A - Mục tiêu :
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
- Có kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Học sinh yêu quí cha mẹ., có hành động đúng đắn.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích " Chiếc lược ngà".
- Thấy và hiểu được sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.
- Cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh được thể hiện trong đoạn trích.
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 73 đến tiết 77, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/13
Ngày giảng: 03/12/13
Ngữ văn- Bài 15- Tiết 73 :
Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Trích)
- Nguyễn Quang Sáng -
A - Mục tiêu :
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
- Có kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Học sinh yêu quí cha mẹ..., có hành động đúng đắn.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong đoạn trích " Chiếc lược ngà".
- Thấy và hiểu được sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.
- Cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh được thể hiện trong đoạn trích.
2. Kĩ năng :
- Có kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích nghệ thuật để rút ra nội dung.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một tác phẩm truyện hiện đại.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Tự nhận thức, lắng nghe tích cực, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tư duy sáng tạo, hợp tác.
C. Đồ dùng dạy học:
1. Thầy : Tài liệu để soạn bài, máy chiếu
2. Trò : Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản
D. Phương pháp :
- Đọc diễn cảm, phân tích, bình nâng cao, nêu vấn đề, vấn đáp-gợi tìm.
- Kĩ thuật dạy học: động não, thảo luận nhóm.
E - Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức : 1'
2. Kiểm tra: 5’
H : Hãy trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “Lặng lẽ Sa pa”
- Đáp án : Nội dung phần ghi nhớ.
3. Tiến trình hoạt động dạy – học : 34'
ND hoạt động của thầy - trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động:
Trong c/s có rất nhiều tình huống éo le xảy ra, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, để thể hiện và thử thách tình cảm con người.Chiếc lược ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm k/c chống Mĩ gian lao ở Miền Nam. Qua đó, khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của một người cán bộ, chiến sĩ.
Hoạt động 2: HD h/s đọc và thảo luận chú thích.
- Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm,biết đôi nét về tác giả ,tác phẩm, vài từ khó.
- GV: HD h/s đọc giọng trầm tĩnh, cảm động, hơi buồn ...
- GV: Đọc 1 đoạn, gọi h/s đọc, Gv nhận xét.
- GV: cho Hs quan sát tranh minh hoạ trên máy chiếu.
H: Hãy cho biết các bức tranh ứng với sự việc nào trong truyện?
- Gọi h/s tóm tắt – Gv nhận xét và cho HS quan sát nội dung tóm tắt trên máy chiếu.
H: Nêu những hiểu biết của em về nhà văn NQS và văn bản Chiếc lược ngà ?
- HS trả lời
- GV chốt: Cho HS quan sát chân dung và các tác phẩm của ông trên máy chiếu.
H: Theo em, văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
- Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
- Có sự tham gia của miêu tả và lập luận.
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? T/D của ngôi kể ?
- Ngôi kể thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba. -> T/D : Tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện.
H: Em hãy giải thích “Hoà bình vừa lập lại”
H: Thế nào là “chơi nhà chòi” ?
- H/s dựa vào chú thích để trả lời.
- GV: Giải thích “thẹo” ?
Hoạt động 3: Hd tìm hiểu văn bản:
- Mục tiêu: Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Thu trước khi nhận ra cha mình từ đó bước đầu cảm nhận tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh.
- GV: Đây là phần nội dung chính của truyện ngắn mang tên “Chiếc lược ngà”.
H: Ai là nhân vật chính trong truyện ?
- Ông Sáu và bé Thu ( cả 2 đều là nhân vật chính )
- Vì câu truyện về tình cảm cha con xoay quanh 2 nhân vật này từ đầu đến cuối truyện.
H: Vậy tình cảm của 2 cha con được thể hiện theo trình tự nào ?
- Theo trình tự thời gian:
+ Anh Sáu về thăm nhà
+ Ngày anh Sáu ra đi
+ Những ngày anh Sáu ở chiến khu và trước lúc hy sinh.
H: Mỗi nhân vật chính được miêu tả trong những khoảng thời gian nào ?
- NV bé Thu : Kể trong 2 khoảng thời gian.
- NV anh Sáu: Kể trong 3 khoảng thời gian.
H: Tên truyện có liên quan ntn đến nội dung câu truyện ?
- Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm giữa 2 cha con.
- Chiếc lược là tình cảm của người cha vô cùng yêu con để lại cho con trước lúc hy sinh
- GV: Chỉ định 1 em đọc : Thu ! con ...như bị gãy.
H: Phản ứng của bé Thu khi nghe anh Sáu gọi mình là con ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Phương thức nào được biểu đạt ở đây ?
H: Bé Thu đã tròn mắt nhìn. Đó là đôi mắt nhìn ntn?
- Mở to không chớp, biểu lộ sự ngạc nhiên.
H: Bé Thu chạy vụt và kêu thét lên: Má! Má ! đó là những cử chỉ ntn ?
- Nhanh, mạnh biểu lộ thái độ cầu cứu.
H*: Những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu ?
- GV. Sự khát khao của anh Sáu là muốn ôm đứa con vào lòng. H/ả đầu tiên khi anh nhìn thấy con bé: “Đứa bé độ 8 tuổi, cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi ...” Anh ngỡ là con bé sẽ chạy đến, nhưng thật trớ trêu, đáp lại nỗi vui mừng, sự vồ vập của người cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Khi người đàn ông mặt thẹo đến gần lặp đi lặp lại : Ba đây con ! thì nó lạ quá mặt nó tái đi ...
- GV: Gọi h/s đọc : Vì đường xa ... đáo để thật.
- GV. Dẫn dắt : những ngày anh Sáu ở nhà khi Thu phải trông cơm cho mẹ: Cơm sôi, nước nhiều, phải chắt nước, bé thu hoàm ý muốn nhờ anh Sáu chắt nước giùm nhưng thu không gọi ba nhờ, mà chỉ nói trống không với anh sáu “chắt nuớc giùm cái, cơm nhão bây giờ”
Chú ý: tiếng cơm sôi như thúc giục ....
H: Phản ứng của bé Thu khi phải mời anh Sáu ăn cơm có gì đặc biệt ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Bình thường đó là cách nói được dùng trong quan hệ nào ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Bằng cách nói ấy, bé Thu muốn tỏ thái độ ntn đối với mọi người ?
- HS trả lời
- GV chốt
GV: Cho h/s đọc tiếp “Trong bữa cơm ... không muốn bắt nó về”.
H: Trong bữa cơm bé Thu có phản ứng gì?
+ Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp 1 cái trứng cá to vàng để vào chén nó, nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơn văng tung toé cả mâm.
H*: Phản ứng đó cho thấy bé Thu có thái độ ntn ?
- GV. Người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng, khi khao khát của người cha không được đền đáp. Nhưng chính thái độ ương ngạnh đó lại làm cho ta thấy cảm thương vì khi anh Sáu đi bộ đội bé Thu còn rất nhỏ, nó chỉ thấy người cha chụp ảnh với má nó trên mặt không có thẹo.
H*: Theo em, phản ứng cự tuyệt của bé Thu có phải là dấu hiệu của đứa trẻ hư không ? Vì sao ?
- Không
- Vì bé Thu không thể chấp nhận 1 người khác với cha mình trong ảnh. Nó chưa hiểu nguyên do của vết thẹo dữ dằn trên mặt anh Sáu. Phản ứng tâm lí của em là hoàn toàn tự nhiên. Nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về 1 t/y dành cho người cha “khác”- Người trong ảnh.
GV. Nhấn mạnh tình cảm của bé Thu lúc này chưa chịu nhận anh Sáu là cha chỉ vì một lí do rất đơn giản là người đang đứng trước mặt nó không giống người trong bức hình chụp với má nó vì gương mặt.
1’
15’
19'
I/ Đọc, thảo luận chú thích :
1. Đọc, tóm tắt :
2. Thảo luận chú thích :
a. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng 1932.
- Quê : An Giang
- Trong k/c chống Pháp ông tham gia bộ đội hoạt động ở chiến trường Miền Nam. Từ sau 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn.
b. Tác phẩm: được viết 1966, đoạn trích nằm giữa tác phẩm.
- Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
- Ngôi kể thứ nhất, đặt vào nhân vật anh Ba.
c. Chú thích khác :
III/ Tìm hiểu văn bản :
1. Tìm hiểu chung:
- Nhân vật chính: Ông Sáu và bé Thu .
2. Nhân vật bé Thu:
a. Trước khi nhận anh Sáu là cha:
+ Nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng.
+ Con bé thấy lạ quá ... mặt nó bỗng tái đi. Rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má ! Má !”
- Kể, tả, tạo tình huống bất ngờ, tự nhiên.
- Bé Thu lo lắng và sợ hãi.
+ Nói trống không với anh Sáu :
Vô ăn cơm !
Cơm chín rồi!
- Sử dụng câu thiếu thành phần thể hiện trong quan hệ ngang bằng, suồng sã cho thấy bé Thu không chấp nhận anh Sáu là ba.
+ Nó bất thần hất cái trứng ra, cơn văng tung toé cả mâm.
+ ... anh vung tay đánh vào mông nó. Nó nhảy xuống xuồng ... sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
- Cự tuyệt 1 cách quyết liệt trước tình cảm của anh sáu.
4. Củng cố(2'):
- GV gọi 1 em tóm tắt lại đoạn trích.
5. Hướng dẫn học tập và CBBM:(2'):
- Nhấn mạnh đơn vị kiến thức của tiết 1.
- Đọc. Tóm tắt đoạn trích, học thuộc ND tiết1.
- Hoàn thiện các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
*****************************************************
Soạn: 01/12/13
Giảng: 04/12/13
Ngữ văn- Bài 15- Tiết 74:
Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀY (tiếp)
(Trích)
- Nguyễn Quang Sáng -
A - Mục tiêu : ( Đã thực hiện trong tiết 72)
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Trình bày được tính cách, tình cảm của nhân vật thông qua quá trình phân tích chi tiết.
- Thấy và hiểu được sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.
- Cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh được thể hiện trong đoạn trích.
2. Kĩ năng :
- Có kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện hiện đại trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích nghệ thuật để rút ra nội dung.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một tác phẩm truyện hiện đại.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Tự nhận thức, lắng nghe tích cực, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tư duy sáng tạo, hợp tác.
C - Chuẩn bị :
1. Thầy : Tài liệu để soạn bài.
2. Trò : Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản
D. Phương pháp :
- Đọc diễn cảm, phân tích, bình nâng cao, nêu vấn đề, vấn đáp-gợi tìm.
- Kĩ thuật động não: động não, thảo luận nhóm.
E- Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức : 1'
2. Kiểm tra : 5'
H : Tóm tắt phần trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng và cho biết những phản ứng của bé Thu trong những này đầu gặp ba ?
- Đáp án: - Tóm tắt ngắn gọn, đủ ý.
- Phản ứng của bé Thu trong những này đầu gặp ba:
+ Nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng.
+ Con bé thấy lạ quá ... mặt nó bỗng tái đi. Rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má ! Má !”
-> Kể, tả, tạo tình huống bất ngờ, tự nhiên. Bé Thu lo lắng và sợ hãi.
+ Nói trống không với anh Sáu :
Vô ăn cơm !
Cơm chín rồi!
-> Sử dụng câu thiếu thành phần thể hiện trong quan hệ ngang bằng, suồng sã cho thấy bé Thu không chấp nhận anh Sáu là ba.
+ Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp 1 cái trứng cá to vàng để vào chén nó, nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơn văng tung toé cả mâm.
+ ... anh vung tay đánh vào mông nó. Nó nhảy xuống xuồng ... sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy.
-> Cự tuyệt 1 cách quyết liệt trước tình cảm của anh sáu.
3. Tiến trình hoạt động dạy – học : 36'
ND hoạt động của thầy - trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động:
Để hoàn thiện cho nhân vật bé Thu và anh Sáu. Chúng ta vào phần 2 của đoạn trích...
Hoạt động 2: HD h/s tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: tiếp tục cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được NT miêu tả tâm lí nhân vật. Đặc biệt là bé Thu, NT xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị
- GV: Chỉ định 1 em đọc : Sáng hôm sau ... tuột xuống.
H: Sáng hôm sau vẻ mặt của bé Thu được giới thiệu ntn ? Tại sao vẻ mặt của em lại thay đổi như vậy so với hôm trước?
- HS trả lời
- GV. Vì lúc này Thu đã hiểu về vết sẹo trên gương mặt cha, nhưng chưa dám thể hiện mà vẫn đứng im đó.
H*: Theo em TG sử dụng phương thức biểu đạt gì ? T/D ?
- HS nêu ý kiến
- GV chốt
H: Khi anh sáu chào“Thôi! Ba đi nghe con !” Thì phản ứng của bé Thu ntn ?
- HS tìm và trả lời
- GV chốt
H*: NT nào được thể hiện ở những chi tiết trên
- HS phát hiện và trả lời
- GV chốt
H*: Lần này, Bé Thu cũng kêu thét lên, nhưng không phải gọi má mà là gọi Ba. Em cảm nhận ntn về tiếng kêu này ?
- HS nêu suy nghĩ của mình
- GV. Không còn là tiếng kêu biểu lộ sự sợ hãi mà là tiếng nói của t/y thương ruột thịt.
H*: Em nghĩ gì về lời bình sau đây của người kể chuyện : Tiếng kêu của nó như tiếng xé ... đáy lòng nó ?
- HS nêu ý kiến
- GV. Nói đúng tâm trạng của bé Thu.
Sự am hiểu và đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với một nhân vật yêu quí của mình.
H: Những cử chỉ : Nhanh như 1 con sóc ... những lời nói : Không cho ba đi nữa ... chứng tỏ điều gì ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Từ đó, 1 em bé với 1 tính cách ntn đã hiện lên trong cảm nhận của em ?
- HS khái quát
- GV. Tiếng ba vỡ ra bằng tất cả t/y và sự ngưỡng mộ ( Khi Thu đã hiểu nguyên nhân của vết thẹo ). Đó là điều mà anh Sáu chờ đợi từ lâu ... nhưng chính lúc anh phải ra đi ... bé Thu không sợ vết theo của ba nữa mà từ vết thẹo ấy Thu đã thể hiện được tình cảm của mình, nó xoa dịu nỗi đau, bù đắp lại tình cảm trước đó cho ba nó ... nó khóc thét lên vì sựo ba nó đi ...
® Chúng ta cảm nhận được t/y của bé đối với ba đã thực sự thay đổi, nó tự hào vì ba nó đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, niềm hãnh diện vô bờ bến về người cha kính yêu của mình.
H*: Theo em, Tại sao người thân mà anh Sáu khao khát được gặp lại chính là đứa con ?
- HS trả lời
- GV. Vì từ 8 năm nay, anh Sáu chưa 1 lần gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà anh vô cùng thương nhớ vì chiến tranh ngăn cách, ông Sáu phải đi làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
H: Theo dõi phần truyện (195) chi tiết nào cho thấy sự khát khao khi gặp con ?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Em có nhận xét gì về chi tiết đó ?
- HS nhận xét
- GV chốt
H: Đáp lại sự chờ đợi, khát khao của anh sáu thì bé Thu ntn ?
- Bé Thu sợ hãi, cự tuyệt, không chấp nhận anh sáu.
H: Theo dõi đoạn : “Con bé thấy lạ quá ... như bị gãy”và cho biết h/ả anh Sáu bị con từ chối được giới thiệu qua chi tiết nào ?
- HS trả lời
- GV chốt
H*: Cảm nhận của em thế nào về h/ả trên?
- HS nêu ý kiến
- GV kl
GV: Y/c h/s theo dõi phần truyện : “Vì đường xa ... Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”
H: Anh Sáu đã có những biểu hiện gì khi bé Thu phản ứng trước và trong bữa cơm?
- HS trả lời
- GV chốt
H: Cử chỉ nhìn con, lắc đầu, cười của anh Sáu nói gì về tình cảm của người cha?
H: Theo em, vì sao anh Sáu đánh con ?
- HS nêu ý kiến
-GV chốt
H*: Từ những biểu hiện đó, em đọc được nỗi lòng anh sáu ntn ?
- HS trả lời
- GV kl
- GV: Y/c h/s xem phần truyện : Đến lúc chia tay... Lên mái tóc con.
H: Đây là phần truyện kể về ngày anh Sáu ra đi, chi tiết nào nói về cử chỉ của anh sáu?
H: Chi tiết ấy cho em biết điều gì ?
- HS trả lời
- GV kl
- GV: Cho H/s theo dõi phần cuối của truyện từ: Sau đó 2 chúng tôi trở lại Miền Đông ... hết.
H: Tìm chi tiết nói lên suy nghĩ, cử chỉ, việc làm của anh sáu ở chiến khu ?
- HS tìm và trả lời
- GV chốt
H*: Em có nhận xét gì về những chi tiết trên ?
- HS nêu nhận xét
- GV chốt: ( Biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha )
H: H/ả cuối cùng của anh Sáu khi bị đạn giặc thì anh Sáu đã có cử chỉ và hành động gì ?
H*: Cảm nhận của em thế nào từ chi tiết trên ?
- HS nêu cảm nhận
- GV kl
-GV. Chi tiết móc cây lược và nhìn đồng đội (anh ba) 1 hồi lâu mang đậm ý nghĩa đó là tình thương con đến tận cùng.
H: Với em, biểu hiện nào của ông Sáu khiến em xúc động nhất ?
- H/s tự bộc lộ.
H: Từ việc tìm hiểu trên về nhân vật anh Sáu em rút ra kết luận gì ?
- HS tự rút ra kết luận
- GV chốt
- GV: Theo dõi truyện ta thấy khi về thăm nhà anh Sáu đã trải qua 1 nỗi đau ... Khi cảm nhận được t/y thương của con mình thì cũng là lúc anh phải ra đi. Khi ra chiến trường anh mang theo mong ước của đứa con gái rất giản dị ( làm chiếc lược ). ở rừng rất khó mua nhưng hơn hết anh muốn tự tay làm bằng ngà voi ( là 1 nguyên liệu quí ) anh cẩn thận, tỉ mỉ làm và chiếc lược như gỡ rối cho lòng anh. Mỗi lần được nghỉ giải lao trong chiến đấu anh lại mang ra làm cho nó sáng lên tình phụ tử của anh, anh như một nghệ nhân ® làm ra hành phẩm NT làm cầu nối, kết nối tình phụ tử.
- Trước khi qua đời anh đã kịp trao lại cho người đồng đội để troa lại cho bé Thu.
- Anh Sáu là 1 vẻ đẹp của người lính, người con yêu quê hương đất nước, đặc biệt là tình phụ tử.
Hoạt động 3: HD h/s tổng kết rút ra ghi nhớ.
- Mục tiêu: Biết tổng kết và rút ra nhận xét chung về nội dung và nghệ thuât.
H: Rút ra kết luận chung từ việc tìm hiểu văn bản ?
- H/s trả lời
GV: Chỉ định 1 em đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hd h/s luyện tập
- Mục tiêu: Biết vận dụng làm BT.
- Y/c h/s đọc yc BT1 và hoàn thành BT.
- Gv hướng dẫn Hs vn làm.
1’
12’
16’
2’
5’
III/ Tìm hiểu văn bản : (tiếp)
2. Nhân vật bé Thu :( tiếp)
b. Khi nhận anh Sáu là cha :
+ Với đôi mi dài ... sâu xa.
- Miêu tả nội tâm nhân vật thể hiện sự trong sáng, thăng bằng, không còn lo lắng sợ hãi nữa.
+ Nó bỗng kêu thét lên : Ba ...a...a... ba !
+ Nhanh như con sóc nó nhảy thót lên và dang 2 tay ôm chặt lấy cổ ba nó ... nói trong tiếng khóc : “Ba ! Không cho ba đi nữa ! ba ở nhà với con !”
+ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
+ Con bé lại ôm chầm ba nó một lần nữa và mếu máo : Ba về! Ba mua cho con 1 cây lược nghe ba!
- Miêu tả dáng vẻ, lời nói, cử chỉ để bộc lộ nội tâm, kết hợp bình luận về nhân vật đã cho thấy đó là tiếng kêu thể hiện t/y thương ruột thịt
- Cử chỉ hồn nhiên, nồng thắm. Bé Thu muốn được ba chăm sóc và che chở ( Đó là mong ước chính đáng của đứa con yêu quí cha và tin tưởng tình yêu thương của cha mình )
=> Thu là 1 em bé hồn nhiên, chân thật trong tình cảm, mãnh liệt trong tình yêu thương.
2. Nhân ông Sáu :
+ Tiếng gọi : Thu ! con
+ Điệu bộ : Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con.
- Với cách miêu tả, kể cho biết anh Sáu vui và tin đứa con sẽ đến với mình.
+ Khi bị con từ chối : Anh đững sững lại đó, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
- Với cách kể, tả nội tâm cho thấy tâm trạng buồn bã, thất vọng ...
+ Khi nghe con nói trống không với mình, anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.
-> Buồn nhưng sẵn lòng tha thứ cho con.
+ Khi con hất miếng trứng cá làm cơm vung tung toé : Anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả”.
-> Thể hiện tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực.
- Nỗi buồn do t/y thương của người cha chưa được đền đáp.
+ Nhìn con : Nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Anh Sáu 1 tay ôm con, 1 tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
- Nâng niu và gìn giữ tình phụ tử.
+ Anh Sáu cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cử giày vò anh.
+ Cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ mà cố công như người thợ bạc ... gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
- Miêu tả nội tâm, miêu tả, biểu cảm.
-> Hiền lành, nhân hậu, nâng niu tình cảm cha con, chiều con và giữ lời hứa với con.
+ Anh đưa tay vào túi móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
-> Nhớ đến mong ước của con, nhắn gửi đồng đội thay mình thực hiện mong ước của con. ( người cha yêu thương con đến tột cùng )
=> Với sự kết hợp tự sự, miêu tả, miêu tả nội tâm nhân vật ... hiện lên 1 người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tuỵ vì t/y thương con, 1 người cha để bé Thu suốt đời yêu quí và tự hào.
IV/ Ghi nhớ :
V/ Luyện tập :
1. Bài 1:
2. Bài 2: VN
4. Củng cố(2'):
- Gv chốt lại kiến thức cơ bản của tiết học.
5. Hướng dẫn học và CBBM: (1'):
- Tóm tắt lại toàn bộ đoạn trích, học ND, ghi nhớ.
- Chuẩn bị : đọc, tóm tắt, TLCH trong sgk văn bản “Cố hương”
******************************************************
Soạn: 01.12.13
Giảng: 04/12/13
Ngữ văn- Bài 16- Tiết 75:
Văn bản : CỐ HƯƠNG
- Lỗ Tấn -
A - Mục tiêu :
- Có những hiểu biết về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
- Phê phán xã hội cũ, bồi dưỡng niềm tin trong cuộc sống, tình yêu quê hương, làng xóm.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Nắm được những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học TQ và văn học nhân loại.
- Nắm được nội dung của TP.
- Bước đầu cảm nhận được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời (những năm đầu thế kỉ 20) của tác giả. Đồng thời thấy được màu sắc trữ tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ức tuổi thơ, biện pháp so sánh, đối chiếu quá khứ – hiện tại và sử dụng thành công.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Kể và tóm tắt được truyện.
- Vận dụng các kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thứcbiểu đạt trong TP tự sự để cảm nhận một VB truyện hiện đại.
B - Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Lắng nghe tích cực, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tư duy sáng tạo, hợp tác.
C - Đồ dùng dạy học:
1. Thầy : soạn kĩ bài.
2. Trò : Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản, đọc kể tóm tắt tác phẩm.
D. Phương pháp :
- Đọc diễn cảm, phân tích, bình nâng cao, nêu vấn đề, vấn đáp-gợi tìm.
- Kĩ thuật dạy học: động não, thảo luận nhóm.
E - Các bước lên lớp :
1. Ổn định tổ chức : 1'
2. Kiểm tra: 5'
- Kiểm tra vở soạn.
3. Tiến trình hoạt động dạy – học : 35'
ND hoạt động của thầy - trò
T/g
Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động:
H: Trong chương trình văn học nước ngoài 6,7,8 em đã được học những tác giả, tác phẩm nào của Trung Quốc ( thơ, văn xuôi, tác phẩm dân gian, tác phẩm trung đại, tác phẩm hiện đại ?
- Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho bao nhiêu nhà thơ cổ kim, những khi có dịp trở về quê cũ ( cố hương ) sau nhiều năm xa cách, thì không phải ai cũng vui mừng, hài lòng. Bởi vì, có khi như Hạ Tri Chương trong bài Hồi hương ngẫu thư :
Dịch thơ :
Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi : Khách từ đâu đến làng ?
Sau nhiều năm đi xa, khi nhân vật “tôi”trong truyện "Cố hương" của nhà văn Lỗ Tấn trở lại quê nhà, tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ Hạ Tri Chương nhưng cũng bùi ngùi 1 nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Và tâm trạng người về thăm quê lần cuối không chỉ có thế ...
Hoạt động 2: HD HS đọc và thảo luận chú thích.
- Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm, tóm tắt TP, vài nét về tác giả-TP, một số từ khó.
- GV: HDh/s đọc : Giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng chao chát của thím Hai Dương, giọng suy ngẫm, triết lí ở 1 số câu, đoạn.
- GV: Đọc 1 đoạn ® gọi h/s đọc ® nhận xét.
- Tóm tắt những đoạn chữ nhỏ.
- GV: Gọi học sinh tóm tắt toàn bài.
- Kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật “tôi”, để bán nhà , đưa cả gia đình đi sinh sống ở nơi khác. ( Sau 20 năm xa quê, nhân vật “tôi” trở về thăm làng cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật “tôi” rời cố hương ra đi với ước vọng c/s làng quê mình sẽ được thay đổi .
- Gọi h/s tóm tắt toàn truyện ® Nhận xét.
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
- H/s dựa vào chú thích để trả lời.
- GV chốt
- GV: Cho h/s tìm hiểu 1 số chú thích SGK.
Hoạt động 3: HDHS tìm bố cục VB.
- Mục tiêu: Biết phân bố cục hợp lí và ý nghĩa của bố cục
H: Em hãy xác định bố cục của truyện ?
- HS trả lơi
- GV kl
+ Phần 1: Từ đầu ... tôi đang làm ăn sinh sống.( Nhân vật “tôi” trên đường trở về quê cũ )
+ Phần 2: Tinh mơ sáng ... sạch trơn như quét.( Nhân vật “tôi” trong những ngày ở quê )
+ Phần 3: còn lại ( Nhân vật “tôi” trên đường rời quê )
Hoạt động 4: HDHS tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu: + Biết xác định nhân vật trung tâm, phương thức biểu đạt,
+ Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời (những năm đầu thế kỉ 20) và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, con người mới.
+ Màu sắc trữ tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ức tuổi thơ, biện pháp so sánh, đối chiếu quá khứ – hiện tại và sử dụng thành công.
.
H: Theo em trong truyện có những nhân vật nào? ai là nhân vật trung tâm ? Vì sao em xác định như thế ?
- Nhân vật trung tâm “tôi”
- Vì c
File đính kèm:
- van 9 tiet 77 Kiem tra truyen va tho hien dai.doc