv “tôi” suốt đời? (Các tn, chi tiết nêu bật cảm giác bỡ ngỡ khi cùng mẹ đến trường, vào lớp học …) è Từ việc phân tích trên. Em hãy cho biết thế nào là tính thống nhất của chủ đề vb?
- Làm thề nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
- Đọc thông tin, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Mẹ dẫn đi học ngày đầu tiên, cảm xúc bỡ ngỡ, lúng túng è lo sợ, hồi hộp đợi gọi tên, xếp hàng vào lớp, … è gợi lên kỉ niệm mơn man của buổi học đầu tiên.
- Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”.
Nhan đề có nghĩa tường minh, thể hiện rõ nội dung. Đối tượng chính “tôi” được lặp lại nhiều lần. Các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học cũng lặp lại nhiều lần. Nhiều câu nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:
+ Hàng năm …
+ Tôi quên thế nào được …
+ Tôi đã đi học …
+ Cảm nhận về con đường …
+ Thay đổi về hành vi: không lội qua sông thả diều, ra đồng nô giỡn è tôi đi học.
+ Cảm nhận về ngôi trường, về phòng lớp, bàn ghế, bạn …
* Tính thống nhất về chủ đề là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên vb. Nó thể hiện cả hai bình diện:
+ Nội dung mỗi phẩn, mỗi chi tiết thể hiện chủ đề, không xa rời.
+ Hình thức: thể hiện qua nhan đề, sự sắp xếp các phần mục, hệ thống từ ngữ chủ đề.
I- Chủ đề của văn bản:
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Để viết hoặc hiểu một vb, cần xác định chủ đề được thể hiện ởnhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của vb và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
II. Luyện tập: Giải các bài tập 1, 2, 3 trảnh, 14 SGK.
1a)Vb “Rừng cọ quê tôi” viết về cây cọ ở vùng sông Thao – qh tác giả. Vẻ đẹp và sự gắn bó của rừng cọ với người sông thao, ( Thứ tự trình bày: miêu tả cây cọè sự gắn bó của nó với người.). – Không thay đổi được vì nó được trình bày theo một trình tự hợp lí ( giới thiệu đặc điểm è sự gắn bó…)
b) Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi. ( sự gắn bó..)
c) + Miêu tả hình dáng cây cọ.
+ Sự gắn bó mật thiết giữa rừng cọ và nhân vật “tôi”.
+ Các công dụng của cây cọ đối với đời sống è sự gắn bó…
d) Các từ ngữ được lặp lại: rừng cọ, cây cọ, cọ,.. rừng cọ trập trùng…
+ Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.
+ Người sông Thao đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
2- Những ý làm cho bài viết lạc đề: b, d.
3- Ý lạc chủ đề : c, g. Ý hợp chủ đề nhưng diễn đạt chưa tốt: b, e, l.
* Có thể sắp xếp lại: a, b ( con đường tôi thường đi lại nhiều lần, hôm ấy cũng thấy lạ, cảnh vật cũng như có nhiều thay đổi.)è d,e ( cảm thấy sân trường đông người hơn, ngôi trường cao hơn.) è c ( nghe lời động viên của ông đốc, thấy sự đón tiếp vui vẻ của thầy giáo và làm quen với lớp è cảm thấy gần gũi , thân thương với lớp học, với người bạn mới.)
* Chú ý:
5- Dặn dò :
- Học bài và làm lại bài tập.
- Xem trước bài “ Bố cục của văn bản “.
Tuần 2 – Bài 2
Tiết 5,6: Trong lòng mẹ
Tiết 7: Trường từ vựng
Tiết 8: Bố cục của văn bản
Tiết 5, 6 Văn bản :
TRONG LÒNG MẸ
(Trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng)
Ngày dạy:
I- Mục tiêu bài dạy: Giúp hs
1- Kiến thức:
- Có đượcnhững kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí. Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dào dạt cảm xúc.
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích. Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
2- Tư tưởng – Tình cảm :
-Tự bồi dưỡng sự trân trọng tình cảm gia đình. Có tình cảm kính yêu, biết ơn cha mẹ, nguồn tình cảm, chỗ dựa tinh thần lớn lao, vững chắc. Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
3- Rèn luyện kĩ năng: Bước đầu đọc-hiểu một vb hồi kí. Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong vb tự sự để phân tích tp truyện.
II- Phương tiện dạy- học: Tranh- Bảng phụ.
III- Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong vb “ Tôi đi học”.
- Những thành công của việc thể hiện cảm xúc,tâm trạng của tác giả là biện pháp nghệ thuật gì? ( Dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm; dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, cụ thể hóa những sự vật, tâm trạng, ý nghĩ còn trừu tượng, góp phần làm đậmchất trữ tình ngọt ngào, nhẹ nhàng của kỉ niệm và cảm xúc)
2- Giới thiệu bài mới:
“ Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí về tuổi thơ của Nguyên Hồng. Mỗi chương là một kỉ niệm, một bài thơ trữ tình ghi lại những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.( Thạch Lam).Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chương IV, một trong chín chương của tp, ghi lại những kỉ niệm xúc động về tình mẫu tử của bé Hồng.
3- Bài mới:
TG
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cơ bản
15’
5’
25’
- Dựa vào chú thích, em hãy cho biết vài nét về tác giả?
-
-
Hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
Vb được viết theo ptbđ: tsự kết hợp yếu tố mtả, biểu cảm. Cho biết thể loại của vb?
- Tìm đại ý và bố cục của vb?
- Cảnh ngộ BH được giới thiệu ntnào?
-Qhệ giữa BH và cô là qh thân thuộc. Qua cuộc đối thoại, em thấy thái độ, cử chỉ, lời nói của người cô ntnào? Nó có tác dụng gì?
Hd thảo luận (3’).
- Em hãy phân tích diễn biến tâm lí BH trong cuộc đối thoại với người cô?
- Khi thoáng thấy bóng người giống mẹ ngồi trên xe, BH đã làm gì? Nếu người ấy không phải là mẹ thì điều gì sẽ xảy ra với BH?
- Pt cảm nhận của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ?
- Có nhà văn nhận định NH là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích này, em hãy cm nhận định trên.
- Hãy nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích “ Trong lòng mẹ”?
-Em có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm mẹ con?
Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
-Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
NH viết văn trước CMT8. Ngòi bút của ông hướng về những người cùng khổ, nhất là phụ nữ và trẻ em
TP chính: Bỉ vỏ(1938), Những ngày thơ ấu(38), Trời xanh(60), Cửa biển, Núi rừng Yên Thế, Bước đường viết văn. NH được Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về vhngthuật năm 1996.
-è”đến chứ”: cuộc trò chuyện với ngừoi cô của bé Hồng.
- Cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con và cảm giác hp, vui sướng của BH.
- Bề ngoài tỏ ra dịu dàng, thân mật nhưng gương mặt rất kịch.
+ Cười, nói giọng ngọt ngào, xưng hô mày tao è tạo cảm giác gần gũi.
+ Lời nói mỉa mai mẹ BH, làm tổn thương tình cảm mẹ con nhằm gieo rắc hoài nghi để BH khinh miệt, ruồng rẫy mẹ
+Chà đạp lên vết thương lòng người khác; châm chọc, nhục mạ, săm soi, hành hạ BH.
- Cô hỏi ngọt nhạt è cúi đầu không đáp; từ chối cô, luôn nghĩ đến mẹ.
- Cô mỉa mai mẹ è nghe như sát muối vào lòng, đau đớn, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân.
- Nghe kể về mẹ è dồn dập oán hờn, kìm nén nỗi xót xa, căn ghét cổ tục phong kiến.
* Làm trò cười, thẹn và tủi nhục.
“Khác nào ảo ảnh dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” è xúc động mạnh khi đột ngột gặp lại mẹ.
- Mẹ xoa đầu hỏi è nhận được sự âu yếm vỗ về của người mẹ thì niềm vui sướng mới vỡ ra thành tiếng khóc.
- Có cảm giác ấm ấp mơn man khắp da thịt. Chú bồng bềnh trôi rong cảm giác sung sướng, ước ao mình bé lại.
* NH viết nhiều về pn và nhi đồng.
- Đây là những con người xuất hiện nhiều trong thế giới nv của ông. NH dành cho họ tấm lòng chan chứa yêu thương và trân trọng. Nhà văn diễn tả thấm thía nỗi cơ cực và tủi nhục mà họ gánh chịu. Ông cũng thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ.
- Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, là cội nguồn của các tình cảm khác. Nó là nguồn tình cảm, là chỗ dựa tinh thần lớn lao, vững chắc. Ta phải biết ơn cha mẹ, biết trân trọng tình cảm gia đình.
I Tìm hiểu chung:
1- Đọc- Giải từ khó:
2- Tác giả: Tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở Nam Định. Ông là nhà văn của những người cùng khổ; có sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
3- Văn bản:
a) Xuất xứ: Trích chương IV hồi kí “ Những ngày thơ ấu “ của NH.
b) Thể loại: Hồi kí (tự truyện).Là thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
c) Đại ý: Kể lại tình cảnh đáng thương và tình thương yêu mẹ sâu sắc của bé Hồng.
d) Bố cục : 2 phần
II. Đọc – Hiểu văn bản:
A- Nội dung:
1- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng:
- Bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực.
- Sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô.
- Nỗi cô đơn và niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng, bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô.
2- Nhân vật người cô:
- Đối xử với BH không thật lòng.
- Là người cay nghiệt thâm độc, luôn gây ra nỗi đau cho người khác.
3- Nhân vật bé Hồng:
a- Tình thương yêu mãnh liệt đối với mẹ:
- Lúc nào cũng nghĩ đến mẹ và thông cảm với mẹ.
- Không dao động, không suy giảm tình cảm kính yêu dành cho mẹ.
- Vô cùng đau đớn, phẫn uất khi nghe lời dèm pha, nhục mạ mẹ.
- Ghét những hủ tục phong kiến.
b- Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ:
- Chạy đuổi theo xe với cử chỉ vội vã, lập cập; bối rối gọi “Mợ ơi!”.
- Chân ríu lại, lên xe ngồi cạnh mẹ, òa lên khóc nức nở è dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tửi mà mãn nguyện …
- Cảm nhận mẹ vẫn tươi như ngày nào, ngây ngất sung sướng khi ở trong lòng mẹ … Ước ao mình nhỏ lại.
èCảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ..
B- Nghệ thuật:
-Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật. – C- Ý nghĩa văn bản: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
III- Tổng kết: Đoạn văn “TLM” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của NH, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
4- Luyện tập- củng cố:
- Tóm tắt vb : Chương IV có 2 phần. Phần 1 kể lại cuộc chuyện trò giữa người cô và BH ,. Dù cô tìm đủ mọi cách để H khinh miệt và ruờng rẫy mẹ mình, nhưng bé vẫn thông cảm và thương mẹ hơn. Em căm thù những cổ tục PK đã đày đọa mẹ. Phần 2 kể lại cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con vào một buổi chiều tan học. Đoạn văn đã diễn tả tinh tế và xúc động về niềm sung sướng hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng mẹ.
- Phát biểu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử được thể hiện trong bài này?
- Đọc lại một đoạn văn trong vb này và nêu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đv đó.
5- Dặn dò: - Học bài này.
- Viết đoạn văn( từ 5è 10 câu) ghi lại những ấn tượng, cảm nhận rõ nét nhất , nổi bật nhất của bản thân về người mẹ của mình.
- Soạn bài “ Tức nước, vỡ bờ “.
Tiết 7:
TRƯỜNG TỪ VỰNG
Ngày dạy:
I- Mục tiêu bài dạy : Giúp hs
1- Kiến thức: - Nắm đượckhái niệm trường từ vựng.
2- Tư tưởng- Tình cảm :
Có ý thức học để nắm vững kiến thức, giúp ích cho việc học văn, làm văn…
3- Rèn luyện kĩ năng:- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
- vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc-hiểu và tạo lập vb.
II- Phương tiện dạy – học : Bảng phụ.
III- Tiến trình tổ chức tiết dạy :
Kiểm tra bài cũ :
Giới thiệu bài mới:
Nhóm từ “quần zean, áo thun, áo dài, áo bà ba, quần tây” trong bài tập trên thuộc trường từ vựng “y phục”. Vậy thế nào là trường từ vựng, chúng ta cùng tìm hiểu.
Bài mới:
TG
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cơ bản
7’
10’
Hd hs thảo luận nhóm
- Các từ này có nét chung nào về nghĩa?
- Tập hợp các từ này tạo thành 1 ttvựng “ bộ phận cơ thể người”. è Thế nào là trường tv?
- Các ttvựng “mắt” có chứa những ttvựng nhỏ nào? è Từ đó em có nhận xét gì về ttvựng?
- Gọi hs đọc vd 2b.
- Xđ một số từ loại trong ttvựng “mắt”?
- Một từ có thể thuộc nhiều ttvựng khác nhau
File đính kèm:
- Giao An Ngu Van 8(10).doc