Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 93: Luyện tập Phép phân tích và tổng hợp - Năm học 2020-2021

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS hiểu được vai trò của phép lập luận pt và tổng hợp.

* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

? Theo em khi nào cần tới phép PT và tổng hợp? Thế nào là PT? Tổng hợp là gì?

GV: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành việc nhận diện VB PT và tổng hợp. Đồng thời luyện kĩ năng viết VB (đoạn văn) PT và tổng hợp. - HS nghe, trả lời miệng câu hỏi

+ Người ta dùng phép PT và tổng hợp khi muốn làm rõ YN của 1 sự vật, hiện tượng nào đó.

+ PT là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của 1 VĐ nhằm chỉ ra ND của sự vật, hiện tượng.

+ Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã PT . Không có PT thì không có tổng hợp. HS trình bày kết quả, các HS khác khác nghe.

 - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 93: Luyện tập Phép phân tích và tổng hợp - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 93 : LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm phép lập luận phân tích và tổng hợp. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác. 4. Năng lực: - Năng lực chung: đọc – hiểu, giải quyết vấn đề, tư duy logic, hợp tác - Năng lực riêng: đánh giá, giao tiếp bằng ngôn ngữ II. PHƯƠNG TIỆN/HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học . + Thiết kể bài giảng điện tử. + Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập. + Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng... 2. Học sinh : Đọc trước và chuẩn bị. + Sưu tầm tài liệu liên quan đến bài học + Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập theo văn bản của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp: 1’ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: trong lúc dạy bài mới Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS hiểu được vai trò của phép lập luận pt và tổng hợp. * Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi của GV * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp. * Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. ? Theo em khi nào cần tới phép PT và tổng hợp? Thế nào là PT? Tổng hợp là gì? GV: Giờ học hôm nay, các em sẽ được thực hành việc nhận diện VB PT và tổng hợp. Đồng thời luyện kĩ năng viết VB (đoạn văn) PT và tổng hợp. - HS nghe, trả lời miệng câu hỏi + Người ta dùng phép PT và tổng hợp khi muốn làm rõ YN của 1 sự vật, hiện tượng nào đó. + PT là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của 1 VĐ nhằm chỉ ra ND của sự vật, hiện tượng. + Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã PT . Không có PT thì không có tổng hợp. HS trình bày kết quả, các HS khác khác nghe. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI+ LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1. * Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt và th được sử dụng trong văn bản cụ thể. * Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài. * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm lớn * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. Thảo luận nhóm bằng kỹ thuật khăn phủ bàn( 7 phút) ?) Đọc đoạn văn và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ntn? 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm Đoạn văn a - Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.. + Cái hay ở các điệu xanh + ở những cử động + ở các vần thơ + ở các chữ không non ép Đoạn văn b - Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt - Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan ở mỗi người. HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 1. Bài tập 1 Đoạn văn a - Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.. + Cái hay ở các điệu xanh + ở những cử động + ở các vần thơ + ở các chữ không non ép Đoạn văn b - Nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt - Phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan ở mỗi người Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2 * Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt được sử dụng trong văn bản cụ thể. * Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài. * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động nhóm cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. Hoạt động nhóm cặp đôi ?) Đọc đoạn văn và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ntn? - HS: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm Phân tích thực chất của lối học đối phó. + học mà không lấy việc học làm mục đích chính + học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử. + không thấy hứng thú, chán học, hiệu quả thấp. + học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học + có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 2. Bài tập 2 - Phân tích thực chất của lối học đối phó. + Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ + Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử. + Do học bị động nên không thấy hứng thú, mà đã không hứng thú thì chán học, hiệu quả thấp. + Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học + Học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 3 * Mục tiêu: HS vận dụng lý thuyết ở tiết trước để chỉ rõ phép lập luận pt được sử dụng trong văn bản cụ thể. * Nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu, làm bài. * Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS. ?) Phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách - Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm. - Đọc sách cần đọc kỹ, hiểu sâu, đọc rộng... *GV hướng dẫn hs: - Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó trên cơ sở phân tích ở trên. - Tóm lại những điều đã phân tích về việc đọc sách - HS: làm việc cá nhân, trình bày. - Dự kiến sản phẩm Phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách - Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại. HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG: * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ nhóm cặp * Sản phẩm: Tình huống hội thoại Dựng một tình huống đối thoại có sử dụng phép lập luận PT và tổng hợp + Nghe yêu cầu. + Trình bày nhóm cặp + Dự kiến sp: A: Cậu có thể cho mình biết hút thuốc là có tác hại gì không? B: ........ -> Phân tích A: Vậy qua những dẫn chứng trên cậu rút ra được bài học gì cho mình? B: Để bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người, chúng ta không nên hút thuốc lá -> tổng hợp. HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá bảng GV dặn dò và giao bài tập về nhà cho HS: * Bài cũ: Tiếp tục tìm những đoạn văn tiêu biểu sử dụng phép lập luận pt và tổng hợp trong các văn bản văn học em đã được học. * Bài mới : Soạn « Tiếng nói của văn nghệ ». RÚT KINH NGHIỆM: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_93_luyen_tap_phep_phan_tich_va_to.docx
Giáo án liên quan