Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)

I. Mục tiêu bài dạy

 - Giúp HS nắm đươc hiện tư¬ợng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lư¬ợng từ ngữ nhờ:

 + Tạo thêm từ ngữ mới.

 + M¬ượn từ ngữ của tiến nước ngoài.

II. Chuẩn bị:

 1. GV : Nghiên cứu, soạn giáo án.

 2. HS : Học bài cũ, làm bài tập, đọc tr¬ước bài mới

III. Tiến trình lên lớp

 1. ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 23/9/2013 Dạy: 26/9/2013 TIẾT 25. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( Tiếp) I. Mục tiêu bài dạy - Giúp HS nắm đươc hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: + Tạo thêm từ ngữ mới. + Mượn từ ngữ của tiến nước ngoài. II. Chuẩn bị: 1. GV : Nghiên cứu, soạn giáo án. 2. HS : Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới III. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động Nội dung GV: gợi dẫn để HS mở rộng vốn từ theo hai mẫu. -Mẫu x + y ( x, y là các từ nghép) Nhiều HS tìm, HS nhận xét. - Mẫu x + tặc ( x là từ đơn). GV chỉ đinh HS đọc ghi nhớ. HS đọc mục II.1. GV: xác định các từ Hán Việt. đã dùng trong hai đoạn trích a, b? GV: Tìm các từ biểu thị các khái niệm ? GV chỉ định HS đọc ghi nhớ. HS đọc, xác định yêu cầu. HS làm ra giấy nháp, 2 HS lên bảng trình bày. HS đọc, xác đinh yêu cầu. HS tìm va giải nghĩa. GV nhận xét, đánh giá. GV : HS trao đổi thảo luận. GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. GV: Kết luận. GV đưa ra một số VD: xe gắn máy. I.Tạo từ ngữ mới 1.ví dụ 2. Nhận xét -Mẫu x + y ( x, y là các từ nghép) + Điện thoại di đông: ĐT vô tuyến, có kích cỡ nhỏ, có thể mang theo ngời, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. + Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tg, quyền phát minh, sáng chế. + Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. + Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi. - Mẫu x + tặc ( x là từ đơn). - Không tặc: những kẻ chuyên cướp trên máy bay. - Hải tặc: Những kẻ chuyên cướp trên tàu biển. - Lâm tặc: Những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng. - Tin tặc: những kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác dể khai thác hoặc phá hoại. - Gian tặc: những kẻ gian manh, trộm cắp. - Gia tặc: kẻ cắp trong nhà. - Nghịch tặc: kẻ phản bội, làm giặc. 3. Kết luận: *Ghi nhớ1 II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 1. Ví dụ 2. Nhận xét + Các từ Hán Việt: a. thanh niên, lễ, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. b. bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. + Các từ biểu thị các khái niệm: a. AIDS ( ết) b. Ma - két - tinh. Những từ này mượn của tiếng Anh. 3. Kết luận: *Ghi nhớ 2 II. Luyện tập: Bài tập 1: a, x + trường. b, x + tập c, x + học. d, x + hoá e, x + điện tử. g, văn + x . h, cười + x. Bài tập 2: Tìm 5 từ mới đựơc dùng gần đây và giải nghĩa: + Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khéo léo trong việc thực hiện thao tác lao động hoặc một thao tác kĩ thuật nhất định + Cầu truyền hình. + Cơm bụi. + Công nghệ cao. + Công viên nước. + Đa dạng sinh học. + Thương hiệu. Bài tập 3: - Từ mượn của tiến Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ. - Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra đi ô, cà phê, ca nô. Bài tập 4: a, Các cách thức phát triển từ vựng: + Bổ sung nghĩa cho những từ ngữ đó. VD + Tăng về số lượng từ ngữ. - Tạo từ ngữ mới. VD - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. b, Thảo luận: - Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Thế giới tự nhiên và xã hội quanh ta luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ. 4. Củng cố:- HS đọc lại 2 mục ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học bài: - Học bài, làm bài tập. - Soan bài Truyện Kiều của Nguyễn Du =========================================================== Ngày soạn: 23/9/2013 Ngày dạy: 26/9/2013 Tiết 26: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức : Học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. Nội dung cốt truyện cũng như giá trị tư tưởng, nghệ thuật của truyện Kiều. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, tóm tắt văn bản . 3. Giáo dục : Giáo dục tinh thần nhân văn nhân đạo của tác phẩm. II. Chuẩn bị : 1.GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài,văn bản truyện Kiều. 2. HS : Đọc, soạn bài bài. III. Tiến trình lên lớp . 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới : GV giới thiệu: Hoạt động của thày và trò nội dung bài học GV : Dựa vào văn bản SGK và sự chuẩn bị ở nhà, em hãy giới thiệu những nét chính về tên tuổi, quê quán, thời đai, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ? GV : HS lần lượt trình bày GV: Thuyết trình, bổ sung, kết luận. Khi nào ngàn Hống hết cây. Sông Rum hết nước họ này hết quan. GV : Em hãy nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ? GV : Điều này ảnh hưởng như thế nào đối với tư tưởng sáng tác của nhà thơ ? GV : Hãy giới thiệu những Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du ? GV : Hãy cho biết Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều như thế nào ? Tác phẩm có nguồn gốc từ đâu? GV : Tác phẩm được viết theo thể loại nào ? GV : Dựa vào văn bản SGK em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản ? GV : HS trình bày. GV : Nhận xét. GV : Hãy tóm tắt giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. GV : Giá tri hiện thực được thể hiện như thế nào ? GV:Giá trị nhân đạo của Tác phẩm được thể hiện ra sao ? GV : Phân tích. GV : Hãy chỉ ra những thành công trong nghệ thuật truyện Kiều ? GV : Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau. GV: Kết luận. I. Tác gia Nguyễn Du. 1. Tên tự - Nguyễn Du ( 1765-1820 ) - tên chữ Tố Như hiệu Thanh Hiên. Quê làng Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh. 2. Thời đại - Nguyễn Du sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khi xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng. - Phong trào k/n của nông dân nổ ra liên tục, đỉnh cao là k/n Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Lê- Trịnh, đánh tan 20 vạn quân Thanh. 3. Cuộc đời và sự nghiệp - Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc nhiêu đời làm quan và có truyền thống văn học. - Từng làm quan dưới triều Nguyễn. Năm 1820 lâm bệnh và qua đời ở Huế. - Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn: “ Con mắt trông khắp sáu cõi, tấm lòng nghĩ cả nghìn đời”. * Tác phẩm chính - Chữ Hán : các tập thơ Thanh Hiên Thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. - Chữ Nôm : Truyện Kiều, Văn chiêu hồn. II. Tác phẩm Truyện Kiều . 1. Nguồn gốc. - Dựa theo cốt truyện của tiểu thuết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh). - Thể loại :Truyện thơ nôm, bao gồm 3254 câu thơ lục bát. 2. Tóm tắt. (SGK ) . a. Gặp gỡ và đính ước: b. Gia biến và lưu lạc: c. Đoàn tụ: 3. Giá trị truyện Kiều. a. Giá trị nội dung *Giá trị hiện thực. - Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời. - Số phận của người phụ nữ tài hoa bất hạnh. * Giá trị nhân đạo. - Lên án chế độ xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, trà đạp lên quyền sống của người dân. - Cảm thông, chia sẻ trước những cuộc đời bất hạnh. - Ngợi ca, khẳng định tài năng phẩm hạnh của con người ( đặc biệt là người phụ nữ). b. Giá trị nghệ thuật. - Tài năng miêu tả, khắc hoạ chân dung nhân vật. - Ngòi bút miêu tả diễn biế tâm lí nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.Tạo nên nhân vật điển hình trong văn học. - Ngôn ngữ : Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc điêu luyện, góp phần làm giầu ngôn ngữ dân tộc. 4. Củng cố GV : Tìm những câu thơ thể hiện các nội dung sau : - Hiện thực, tố cáo . - Chân dung nhân vật. 5. Hướng dẫn học bài - HS học thuộc ghi nhớ SGK. - Đọc soạn văn bản : Chị em Thuý Kiều- Nguyễn Du. ========================================================== Ngày soạn :22/9/2013 Ngày dạy :28/9/2013 TIẾT 27 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1. I. Mục tiêu bài dạy - Giúp h/s nắm được giá trị Truyên Kiều. - Ôn tập và củng cố + Kiểu bài văn thuyết minh . + Biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả. II. Chuẩn bị: 1.Gv: chấm bài, đánh giá kết quả. 2.Hs: Xem lại bài kiểm tra, xác định, sửa các lỗi. III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động của thày và trò nội dung bài học Hs nhắc lại đề bài ? Đối với đề bài này mở bài cần trình bày như thế nào? ? Thân bài cần trình bày những ý nào? ? Em sẽ vận dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả ntn trong bài? ? Kết bài cần khẳng định điều gì? Gv: nhận xét hs thông qua chấm bài Hs: Lắng nghe và sửa chữa, rút kinh nghiệm. Gv: cùng hs chữa các lỗi sai cơ bản Gv: trả bài, gọi điểm. I. Đề bài Thuyết minh về cây lúa Việt Nam II. Dàn bài 1. Mở bài :Giới thiệu khái quát về cây lúa. 2. Thân bài : - Miêu tả cây lúa : hình dáng, đặc điểm của cấc quá trình cây lúa phát triển. - Phân loại cây lúa... - Giới thiệu giá trị của cây lúa đối với con người. + Giá trị kinh tế : xuất khẩu, nuôi sống con người... + Giá trị văn hoá tinh thân : Hình ảnh cây lúa đi vào thơ ca, ca dao... 3. Kết bài : Thể hiện tình cảm của người viết đối với cây lúa. III. Nhận xét : 1. Ưu điểm : - Nắm đúng thể loại, phần lớn các em đã cung cấp được đầy đủ các kiến thức khách quan, các em đã biết vận dụng các phương pháp làm bài. 2. Nhược điểm - Nhiều em chưa biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Quang, Vịnh... - Một số bài viết nội dung còn sơ sài, chữ viết bẩn xấu: Chiêu, Hiên... IV. Chữa lỗi - Lỗi về bố cục : chưa thụt vào đầu dòng và viết hoa chữ cái đầu. - Lỗi chính tả: Dễ- rễ, sinh trưởng- sinh chưởng... - Câu lủng củng, tối nghĩa: Sau bao tháng ngày mệt nhọc thì cây lúa cũng chín. V. Trả bài,gọi điểm 4. Củng cố:- Nhấn mạnh việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 5. Hướng dẫn học bài:- HS đọc soạn văn bản : Chi em Thúy Kiều

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 6 nam 20132014.doc