Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 10 năm 2013

I. Mục tiêu cần đạt

- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ tự do, các hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, vừa giàu tính biểu cảm và biểu trưng.

1 Kiến thức

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó của người chiến sĩ

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ ngôn ngữ bình dị biểu cảm

2 Kĩ năng

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 10 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 46: Văn bản: ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu - I. Mục tiêu cần đạt - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội cách mạng được thể hiện trong bài thơ. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. - Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ tự do, các hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, vừa giàu tính biểu cảm và biểu trưng. 1 Kiến thức - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó của người chiến sĩ - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ ngôn ngữ bình dị biểu cảm 2 Kĩ năng - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ II. Chuẩn bị - Tích hợp với phần Văn ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính, phần Tiếng Việt ở bài Tổng kết từ vựng (tt), phần Tập làm văn ở bài Nghị luận trong văn học - Tập thơ Đầu súng trăng treo, bài hát Đồng chí III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Trong chiến dịch Việt Bắc (Thu đông 1947) quân dân ta bắt đầu cuộc kháng chiến với vô vàn khó khăn thiếu thốn. Những người lính cũng phải sống và chiến đấu trong gian khổ. Nhưng vượt lên trên hết, giữa họ đã nẩy sinh một tình cảm đặc biệt: tình đồng chí. Điều đó đã được phản ánh trong thơ của Chính Hữu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Gọi HS đọc lại mục chú thích * sgk/129 (?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu? (?) Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào thời gian nào? HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản (?) Theo em, cảm hứng của bàithơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu? Gọi HS đọc 6 câu đầu (?) Theo nhà thơ, tình đồng chí,đồng đội giữa tôi và anh bắt nguồn từ những cơ sở nào (?) Những hình ảnh nước mặn đồng chua,đất cày lên sỏi đá nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi? (?) Đôi tri kỉ và hai người bạn thân cùng đôi đồng chí có gì chung? Đọc tiếp 10 dòng thơ tiếp (?) Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết,hình ảnh biểu hiện tình đồng chí,đồng đội ? (?) Ruộng nương anh … ra lính, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí ? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Những hình ảnh nào làm em xúc động? (?) Nhận xét về đặc điểm trong cấu trúc các câu thơ và hình ảnh ở đoạn thơ này? Tác dụng của việc xây dựng những câu thơ sóng đôi là gì? HS đọc 3 câu thơ cuối (?) Những câu thơ ấy gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? HOẠT ĐỘNG 3 : Tổng kết (?) Theo em vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí? (?) Tóm lại,em nhận thấy được điều gì về hình ảnh người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ? Nét đặc sắc về nghệ thuật? 4. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà : - Höôùng daãn HS baøi luyeän taäp veà nhaø laøm - Hoïc thuoäc baøi thô,naém noäi dung, ngheä thuaät - Soaïn Baøi thô veà tieåu ñoäi xe khoâng kính NỘI DUNG BÀI HỌC I. Đọc – tìm hiểu chú thích : 1. Tác giả - Chính Hữu (1926 – 2007) - Quê ở Hà Tĩnh 2. Tác phẩm - Sáng tác đầu 1948,sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) II. Đọc - tìm hiểu văn bản 1. Những cơ sở của tình đồng chí ……….. nước mặn đồng chua ……….. đất cày lên sỏi đá Þ Bắt nguồn trước hết từ hoàn cảnh xuất thân Þ Từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu Đêm rét chung chăn …. đôi tri kỉ Þ Cùng chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui 2. Những biểu hiện của tình đồng chí Ruộng nương …… ………….. ra lính ® Cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau Anh với tôi …………….. Aó anh – quần tôi Þ Chia sẻ những khó khăn gian lao trong cuộc đời bộ đội 3. Hình ảnh người lính trong 3 câu thơ cuối ® Thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ Þ Gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời III. Tổng kết * Nghệ thuật ; -Sử dụng ngôn ngữ bình dị -Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn tạo nên hính ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng * Ý nghĩa văn bản : Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiền chống thực dân Pháp gian khổ IV. Luyện tập Viết đoạn văn biểu cảm về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. V.RÚT KINH NGHIỆM : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 47: Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật. *.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng…của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm trân trọng hình ảnh những người lính trong chiến đấu. B .Chuẩn bị : 1/GV: Tư liệu về bài thơ, chân dung nhà thơ; soạn bài; chuẩn KTKN .PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, bình giảng, trực quan. 2/HS :Bài soạn C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: .Ổn định lớp: . Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu? Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? Cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất? Hs: * Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạng một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng * Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng cí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. -HS :Tự liên hệ .Bài mới: GV cho HS nghe bài hát Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây và vào bài. “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn. Hai đứa ở hai đầu xa thẳm…”Nghe những câu thơ này của nhà thơ Phạm Tiến Duật chắc hẳn không ai có thể quên được những tháng năm hào hùng cả nước ta tham gia đánh Mỹ. Những cánh rừng Trường Sơn khốc liệt phải hứng chịu hàng ngàn, hàng vạn tấn bom…lớp lớp thế hệ thanh niên lên đường tòng quân trong đó Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ - chiến sĩ của những chàng lái xe dũng cảm, những cô thanh niên xung phong xinh xắn, tươi trẻ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”đã góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ về đề tài thế hệ trẻ chống Mỹ cứu nước HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU CHUNG * Phương pháp: Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề Hướng dẫn đọc tìm hiểu t/g, t/p GV: Hãy giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật? Hoàn cảnh ra đời, thể thơ? HS suy nghĩ và trả lời GV giảng thêm:Thời điểm này cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh có hệ thống những con đường chằng chịt phần lớn sức vóc vật chất tinh thần của hậu phương Miền Bắc chuyên chở vận hành vào miền Nam đều trên con đường naỳ mà lực lượng chủ yếu là ô tô trong đó tiểu đoàn vận tải 61 là đơn vị đã 2 lần đoạt danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Phạm Tiến Duật là một chiến sĩ trong tiểu đoàn đó đã từng ngồi trên những chiếc xe chở hàng và bài thơ ra đời trong một chuyến đi * Bài thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ (1969 – 1970) tổ chức GV hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu từ khó. 2 HS đọc -> Nhận xét GV: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Bố cục bài thơ? PTBĐ? HS: Thể thơ câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần PTBĐ: Biểu cảm, tự sự và miêu tả. *HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: * Phương pháp : Phát vấn đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích gợi tìm, thảo luận, bình giảng. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết BT GV: Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ? HS: suy nghĩ và trả lời GV: Hiện thực khốc liệt của chiến tranh được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh độc đáo nào? GV: Nguyên nhân nào khiến xe không có kính? HS: Vì bom đạn của chiến tranh GV: Nhận xét gì về những từ ngữ được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên? GV: Những chiếc xe này là bình thường hay bất bình thường? Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui, thùng xe có xước HS: Liên tiếp một loạt các từ phủ định, diễn tả sự không bình thường trong chiến tranh, nhưng là bình thường trong hình ảnh ác liệt của c/tr. GV bình: Xưa nay hình ảnh thơ thường được miêu tả mĩ lệ hoá mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực như cỗ xe tam mã, chiếc xe trong “bài ca lái xe đêm’ của Tố Hữu, Tiếng hát Con tàu của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của chiến tranh chống Mĩ ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn. GV Những chiến sĩ lái xe được miêu tả qua những hình ảnh nào ? GV Nhận xét về nhịp điệu, được sử dụng trong hai câu thơ ? HS: Ngắt nhịp 2/2, thanh bằng nhiều hơn thanh trắc, nhịp thơ cân đối nhịp nhàng, đảo ngữ, điệp từ GV: Từ trong những chiếc xe không kính ấy người chiến sĩ đã cảm nhận được điều gì ? GV Tìm những câu thơ thể hiện sức chịu đựng phi thường của người lính lái xe? Nhận xét cách dùng từ? HS: Dùng khẩu ngữ: ừ thì, cười ha ha, phì phèo… Giọng điệu : ngang tàng, hài hước, phớt đời, hồn nhiên GV Qua những hình ảnh thơ trên, em nêu cảm nhận của mình về người lính ?bộc lộ p/c nào của họ? Hãy đọc lại 2 khổ 5,6 GV Em cảm nhận được điều gì qua hai khổ thơ đó? GV Quan hệ của họ như thế nào?Từ đó hình ảnh người lính có thêm nét đẹp nào? GV bình: Đọc câu thơ này ta thấy không có gì khác câu thơ nói về t/c đ/c của Chính Hữu 20 năm về trước “Đêm rét chung chăn…”t/c đ/c đồng đội đã gắn kết họ lại thành 1 khối ngân lên câu hát nâng bước chân người chiến sĩ đi tiếp chặng đường mới “Lại đi ,lại đi,trời xanh thêm” GV Câu kết bài thơ có gì đặc sắc ? Hình ảnh được sắp xếp như thế nào? Phân tích hình ảnh “trái tim” (HS thảo luận nhóm 3 phút – 4 nhóm) GV bình: Biện pháp hoán dụ, đối lập để khẳng định : ý chí nghị lực phi thường là yếu tố hoàn thiện chân dung của họ. Kết thúc bài thơ là hình ảnh trái tim, có trái tim chiếc xe trở thành cơ thể sống để không có 1 bom đạn nào, sức mạnh quân sự nào,mất mát đau thương nào có thể ngăn trở những đoàn xe đêm ra trận. rái tim là nhãn tự của bài hội tụ vẻ đẹp của người cuộc sống. Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ lấy trái tim tượng trưng cho sự bất tử . Phải chăng trong các anh đã thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước được kết tụ và lưu truyền qua các thế hệ cha ông “Một trái tim biết yêu …” Quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển, tình yêu miền Nam là sức mạnh vô song (xe có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu được trái tim hướng về miền Nam - xe chạy = trái tim = xương máu của những người chiến sĩ anh hùng) HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết: * Phương pháp :Đọc hiểu nêu vấn đề, phát vấn đàm thoại Hướng dẫn HS tổng kết văn bản HS rút ra vài nét nghệ thuật chính và ý nghĩa văn bản? I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941- 2007) - Quê: Thanh Ba- Phú Thọ - Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác trong thời kỳ này tập trung viết về thế hệ trẻ trong thời chống Mĩ. 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa” b. Thể thơ: tự do c.Bố cục: - 7 khổ thơ: xoay quanh và làm nổi bật chủ đề: hiện thực khốc liệt của chiến tranh và sức mạnh của những người chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn thời chống Mĩ * PTBĐ: Biểu cảm, tự sự và miêu tả. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1/Nội dung: a. Nhan đề bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính -> Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh b.Hiện thực khốc liệt của chiến tranh - Bom giật, bom rung - Hình ảnh những chiếc xe không kính + Kính vỡ - xe không kính + Không có đèn + Không có mui xe + Thùng xe xước àHình tượng thơ mới lạ và độc đáo ðBút pháp tả thực, giải thích lý do của những chiếc xe không có kính, nói lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh c.Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ lái xe: - "Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng" - "Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng …như sa như ùa vào buồng lái" -> Điệp từ, so sánh: tư thế ung dung, hiên ngang, coi thường hiểm nguy. - "Không có kính ừ thì có bụi …chưa cần rửa .... châm điếu thuốc …không có kính, ừ thì ướt áo …chưa cần.... lái trăm cây số nữa" -> Cấu trúc câu thơ được lặp lại: thái độ ngang tàng, bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy - "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha …gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" -> Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội Câu kết : - "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước....Chỉ cần ...... có một trái tim" - Hình ảnh hoán dụ “trái tim”-> Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của dân tộc. -> Khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam không lay chuyển ðHình ảnh những người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng mà kiên định lạc quan, yêu đời. Sức mạnh tinh thần của họ = sức mạnh của dân tộc Việt Nam. 2.Nghệ thuật: - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch. 3. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. *HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. * Giống nhau: Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người lính vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt để chiến đấu vì lí tưởng, độc lập dân tộc.. * Khác nhau: - Đồng chí xây dựng hình ảnh người lính trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, xuất thân, cùng lí tưởng…gắn bó bền chặt - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: hình ảnh người lính là những con người hiên ngang, dũng cảm, ngang tàng nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời… - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản - Thấy được sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – những người đồng chí thể hiện qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Soạn "Tổng kết từ vựng" ( Sự phát triển của từ vựng… Trau dồi vốn từ) - Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết Văn học trung đại . RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................... .............................................................................................................................................. Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày kiểm tra: ................... Tiết 48: KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm kiểm tra sau khi học xong phần truyện trung đại - Với hình thức đánh giá năng lực đọc – hiểu và rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày một đoạn văn. II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Đề kiểm tra : Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận tại lớp. - Thời gian: 45 phút. III/ THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức đã học phần truyện trung đại ( Từ tuần 04- 08) - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Viết bằng chữ Hán -Xác định được n/v chính của truyện. -Xác định được xuất xứ của truyện Nhận xét về nhân vật Số câu : Số điểm : Tỉ lệ : Số câu : 2 SĐ: 1 Số câu: SĐ: Số câu: SĐ : Số câu: SĐ: Số câu: SĐ: Số câu : 1 Số điểm :3 Số câu: SĐ : Số câu: SĐ: Số câu : 3 SĐ : 4 Tỉ lệ: 40% Viết bằng chữ Nôm -Xác định được vị trí đoạn trích học Nghệ thuật cơ bản trong đoạn trích -Nêu được giá trị nội dung và NT -Cảm nhận sau khi học xong VB Số câu : Số điểm : Tỉ lệ : Số câu : 1 SĐ : 0,5 Số câu: SĐ : Số câu : 1 SĐ: 0,5 Số câu : SĐ: Số câu : SĐ: Sốcâu: 2 SĐ : 5 Số câu: SĐ: Số câu : SĐ: Số câu : 4 SĐ : 6 Tỉ lệ: 60% TS câu : TS điểm : Tỉ lệ : Số câu : 3 SĐ : 1,5 Tỉ lệ : 15% Số câu : 1 SĐ : 0,5 Tỉ lệ : 5% Số câu : 3 SĐ : 8 Tỉ lệ : 80% Số câu : 7 SĐ : 10 Tỉ lệ : 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Phần : Trắc nghiệm : 2 đ (mỗi ý đúng được 0,5 đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1, Nhân vật chính trong Chuyện người con gái Nam Xương là ai? A, Vũ Thị Thiết B, Linh Phi C, Trương Sinh D, Bé Đản 2, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh trích từ tác phẩm nào? A, Truyền kì Tân Phả B, Vũ trung tuỳ bút C, Thượng kinh kí sự D, Tang thương ngẫu lục 3, Nghệ thuật miêu tả nào là chủ yếu trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? A. Tả cảnh ngụ tình. B. Tả cảnh thiên nhiên. C. Tả hành động. D. Tả người. 4, Đoạn trích Chị em Thuý Kiều trích từ phần nào của truyện? A, Đoàn tụ B, Gia biến và lưu lạc C, Gặp gỡ và đính ước. Phần : Tự luận (8đ) 1, Nhận xét của em về những đức tính tốt đẹp của Vũ Nương. (3đ) 2, Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. (3đ) 3, Cảm nhận sau khi học xong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. (2đ) V. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Trắc nghiệm (2Đ) Câu 1 2 3 4 Ý A B A C Phần Tự luận (8Đ) 1, HS nêu được những đức tính tốt đẹp của Vũ Nương : là người phụ nữ có nhan sắc, thuỳ mị nết na; khéo léo ăn ở nên mặc dù chồng có tính đa nghi nhưng chưa bao giờ xảy ra thất hoà; chăm lo gia đình chu đáo, làm ma chay cho mẹ chồng, nuôi dạy con thơ.... 2, HS nêu được những nội dung cơ bản sau : - Giá trị nội dung : + Giá trị hiện thực. + Giá trị nhân đạo - Giá trị nghệ thuật : ngôn ngữ, thể loại; miêu tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình.... 3, Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật : LVT tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; KNN hiền hậu, nết na, chung tình. . RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................... .............................................................................................................................................. Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày dạy: ................... Tiết 49: Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Tiếp theo) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng. - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. *.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Các cách phát triển tự vựng tiếng Việt. - Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. 2. Kỹ năng: - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. *GDKN SỐNG:- Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt. - Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. B.CHUẨN BỊ : 1/GV: soạn bài ;Chuẩn KTKN *.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích . 1/HS: ôn lại Kiến thức từ vựng đã học C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: .Ổn định lớp: . Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong nội dung tiết học) .Bài mới: Các giờ trước chúng ta đó ôn lại những kiến thức về từ vựng (Từ…trường từ vựng). Tiết học này, chúng ta ôn lại những nội dung còn lại về từ vựng đó học (Sự phát triển của từ vựng…trau dồi vốn từ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: - Ph­¬ng ph¸p ; ,nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò, th¶o luËn nhãm. -Sự phát triển của từ vựng GV: Nhắc lại Các cách phát triển của từ vựng nghĩa của từ? GV: 1HS lên bảng điền Nội dung thích hợp vào sơ đồ SGK/135 GV: Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng? GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3(SGK/135) Hoạt động 2: Từ mượn GV: Nhắc lại khái niệm từ mượn? - GV hướng dẫn HS làm BT - Trình bày miệng trước lớp Hoạt đông 3 :Từ Hán -Việt GV: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt GV hướng dẫn HS làm bài tập. -Hoạt động 4 :Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội GV: Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? Cho VD? HS thảo luận câu hỏi? (SGK/136) Hoạt động 5: Trau dồi vốn từ GV: Có các hình thức trau dồi vốn từ nào? GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Trình bày miệng trước lớp? HS làm bài tập nhóm sử lỗi dùng từ GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa I.Sự phát triển của từ vựng: 1.Các cách phát triển của từ vựng: 2 cách: - Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ: + Thêm nghĩa mới + Chuyển nghĩa - Cách 2: Phát triển số lượng từ ngữ + Tạo từ mới + Vay mượn 2.Bài tập: Bài tập 2:tr 135. Chuyển nghĩa: + Trao tay +Tay buôn người (nghĩa chuyển) - Tạo từ ngữ mới: + Từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y… VD: Văn + học -> văn học + Từ ngữ mới xuất hiện VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất - Vay mượn: Kịch trường… -Bài tập 3 -tr 135. Không có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì: - Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn II.Từ mượn: 1.Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị 2.Bài tập: *Chọn nhận định đúng: - Nhận định : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt *Những từ mượn như: săm, lốp, (bếp) ga, phanh,pê đan, nan hoa, …là những từ đó được Việt hoá hoàn toàn về âm, nghĩa, cách dùng những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như: bàn, ghế, trâu, bò… - Các từ: a-xít, hidro, vitamin -> còn giữ nhiều nét ngoại lai - chưa được Việt hoá hoàn toàn (từ gồm nhiều âm tiết, mỗi âm tiết có chức năng, cấu tạo vỏ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa gì. III.Từ Hán -Việt 1.Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, … 2.Bài tập: Chọn quan niệm đúng: b IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội: 1.Khái niệm: - Thuật ngữ: là ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, cụng nghệ: phẫu thuật, siêu âm… - Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dựng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất định VD: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ. 2.Bài tập: * Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay: Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn. * Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo… V.Trau dồi vốn từ: 1.Các hình thức trau dồi vốn từ: - Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ - Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ 2.Bài tập: *Giải thích nghĩa của những từ sau: - Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành. - Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình. - Dự thảo: + Động từ : thảo ra để đưa thông qua + Danh từ : bản thảo để đưa thông qua - Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu - Hậu duệ: con cháu của người đó chết - Kh

File đính kèm:

  • docTuan 10 CKTKN.doc
Giáo án liên quan