Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 155

A/ Mục tiêu cần đạt:

*Giúp hs:- Hiểu được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Rèn hs có kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng.

- Gdhs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B/ Các bước lên lớp:

Tiết 1 - Ổn định lớp học

 - Tiến trình dạy- học bài mới

 

doc218 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 155, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: Tiết 1 + 2 Ngày giảng: văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH A/ Mục tiêu cần đạt: *Giúp hs:- Hiểu được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Rèn hs có kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng. - Gdhs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại. B/ Các bước lên lớp: Tiết 1 - Ổn định lớp học - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản - Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu đoạn đầu. - Gv gọi hs đọc tiếp ? Theo em tại sao vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại sâu rộng? - Hstl-gvkl: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi trên thế giới, học nhiều thứ tiếng, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá của các nước phương Đông và phương Tây. Bác cũng đã làm nhiều nghề. Qua lao động bác học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc. ? Em hãy kể một vài nghề mà Bác đã làm khi bác ở nước ngoài? - Gv gợi ý để hs chỉ ra được các nghề mà Bác đã làm trong thời gian Bác ở nước ngoài. ? Theo em cách tiếp thu nền văn hoá thế giới của Bác ntn? - Hstl-Gvkl: Cách tiếp thu văn hoá của Bác có sự chọn lọc, Bác luôn học hỏi những điều tốt, có lợi để vận dụng vào cuộc sống thực tại của đất nước. Phê phán những hạn chế tiêu cực của họ. ? Theo em qua cách tiếp nhận đó em thấy nhân cách, lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh ntn? - Hstl-Gvkl: Cách tiếp nhận văn hoá trên thế giới của Bác là cách tiếp nhận những tinh hoa (cái đẹp) đã tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới và rất hiện đại. Tiết 2 ? Với cương vị là một chủ tịch nước, vị lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước ta, Bác Hồ đã có lối sống ntn? Em hãy tìm một số chi tiết nói về nơi ở, trang phục, ăn uống của Bác? -Hstl-Gvkl và ghi bảng: ? Em có nhận xét gì về lối sống đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh? - Hstl-gvkl: Lối sống của Bác không phải là lối sống khắc khổ tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn người. mà đây là cách sống có văn hoá đã trở thàmh một quan niệm thẩm mĩ. Cái đẹp đó là sự giản dị, tự nhiên. Nét đẹp ở lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất dân tộc, rất Việt Nam - Gv gọi hs đọc đoạn cuối của bài và cho hs phân tích hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm để làm nổi bật cuộc sống của các vị hiền triết thời xưa rất đạm bạc mà thanh cao. ? Theo em bài viết đã được tác giả sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào? - Hstl-Gvkl: Lê Anh Trà đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đối lập trong bài để diễn tả cuộc sống hết sức giản dị của một vị Chủ tịch, một nguyên thủ quốc gia. Tác giả cũng đã sử dụng giữa tự sự và bình luận, đan xen những lời kể và những lời bình rất tự nhiên. Tác giả cũng đã chọn lọc các chi tiết để đề cập đến sự tiếp thu văn hoá nhân loại, cách sống của Bác rất tiêu biểu. Đồng thời tác giả lại đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để kết hợp sự hài hoà, gần gủi giữa Bác và các vị hiền triết xưa. Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết. ? Em hãy nêu nhận xét chung của mình về nọi dung và nghệ thuật? - Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 8 Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập - Gv cho hs kể chuyện về chủ tịch hồ chí minh - Hs kể chuyện, gv nhận xét cách kể chuyện của hs I/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh là người đi nhiều nơi, tiếp thu với nhiều nền văn hoá trên thế giới. - Qua lao động bác hiểu được một cách sâu sắc. - Có sự chọn lọc trong tiếp thu ] Bác tiếp nhận những tinh hoa, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới và rất hiện đại. 2/ Lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chiếc nhà sàn nhỏ là nơi làm việc và cũng là nơi ở của Bác. - Vài ba bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép cao su. - Ăn rau muống luộc, cà ghém, cháo hoa... hết sức đạm bạc. ] Đó là lối sống hết sức giản dị, tự nhiên của Bác nhưng rất thanh cao và sang trọng. 3/ Nghệ thuật: - Nghệ thuật đối lập độc đáo giữa sự giản dị với một vị Chủ tịch vĩ đại. - Kết hợp tự sự với bình luận - Chọn lọc chi tiết đặc sắc. - Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm II/ Tổng kết: * Ghi nhớ: Sgk/ 8 III/ Luyện tập: - Thi kể chuyện Bác Hồ. C/ Củng cố: Gv khái quát lại toàn bộ nội dung bài học D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài phương châm hội thoại. Ngày soạn: Tiết 3 Ngày giảng: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A/ Mục tiêu cần đạt: *Giúp hs:- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Có ý thức sử dụng các phương châm này trong giao tiếp. - Nhận biết được các phương châm này trong các văn bản. B/ Các bước lên lớp: - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu gì về vẻ đẹp tronh phong cách Hồ Chí Minh? Em hãy kể một câu chuyện về Bác Hồ? (Đáp án tiết 1,2) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Tìm hiểu phương châm về lượng - Gv gọi hs đọc đoạn đối thoại ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu mà An cần hỏi không? Điều An cần biết là gì? - Hstl-gvkl: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là địa điểm học bơi. Chắng hạn: Bể bơi thành phố, sông, hồ hay ao... ? Cách nói của Ba có nội dung chưa? - Hstl-gvkl: Cách nói đó của Ba chưa có nội dung. ? Nếu là em em sẽ trả lời ntn? - Gv cho hs thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Gv nhận xét và hướng hs cách trả lời câu hỏi theo địa điểm. - Gv gọi hs đọc câu truyện cười ? Vì sao truyện lại gây cho em muốn cười? - Hstl-Gvkl: Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. ? Theo em thì chỉ cần trả lời thế nào là đủ? - Gv cho hs tự suy nghĩ và trả lời đúng với yêu cầu của câu hỏi. ? Qua đó em có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp? - Hstl-Gvkl: Khi nói cần phải có nội dung đúng với mục đích giao tiếp, không nên nói thừa, cũng không nên nói thiếu vì như thế sẽ gây khó hiểu cho người khác. ? Em hiểu thế nào là phương châm hội thoại về lượng? - Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/9 Bước 2: Tìm hiểu phương châm về chất. - Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk ? Truyện phê phán điều gì? Trong giao tiếp cần tránh điều gì? - Hstl-Gvkl: Truyện phê phán tính nói khoác, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. hoặc không có bằng chứng xác thực. ? Em hiểu thế nào là phương châm về chất? - Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 10. Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk Bài tập1: - Gv cho hs tự phân tích lỗi dùng trong giao tiếp. - Hs thực hiện- gvkl và ghi bảng: Bài tập 2: - Gv cho hs điền từ vào chỗ trống. - Gv nhận xét và ghi bảng: Bài tập 3: Xác định phương châm hội thoại không được tuân thủ trong câu chuyện. Bài tập 4: - Hs xác định kiểu phương châm hội thoại dùng trong các câu. - Gv nhận xét và kết luận ghi bảng: Ghi bảng I/ Phương châm về lượng Ví dụ: Sgk - Câu trả lời của Ba không đúng với nội dung mà An cần hỏi. Ví dụ: - Các nhân vật hỏi và trả lời nhiều hơn những gì cần nói. ] Trong giao tiếp cần nói đúng nội dung cuộc giao tiếp, không nên nói thừa hoặc thiếu về nội dung. * Ghi nhớ: sgk/ 9 II/ Phương châm về chất Ví dụ: Sgk - Nói điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực. * Ghi nhớ: sgk/ 10. III/ Luyện tập: Bài tập1:Phân tích lỗi dùng từ: a, Thừa cụm từ"nuôi ở nhà"vì từ "gia súc" đã hàm chứa điều đó. b, Tất cả loài chim đều có hai cánh vì thế nói đến "én" là nói đến chim cho nên cụm từ "hai cánh" là cụm từ thừa. Bài tập 2: Điền từ thích hợp a, Nói có sách, mách có chứng. b, Nói nhăng nói cuội. c, Nói trạng. d, Nói mò. e, Nói dối Bài tập 3: Câu nói"rồi có nuôi được không" người nói đã vi phạm phương châm về lượng Bài tập 4: Xác định các phương châm hội thoại trong các ý a, Phương châm về chất. b, Phương châm về lượng C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài Chuẩn bị bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 4 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ttrong văn bản thuyết minh để làm cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn. - Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - GDHS ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. B/ Các bước lên lớp. - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là phương châm hội thoại về lượng và về chất?( Đáp án tiết 3) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh ? Văn bản thuyết minh có những tính chất nào? - Hstl-Gvkl: Văn bản thuyết minh đòi hỏi phải có tính khách quan, xác thực, hữu ích. Trình bày phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. ? Thuyết minh để làm gì? - Hstl-Gvkl: Thuyết minh để cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích. ? Em hãy nêu các phương pháp thuyết minh thường dùng? - Hstl-Gvkl: Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, lịêt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại. Bước 2: Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Gv gọi hs đọc văn bản "Hạ Long đá và nước". ? Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: Tác giả thuyết minh sự kì lạ của Vịnh Hạ Long do đá và nước tạo nên, tức là thuyết minh vẻ đẹp hấp dẫn kì lạ của Hạ Long. ? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? - Hstl-Gvkl: Khác với các cách thuyết minh của các nhà văn khác. Nguyên Ngọc giới thiệu Hạ Long theo một phương diện ít ai nói tới. Có thể nói là một phát hiện của nhà văn, đá và nước nơi Hạ Long đã đem đến cho du khách những cảm giác thú vị. ? Theo em văn bản đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: Bài văn thuyết minh đã sử dụng nhiều phương pháp như giải thích, liệt kê... phương pháp liệt kê vẫn là cơ bản nhất. ? Để cho bài văn sinh động tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật nào khi thuyết minh? - Hstl-Gvkl: Trong bài văn này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tưởng tượng và liên tưởng. Tưởng tượng những cuộc dạo chơi, đúng hơn là khả năng dạo chơi (bài văn dùng nhiều lần từ "có thể" khơi gợi những cảm giác có thể có. Đồng thời tác giả dùng nghệ thuật nhân hoá để tả các loài đá (gọi chúng là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về) ? Cách sử dụng nghệ thuật ấy có tác dụng gì? - Hstl-Gvkl: Cách sử dụng các nghệ thuật ấy có tác dụng giới thiệu Vịnh Hạ Long không chỉ là đá mà là cả một thế giới sống có hồn. ? Em hãy cho biết các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng ntn? - Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk/ 13. Hđ3: Thực hiện phần luyện tập - Gv gọi hs đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh ? Em hãy xác định nghệ thuật sử dụng trong bài văn? - Gv cho hs thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Gv nhận xét và ghi bảng: Ghi bảng I/ Ôn tập văn bản thuyết minh. II/ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: Ví dụ: Hạ Long đá và nước - Sự kì lạ của Hạ Long là do đá và nước tạo nên. - Đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách một cảm giác thú vị. " Thuyết minh bằng phương pháp liệt kê. ] Sử dụng nghệ thuật liên tưởng, tưởng tượng và nhất là nhân hoá. * Ghi nhớ: sgk/ 13. III/ Luyện tập: Văn bản: Ngọc Hoàng xử tội Ruồi Xanh " Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá dưới dạng đối thoại. C/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài luyện tập. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH. A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Biết cách lập dàn ý chi tiết và viết được phần mở bài đúng yêu cầu của văn bản thuyết minh. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? (Đáp án tiết 4) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện nội dung bài học. Bước1: Gv cho hs thảo luận nhóm - Gv gọi hs đọc lại các đề bài trong sgk. - Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các đề bài trong sgk. - Nhóm 1, 2 : Thuyết minh về cái quạt - Nhóm 3, 4: Thuyết minh về cái bút. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Gv nhận xét và hướng các em tìm ra đặc điểm, tính chất, nguồn gốc và công dụng của các vật đó. Đồng thời gợi ý để hs sử dụng được các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá. Bước 2: Gv cho hs lập dàn bài. - Gv cho các nhóm lập dàn bài theo đề thảo luận. - Gv nhận xét và ghi ý cơ bản lên bảng: Bước 3: - Gv cho hs viết phần mở bài - Gv nhận xét bài viết của hs. Ghi bảng I/ Lập dàn bài 1, Thuyết minh về cái quạt - Quạt có nguồn gốc như thế nào?(có từ lâu đời) - Quạt có đặc điểm ra sao?(tuỳ theo từng loại để giới thiệu) - Tác dụng của quạt dùng để làm gì? ( Chủ yếu là để quạt mát) - Có những loại quạt nào?(quạt bàn, quạt tường, quạt giấy, quạt mo, quạt kéo...) 2, Thuyết minh về cái bút - Bút có từ khi nào? ( từ lâu, khi con người biết viết chữ) - Bút dùng để làm gì?( để viết, vẻ, tẩy...) - Có những loại bút nào mà em biết? (bút mực, bút bi, bút chì, bút tẩy...) - Bút có tầm quan trọng ntn? C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 2 Tiết 6,7 Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (G. G. Mác két) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn cầu, đe doạ sự sống của nhân loại. Nhiệm vụ toàn thể của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu tính thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Rèn kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng. - GDHS thái độ yêu quý và biết bảo vệ nền hoà bình của nhân loại. B/ Các bước lên lớp Tiết 6 - Ổn định lớp học - Kiểm tra bìa cũ: ? Em hãy phân tích phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống và văn hoá nhân loại? (Đáp án tiết 1,2) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Gv gọi hs đọc chú thích* trong sgk ? Em hiểu gì về nhà văn G.G Mác két và xuất xứ của bài vặn này? - Hstl-Gvkl: G.G Mác két là nhà văn Cô- lôm- bi- a (1928), người đã được nhận giải thưởng Nô- ben về văn học. Bài văn là tác phẩm tham luận trong cuộc họp các nguyên thủ quốc gia của các nước ấn Độ, Mê- hi- cô, Thuỵ Điển, Ác- hen- ti- na, Hi Lạp... về chấm dứt chạy đua vũ trang, chiến tranh vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và thế giới hoà bình. Bước 2: Gv hướng dẫn hs đọc và hiểu văn bản - Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp đến hết bài ? Theo em văn bản đã nêu lên những luận điểm và luận cứ ntn? - Hstl-Gvkl: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể nhân loại và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách cho toàn thể nhân loại ? Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đã được tác giả đề cập đến trong phần đầu của văn bản ntn? - Hstl- Gvkl: Tác giả đã nêu lên bằng những sự việc xác định cụ thể về thời gian, só liệu cụ thể về đầu đạn hạt nhân. tác giả đã khẳng định:"nói nôm na, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ em đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nỏ. Tất cả chỗ đó sẽ nỏ tung lên và làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười bốn lần" ? Chiến tranh hạt nhân có thể tàn phá những gì? - Hstl-Gvkl: Sự tàn phá của kho vũ khí hạt nhân có sức tàn phá khủng khiếp, kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời. ? Em có nhận xét gì về các luận điểm trong đoạn này? - Hstl-Gvkl: Cách vào đề trực tiếp và bằng các chứng cứ xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. Tiết 7 ? Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã ảnh hưởng ntn đến sự phát triển của thế giới? - Gv cho hs đọc đoạn từ năm 1981 đến thế giới. - Gv cho hs lần lượt nêu những so sánh về y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm, để thấy được sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang. - Gvkl: Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng với sức thuyết phục cao trong nhiều lĩnh vực của xã hội để chứng minh cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhânđã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiệnđể cải thiện đời sống con người, nhất là đối với các nước nghèo. ? Với cách phê phán đó ta thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? - Hstl-Gvkl: Đó là cách lập luận hết sức đơn giản nhưng lại có sức thuyết phục cao không thể bác bỏ được. ? Vì sao chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lai lí trí tự nhiên"? Em hiểu gì về lời cảnh báo đó? - Hstl-Gvkl: Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu diệt mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy nó phản lại sự tiến hoá, phản lại lí trí tự nhiên. Với cách đưa ra những dẫn chứng từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên, một quá trình được tính từ hàng triệu năm "từ khi mới nhen nhúm... để làm đẹp mà thôi". Từ đó để thấy được chiến tranh hạt nhân là sự phản tự nhiên. ? Trước hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã có cách nói ntn để đấu tranh bảo vệ hoà bình? Em hãy chỉ ra các chi tiết đó? - Hstl-Gvkl: Trước hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã nói"chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hoà bình". Kết thúc lời kêu gọi tác giả đã có một đề nghị"cần lập một nhà băng lưu trữ trí nhớ". ? Em hiểu gì về tiêu đề của văn bản"đấu tranh cho một thế giới hoà bình"? - Gv cho hs thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả và gvkl. Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết ? Qua văn bản em hiểu gì về nội dung và nghệ thuật của bài? - Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 21. Hđ4: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk - Gv cho hs phát biểu cảm nghĩ về đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Gv nhận xét. Ghi bảng: I/ Sơ lược tác giả, tác phẩm (Chú thích* sgk) II/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân - Thời gian: 8.8.1886. - Số liệu: hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân - Ảnh hưởng: Một người với bốn tấn thuốc nổ (không kể trẻ em) - Nguy cơ: Nổ tung cả hành tinh. ]Tính chất thực hiện và sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân. " Cách vào đề trực tiếp với những dẫn chứng xác thực 2/ Ảnh hưởng của cuộc chạy đua vũ trang. - Y tế: 10 chiếc tàu= 14 năm phòng bệnh cho hơn một tỉ người. - Giáo dục: Hai chiếc tàu ngầm hạt nhân đủ xoá mù cho toàn thế giới. - Tiếp tế thực phẩm: 27 tên lửa MX dủ trả tiền công cụ cần thiết cho các nước nghèo. " so sánh ] Đó là một sự tốn kém làm mất đi khả năng để con người sống tốt đẹp hơn. " lập luận đơn giản, có sức thuyết phục cao. 3/ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại mọi quy luật - Chiến tranh hạt nhân tiêu diệt nhân loại, tiêu diệt mọi sự sống trên trái đất. ] Hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân được nhận thức sâu sắc ở tính chất phản tự nhiên. 4/ Nhiệm vụ: - Đem tiếng nói đòi một thế giới không có vũ khí hạt nhân. - Chống lại vũ khí hạt nhân đến cùng. ] Nhiệm vụ của toàn nhân loại. III/ Tổng kết: * Ghi nhớ: sgk/ 21 IV/ Luyện tập Phát biểu cảm nghĩ C/ Củng cố: Gv khái quát lại nội dung bài học D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài các phương châm hội thoại (tiếp) ________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 8: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI. A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự - Rèn kĩ năng nhận biết các phương châm này trong văn bản và trong giao tiếp. - GDHS ý thức sử dụng tốt các phương châm này một cách phù hợp B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản đấu tranh cho một thế giới hoà bình có ý nghĩa ntn? (Đáp án tiết 6, 7) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Tìm hiểu phương châm quan hệ. - Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk ? Ông nói gà, bà nói vịt có nghĩa ntn? - Hstl-Gvkl: Có nghĩa trong giao tiếp mọi người không hiểu ý nhau, mỗi người hiểu theo những cách khác nhau, không ăn ý. ? Trong giao tiếp xuất hiện tình huống đó thì điều gì sẽ xảy ra? - Hstl-Gvkl: Vì không hiểu ý nhau nên cuộc giao tiếp sẽ khó khăn và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn. ? Vậy khi giao tiếp cần phải chú ý điều gì? - Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/21. Bước 2: Tìm hiểu về phương châm cách thức: - Gv gọi hs đọc hai câu thành ngữ trong sgk ? Em hiểu hai câu thành ngữ đó nói lên điều gì? - Hstl-Gvkl: Đó là cách nói rườm rà, ấp úng không rõ ràng. ? Vậy những cách nói đó có ảnh hưởng gì đến giao tiếp không? - Hstl-Gvkl: Cách nói đó sẽ làm cho người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung truyền đạt, sẽ làm cho cuộc giao tiếp đạt kết quả thấp. ? Em nhận ra điều gì trong giao tiếp? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: - Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 22 Bước 3: Tìm hiểu phương châm lịch sự - Gv gọi hs đọc câu chuyện trong sgk ? Qua câu chuyện em nhận ra điều gì ở cậu bé và người ăn xin? - Hstl-Gvkl: Cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh người ăn xin mà vẫn có thái độ, lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Ngược lại người ăn xin cũng rất khiêm nhường với cậu bé mặc dù ông không nhận được vật chất từ cậu bé đó. ? Em có nhận xét gì về cách cư xử của hai người này? - Gv cho hs thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày- gv nhận xét và kết luận: Cả hai đều không có tiền bạc, của cải gì mà cả hai đã nhận được tình cảm mà họ dành cho nhau. Đặc biệt là tình cảm của cậu bé với người ăn xin. ? Em có thể rút ra điều gì từ câu chuyện này? - Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 23. Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập Bài tập1: - Gv cho hs nhận biết ý nghĩa của câu ca dao. - Gv nhận xét và ghi bảng: Bài tập 2: Xác định phương châm hội thoại trong trường hợp sử dụng của các biện pháp tu từ. Bài tập 3: Gv gọi hs lên bảng trình bày Bài tập 4: - Gv cho hs tìm hiểu và giải thích các kiểu nói Ghi bảng I/ Phương châm quan hệ Ví dụ: Sgk " Không hiểu ý nhau. * ghi nhớ: sgk/ 21 II/ Phương châm cách thức Ví dụ: Sgk " Nói rườm rà, lúng túng. ] Cần diễn đạt rõ ràng, đúng nội dung. * Ghi nhớ: sgk/ 22 III/ Phương châm lịch sự: Ví dụ: Sgk - Thái độ lịch sự, nhã nhặn của hai người. * Ghi nhớ: sgk/ 23. IV/ Luyện tập: Bài tập1: Nhận biết ý nghĩa của câu ca dao Những câu ca dao, tục ngữ đó khẳng định vai trò ngôn ngữ trong đời sống và khuyên chúng ta trong giao tiếp phải dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn. Ví dụ: -Chim khôn kêu tiếng rãnh rang/ Người khôn nói tiếng nhẹ nhàng dễ nghe. - Một câu nhịn, chín điều lành. Bài tập 2: Xác định phương châm hội thoại. Phép tu từ nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại lịch sự. Bài tập 3: Điền từ vào chỗ trống. a, Nói mát. b, Nói hớt. c, Nói móc. d, Nói leo. e, Nói ra đầu ra đũa. Bài tập 4: Giải thích các kiểu nói: a, Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng đề tài mà hai người đang trao đổi" Tuân thủ phương châm quan hệ. b, Người đó muốn nói một điều mà sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại, nên nói như vậy để giảm nhẹ ảnh hưởng " Tuân thủ phương châm lịch sự. c, Báo cho người đối thoại biết là họ đã tuân thủ phương châm lịch sự, phải chấm dứt cách đối thoại đó ngay. C/ Củng cố: Nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 9 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nhận biết yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. - Để bài văn thuyết minh được hay và hấp dẫn thì cần sử dụng yếu tố miêu tả. - Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. B/ Các bước lên lớp: - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh? (Đáp án tiết 4) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học. - Gv gọi hs đọc văn bản "cây chuối trong đời sống Việt Nam" ? Em hãy giải thích nhan đề đó? - Hstl-Gvk

File đính kèm:

  • docNgu van9.doc
Giáo án liên quan