I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : Học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. Nội dung cốt truyện cụng như giá trị tư tưởng, nghệ thuật của truyện Kiều.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, tóm tắt văn bản .
3. Giáo dục : Giáo dục tinh thần nhân văn nhân đạo của tác phẩm.
II-TRỌNG TÂM :Tóm tắt TP, Giá trị ND-NT
II. CHUẨN BỊ :
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, văn bản truyện Kiều.
2. Trò : Đọc, soạn bài bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 26, 27, 28 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 14-9-2012
ND: 9-2012
TIẾT 26 VĂN BẢN: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : Học sinh nắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. Nội dung cốt truyện cụng như giá trị tư tưởng, nghệ thuật của truyện Kiều.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, tóm tắt văn bản .
3. Giáo dục : Giáo dục tinh thần nhân văn nhân đạo của tác phẩm.
II-TRỌNG TÂM :Tóm tắt TP, Giá trị ND-NT
II. CHUẨN BỊ :
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, văn bản truyện Kiều.
2. Trò : Đọc, soạn bài bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
A. Kiểm tra: ( 5 phút ). Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung trong tp Hoàng Lê nhất thống chí
C. Bài mới :
1/GV giới thiệu: ( 1’) Đã mấy trăm năm đi qua nhưng có những TP vẫn bất tử với thời gian. Đó là Truyện Kiều của Nguyễn Du…
2/Nội dung
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
8’
2’
10’
7’
7’
HĐ1
GV : Dựa vào văn bản SGK và sự chuẩn bị ở nhà, em hãy giới thiệu những nét chính về tên tuổi, quê quán, thời đai, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ?
GV : HS lần lượt trình bầy
GV: Thuyết trình, bổ sung, kết luận.
GV : Em hãy nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ?
GV : Điều này ảnh hưởng như thế nào đối với tư tưởng sáng tác của nhà thơ ?
GV : Hãy giới thiệu những Tác phẩm tiêu biẻu của Nguyễn Du ?
HĐ2
GV : Hãy cho biết Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều như thế nào ? Tác phẩm có nguồn gốc từ đâu?
GV : Tác phẩm được viết theo thể loại nào ?
GV : Dựa vào văn bản SGK em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản ?
GV : HS trình bày.
GV : Nhận xét.
GV : Hãy tóm tắt giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.
GV : Giá tri hiện thực được thể hiện như thế nào ?
GV : Giá trị nhân đạo của Tác phẩm được thể hiện ra sao ?
GV : Phân tích.
GV : Hãy chỉ ra những thành công trong nghệ thuật truyện Kiều ?
GV : HS trao đổi thảo luận.
GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận.
I.Nguyễn Du
1.Tiểu sử
- Nguyễn Du ( 1765-1820 ) hiệu Tố Như- Thanh Hiên. làng Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng : Khi nào ngàn Hống hết cây.
Sông Rum hết nước họ này hết quan.
- Nguỵễn Du sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khi xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng. Phong tràoTây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Lê- Trịnh, đánh tan 20 vạn quân Thanh.
- 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ.
- Ông từng đứng lên chống lại Tây Sơn nhưng không thành à gần gũi với cuộc sống của nhân dân
- Từng làm quan dưới triều Nguyễn. Năm 1820 lâm bệnh và qua đời ở Huế.
à Một con người có tấm lòng nhân ái bao la : “ Con mắt trông khắp sáu cõi, tấm lòng nghĩ cả nghìn đời”.
2. Tác phẩm.
- Chữ Hán : các tập thơ Thanh Hiên Thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.
- Chữ Nôm : Truyện Kiều, văn chiêu hồn.
II. Truyện Kiều .
1. Nguồn gốc.
- Dựa theo cốt truyện của tiểu thuết KIm Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh).
- Thể loại ;Truyện thơ, bao gồm 3254 câu thơ lục bát.
2. Tóm tắt. (SGK ) .
a. Gặp gỡ và đính ước:
- Thân thế và tài sắc của chị em Thuý Kiều;
- Cảnh chơi hội đạp thanh và gặp gỡ Kim Trọng;
- Kiều –Kim chủ động đính ước vầ thề nguyền;
- Kim Trọng về liêu Dương hộ tang chú.
b. Gia biến và lưu lạc:
- Gia đình Kiều bị oan, Kiều quyết định bán mình chuộc cha và em;
- Kiều theo MGS đến Lâm Tri, biết mình bị lừa, rút dao tự tử;
- Kiều ở lầu Ngưng Bích, mắc lừa Sở Khanh, buộc phải làm kĩ nữ;
- Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh nhưng lại bị hoạn Thư hành hạ;
Kiều tu tại Quan Âm các trong vườn nhà Hoạn Thư rồi bỏ trốn đến nương nhờ am Chiêu ẩn của vãi Giác Duyên;
Kiều lại rơi vào lầu xanh cua Bạc Bà ở Châu Thai;
- Kiều được Từ Hải cứu, lấy làm vợ;
- Từ Hải nổi dậy chống triều đình, 5 năm thành công lớn, giúp kiều báo ân báo oán nhưng lại bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến và bị giết;
- Kiều bị làm nhục, nhảy xuống sông tự tửnhưng lại được Giác Duyên cứu và nương nhờ cửa Phật lần thứ hai.
c. Đoàn tụ:
- Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, biết tin dữ, vô cùng đau đớn, theo lời dặn, chàng kết hôn với Thuý Vân nhưng vân không Nguôi nhớ Thuý Kiều.
- Chàng cất công đi tìm Thuý Kiều, tình cờ gặp vãi Giác Duyên nên Kim Kiều mới gặp lại nhau.
- Chiều ý mọi người trong gia đình, Kiều nối lại duyên xưa với Kim Trọng, nhưng cả hai cùng quyết định đổi tình vợ chồng thành tình bè bạn.
3. Giá trị nội dung tư tưởng truyện Kiều.
* Giá trị hiện thực.
- Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời.
- Số phận của người phụ nữ tài hoa bất hạnh.
* Giá trị nhân đạo.
- Lên án chế độ xã hội phong kiến .
- Thái độ cảm thông chia sẻ trước những cuộc đơi bất hạnh.
- Ngợi ca, khẳng định tài năng phẩm hạnh của con người.
4. Giá trị nghệ thuật.
- Tài năng miêu tả, khắc hoạ chân dung nhân vật chính diện cũng như phản diện, ngòi bút miêu tả diễn biế tâm lí nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc.Tạo nên nhân vật điển hình trong văn học.
- Ngôn ngữ : Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc điêu luyện, góp phần làm giầu ngôn ngữ dân tộc.
C. CỦNG CỐ: (4’)
GV : Tìm những câu thơ thể hiện các nội dung sau :
- Hiện thực, tố cáo .
- Chân dung nhân vật.
GV : HS trao đổi thảo luận.
GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận.
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: (1’)
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đọc soạn văn bản : Chị em Thuý Kiều- Nguyễn Du.
=========================
NS: 15-9-2012
ND: 9-2012
TIẾT 27. VĂN BẢN CHỊ EM THUÝ KIỀU
(TRÍCH TRUYỆN KIỀU) - NGUYỄN DU .
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều và Thuý vân qua ngòi bút thiện tài Nguyễn Du?
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích đoạn trích.
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm thẩm mĩ.
II.TRỌNG TÂM : Vẻ đẹp của Thúy Kiều
III. CHUẨN BỊ :
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ, bức tranh chân dung hai chị em Thuý Kiều.
2. Trò : Đọc soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
A. Kiểm tra: ( 5 phút ).
Hãy trình bầy giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật truyện Kiều ?
B. Bài mới : GV giới thiệu:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
2’
10’
20’
3’
HĐ1
GV : Hãy cho biết đoạn trích thuộc phần nào của truyện Kiều.
GV : Trăm năm trong cõi người ta
.................nối dòng nho gia.
GV : Đọc trên màn hình máy chiếu. Chú ý nhấn mạnh các tính từ miêu tả.
GV : Nội dung chính của đoạn trích ?
GV : Hãy cho biết đoạn trích trên được chia làm mấy phần, xác định nội dung và giới hạn của từng phần.
GV : HS đọc 4 câu đầu và cho biết nội dung chính của 4 câu thơ vừa đọc ?
GV : Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.?
GV : Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật đó ?
GV : Bằng lời văn của mình, em hãy dựng lại nội dung của 4 câu thơ đầu.
GV : HS trình bầy.
GV : Nhận xét.
GV : HS đọc 4 câu thơ tiếp và cho biết nội dung chính ?
GV : Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung Thuý Vân ?
GV : Thủ pháp nghệ thuật gì được Nguyễn Du sử dụng ?
GV : Nụ cười , giọng nói, làn da, nước tóc của nàng được tác giả miêu tả như thế nào ?
GV : Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
GV : Thót cuãng có nghĩa là nói nhưng nói ít. Người xưa có câu : Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe à Đã lột tả được nét đẹp đoan trang duyên dáng của nhân vật.
GV : Nhận xét vẻ đẹp chung của Thuý Vân ?
GV : Với vẻ đẹp như vậy, Nguyễn Du đã ngầm dự báo cuộc đời nàng như thế nào ?
GV : HS đọc 12 câu tiếp. Nội dung chính của các câu thơ trên?
GV : Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau?
GV : HS trao đổi thảo luận.
GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận.
GV : Vẻ đẹp của Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào ? Hãy tìm những từ ngữ miêu tả ?
GV : Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ? Ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật đó ?
GV : Tác giả tập trung giới thiệu tài năng gì của Thuý Kiều ? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng và ý nghĩa của nó ?
GV : Nhận xét chung về chân dung Thuý Kiều ?
GV : Vẻ đẹp, tài năng của Thuý Kiều đã nói lên cuộc đời nàng như thế nào ?
GV : Qua tìm hiểu đoạn trích, em cho biết ý nghĩa nội dung ?
GV : Chỉ ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
I. Vị trí đoạn trích.
- Đoạn trích thuộc phần đầu : Gặp gỡ và đính ước ”.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản .
1. Đọc.
2.Đại ý
3. Bố cục : 3 phần .
- P1: 4 câu đầu à Giới thiệu khái quát bức chân dung hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân.
- P2 : 4 câu tiếp à Chân dung Thuý Vân.
- P3 : 12 câu tiếp à Chân dung Thuý Kiều.
P4. 4 câu cuối à Cuộc sống hiện tại của hai chị em.
4. Tìm hiểu chi tiết.
a. Vẻ đẹp chung của hai chị em.
- Mai cốt cách
- Tuyết tinh thần
à Nghệ thuật ẩn dụ à Dáng hình thanh tú như mai, tâm hồn trắng trong như tuyết.
b. Chân dung Thuý Vân.
- Trang trọng à Đoan trang.
- Khuôn trăng .
- Nét ngài.
à Nghệ thuật ẩn dụ ước lệ tượng trưng àKhuôn mặt nằng sáng đẹp như trăng rằm. Nét người đầy đặn phúc hậu.
- Hoa cười.
- Ngọc thốt.
- Mây thua.
- Tuyết nhường.
à Ẩn dụ kết hợp nhân hóa
à Vẻ đẹp đoan trang duyên dáng.
è Dự báo cuộc đời êm ấm hạnh phúc.
c. Chân dung Thuý Kiều.
- Nghệ thuật : đòn bẩy à Vẻ đẹp của Thuý Vân làm nền tôn thêm vẻ đẹp của Thuý Kiều.
- Càng sắc sảo, mặn mà.
- Tài sắc - phần hơn.
- Làn thu thuỷ.
- Nét xuân sơn.
à Nghệ thuật ẩn dụ à Vẻ đẹp tổng thể từ dung nhan đến tâm hồn.
- Hoa nghen.
- Liễu hờn.
à Ẩn dụ, nhân hoá khẳng định vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho thiên nhiên phải ghen phải hờn.
- Tài : cầm, kì, thi, hoạ.
à Mẫu người hoàn hảo à Dự báo cuộc đời bất hạnh .
* Cuộc sống êm đềm, nề nếp gia phong.
5. Tổng kết.
1. Nội dung :
- Khẳng định, ngợi ca tài sắc của hai chị em Thuý Vân và Thuý Kiều.
- Dự báo cuộc đời của hai nhân vật.
2. Nghệ thuật.
- Ngòi bút miêu tả chân dung nhân vật.
Sử dụng tục ngữ, thành ngữ.
C. Luyên tập: Đọc diễn cảm đoạn thơ (3’)
D. CỦNG CỐ: (1’)
- HS đọc nghi nhớ SGK.
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: (1’)
- HS học thuộc văn bản, nắm nội dung, nghệ thuật.
- Đọc soạn văn bản : “ Cảnh ngày xuân.”
====================
NS : 17-9-2012
ND: 9-2012
Tiết 28 CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức : Học sinh nắm được tài năng tả cảnh thiên nhiên của ngòi bút Nguyễn Du, sử dụng từ ngữ giầu chất tạo hình, gợi cảm. Qua cảnh vật người đọc cảm nhận phần nào tâm trạng của nhân vật.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích đoạn trích .
3. Giáo dục : Giáo dục tình cảm thẩm mĩ .
II. Trọng tâm : Cảnh thiên nhiên mùa xuân và tâm trạngchị em Kiều
III. CHUẨN BỊ :
1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ, tranh Cảnh ngày xuân.
2. Trò : Đọc, bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
A. Kiểm tra: ( 5 phút ).
Hãy đọc thuộc đoạn trích : Chị em Thuý Kiều - Nguyễn Du và cho biết tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật chủ yếu nào để miêu tả. Cách miêu tả như vậy đã ngầm dự báo cuộc đời của mỗi nhân vật như thế nào ?
B. Bài mới : GV giới thiệu:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
2’
8’
20’
3’
HĐ1
GV : HS đọc chậm, khoang thai, tình cảm trong sáng.
GV : Đọc trên màn hình máy chiếu. Chú ý nhấn mạnh các tính từ miêu tả.
GV : Nội dung chính của đoạn trích ?
GV : Hãy cho biết đoạn trích trên được chia làm mấy phần, xác định nội dung và giới hạn của từng phần.
GV : HS đọc 4 câu đầu và cho biết nội dung chính của 4 câu thơ vừa đọc ?
GV : Hai câu thơ đầu gợi tả điều gì ?
GV : Hình ảnh “ con én đưa thoi ” gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc ?
GV : Thủ pháp nghệ thuật gì được tác giả sử dụng ?
GV : Em hãy cảm nhận cái hay của haui câu thơ sau ?
GV : Nền của bức tranh như thế nào ?
GV : Bức tranh được tác giả tô vẽ bàng hình ảnh gì ?
GV : Nhận xét gì về gam mầu của bức tranh ?
GV : Thực ra hai câu thơ trên Nguyễn Du đã không hoàn toàn sáng tạo mà ông đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc. : Phương thảo liên thiên bích.
Lê chi sổ điểm hoa.
GV : HS đọc 8 câu thơ tiếp ?
GV : Nội dung của 8 câu thơ trên là gì ? Đó là cảnh lễ gì , hội gì ?
GV : Cảnh người đi lễ, chơi hội được tác giả miêu tả như thế nào ? Tìm những chi tiết miêu tả ?
GV : Hãy tìm các từ láy và chỉ ra hiệu quả của nó ?
GV : HS đọc 6 câu thơ cuối .
GV : Cảnh chiều xuân khi 3 chị em Thuý Kiều ra về được miêu tả như thế nào ?
GV : Các từ : tà tà, nao nao, nho nhỏ thuộc từ loại nào ? Từ nào gợi tả tâm trạng rõ nhất ?
GV : Bàng ngôn ngữ của mình em hãy dựng lại cảnh ba chị em ra về trong 6 câu thơ cuối ?
GV : Nội dung chính của đoạn trích ?
GV : Những đặc sắc nghệ thuận được tác giả sử dụng như thế nào ?
I. Giới thiệu chung đoạn trích.
- Đoạn trích thuộc phần : “ Gặp gỡ và đính ước “.
- Miêu tả theo trình tự thời gian.
II- Đọc -hiểu văn bản
1/Đọc – chú thích
2/ Đại ý: Cảnh thiên nhiên mùa xuân và tâm trạng chị em Kiều
3- Bố cục :
P1 : 4 câu đầu à Gợi tả khung cảnh thiên nhiên cảnh ngày xuân.
P2 : 8 câu tiếp à Khung cảnh lễ hội đạp thanh trong tiết thanh minh.
P3 : 6 câu cuối à Cảnh hai chị em ra về.
4- Tìm hiểu chi tiết
a. Khung cảnh ngày xuân.
- Cảnh ngày xuân :
+ Con én đưa thoi à Nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá à Báo hiệu mùa xuân đã về, thời gian trôi nhanh.
+ Thiều quang chín chục à Thời gian đx bước sang tháng 3.
- Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê....
à Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh ngày xuân trong sáng với nền của bức tranh là mầu xanh bát ngát tận chân trời của đồng cỏ. Trên cái nền xanh đó điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng..
b Cảnh lễ hội ngày xuân.
- Cảnh ngày Tết thanh minh (3-3 ). Diễn ra hoạt động tảo mộ- viếng mộ và hội đạp thanh- hội du xuân.
- Không khí lễ hội đông vui rộn ràng, náo nức: gần xa, náo nức, yến anh, sắm sửa...
- Người đi hội, chảy hội là tài tử giai nhân, trai thanh gái lịch, dáng điệu ung dung thanh thản. Người ta vừa đi vừa rắc những thoi vàng, đốt giấy tiền để cũng những linh hồn đã khuất. Một truyền thống văn hoá tâm linh của người Việt.
c. Cảnh 3 chị em Thuý kiều ra về.
- Tà tà.
- Thơ thẩn. à Dòng người chậm rãi trở về.
- Dòng nước trôi lững lờ: nao nao à không khí hơi buồn, đó cũng là tâi trạng của chị em Thuý Kiều.
5. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Bức tranh cảnh ngày xuân tươi đẹp
2. Nghệ thuật .
- Sử dụng ngôn ngữ giầu hình ảnh, giầu sưc gợi
* Ghi nhớ
C- LUYÊN TẬP : (3’)Đọc diễn cảm đoạn trích
D. CỦNG CỐ: 2’
HS bằng ngôn ngữ của mình, hãy dựng lại bức tranh cảnh ngày xuân qua đoạn trích ?
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: 2’
- HS học thuộc văn bản, nắm nội dung, nghệ thuật văn bản .
- Đọc soạn : Thuật ngữ
==============================
NS: 17-9-2012
ND:
TIẾT 29 THUẬT NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS nắm được:
+ Khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
+ Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
II- TRỌNG TÂM: Bài học
II. CHUẨN BỊ:
1. Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án,
2. Trò : Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Những cách thức phát triển từ vựng? Tìm 5 từ mới được hình thành
B. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: (1’)
+ Nội dung
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
8’
8’
20’
HĐ1
GV : HS đọc hai cách giải thích a, b trong SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Cách giải thích nào thong dụng, ai cũng có thể hiểu được?
GV: Cách giải thích nào yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn về hoá học mới giải thích được.
HS đọc, thảo luận, trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
HS đọc phần I. 2.
GV: Em đã học các định nghĩa này ở các bộ môn nào?
GV: Các … là các thuật ngữ. Thuật ngữ là gì?
HS đọc ghi nhớ trong SGK
HĐ2
HS đọc, thảo luận, trình bày.
HS nhận xét, bổ sung.
Câu hỏi:
1. Các thuật ngữ: thạch nhũ, bazơ, ẩn dụ, phân số thập phân còn có nghĩa khác không?
2. Trong 2 trương hợp đã nêu, trường hợp nào từ “muối có” sắc thái biểu cảm?
GV lưu ý HS: ở trường hợp a, không có sắc thái biểu cảm à nghĩa là thuật ngữ không có tính biểu cảm.
HS đọc to ghi nhớ. HĐ3
HS lam bài tập ra giấy nháp, trình bày.
GV và HS nhận xét.
GV : HS đọc.
GV : HS đọc, thảo luận, trình bày.
GV : HS nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá.
GV : HS đọc, thảo luận, trình bày.
GV : HS nhận xét, bổ sung.
GV : HS lên bảng thi viết.
I. Thuật ngữ là gì?
1. Xét ví dụ( SGK)
a. Ví dụ 1:
+ Cách giải thích ai cũng hiểu được:
- Nước là chất lỏng…
- Muối là tinh thể…à cách thứ nhất.
+ Cách giải thích yêu cầu phải có kiến thức hoá học:
- Nước là hợp chất..
- Muối là hợp chất…à cácch thứ hai.
b, Ví dụ 2(SGK)
- Thạch nhũ…à môn địa lí.
- Ba- dơ à môn Hoá học.
- ẩn dụ…à môn Ngữ văn.
- Phân số thập phân…à môn toán học.
Kết luận: Các thuật ngữ trên chủ yếu được dùng trong các văn bản khoa học.
2. Ghi nhớ(SGK)
II. Đặcđiểm của thuật ngữ:
1. Các thuật ngữ… chỉ có một nghĩa như SGK đã giải thích, ngoài ra không còn nghĩa nào khác.( thuật ngữ- khá niệm)
2. “ Muối” ở trong trường hợp b có sắc thái biểu cảm, nó là một ẩn dụ chỉ các khái niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cùng cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang giúp đỡ lẫn nhau…
III. Luyện tập:
Bài tập 1
- Lực là tác dụng…à Vật lí.
- Xâm thực là làm huỷ hoại…à Địa lí.
- Hiện tượng hoá học…à Hoá học.
- Trường từ vựng…à Ngữ văn.
- Di chỉ…à Lịch sử.
- Thụ phấn…à Sinh học.
-Lưu lượng… à Địa lí.
- Trọng lực…à Vật lí.
- Khí áp…à Vật lí.
- Đơn chất…à Hoá học.
- Thị tộc phụ hệ…à Lịch sử.
- Đường trung trực…à Toán học.
Bài tập 2:
- Điểm tựa( thuật ngữ Vật lí): điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó, lực tác động được truyền tới lực cản.
- Đieemr tựa( trong khổ thơ cua Tố Hữu): nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ( thời chúng ta đang chống Mĩ rất gian khổ và ác liệt).
Bài tập 3:
a, Từ “ hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ.
b, Từ “ hỗn hợp” được dùng như một từ thông thường.
c, Đặt câu có dùng từ hõn hợp với nghĩa thông thường:
- Phái đoàn quân sự hôn hợp bốn bên.
- Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc.
- Thức ăn gia súc hỗn hợp.
C, Củng cố (2’)
GV khái quát bài học.
D. Hướng dẫn học bài: (2’)
Học bài, làm bài tập 4, 5.
==========================
NS: 18-9-2012
ND:
TIẾT 30 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Ôn tập và củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
2. Đánh giá những ưu điểm của một bài viết cụ thể về:
+ Kiểu bài: có đúng là văn thuyết minh không.
+ Nội dung: các tri thức có cung cấp đầy đủ khách quan không.
+ Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả không?
II-Trọng tâm:Nhận xét
III. Chuẩn bị:
1. Thày : chấm bài, soạn giáo á.
2. Trò : Xem lại bài kiểm tra, xác đinh, sửa các lỗi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP::
1- GV trả bài .
GV Nhận xét khái quát :
1. Về kiểu bài : Hs nắm đúng thể loại.
2. Về nội dung : Phần lớn các em đã cung cấp được đầy đủ các kiến thức khách quan.
3. Về phương pháp : Các em đã biết vận dụng các phương pháp làm bài.
II. Nhận xét cụ thể.
1. Mở bài :
Giới thiệu khái quát về cây lúa.
2. Thân bài :
- Miêu tả cây lúa : hình dáng, đặc điểm của cấc quá trình cây lúa phát triển.
- Phân loại cây lúa...
- Giới thiệu giá trị của cây lúa đối với con người.
+ Giá trị kinh tế : xuất khẩu, nuôi sống con người...
+ Giá trị văn hoá tinh thân : Hình ảnh cây lúa đi vào thơ ca, ca dao...
3. Kết bài : Thể hiện tình cảm của người viết đối với cây lúa.
* Chú ý :
- Cách trình bày bố cục.
- Liên kết giữa các đoạn văn.
III. HS đọc bài khá , giỏi.
IV. Trả lời thắc mắc của học sinh.
D. CỦNG CỐ:
Giáo viên nhấn mạnh việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
GV : HS đọc soạn văn bản : “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”( truyện Kiều - Nguyễn Du )
File đính kèm:
- Van 9 tuan 6.doc