Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 70

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng

- Nắm được diễn biến truyện và tóm tắt được truyện

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Tình yêu quê hương và học tập tấm gương lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 70, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Tiết: 66 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Vẻ đẹp hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động hấp dẫn trong truyện. 2. Kĩ năng - Nắm được diễn biến truyện và tóm tắt được truyện - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. 3. Thái độ - Tình yêu quê hương và học tập tấm gương lao động trong công cuộc xây dựng đất nước. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Những biểu hiện tốt đẹp nào trong tấm lòng quê của ông Hai ? và những điều quý nào của nhân dân ta với quê hương, với kháng chiến ? nhà văn đã thể hiện cách nhìn như thế nào về người nông dân và cuộc kháng chiến TL: + Những đau xót và vui sướng của ông Hai là dấu hiệu cảm động của một tấm lòng quê chân thành và trong sạch. + Dù trong hoàn cảnh nào, nhân dân ta cũng giữ gìn và mong ước những điều tốt đẹp cho quê hương, đất nước và kháng chiến. + Tin vào tấm lòng gắn bó, thủy chung của nhân dân lao động đối với quê hương đất nước trong gian lao. Tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. 3/ Bài mới: Hoạt động 1 GV: Cho hs đọc sgk để tìm hiểu khái quát về tác giả HS: Thực hiện. GV cung cấp một số chi tiết về tác giả. Nhà văn Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991 ) quê quán huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam. Ngoài truyện, bút kí, ông còn làm thơ , viết phê bình GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. HS: Trao đổi trả lời. ( Nhân chuyến đi thực tế ở Lào Cai ( 1970 ) trong tập “ giữa trong xanh” in 1972) GV: Dựa vào tác phẩm đã được đọc hãy tóm tắt cốt truyện và nhân vật ? HS: Thực hiện. + Cốt truyện : đơn giản với tình huống độc đáo; cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và đoàn khách. + Cuộc gặp gỡ tình cờ thuận lợi cho việc giới thiệu nhân vật chính là anh thanh niên – hiên ra qua cái nhìn của các nhân vật khác. GV: Dựa vào cốt truyện hãy phân chia kết cấu văn bản HS: Thảo luận. + Phần 1 : từ đầu . . . kìa anh ta kìa -> giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ. + Phần 2 : tiếp theo . . . không có vật gì như thế -> diễn biến cuộc gặp gỡ. + Phần 3 : còn lại -> cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên và đoàn khách. Hoạt động 2 GV: Nhân vật chính xuất hiện qua lời kể của ai ? Tác dụng nghệ thuật của các giới thiệu trên ? HS: Qua lời kể của bác lái xe : sống một mình trên đỉnh Yên Sơn; làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu -> gặp gỡ bất ngờ gây ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ, hấp dẫn. GV: Hình dáng được giới thiệu như thế nào ? HS: Tầm vóc nhỏ bé; nét mặt rạng rỡ . . . tặng hoa cho cô gái ; pha trà mời khách. GV: Những cử chỉ và hành động đó thể hiện tính cách gì ở anh thanh niên ? HS: Sự cởi mở, chân thành, ấn cần, chu đáo. GV: Thái độc của ông họa sĩ như thế nào khi bước lên cầu thang đất ? Vì sao lại có thái độ đó ? HS: Ngạc nhiên => Một vườn hoa thược dược tươi tốt; một căn nhà sạch sẽ với bàn ghế . . .; cuộc đời riêng của anh thu dọn trong góc trái với chiếc giường, một bàn học, giá sách . . ; nuôi gà, vườn thuốc quý, trồng hoa. GV: Trong cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ này anh thanh niên giới thiệu công việc của mình như thế nào HS: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. GV: Thái độ làm việc của anh ra sao ? Qua đó ta thấy anh thanh niên là người như thế nào ? HS: Say sưa, dù bất kể thời tiết thế nào cũng không bỏ một ngày, không quên một buổi => nghiêm túc, tận tâm tận lực, có ý thức trách nhiệm và kỉ luật cao. GV: Với sự khó khăn gian khổ đó vì sao anh có thể vượt quan nó ? HS: Xác định rõ mục đích công việc mình làm, tìm thấyniềm vui trong công việc, chủ động trong công việc; anh là người lạc quan, say mê công việc, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ tài năng sức trẻ co đất nước. GV: Bắt gặp đề tài quý, ông họa sĩ muốn vẽ anh, anh thể hiện thái độ như thế nào ? Qua đó thể hiện đức tính nào? HS: Bác đừng mất công về cháu, để cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau hay nhà nghiên cứu sét . . . -> anh là người khiêm tốn, luôn hòa mình vào đội ngũ những người tri thức. GV: Ngoài ra nét đẹp tính cách còn thể hiện ở những điểm nào ? HS: Suy nghĩ ( người cô độc thèm người ); quan niệm giữa ta và công việc tụy hai mà một. => là những suy nghĩ rất đẹp của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống. GV: Thái độ của người kể chuyện như thế nào ? HS: Kể chuyện một cách hồn nhiên , chân thành say sưa, sôi nổi; nói to những điều mà người ta chỉ nghĩ hay ít nghĩ . . . GV: Ấn tượng cuả em về anh thanh niên như thế nào ? HS: Giữa thiên nhiên im ắng hiu hắt, giữa cái lặng lẽ cảu SaPa vẫn vang lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những màu sắc lung linh, lan tỏa hơi ấm tình người và sự sống của con người lao động như anh thanh niên. Đó là những vẻ đẹp thật giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng với những khát vọng háo hức của những con người lao động mới. I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác a. Tác giả b. Hoàn cảnh sáng tác: Nhân chuyến đi thực tế ở Lào Cai ( 1970 ) trong tập “ giữa trong xanh” in 1972 2. Kết cấu. II. Phân tích. 1. Nhân vật anh thanh niên. * Hoàn cảnh sống. Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn; làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu => Sự cởi mở, chân thành, ấn cần, chu đáo. * Công việc. Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. * Tính cách sống. => anh là người khiêm tốn, luôn hòa mình vào đội ngũ những người tri thức. 4/ Củng cố : Em cảm nhận được tấm lòng nào của nhà văn Nguyễn Thành Long đối với con người và cuộc đời - Nhà văn trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống. - Tin yêu và hi vọng ở những con người lao động trẻ tuổi. 5/ Dặn dò: Tuần: 14 Tiết: 67 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức 2. Kĩ năng B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài . C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : 3/ Bài mới: Hoạt động 2 GV: Tác giả giới thiệu về bác lái xe như thế nào ? HS: Là người có kinh nghiệm ( 32 năm ) nhiều năm lái xe trên tuyến đường này, là con người từng trải. GV: Bác lái xe xuất hiện trước tiên cho thấy ngụ ý gì của tác giả ? HS: Để cho người am hiểu Sapa giới thiệu về anh thanh niên để cho mọi người cùng hồi hộp chờ đợi người “ thèm người” GV: Dưới cái nhìn của ông họa sĩ cảnh đẹp Sa pa hiện lên như thế nào ? qua chi tiết nào ? HS: Cảnh Sa pa hiện lên với vẻ đẹp kì lạ ( nắng bây giờ bắt đầu len tới . . . màu xanh của rừng ) GV:Em hiểu về ông họa sĩ qua đoạn văn miêu tả này HS: Có năng lực quan sát kết hợp với trí tưởng tưởng đầy cảm xúc và bay bổng, đồng thời thấy được sự tha thiết với vẻ đẹp của Sa pa và cũng là vẻ đẹp của đất nước . GV: Giải thích vì sao ông họa sĩ xúc động mạnh khi nhìn thấy anh thanh niên thèm người dùng cây ngán đường ? HS: Là nhu cầu sống không chịu cô độc và cũng là biểu hiện khác thường của một tính cách không khuất phục hòan cảnh. GV: Vì sao ông họa sĩ cảm thấy bối rối khi chứng kiến anh thanh niên tặng hoa cho cô gái và kể về công việc khó khăn của mình ? HS: Là thời gian ngắn mà ông họa sĩ cảm nhận được những điều tốt đẹp từ con người này và cũng là sự bối rối của sự tìm kiếm cái đẹp, bỗng phát hiện cái đẹp ngay trước mắt mình . . . GV: Cuộc sống của những con người nơi đây gợi cho ông họa sĩ những suy tư, theo em những suy tư đó là gì qua các chi tiết: người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm ông nhọc quá; thanh niên bây giờ thật lạ! Các anh chị như con bướm. ? thể hiện cách nhìn như thế nào đối với thế hệ trẻ ? HS: Thảo luận. + Những mới lạ toát lên từ người thanh niên khơi dậy biết bao cảm xúc và suy nghĩ trong con người ông họa sĩ. Đó là cái nhọc của tinh thần rất cần cho sự sáng tạo. + Hình ảnh con bướm là hình ảnh của vẻ đẹp hồn nhiên muôn màu muôn sắc, thoắt ẩn, thoắt hiện. Khi ví nhưng chàng trai cô gái thì ông họa sĩ cảm nhận được sự đa dạng và hấp dẫn bất ngờ của thế hệ trẻ. -> Mới mẻ, tin yêu và hi vọng . . . GV: Em hiểu mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống ntn qua câu : sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời ? HS: Đời sống rộng lớn là sự tìm tàng những điều kì diệu, muốn rút ngắn giữa đời sống và nghệ thuậtt cần phải dấn thân vào cuộc hành trình vĩ đại. GV: Vì sao theo ông họa sĩ vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan ?Em hiểu gì khi ông họa sĩ nhận định là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác khi gặp anh thanh niên là khí tượng ? HS: Vì muốn vẽ được tác phẩm nghệ thuật hay thì phải đi vào đời sống thực tế khám phá và rung động trước những vẻ đẹp xa xăm, âm thầm bằng tình yêu mãnh liệt và sự bền bỉ của con người -> Cách sống cao đẹp của người thanh niên này có sức mạnh khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho ng/thuật. Hình ảnh đó là nguyên mẫu không cần phải tưởng tượng và hư cấu GV: Em có suy nghĩ gì về cô kĩ sư trong truyện ? HS: - Cô hiểu thêm cuộc sống dũng cảm của anh thanh niên. - Cô hiểu con đường mà cô lựa chọn và đang đi - Cô hiểu thêm về mối tình của mình GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh bó hoa mà anh thanh niên trao cho cô gái? HS: Một bó hoa tươi đẹp của cuộc đời của mỗi con người. Hoạt động 3 Vì sao tác giả không đạt tên riên cho từng nhân vật của mình mà gọi tên bằng giới tính, tuổi tác( anh thanh niên ), hoặc nghề nghiệp ( họa sĩ già, cô kĩ sư nông nghiệp) ? TL: - Tác giả muốn người đọc liên tưởng những nhận vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẽ mà là số đông. - Điều này làm tăng thêm sức khái quát đời sống của truyện. Hoạt động 4 Vẻ đẹp nào của anh thanh niên làm khí tượng đáng trân trọng ? Lao động và sáng tạo có ý nghĩa gì ? Những biểu hiện nào trong cách kể chuyện ? TL: + Vượt lên gian khổ, tận tụy với công việc, con người và cuộc đời . + Lao động đem lại niềm vui và ý nghĩa sống cho con người. + Một cốt truyện giản dị nhưng gợi nhiều suy nghĩ sâu xa về cách sống của mỗi con người. + Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ độc thoại của nhân vật . . . II. Phân tích. 2. Các nhân vật khác. a. Bác lái xe. b. Ông họa sĩ. + Thiết tha với vẻ đẹp của cuộc đời . + Đời sống đã cung cấp sẵn hình mẫu cho nghệ thuật. + Đi vào đời sống với tấm lòng tin yêu sẽ giúp nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo trong lao động nghệ thuật . . =>Khơi gợi nguồn sáng tác =>Là niềm tự hào cổ vũ các thế hệ VN. c. Cô kĩ sư - Cô hiểu thêm cuộc sống dũng cảm của anh thanh niên. - Cô hiểu con đường mà cô lựa chọn và đang đi - Cô hiểu thêm về mối tình của mình III. Tổng kết 1. Nội dung Hình ảnh những con người lao động bình thường , tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao . Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng . 2. Nghệ thuật. - Câu chuyện đậm chất trữ tình -Tình huống hợp lý - Cách kể chuyện tự nhiên , kết hợp giữa tự sự ,trữ tình với bình luận . - Nghệ thuật quy chiếu tầng bậc. IV. Luyện tập: 4/ Củng cố : Hãy nêu cảm nhận của em về anh thanh niên. TL: Gợi ý : - Là người hồn nhiên , cởi mở. Anh sống có lí tưởng, muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc chung của đất nước. - Là người ham học hỏi . . . lấy những người trong sách làm bạn để quên đi nỗi cô đơn, thèm người cùa mình. - Là người khiêm tốn coi công việc của mình là bình thường, ca ngợi những người xung quanh, coi họ là những tấm gương để mình học tập. - Là người có ý thức trách nhiệm, hoàn thành tất cả nhiệm vụ mặc dù lưu luyến khách nhưng anh vẫn tiễn họ vì đã đến giờ làm việc. => Là hình của con người mới , nhận rõ trách nhiệm của mình, say sưa công việc chuyên môn, góp phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương. 5/ Dặn dò: TUẦN : TIẾT : 68 – 69 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 3. Thái độ - Hứng thú trong tạo lập văn bản. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ viết bài TL: 3/ Bài mới: Hoạt động 1 HS đọc đề bài Hoạt động 2 Xác định yêu cầu của đề bài . (kiểu văn bản cần tạo lập? Sự dụng các yếu tố nghị luận , đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm…trong văn bản này như thế nào? ) Trong bài viết ta cần đưa ra các ý nào, sắp xếp các ý đó ra sao . -Nêu yêu cầu về hình thức trình bày trong bài viết của HS . - Nêu yêu cầu về thái độ làm bài trong giờ với học sinh . Hoạt động 3 I. Đề bài . Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận đại phá quân Thanh. II. Yêu cầu chung. 1. Tìm hiểu đề. - Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại… - Nội dung Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận đại phá quân Thanh. 2. Lập dàn ý: a- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhân vật Nguyễn Huệ. b- Thân bài : + Những cảm nhận về nhân vật ( ngoại hình to cao, oai phong, trang phục kiểu tướng võ xưa, lời nói sang sảng, ấm áp,nét mặt hiền hậu, bao dung …) + Nhân vật Nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân thần tốc và trận đại thắng quân Thanh.( theo các sự việc chính trong văn bản) + Nhận xét của bản thân về nhân vật qua lời nhân vật kểchuyện,: tài trí, quyết đoán, có tầm nhìn xa trông rộng, tài dùng binh như thần, lẫm liệt, oai phong trong trận chiến. c-Kết bài: + Kết thúc sự việc . + Nhấn mạnh hình ảnh người anh hùng yêu nước, tài trí. 3. Hình thức - Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . - Bài viết trình bày khoa học 4. Thái độ làm bài. -Cần có thái độ nghiêm túc trong giờ . -Tích cực viết bài -Thể hiện được những kiến thức đã học từ văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” và những kiến thức được học từ văn bản tự sự . III. Đáp án chấm bài 1- Mở bài (1điểm ) Giới thiệu hoàn cảnh gặp nhân vật Nguyễn Huệ . 2- Thân bài -Kể lại những cảm nhận về nhân vật (2 điểm ) - Nhân vật nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân thần tốc và trận đại phá quân Thanh (3 điểm ) - Nhận xét của bản thân về nhân vật Nguyễn Huệ (2 điểm ) 3- Kết bài (1 điểm ) - ấn tượng về lần gặp gỡ . -Nhấn mạnh hình ảnh gnười anh hùng yêu nước tài trí Nguyễn Huệ . 4/ Củng cố: +Thu bài + Nhận xét giờ viết bài . 5/ Dặn dò: +Hoàn thành bài tập . +Sọan : “ Người kể chuyện trong văn bản tự sự”. TUẦN : TIẾT : 70 A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức - Vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự - Những hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự - Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự 2. Kĩ năng. - Nhận diện người kể trong tác phẩm tự sự - Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc - hiểu văn bản tự sự 3. Thái độ - Hứng thú trong tạo lập văn bản. B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận 2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm. C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/ Ổn định : 2/ Bài cũ : H: TL: 3/ Bài mới: Ở các lớp 6 ,7, 8 chúng ta đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể, trong chương trình Ngữ văn lớp 9, các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn tự sự, cụ thể như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay. Hoạt động 1 GV gọi 1 HS đọc GV: Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì ? Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên GV: Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên ? Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện. GV: Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan . Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó ) GV: Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, …nhìn ta như vậy”…là nhận xét của người nào , về ai ? Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta . - Câu “những người con gái…như vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta , nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện . Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó . GV: Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì ý nghĩa, tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không ? Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều . GV: Vì sao có thể nói : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật? Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn , ta có thể nhận xét như trên. GV: Qua ngữ liệu trên , hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào , tác dụng của từng ngôi? Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì ? Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. Hoạt động 2 Hoạt động 3 Bài tập 1 ( SGK/193) Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi”(ngôi thứ nhất) - chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm độngvới mẹ mình sau những ngày xa cách . - Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này: + Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. + Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật . Bài tập 2 (b) :(SGK/194) Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất I. Người kể trong văn bản tự sự - Ngôi kể : ngôi 3 Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự - Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba .Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật. Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật ,đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể . II. Ghi nhớ : sgk III/ Luyện tập 4/ Củng cố: Ngôi kể, người kể chuyện trong văn bản tự sự 5/ Dặn dò: + Học bài +Hoàn thành các bài tập . +Soạn VB: “Chiếc lược ngà”

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 14.doc