I, Mục tiêu :
1 Về kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm sôi nổi, hóm hỉnh, trẻ trung trong bài thơ.
- Thấy được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm.
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ bài thơ.
2 Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
3 Về thái độ:
Qua tinh thần lạc quan hiên ngang, dũng cảm và tràn đầy niềm tin của các chiến sĩ cách mạng, từ đó học tập và nêu cao tinh thần của các chiến sĩ.
II, Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu, so¹n bµi
HS : Soạn bài, học bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình bài dạy:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 12 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/11/2013
Ngày dạy:4/11/2013
Tiết 49: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật
I, Mục tiêu :
1 Về kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang dũng cảm sôi nổi, hóm hỉnh, trẻ trung trong bài thơ.
- Thấy được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm.
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ bài thơ.
2 Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
3 Về thái độ:
Qua tinh thần lạc quan hiên ngang, dũng cảm và tràn đầy niềm tin của các chiến sĩ cách mạng, từ đó học tập và nêu cao tinh thần của các chiến sĩ.
II, Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu, so¹n bµi
HS : Soạn bài, học bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
* Câu hỏi: Đọc thộc lòng hai khổ thơ đầu?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hình ảnh người lái xe được miêu tả trong tư thế nào?Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong những câu thơ đó ?
Điệp từ nhìn có tác dụng gì?
Em hãy phân tích tư thế của người lính lái xe?
Theo em hai khổ thơ đã làm sáng lên vẻ đẹp phẩm chất gì cuả người lái xe?
Tất cả những cái đó gợi cho em cảm nhận về tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của các chiến sĩ như thế nào ?
Cụm từ “Lại đi’’ được lặp lại như thế nhằm mục đích gì ?
Cuối cùng trở lại tả hình dáng chiếc xe và câu kết “ chỉ cần…trái tim” câu thơ đã thể hiện ?
? Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ?
Bài thơ đã có những thành công nào về nghệ thuật
Nội dung ý nghĩa của bài thơ là gì ?
Em hãy tìm những bài thơ, câu thơ hay bài hát nói về Trường Sơn thời kì kháng chiến ?
I Đọc, hiểu chú thích
II. Đọc, hiểu văn bản
1, Hình ảnh những chiếc xe không kính:
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
Ung dung… ngồi
..........................
Như sa …ùa vào buồng lái.
- Sử dụng điệp từ tạo nhịp thơ dồn dập, khoẻ khoắn, vui tươi.
-> Góp phần tả cái cảm giác thực của người lái xe
Không có kính, ừ thì có bụi
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn…xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gí lùa khô mau thôi
- Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
-> Niềm lạc quan, ấm áp tình đồng chí đồng đội cùng chia sẻ, gắn bó.
-> Khó khăn nguy hiểm ngày càng tăng cấp ác liệt nhưng nhiệm vụ chiến đấu vẫn là trên hết mà trước hết là miền Nam ruột thịt. Không có khó khăn nào, kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi.
- Thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ thanh niên anh hùng sống đẹp ý thức sâu sắc về trách nhiệm của tuổi trẻ trước vận mệnh của đất nước trong gian khổ hi sinh vẫn phơi phới niềm tin.
III. Tổng kết .
* ghi nhớ
IV. Luyện tập
Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
4. Củng cố :
5. Hướng dẫn về nhà : (1p)
- Học thuộc lòng bài thơ.
-Ôn tập truyện: Truyền kì mạn lục ; Truyện Kiều.
==============================================================
Ngày soạn:2/11/2013
Ngày dạy :7/11/2013
Tiết 50: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Sự phát triển của từ vựng…trau dồi vốn từ)
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học Sự phát triển của từ vựng- từ mượn, từ hán việt.
Thuật ngữ là biện ngữ xã hội. Các hình thức trau dồi vốn từ.
Luyện tập để củng cố các nội dung kiến thức đã học
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Đọc nghiên cứu soạn bài.
2.Học sinh: Học bàicũ, chuẩn bị theo yêu cầu.
III. Tiến trình lên lớp
1. ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG.
các cách pt từ vựng
Phát triển nghĩa của từ
Phát triển số lượng từ ngữ
Tạo từ ngữ mới
Mượn từ ngữ nước ngoài
Khái quát lại có mấy cách phát triển nghĩa của từ vựng?
Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển từ vựng đã được nêu ở sơ đồ trên?
KT: trị nước cứu đời. KT: hoạt động sản xuất lưu thông: rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ. Xuân:
Ngày xuân em hãy còn dài
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
(ẩn dụ)
Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ không thay đổi? Vì sao?
Thế nào là từ mượn?
Bộ phận từ mượn lớn nhất là tiếng nào?
? Chọn nhận định đúng trong các nhận định sau? Vì sao chọn nhận định đó? Hãy giải thích?
Vì sao em chọn đáp án c?
Em hiểu thế nào là từ Hán Việt? Cho ví dụ?
Từ ghép Hán Việt có sắc thái ntn?
VD: Tử thi - xác chết
Thổ huyết - ra máu.
Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau?
Nhắc lại thế nào là thuật ngữ, biệt ngữ xã hội?
Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội?
Giới sinh viên: Ngỗng, phao, trúng tủ…
Có những hình thức nào để trau dồi vốn từ? Liên hệ kinh nghiệm bản thân?
Giải thích nghĩa cảu các từ Bách khoa toàn thư…?
- Hậu duệ: Con cháu cảu những người đã chết.
Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau?
2.Ví dụ: Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa (dưa) chuột (con) chuột (bộ phẫn của máy vi tính.
- Phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ ngữ + tạo thêm từ ngữ mới. Theo mô hình X + học – Văn học, toán học, hoá học
- Tay: ra tay, tay buôn người
+ Mượn tiếng nước ngoài
Intơnét. Côta, SARS
II. TỪ MƯỢN
1.Khái niệm:
2. Chọn nhận định c
III. TỪ HÁN VIỆT
1,Khái niệm:
2, Chọn cách hiểu b
IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ CỦA XÃ HỘI
1.Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học.
3.
Tầng lớp tư sản trước cách mạng tháng 8: cậu-mợ
Giới kinh doanh: vào cầu, móm, sập tiệm, chát (đắt) bèo (giá rẻ)
Giới thương nhân: sịn, sành điệu, tinh vi, đào mỏ…
V. TRAU DỒI TỪ
1. Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ, cách dùng từ là việc làm quan trọng để trau rồi vốn từ.
Biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ.
2. Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
-Bao hộ mậu dịch: bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
3.
a. Sai từ béo bổ : Từ này chỉ tính chất cũng nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể=>để mang lại nhiều lợi nhuận.
b. Đạm bạc : có nghĩa có ít thức ăn toàn thứ rẻ tiền chỉ đủ ở mức tối thiểu=>tệ bạc.
c. Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt=>tới tấp
4. Củng cố: - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học
5.Hướng dẫn về nhà - Hoàn chỉnh bài tập 2 ý còn lại
=============================================================
Ngày soạn: 4/11/2013
Ngày dạy: 7/11/2013
Tiết 51: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự. Vai trò và ý ngghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đọc nghiên cứu soạn bài.
2. Trò: Học bàicũ, chuẩn bị theo yêu cầu.
III. Tiến tình bài dạy
1. ổn định
2.Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài :
ở tiết trước các em đã tìm hiểu yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự. Bên cạnh đó trong văn bản tự sự còn xuất hhiện yếu tố nghị luận. Vậy yếu tố nghị luận thể hiện ntn trong văn bản tự sự. Hôm nay cô trò ta đi tìm hiểu tiết học…
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Nhắc lại các phương thức biểu đạt đã học?
? Em hãy so sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại văn thông dụng khác?
(Đặc trưng của nghị luận là sự chặt chẽ rõ ràng và có sức thuyết phục cao)
? Thế nào là nghị luận?
? Lời kể trong đoạn trích là lời của ai?
Ông giáo đang thuyết phục ai? Thuyết phục về điều gì?
? Để đi đến kết luận ấy ông giáo đưa ra luận điểm nào?
Ông phát triển vấn đề đó ntn?
?Để làm rõ luận điểm ấy ông đã đưa mấy lí lẽ? Đó là những lí lẽ nào?
Tất cả các đặc điểm nội dung hình thức cách lập luận vừa nêu có phù hợp với tính cách của ông giáo? Vì sao?
Đoạn b là cuộc đối thoại của ai với ai?
Cuộc đối thoại này về hình thức có gì đặc biệt? Ai là quan toà, ai là bị cáo?
?Hoạn Thư trong cơn hồn lạc phách xiêu ấy vẫn biện minh cho mình một đoạn lập luận thật xuất sắc. Hoạn Thư đã đưa ra mấy lập luận? Cách lập luận đó ra sao?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của Hoạn Thư?
Với cách lập luận trên Hoạn Thư đã đưa Kiều vào tình thế ntn?
?Em thấy yếu tố nghị luận này có tác dụng gì trong Vb tự sự. Trong đoạn trích này?
?Em rút ra kết luận gì về dấu hiệu và đặc điểm của yếu tố nghị luận trong VB tự sự?
Em đã học văn bản nghị luận hãy so sánh với yếu tố nghị luận trong VB tự sự có gì khác?
Tóm tắt nội dung lý lẽ của lời lập luận của hoạn thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều?
I. Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
+ Miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh
- Dùng hình ảnh cảm xúc để tái hiện hiện thực cơ sở cho tư duy hình tượng, tưởng tượng và hư cấu.
+ Nghị luận
-Dùng lí lẽ lô gíc để phán đoán nhằm làm sáng tỏ ý kiến một quan điểm, một tư tưởng nào đó.
-Tư duy luân lí, khoa học lô gíc
->Là nêu các lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm )nào đó
II. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
1. Ví dụ
2.Nhận xét
->Văn bản tự sự.
a. Ông giáo
+ NVĐ: Nếu ta không cố và tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn độc ác với họ.
+ PTVĐ: Vợ tôi không phải là người ác nhưng sở dĩ thị tức nên ích kỉ tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ.
1. Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau
2. Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa.
3. Vì các bản tính tốt cảu người ta bị những nỗi lo lắng buồn đau ích kỉ che lấp mất
+ KTVĐ: Khi đã tự thuyết phục được mình ông chỉ buồn chứ không nỡ giận.
-Những từ câu mang tính chất nghị luận
Câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếu ...thì; sở dĩ...là vì...
Câu khẳng định: Ngắn gọn, khúc triết,
b.-> Cuộc đối thoại Kiều và Hoạn Thư
-Như một phiên toà
Kiều: Quan toà, Hoạn Thư: bị cáo
* Hoạn thư: 4 lập luận
-Tôi là đàn bà ghen tuông chuyện thường tình.
-Tôi đối xử tốt với cô: khi cho ra gác Việt kinh- trốn không bắt (kể công)
-Tôi-cô chung chồng ai nhường ai
-Dù sao tôi cũng trót gây đau khổ cho cô bây giời chỉ biết trông cậy vào lòng khoan dung của cô.
* Vai trò:
-> Làm cho truyện có tính triết lí sâu sắc, chủ đề được khắc sâu
3. Kết luận: ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
Bài tập 2:
-Ghen tuông: Tính chung cảu đàn bà.
-Kể công ơn của mình với Kiều
-Là nạn nhân của chế độ đa thê
Nhận tội lỗi về mình mong được tha thứ làm cho Kiều khó xử phải “tha ra thì cũng may đời.
4. Củng cố: - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học
5.Dặn dò : - Hoàn chỉnh bài tập 2 ý còn lại
==========================================================
Ngày soạn:4/11/2013
Ngày dạy: 9 /11/2013
TIẾT 52: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ.
HUY CẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1.Kiến thức :
-Học sinh thấy được sự thống nhất giữa cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả được tạo nên từ hình ảnh thơ tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn.
2. kĩ năng : Đọc, cảm thụ thơ trữ tình.
3.Giáo dục : Tình yêu lao động và tình cảm nhân văn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Thầy : Nghiên cứu, soạn bài, tranh ảnh về Huy Cận .
2. Trò : Đọc soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC .
1. Ổn định tổ chức.(1-2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ : Vở soạn học sinh.
3.Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài học
-Dựa vào Tiểu dẫn SGK em hãy giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm.
-Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
-Đọc bài thơ ?
-Hãy cho biết bài thơ được chia làm mấy phần, hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần
-Em có nhận xét gì về kết cấu của bài thơ ?
-Cảm hứng bao trùm bài thơ là gì ?
-Dựa vào đâu em xác định được điều đó ?
-Đọc hai khổ thơ đầu .
-Em hãy cảm nhận hai khổ thơ đầu ?
-Thủ pháp nghệ thuật gì được tác giả sử dụng ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
I. Đọc, hiểu chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích
a. Tác giả: Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới.
b. Tác phẩm :
- Sáng tác năm 1958 tại vùng mỏ Quảng Ninh
3. Bố cục : 3 phần
II. Đọc, hiểu văn bản.
1.Cảm hứng bao trùm bài thơ.
- Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng lao đ.
+ Công việc người đcá hoà nhịp thiên nhiên vũ trụ.
+ Thống nhất từng khổ thơ.
2. Bức tranh thiên nhiên và lao động.
* Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền ra khơi.
- Mặt trời xuống biển .Hòn lửa khổng lồ.
-3 Sóng cài then, đem sập cửa Vũ trụ thiên nhiên ngôi nhà vũ trụ.
- Đoàn thuyền ra khơi.
+ Công việc hằngg ngày.+ Khí thế lao động : câu hát.
-Không khí vui tươi, thơ mộng và yêu say lao động.
4. Củng cố:- Học sinh đọc lại bài thơ và ghi nhớ SGK ?
5. Hướng dẫn học bài:- Đọc soạn văn bản.
=============================================================
Ngày soạn: 4/11/2013
Ngày dạy: 11 /11/2013
TIẾT 53: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ.
HUY CẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức :
-Học sinh thấy được sự thống nhất giữa cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả được tạo nên từ hình ảnh thơ tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn.
2.Rèn luyện kĩ năng : Đọc, cảm thụ thơ trữ tình.
3.Giáo dục : Tình yêu lao động và tình cảm nhân văn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Thầy : Nghiên cứu, soạn bài, tranh ảnh về Huy Cận .
2. Trò : Đọc soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY .
1. Ổn định tổ chức.(1-2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ : Vở soạn học sinh.
3.Bài mới.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài học
-Từ những câu thơ ta cảm nhận được không khí lao động ở đây như thế nào?
-Phân tích cái hay của hình ảnh
“ Xoăn tay…”
-Nhận xét gì về cách sử dụng các gam màu trong hình ảnh thơ trên ?
-Học sinhđọc khổ thơ cuối ?
-Hãy cảm nhận cái hay của hình ảnh : Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
-Qua phân tích em hãy cho biết nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì
-Nghệ thuật đó góp phần thể hiện nội dung bài thơ như thế nào?
-Chốt ghi nhớ
Đọc diễn cảm lại bài thơ
II. Đọc, hiểu văn bản
2. Bức tranh thiên nhiên và lao động.
- Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm.
+ Lái gió- buồng trăng.
+ Hát bài ca gọi cá vào.
-Cảnh vật lung linh huyền ảo như thế giới thần tiên cổ tích.
+ Xoăn tay .
+ Vảy bạc
- Nghệ thuật ẩn dụ tượng trưrng đặc tả thành quả lao động và vẽ nên bức tranh tráng lệ của cảnh lao động trên biển cả.
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về .
+ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
+ Mắt cá huy hoàng…
-Hình ảnh thơ sáng tạo của tác giả cho thấy vị thế con người ngang tầm với thiên nhiên. Đó cũng là cảm hứng lao động.
III. Tổng kết .
1. Nghệ thuật .
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, biểu cảm.
2. Nội dung .
- Ca ngợi những con ngời lao động ngày đêm đang ra sức cống hiến xây dựng đất nước.
* Ghi nhớ
IV. Luyện tập
4. Củng cố:- Học sinh đọc lại bài thơ và ghi nhớ SGK ?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc bài thơ năm nội dung và nghệ thuật cảu tác phẩm.
- Đọc soạn văn bản. Bếp lưả - Bằng Việt.
File đính kèm:
- van 9 tuan 12 nam 20132014.doc