Giáo án Ngữ văn 7 - Tiét 14 Văn bản: Nnhững câu hát châm biếm

 

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 -Hiểu nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật của các bài ca dao về chủ đề những câu hát châm biếm

II-CHUẨN BỊ.

 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, ca dao, dân ca Việt Nam

 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài

III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiét 14 Văn bản: Nnhững câu hát châm biếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 Ngày soạn:……………… Ngày dạy:……………… Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. -Hiểu nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật của các bài ca dao về chủ đề những câu hát châm biếm II-CHUẨN BỊ. 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, ca dao, dân ca Việt Nam 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 (5’) ²Khởi động -Oån định -Kiểm tra bài cũ -Bài mới -Kiểm tra sỉ số lớp HỎI: 1/Hãy đọc thuộc lòng những câu hát than thân? 2/Nêu đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao? -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét và công bố điểm Trong kho tàng Văn học Việt Nam, những bài ca than thân có số lượng rất lớn và tiêu biểu trong nền ca dao, dân ca mà tiết học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Cá nhân trả lời: 1/Đọc thuộc lòng những câu hát than thân 2/Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa “than thân”, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến. -HS nhận xét bổ sung -Lắng nghe -Ghi tựa bài vào tập HOẠT ĐỘNG 2 (30’) ²Đọc và hiểu văn bản I-TÌM HIỂU CHUNG. Bài 1 -Bài ca dao chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng một cách hóm hỉnh Bài 2 -Phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dốt nát, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền, đồng thời phê phán tệ nạn, bói toan nhảm nhí trong xã hội. Bài 3 -Cảnh tượng một đám ma trong xã hội cũ -Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Bài 4 -Bức chân dung biếm hoạ “cậu cai” -Lố lăng, thảm hại, không quyền hành ðđiển hình cho lính tráng ngày xưa,.. -GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản -Y/c HS đọc văn bản -GV nhận xét về cách đọc văn bản của học sinh -Y/c HS đọc một số chú thích HỎI:Bài ca dao gới thiệu chân dung của ai?. Giới thiệu như thế nào? HỎI:Trong những câu giới thiệu chân dung “chú tôi”, từ nào được lặp lại nhiều lần?. Hãy nêu tác dụng của việc lặp lại ấy? HỎI:Qua những nét biếm hoạ em hiểu gì về con người của “chú tôi”? HỎI:Hai dòng ca dao đầu có ý nghĩa như thế nào? HỎI:Bài ca dao chế giễu hạng người nào trong xã hội? HỎI:Bài ca dao nhại lời của ai?. Nói với ai? HỎI:Thầy bói đã nói những gì? HỎI:Em có nhận xét gì về cách phán của thầy? HỎI:Theo em, bài ca dao này đã sử dụng lối nói nào để phê phán? HỎI:Bài ca dao phê phán loại người nào trong xã hội? HỎI:Em hãy tìm những câu ca dao có nội dung tương tự? HỎI:Bài ca dao vẽ lên cảnh tượng gì? HỎI:Mỗi con vật tượng trưng cho những loại người nào trong xã hội xưa? HỎI:Em thấy cách gọi tên các nhân vật giống với thể loại truyện nào đã học?. Hãy chỉ ra sự thú vị đó? HỎI:Đam ma này để lại trong em cảm nhận gì? HỎI:Bài ca dao phê phán điều gì? HỎI:Đây là chân dung của nhân vật nào? HỎI:Em có nhận xét gì về cách gọi “cậu cai”? HỎI:Chân dung “cậu cai” được hiện lên qua các chi tiết nào? HỎI:Qua đó cho thấy “cậu cai” là người như thế nào? HỎI:Bức biếm hoạ thể hiện thái độ gì của nhân dân? HỎI:Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao? -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:chân dung của “chú tôi”, hay tửu hay tăm:nghiện nát rượu hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa, nghiện ngủ “ước những ngày mưa” -Cá nhân trả lời:từ “hay” ð nghệ thuật mỉa mai, cách nói giễu cợt, châm biếm. -Cá nhân trả lời:đây là một con người lắm tật xấu là hình ảnh người nông dân nghiện rượu chè, thích ăn no, ngủ kĩ, lười biếng. -Cá nhân trả lời:hai dòng đầu vừa để bắt vần vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật.Cô yếm đào là ẩn dụ tượng trưng cho cô thôn nữ trẻ đẹp. Người xứng đôi với cô gái phải là chàng trai giỏi giang chứ không thể là người chú có nhiều tật xấu -Cá nhân trả lời:chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng một cách hóm hỉnh. -Cá nhân trả lời:lời của thầy bói ð khách quan “ghi âm, lời thầy bói, không đưa ra một lời bình luận, đánh giá nào”. -Cá nhân đọc:những chuyện hệ trọng về số phận người đi xem bói rất quan tâm: giàu- nghèo; cha- mẹ; chồng- con. -Cá nhân trả lời:là kiểu nói dựa, nước đôi, thầy nói rõ ràng khẳng định như đinh đóng cột toàn những chuyện hiển nhiên ð vô nghĩa, ấu trĩ, nực cười. -Cá nhân trả lời:phóng đại cách nói nước đôi lật tẩy chân dung thầy bói -Cá nhân trả lời:phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dốt nát, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền, đồng thời phê phán tệ nạn, bói toan nhảm nhí trong xã hội. -Cá nhân trả lời:”Tiền buộc dải yếm bo bo- Trao cho thầy bói đâm lo vào mình”. -Cá nhân trả lời:cảnh tượng một đám ma trong xã hội cũ -Cá nhân trả lời: +Con cò:người nông dân +Cà cuống:những những kẻ tai to, mặt lớn. +Chim ri, chào mào:lính lệ +Chim chích:mõ làng. -Cá nhân trả lời: cách gọi tên các nhân vật giống với thể loại truyện ngụ ngôn. Từng con vật với những đặc điểm của nó là hình ảnh rất sống động cho từng loại người ð nội dung châm biếm, phê phán kín đáo, sâu sắc hơn. -Cá nhân trả lời:đám ma như một đám rước hội, không phù hợp với đám ma ð dịp để đánh chén, vui vẻ, chia chác, om sòm. -Cá nhân trả lời:Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. -Cá nhân trả lời:bức chân dung biếm hoạ “cậu cai” -Cá nhân trả lời:còn rất trẻ, nói ngọt để mơn trớn, châm biếm. -Cá nhân trả lời: +Đầu đội “nón dấu lông gà”:lính có quyền hành +Ngón tay đeo nhẫn:ăn diện, trai lơ +áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê -Cá nhân trả lời:lố lăng, thảm hại, không quyền hành ðđiển hình cho lính tráng ngày xưa,.. -Cá nhân trả lời:mỉa mai, khinh ghét và thương hại,.. -Cá nhân trả lời:hình thức phóng đại, tiếng cười sâu cay,.. HOẠT ĐỘNG 3 (5’) III-TỔNG KẾT: -Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đai,…những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẩn, phê phán các thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. HỎI:Hãy nêu nội dung và hình thức của bốb bài ca dao châm biếm? -Cá nhân trả lời:bốn bài ca dao châm biếm cho thấy tính chất trào lộng dân gian thật sắc sảo, nhiều vẻ. Những thói hư, tật xấu, hủ tục mê tín dị đoan, những hiện tượng lố bịch, những hạng người trong xã hội cũ đều bị châm biếm, đả kích. Các ẩn dụ lối phóng đại, cách nói ngược,…là những thủ pháp nghệ thuật châm biếm được tác giả sáng tạo một cách đặc sắc. Tính chiến đấu và phê phán là giá trị đích thực của những bài ca dao này và đến nay vẫn còn ý nghĩa. HOẠT ĐỘNG 4 (5’) ²Củng cố-Dặn dò -Về nhà học bài và học thuộc lòng các câu hát châm biếm. -Xem và chuẩn bị bài Đại từ cần nắm: +Thế nào là đại từ? +Các loại đại từ +Luyện tập -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị

File đính kèm:

  • docnhung cau hat cham biem.doc
Giáo án liên quan