Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 11 Trường THCS Hoàng Văn Thụ

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,. của nghững con người là nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.

2. Kĩ năng

 - Đọc- hiểu một bài thơ hiện đại.

 - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

 - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 11 Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 51,52 VB: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật (1941-2007) Soạn: 02/11/2013 Dạy: 04/11/2013 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật. - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của nghững con người là nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu một bài thơ hiện đại. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ. - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ. B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, dùng sơ đồ, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng, tổng kết, khái quát. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí” ? Phân tích ND, NT 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian: 3 phút. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: Năm tháng sẽ đi qua, nhưng đường Trường Sơn -  Đường Hồ Chí Minh mãi mãi được đi vào lịch sử dân tộc ta như một  “Con đường huyền thoại” một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong thế kỷ XX.Và, đây là h/ả con đường máu lửa, là con đường Trường Sơn, là mục tiêu bắn phá hàng đầu của ĐQ Mĩ nhằm cắt đứt mọi chi viện từ hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Thế nhưng những đoàn quân chiến đấu, những TNXP, những anh lính lái xe vẫn bất chấp gian khổ, hi sinh để: “Xẻ dọc TS đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai” Nhà thơ PTD đã góp phần làm sống mãi h/ảnh thế hệ thanh niên thời chống Mĩ – đặc biệt là lớp trẻ ở tuyến đường Trường Sơn, trong gian khổ hi sinh, họ vẫn phơi phới niềm tin. Điều này được thể hiện rõ ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính mà cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay: HĐ của GV và HS Nội dung: Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, dùng sơ đồ Thời gian: 12 phút. I.Tìm hiểu chung: Cho hs quan sát chân dung t/g Phạm Tiến Duật. 1 Tác giả. GV? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? - Hs tình bày. GV bổ sung: - Phạm Tiến Duật (1941 - 2007), quê ở Phú Thọ . Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1964, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. - Ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “Cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mĩ”. - Ông đã từng là người dẫn chương trình Vui-khỏe-có ích ấn tượng của Đài truyền hình VN. - 8h 50 phút, ngày 4/12/2007, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Trung ương-Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi. - Phạm Tiến Duật.(1941-2007) Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. GV? Kể tên những tác phẩm chính của ông? - Hstl: Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971), Ở hài đầu núi (1981, Vầng trăng và những vầng lửa (1983), Nhóm lửa (1996),... GV nói thêm: Bên cạnh đó có mộ số bài thơ rất nổi tiếng của ông đó là: - Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây (đã được phổ nhạc). - Lửa đèn. - Gửi em, cô thanh niên xung phong. - Bài thơ về tiểu đội xe không kính. (đã được phổ nhạc). GV? Xác định đề tài trong thơ PTD? - Hstl: Nói đến nhà thơ Phạm Tiến Duật là người ta nhớ ngay đến chùm thơ đặc sắc của ông viết về những người lính lái xe trường sơn, những cô thanh niên xung phong trong k/c chống Mĩ . - Thơ Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. GV? Nhận xét giọng điệu thơ của ông ? - Hstl: Th¬ «ng cã giäng ®iÖu trÎ trung, s«i næi, hån nhiªn, tinh nghÞch mµ s©u s¾c GV? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Hstl: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh chống Mĩ.GV cho hs xem clip xe quân sự. Gv nói thêm: Thời điểm này cuộc k/c chống Mỹ đang bước vào gđ gay go khốc liệt nhất, trên tuyến đường mòn HCM có hệ thống những con đường chằng chịt, phần lớn sức vóc vật chất tinh thần của hậu phương MB chuyên chở vận hành vào MN đều trên con đường này mà lực lượng chủ yếu là ô tô, trong đó tiểu đoàn vận tải 61 là đơn vị đã 2 lần đoạt danh hiệu AHLLVT . PTD là một chiến sĩ trong tiểu đoàn đó đã từng ngồi trên những chiếc xe chở hàng và bài thơ ra đời trong một chuyến đi. - Bài thơ được viết vào năm 1969, n»m trong chïm th¬ Ph¹m TiÕn DuËt ®îc tÆng gi¶i nhÊt cuéc thi th¬ cña b¸o V¨n NghÖ n¨m 1969 vµ in trong tập “Vầng trăng quầng lửa” 2. Tác phẩm: Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”. - GV: Hướng dẫn đọc: giọng vui tươi, khỏe khoán, dứt khoát, thể hiện tinh thần lạc quan, sôi nổi, ngang tàng, hóm hỉnh, của những người chiến sĩ lái xe. - GV đọc mẫu - HS đọc văn bản. GV để hiểu nghĩa của một số từ ngữ cũng là cách trau dồi vốn từ. 3. Đọc – Tìm hiểu chú thích: GV? Một tiểu đội gồm bao nhiêu người? - Hstl: theo như từ điển TV thì tiểu đội là đơn vị nhỏ nhất của lực lượng vũ trang gồm từ 6-12 người. GV? Tại sao gọi là bếp Hoàng Cầm? - Hstl: Bếp Hoàng Cầm: anh hùng nuôi quân H/Cầm sáng tạo ra cái bếp không khói để giặc Mĩ không thể phát hiện. Và, anh nuôi Hoàng Cầm đã trở thành anh hùng LLVT. GV? Em hiểu “chông chênh” là gì? - Hstl: Chông chênh: không vững chắc, không yên ổn. GV? Phương thức biểu đạt của bài thơ? - Hstl: tự sự + miêu tả, biểu cảm. GV? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? So sánh với bài đ/c? - Hstl: Thơ tự do, câu dài giống văn xuôi, ít vần, 4 câu 1 khổ Đ/c: thể thơ tự do, câu ngắn, các khổ thơ không đều nhau. GV? Đề tài của bài thơ? - Hstl: người lính Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng. Thời gian: 60 phút II. Đọc- hiểu văn bản. GV? Viết về đề tài người lính, tác giả đã chọn hình ảnh nào để viết? - Hstl: Những chiếc xe không kính. Gv và hình ảnh những chiếc xe không kính được nhắc đến xuên suốt trong b/thơ, và được đặt ngay làm nhan đề bài thơ. GV? Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ? GV cho hs thảo luận 3 phút. - Hs t/luận đại diện nhóm trình bày: - Bài thơ có nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa -> nhưng chÝnh nhan ®Ò Êy l¹i thu hút người đọc ë c¸i vÎ l¹, ®éc ®¸o cña nã : - Lạ => Nhan ®Ò bµi th¬ ®· làm nổi bật hình ảnh của toàn bài : Những chiếc xe không kính. H×nh ¶nh nµy lµ mét ph¸t hiÖn kh¸ thó vÞ cña t¸c gi¶, thÓ hiÖn sù g¾n bã vµ am hiÓu hiÖn thùc ®êi sèng chiÕn tranh trªn tuyÕn ®êng Trường Sơn. - Độc đáo nhưng sâu sắc Đã là một bài thơ nhưng tg lại thêm vào hai ch÷ “bµi th¬”. Phải chăng nhµ th¬ kh«ng chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hiÖn thùc khèc liÖt cña chiÕn tranh mµ ®iÒu chñ yÕu lµ nãi vÒ chÊt th¬ cña hiÖn thùc Êy- chÊt th¬ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh cña những người lính lái xe hiªn ngang, dòng c¶m, trÎ trung, vượt lªn thiÕu thèn, gian khæ, hiÓm nguy nơi chiến trường ác liệt để đưa chiếc xe về với miền Nam thân yêu. §ã míi lµ vÎ ®Ñp l·ng m¹n cña bµi th¬. GV: chiếu lời của tác giả giải thích cho hs xem. Tôi phải thêm “ Bài thơ về…”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung. (Tác giả nói về tác phẩm.) 1. Nhan đề bài thơ Lạ, độc đáo, thể hiện cách nhìn, cách khai thác chất thơ vút lên từ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh. GV? Những chiếc xe vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam được giới thiệu như thế nào? -Hstl: những chiếc xe không kính. GV giới thiệu một vài hình ảnh về chiếc xe không kính. 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính. GV? Theo em tiểu đội xe không kính có mặt ở Trường Sơn để làm gì? - Hstl: Chở lương thực, vũ khí, đạn dược, thuốc men, ...chi Viện cho chiến trương MN. GV? Nguyên nhân nào khiến xe không có kính? - Hstl:+ bom giật, bom rung -> kính vỡ GV: Vào năm này tại địa bàn binh trạm 27 lộ trình vận chuyển có những nút giao thông như cua chữ A, Cổng trời, đường 10, 20 cứ sau vài tiếng lại có 1 tốp 3 chiếc B52 rải thảm bom với hàng trăm quả. Những con đường quang dần vì bom đạn. Đơn vị của Phạm Tiến Duật có nhiều chiếc xe bị chá, bị lật nhào xuống vực, bị vỡ hết cửa kính… GV cho hs xem clip Mĩ thả bom... GVbình:Xưa nay, hình ảnh tàu xe vào thơ thường được mỹ  lệ hoá, lãng mạng hoá như cỗ xe tam mã, chiếc xe trong “bài ca lái xe đêm’ của TH, con tàu của CLV, đoàn thuyền của HC,nhưng PT D đưa một hình ảnh thực đến trần trụi “những chiếc xe không kính”. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực bằng 2 câu văn xuôi với giọng thản nhiên :   “Không có kính… đi rồi” Càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Câu thơ thứ 2 nhắc lại hai lần chữ “bom” với những động từ mạnh “giật”, “rung” khiến cho “kính vỡ đi rồi” càng tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đầu.  GV? Em cảm nhận giọng điệu hai câu thơ này ntn? -Hstl: giọng thơ là lời kể, phân bua mang tính khẩu ngữ, gần với văn xuôi, rất thản nhiên như lời nói thường ngày. GV? Trải qua chiến tranh, những chiếc xe ấy còn bị biến dạng như thế nào? -Hstl: “Không có kính, rồi xe không có đèn – Không có mui xe, thùng xe có xước” GV? Hiện lên trước mắt ta là hình ảnh những chiếc xe ra sao? -Hstl: Hư hỏng nặng đến biến dạng, tưởng chừng không đủ sức lăn bánh. GV? Nhận xét việc sử dụng từ ngữ và giọng điệu thơ khi tác giả lí giải nguyên nhân những chiếc xe không kính? GV: Không có kính,/ rồi xe không có đèn Không có mui xe,/ thùng xe có xước - Điệp một loạt các từ phủ định -> diễn tả dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống, do đường trường gây ra như nhân lên thử thách khốc liệt. - Hai dòng thơ ngắt làm 4 khúc như 4 chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai, bom đạn. -Tả thực, điệp ngữ, liệt kê, giọng điệu thản nhiên, lời thơ mang tính khẩu ngữ, hình ảnh độc đáo: => Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá những chiếc xe ban đầu vốn tốt, vốn mới thành đoàn xe trần trụi, hư hỏng, biến dạng. GV? Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả đã phản ánh hiện thực nào? - Hstl -> gv chốt ý và ghi bảng. Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: Bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. Liên hệ thực tế: Được sống trong cuộc sống hòa bình, bản thân em có suy nghĩ gì về một thời oanh liệt của dân tộc? Em phải làm gì để sống xứng đáng với thế hệ đi trước? - Hstl: Em được sống trong hòa bình, độc lập, tự do hôm nay là bao xương máu của ông cha ta đổ xuống. Em may mắn được sinh ra và lớn lên trong thời bình, em lại càng tự hào và khâm phục lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp khó khăn gian khổ của những người lính. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện về mọi mặt để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, xứng đáng là cháu của một dt anh hùng. GV: khi trả lời phỏng vấn của bạn bè thế giới về chiến thắng VN, vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Mĩ thua VN vì không hiểu VN. Sức mạnh quyết định chiến thắng ở VN không phải là vật chất, là vũ khí, là công cụ mà là tinh thần, là niềm tin, là ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” Bài tập: 1/ Hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ tiểu đội xe không kính giống nhau ở điểm nào? A/ Cùng viết về đề tài người lính. B/ Cùng viết theo thể thơ tự do. C/ Cả A và B đều đúng. 2/Hình ảnh Những chiếc xe không kính nói lên điều gì? A/ Tinh thần bất chấp khó khăn của người chiến sĩ lái xe B/ Sự khó khăn, thiếu thốn của bộ đội ta thời chống Mỹ C/ Sự khốc liệt của chiến trường thời chống Mỹ 3/ Nghệ thuật đặc sắc là gì? A/ Ngôn ngữ chân thực, giàu tính khẩu ngữ. B/ Giọng điệu thơ gần với lời nói thường, như những câu văn xuôi. C/ Nhiều hình ảnh thơ đẹp. 1- Bài vừa học: Nắm được nét cơ bản về tác giả Phạm Tiến Duật và xuất xứ bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ và hiểu ý nghĩa của nhan đề. Ý nghĩa hình tượng những chiếc xe không kính trong việc thể hiện chủ đề. 2- Bài sắp học: BÀI THƠ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH(tt) Phát biểu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam qua bài thơ. Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ? So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. GV chuyển ý: 3. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe. GV? Tại sao có những chiếc xe không bình thường như vậy mà vẫn hoạt động bình thường trên tuyến đường ác liệt ? Cách giới thiệu có gì đặc biệt? - Hstl: Vì người điều khiển nó là những chiến sĩ lái xe dũng cảm. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho lớp trẻ VN trong chiến tranh chống Mĩ.-> -Được giới thiệu gián tiếp GV? Những chiến sĩ lái xe được miêu tả qua những hình ảnh nào ? -Hstl: Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. GV? Nhận xét về nhịp điệu, bpnt được sử dụng trong hai câu thơ ? - Hstl: Ngắt nhịp 2/2, thanh bằng nhiều hơn thanh trắc, nhịp thơ cân đối nhịp nhàng.đảo ngữ,điệp từ - BP .đảo ngữ, điệp từ . GV? Qua đó em hình dung như thế nào về tư thế người chiến sĩ ? - Hs hình dung: Tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng, coi thường hiểm nguy. - Tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng, coi thường hiểm nguy. GV? Từ trong những chiếc xe không kính ấy người chiến sĩ đã cảm nhận được điều gì ? - Phát hiện. Nhìn Nhìn thấy Thấy Nhìn Nhìn thấy Thấy - chạy thẳng - xoa - như sa,ùa Những người lính lái xe không kính - đất trời,con đường - gió - - sao trời,cánh chim Sảng khoái bất tận tốc độ nhanh, mạnh đột ngột Lòng lạc quan dũng cảm GV? Nhận xét về từ ngữ, nhịp điệu thơ ? Tác dụng? GV? Phân tích h/a ẩn dụ “ con đường”? *Hs Phân tích. - Điệp từ, nhịp thơ nhanh, dồn dập, giọng khoẻ khoắn -> Cảm nhận được tốc độ lao nhanh của chiếc xe. - Con đường: đấu tranh vì lẽ sống, con đường cách mạng à Điệp từ, nhịp thơ nhanh, BP ẩn dụ -> tinh thần lạc quan dũng cảm, yêu đời. - Điệp từ, nhịp thơ nhanh, BP ẩn dụ -> tinh thần lạc quan dũng cảm, yêu đờ.i Ơ đây chất hiện thực và lãng mạn đan xen thấm quyện vào nhau. Bom đạn gió mưa ,chiếc xe đầy thương tích nhưng trong hoàn cảnh ấy không làm tâm hồn người chiến sĩ chai sạn khô cằn mà chiếc xe không kính như giúp họ gần hơn với thiên nhiên tự do giao cảm với thế giới bên ngoài. GV? Vì sao người lái xe phải chạy với tốc độ nhanh? - HS giải thích: Vì phải tranh thủ từng giờ, từng phút, giữa những trận bom đạn của kẻ thù -> khẩn trương. GV? Tìm những câu thơ thể hiện sức chịu đựng phi thường của người lính lái xe? Nhận xét cách dùng từ. - HS phát hiện: + Dùng khẩu ngữ: ừ thì,cười ha ha, phì phèo… + Giọng điệu: ngang tàng, hài hước, phớt đời, hồn nhiên GV? Qua những hình ảnh thơ trên, em nêu cảm nhận của mình về người lính? Bộc lộ phẩm chất nào của họ? - HS bộc lộc: Nét hồn nhiên, vẻ ngang tàng, đậm chất lính -> ý chí và sức mạnh của tuổi trẻ. Hãy đọc lại 2 khổ 5,6 Em cảm nhận được điều gì qua hai khổ thơ đó? Quan hệ của họ ntn? Từ đó h/a người lính có thêm nét đẹp nào? * HS bộc lộ: Những chiếc xe từ bom rơi ->tiểu đội + Chung bếp, chung bát đũa->gia đình + Bắt tay… ->bạn bè =>cùng chung nhiệm vụ, cùng chịu gian nguy -> tình đồng đội keo sơn gắn bó. - Cùng chung nhiệm vụ, cùng chịu gian nguy => tình đồng đội keo sơn gắn bó. GV:Đọc câu thơ này ta thấy không có gì khác câu thơ nói về tình cảm đồng chí của Chính Hữu 20 năm về trước “Đêm rét chung chăn…” tình cảm đồng chí đồng đội đã gắn kết họ lại thành 1 khối ngân lên câu hát nâng bước chân người chiến sĩ đi tiếp chặng đường mới “Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hãy Đọc khổ thơ cuối cùng. GV? Câu kết bài thơ có gì đặc sắc ? - Hstl: -H/A hoán dụ “trái tim”-> Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của dân tộc. GV? Hình ảnh được sắp xếp ntn? Phân tích hình ảnh “trái tim” GV cho HS thảo luận. GV: BP hoán dụ ,đối lập để khẳng định :ý chí nghị lực phi thường là yếu tố hoàn thiện chân dung của họ. “Trái tim” là một “hoán dụ kép”.Người ta gọi những trạng thái cảm xúc mãnh liệt như thế ( những trạng thái cảm xúc cao, mãnh liệt đều tác động đến hoạt động của tim) bằng tên gọi cái bộ phận thể hiện nó- trái tim. Cách gọi ấy là hoán dụ. Và, ở câu thơ này, “trái tim”lại là một hoán dụ để chỉ con người, theo kiểu lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Hay nói đầy đủ hơn, “trái tim”ở đây nói về người chiến sĩ yêu nước, dũng cảm “tất cả vì miền Nam thân yêu”. ( VHTT- Số 188- trang 57,58) => Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ của một dân tộc kiên cường, bất khuất. Kết thúc bài thơ là h/a trái tim ,có trái tim chiếc xe trở thành cơ thể sống để không có 1 bom đạn nào,sức mạnh quân sự nào, mất mát đau thương nào có thể ngăn trở những đoàn xe đêm ra trận.Trái tim là nhãn tự của bài hội tụ vẻ đẹp của người chiến sĩ. Ta lại nhớ đến chàng Đan –Kô xé toang lồng ngực móc trái tim làm ngon đuốc đưa bộ lạc thoát khỏi đầm lầy,hay nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ lấy trái tim tượng trưng cho sự bất tử .Phải chăng trong các anh đã thấm nhuần CN yêu nước được kết tụ và lưu truyền qua các thế hệ cha ông “Một trái tim biết yêu …” Hoạt động 4: Tổng kết Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp: Tổng kết, khái quát. Thời gian: 10 phút III/Tổng kết GV? Nêu ý nghĩa văn bản? Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. GV? Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? Những yếu tố đó góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn? Nghệ thuật: - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung tinh nghịch Qua h/a thơ này em thấy t/g là người ntn? A/Có sự am hiểu về hiện thực chiến tranh B.Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường. C.Hồn thơ nhạy cảm trẻ trung sôi nổi D.Cả 3 ý trên. GV? Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ, liên hệ với thế hệ trẻ ngày hôm nay ? Gọi 1 em đọc ghi nhớ - Tự bộc lộ. - Đọc ghi nhớ / 133. * Ghi nhớ /sgk. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ( 5 phút) 1. Bài vừa học: - Học thuộc lòng bài thơ. - Thấy được sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng- những người đồng chí được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 2. Bài sắp học: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ/ SGK/ 152. - Vài nét về tác giả, tác phẩm. - Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc-hiểu văn bản. Sgk/ 154. Tuần: 11 Tiết: 53 VB: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (Nguyễn Khoa Điềm) Soạn: 05/11/2013 Dạy: 07/11/2013 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào và sự tất thắng của cách mạng. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ. - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả. - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, dùng sơ đồ, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng, tổng kết, khái quát. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) Đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính, và neey ý nghĩa của bài thơ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. Phương pháp: Thuyết trình. Thời gian:1 phút. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc ta, người phụ nữ, người mẹ, người vợ đã đóng góp vai trò tích cực làm nên thắng lợi ... Bài " Khúc hát ru " ra đời giữa những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ... Đây là thời kỳ cuộc sống của cán bộ, nhân dân ( Đồng bào miền núi ) rất gian nan... HĐ của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình. Thời gian: 8 phút. I. Tìm hiểu chung GV? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? Quan sát chân dung tác giả. - HS trả lời - Quê quán: Sinh năm 1943- xã Phong Hoà - Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, Huế. - Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chất chính luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc vừa lắng đọng suy nghĩ. 1 - Tác giả : - Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Chất chính luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc vừa lắng đọng suy nghĩ. GV? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Hstl: + Bài thơ viết vào năm 1971, tại chiến khu miền tây Thừa Thiên. -> Nước ta đang trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ở cả hai miền Nam Bắc. + Thời kì này cuộc sống của cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn, bám đất tăng gia sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ căn cứ. 2 - Tác phẩm : - Bài thơ viết vào năm 1971, tại chiến khu miền tây Thừa Thiên. - Bài thơ là lời hát có ba khúc (mỗi khúc có hai khổ thơ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng. GV? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ? Từ đó em thấy về thể loại bài thơ có điểm gì đáng lưu ý ? - Hstl: + Bài thơ là lời hát có ba khúc ( mỗi khúc có hai khổ thơ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng. + Thể loại: Thơ trữ tình tám chữ ( Vần chân - liền - cách ) nhưng lại mang tính chất của bài hát ru - ru con. -> Tạo âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru, thể hiện một cách đặc sắc tình cảm tha thiết trìu mến của người mẹ. GV? Bài thơ là lời ru của những ai ? - Hstl: - Nội dung ( em bé lớn trên lưng mẹ ) -> hình ảnh thực ấy đặt trong hoàn cảnh giặc Mĩ xâm lược, nó có ý nghĩa sâu xa : sự sống nảy mầm, sinh sôi lớn ngay trên lưng mẹ. GV hướng dẫn đọc - Đọc với giọng tha thiết, trầm ấm thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.=> Hs đọc, nhận xét. GV? Xác định bố cục bài thơ ? Tác dụng của bố cục này ? - Hstl: bài thơ chia làm 3 khúc hát. Mỗi khúc đều mở đầu bằng câu: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi. Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; nêu vấn đề. thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng. Thời gian: 20 phút. II - Đọc - Hiểu văn bản GV nói: Như vậy hình ảnh nổi bật trong bài thơ khúc hát ru này là người mẹ Tà Ôi GV? Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả những công việc gì? Hoàn cảnh nào? 1. Hình ảnh bà mẹ Tà- ôi: GV? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ trong khúc hát thứ nhất. HS tìm các chi tiết thơ: Mẹ giã gạo nuôi bộ đội ( Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng, Mồ hôi mẹ rơi má con nóng hổi ) GV? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ trong khúc hát thứ hai? HS tìm các chi tiết thơ: “Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi”: sự chịu đựng gian khổ của nguời mẹ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” GV? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ trong khúc hát thứ ba? HS tìm các chi tiết thơ: “Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng” “ Mẹ địu em đi để dành trận cuối”... Mẹ cùng các anh trai, chị gái trham gia chiến đấu với tinh thần quyết tâm, với lòng tin vào thắng lợi. GV? Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc họa như thế nào? -Hstl: Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc hoạ với những công việc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka-lưi, tham gia kháng chiến. à Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc hoạ với những công việc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka-lưi, tham gia kháng chiến. GV? Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm, ước mong của mẹ qua các khúc ru? 2. Những khúc ru và khát vọng của người mẹ: GV? Hãy đọc kĩ các lời ru trực tiếp (4 dòng thơ cuối mỗi đoạn) để nhận xét mối liên hệ giữa tình cảm, ước mong với hoàn cảnh công việc trước đó? - Hstl: Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà-ôi được gửi vào trong những khúc hát ( ước nguyện gắn liền với cong việc): Mẹ giã gạo- “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” Mẹ tỉa bắp- “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” à

File đính kèm:

  • docTUAN 11 VAN 9 THEO CHUAN.doc
Giáo án liên quan