Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 45 đến tiết 47 năm 2014

I. Mục tiêu bài dạy :

1. Về kiến thức:

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Giúp học sinh cảm nhận được lí tưởng cao đẹp, vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội keo sơn làm nên sức mạnh tinh thần và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, chi tiết chân thực hình ảnh gợi cảm và cô đúc giàu ý nghĩa biểu tượng.

2. Về kỹ năng:

Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ hiện đại, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ, rèn năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

3. Về thái độ:

Tự hào và noi gương các chiến sĩ cách mạng, học tập tình đồng đội keo sơn, tinh thần chiến đấu quả cảm không ngại gian khó, quên mình vì tổ quốc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 45 đến tiết 47 năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/10/2013 Ngày dạy:28/10/2013 Tiết 45 : ĐỒNG CHÍ Chính Hữu I. Mục tiêu bài dạy : 1. Về kiến thức: - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. - Giúp học sinh cảm nhận được lí tưởng cao đẹp, vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội keo sơn làm nên sức mạnh tinh thần và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, chi tiết chân thực hình ảnh gợi cảm và cô đúc giàu ý nghĩa biểu tượng. 2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ hiện đại, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ, rèn năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. 3. Về thái độ: Tự hào và noi gương các chiến sĩ cách mạng, học tập tình đồng đội keo sơn, tinh thần chiến đấu quả cảm không ngại gian khó, quên mình vì tổ quốc. II. Chuẩn bị 1. GV: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 2. HS : Soạn bài theo yêu cầu. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ôn định 2. Kiểm tra bài cũ (3p) * Kiểm tra bài soạn của HS 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giáo viên đọc mẫu Gọi học sinh đọc Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? cảnh nào? Bài thơ in trong tập “đầu súng trăng treo”. Bài thơ được phổ nhạc. Tìm hiểu bố cục của bài thơ nội dung của mỗi phần? Đọc 6 câu đầu Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu quê hương anh như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả? Hình ảnh nước mặn đồng chua đất cầy lên sỏi đá nói lên điều gì về nguồn gốc và xuất thân của anh và tôi? Từ đó tình đồng chí được cắt nghĩa ntn? (Cở sở ấy là gì?) Tình đồng chí được miêu tả ntn? Vì sao từ những người xa lạ ở khắp mọi miền của tổ quốc họ lại trở nên thân thiết? -Tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người lính CM. Điều đó cùng với mục đích lý tưởng chung khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội CM và trở lên thân quen với nhau Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên sung đầu sát bên đầu ?Lời thơ: súng...Gợi cảnh tượng như thế nào? ?Em có cảm nhận gì về chi tiết (Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỷ)? Tình đồng chí là tình cảm gắn bó, tình cảm mới gắn bó chúng ta làm cho chúng ta từ những người xa lạ ->quen thân thiết trong nhiệm vụ chiến đấu chung. Đội ngũ sát cánh trùng điệp trong đấu tranh tình đồng chí gắn ghép con người thành một sức mạnh to lớn trong đấu tranh. ?Từ đó em cảm nhận ntn về tình đồng chí? Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt. Tại sao câu thơ thứ 7 lại chỉ có 2 tiếng đồng chí và dấu chấm cảm? Điều đó có gì đặc biệt? 2 tiếng ấy là cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. 10 câu tiếp là biểu hiện cụ thể cảm động của tình đồng chí. I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: 2. Chú thích a. Tác giả - Là nhà thơ quân đội (là người lính từ trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. Thơ của ông hầu hết viết về người lính) và hai cuộc kháng chiến b. Tác phẩm - Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 sáng tác năm 1948 3. Bố cục: 3phần: +6 dòng đầu: Cơ sở của tình đồng chí +10 dòng tiếp theo: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí +3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí II. Đọc – hiểu văn bản 1.Cơ sở hình thành tình đồng chí Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá - gt như một lời trò chuyện tâm tình. -> Đều chung hoàn cảnh xuất thân là nông dân nghèo. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên sung đầu sát bên đầu ->Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. Đêm rét chung chăn thành đôi chi kỉ -> Tình cảm gắn bó, chan hòa, chia sẻ niềm vui, gian lao trong chiến đấu. ->Tình đồng chí gắn bó keo sơn bền chặt của những người nông dân nghèo nhưng lí tưởng chiến đấu cao đẹp. Đồng chí! ->Câu thơ chỉ có một từ với 2 tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn vang lên như một sự phát hiện một lời khẳng định đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn 2. 4. Củng cố: ( 4p)- Đọc diễn cảm bài thơ. 5. hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng, soạn tiếp tiết 2. ========================================================== Ngày soạn:26/10/2013 Ngày dạy: 31/10/2013 Tiết 46 : ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu) I, Mục tiêu bài dạy : a. Về kiến thức: - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. - Giúp học sinh cảm nhận được lí tưởng cao đẹp, vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội keo sơn làm nên sức mạnh tinh thần và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, chi tiết chân thực hình ảnh gợi cảm và cô đúc giàu ý nghĩa biểu tượng. b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ hiện đại, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ, rèn năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. c. Về thái độ: Tự hào và noi gương các chiến sĩ cách mạng, học tập tình đồng đội keo sơn, tinh thần chiến đấu quả cảm không ngại gian khó, quên mình vì tổ quốc. II, Chuẩn bị 1. GV: Soạn bài, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 2. HS : Soạn bài theo yêu cầu. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ôn định 2. Kiểm tra bài cũ (3p) * Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí? Cảm nhận của em về cơ sở của tình đồng chí? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Em hãy tìm những hình ảnh biểu hiện tình đồng chí? ?Em có nhận xét gì về hình ảnh mà tác giả sử dụng? ?Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm vô tình vô trách nhiệm với gia đình. ý kiến em ntn? ?Tất cả những hình ảnh đó giúp em hiểu điều gì về biểu hiện của tình đông chí? ?Tình đồng chí đồng đội còn được thể hiện ở sự chia sẻ những khó khăn chiến đấu, em hãy chứng minh? ->Sẻ chia gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính, bệnh sốt rét hành hạ người lính. Song nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội là nụ cười của người lính, bút pháp tả chân thực trong thời kỳ gian khổ khốc liệt nhất, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp vũ khí trang bị quan trang quân dụng thuốc men thiếu thốn. ->Diễn tả sự gắn bó chia sẻ sự giống nhau mọi cảnh ngộ của người lính. ?Tác dụng của nghệ thuật đó? ?Tất cả những khó khăn thiếu thốn đó, người lính phải trải qua vậy điều gì giúp họ vượt qua những gian khổ ấy? ? 3 dòng cuối gợi ra cảnh tượng ntn? - Cảnh rừng đêm giá rét người lính bồng súng đứng gác dưới chiến hào. Từ đó nhìn lên trăng treo đầu ngọn súng. Cảnh tượng đó phản ánh hiện thực ntn? Câu thơ đầu súng trăng treo gợi cho em liên tưởng nào? Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong câu thơ ấy? -Hình ảnh còn mang ý nghĩa biểu tượng liên tưởng phong phú. Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng chất chiến đấu, chất chữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. - Đầu súng trăng treo còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ? Nội dung của bài thơ? Tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề của bài thơ là đồng chí? 2, Những biểu hiện của tình đồng chí Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính - “Mặc kệ” Thể hiện quyết tâm ra đi chiến đấu của người lính. - “Giếng nước gốc đa”: hình ảnh nhân hoá hoán dụ chỉ quan hệ nỗi nhớ của người hậu phương. *Là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhau. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh ... ... ... Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. -NT: Hình ảnh chân thực, cụ thể. Các câu thơ dối xứng -> Hiện thực khó khăn, thiếu thốn, gian lao của người lính. *Cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn, tình cảm sâu sắc, thắm thiết. ->Tình đồng chí cao đẹp, giản dị, chân thành mà cao cả. Chính tình cảm ấy đã tạo nên sức mạnh làm lên chiến thắng. 3, Biểu tượng của tình đồng chí, đồng đội. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo ->Hiện thực khắc nghiệt sát cánh đương đầu với kẻ thù. ->3 hình ảnh gắn kết với nhau: Người lính, súng và vầng trăng. Người lính phục kích chờ giặc đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí sưởi ấm lòng họ trong cảnh rừng hoang sương muối. *Là bức tranh đẹp về đồng chí, đồng đội của người lính- biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ. III. Tổng kết * Ghi nhớ (SGK) IV. Luyện tập. Đồng chí là cùng chí hướng cùng lý tưởng bản chất cách mạng của tình đồng đội thể hiện sâu sắc tình đồng đội. 4. Củng cố: ( 4p)? Tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề của bài thơ là đồng chí? 5. hướng dẫn về nhà - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về ba câu thơ cuối. - Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính ============================================================== Ngày soạn:29/10/2013 Ngày dạy: 31/10/2013 TIẾT 47.TRẢ BÀI KIỂM TRA SỐ 2. I. MỤC TIÊU BÀI DẠY. 1.Kiến thức : Học sinh nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả. Học sinh nhận biết được ưu điểm, nhược điểm từ bài viết của mình ? 2. Rèn luyện kĩ năng : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cũng như làm bài văn hoàn chỉnh. 3. Giáo dục : ý thức học tập. II. CHUẨN BỊ : 1. GV : Chấm, chữa điểm bài kiểm tra. 2. HS : Xem lại bài kiểm tra. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY . 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. 3.Trả bài kiểm tra. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Gọi hs nhắc lại đề bài GV : Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài viết: * Lưu ý Bài văn viết dưới hình thức một bức thư. Bố cục phải có 3 phần rõ ràng. GV : Nhận xét chung về bài kiểm tra. Gv: hướng dẫn hs sửa lỗi cơ bản. Gv: Trả bài , gọi điểm I. Đề : Hãy tưởng tượng hai mơi năm sau, vào một ngày hè em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học cũ kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ? II. Yêu cầu của đề: Kiểu bài: văn tự sự Nội dung: kể về buổi thăm trường sau 20 năm... *Dàn bài: - Mở bài : giới thiệu hoàn cảnh thăm lại trường cũ và ấn tượng. - Thân bài : Kể lại những sự việc đã xảy ra và chú ý kết hợp với miêu tả, biểu cảm - Kết bài : Cảm xúc, ấn tượng,suy nghĩ của bản thân. III. Nhận xét chung 1. Ưu điểm: Phần lớn các em đã xác định đúng yêu cầu, biết vận dụng các kĩ năng vào viết bài kiểm tra. 2. Hạn chế : + Một số ít các em còn chưa có bố cục rõ ràng: Việt, Quang, Hiên... + Phần mở bài còn dài dòng, không đúng yêu cầu. + Chữ viết còn cẩu thả: Việt, Chiêu, Nghiêm... IV. Chữa lỗi điển hình V. Trả bài, gọi điểm. 4. Củng cố:5’ - Gv: Đọc một bài viết tốt cho hs tham khảo và một bài viết kém để hs rút kinh nghiệm 5. Hướng dẫn về nhà:1’ - Đọc lai bài viết của mình, rút kinh nghiêm. - Soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính. ================================================================ Ngày soạn:28/10/2013 Ngày dạy:31/10/2013 Tiết 47 : BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật I, Mục tiêu : 1 Về kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm sôi nổi, hóm hỉnh, trẻ trung trong bài thơ. - Thấy được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm. - Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ bài thơ. 2 Về kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ hiện đại. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. 3 Về thái độ: Qua tinh thần lạc quan hiên ngang, dũng cảm và tràn đầy niềm tin của các chiến sĩ cách mạng, từ đó học tập và nêu cao tinh thần của các chiến sĩ. II, Chuẩn bị GV: Nghiên cứu, so¹n bµi HS : Soạn bài, học bài theo yêu cầu. III. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ (4p) * Câu hỏi: Qua bài thơ Đồng chí em cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gv: Giọng vui tươi, sôi nổi thể hiện tinh thần lạc quan tự hào ung dung tự tại., tinh thần dũng cảm của tuổi trẻ. GV đọc mẫu - 2 khổ đầu. HS đọc – nhận xét ?Qua chuẩn bị bài ở nhà, Em hãy nêu những nét cơ bản nhất về tác giả Phạm Tiến Duật? ?Về sự nghiệp văn chương ông có những đóng góp và thành công như thế nào ? ?Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì ? ?Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? ?Em thấy trong bài thơ có hình ảnh nào nổi bật ? ?Hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ntn? ?Tác giả lí giải vì sao xe không kính? -> Nguyên nhân thực do bom đạn Câu thơ gần văn xuôi, giọng thản nhiên càng gây chú ý về sự khác lạ của nó. ?Em có nhận xét gì về giọng điệu cách miêu tả của tác giả? -> Chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi ngay cả việc giải thích nguyên nhân cũng rất thực, nhưng lại được tả với giọng rất hồn nhiên, vui đùa pha chút ngang tàng. Đặc biệt là cách sử dụng một loạt từ phủ định: không và động từ mạnh giật , rung thật độc đáo. (Xưa nay thường thì hình ảnh xe cộ tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì mỹ lệ hoá, mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực) ?Ấn tượng của em về chiếc xe đó ntn? ?Câu thơ nào đã lí giải nguyên nhân về tình trạng của những chiếc xe đó ? ?Nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ? Tác dụng của nó ? ?Những chiếc xe đó còn được miêu tả ở điểm nào khác ? I Đọc, hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả: - Phạm Tiến Duật (1941- 2007), là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. b. Tác phẩm - Bài thơ: Tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1969 và in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” 3. Thể thơ : Tự do. II. Đọc, hiểu văn bản 1.Hình ảnh những chiếc xe không kính: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi Những chiếc xe từ trong bom rơi … họp thành tiểu đội -> Tả thực và sử dụng nghệ thuật nhân hoá. …..không có đèn, Không có mui xe…thùng… có xước -> Một hình ảnh độc đáo, những chiếc xe trần trụi, biến dạng do sự khốc liệt của chiến tranh vẫn băng ra chiến trường Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim - Hình ảnh trong xe có một trái tim tức người chiến sĩ. 4. Củng cố : ( 1P) Qua bài thơ chúng ta thấy được sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng 5. Hướng dẫn về nhà : (1p) - Học thuộc lòng bài thơ. o¹n phÇn cßn l¹i

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 11 nam 20132014.doc
Giáo án liên quan