Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 77: Cố hương (tiếp)

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 Giúp học sinh:

· Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiẹn tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

· Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

2. Kỹ năng:

· Đọc diễn cảm, phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

· Có kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự.

3. Thái độ:

· Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 77: Cố hương (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15.12.2006 Tuần 16: 18.12.2006 – 22.12.2006 Bài 16: (Tiết 77) (Lỗ Tấn) I/ Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Giúp học sinh: Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiẹn tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm. Kỹ năng: Đọc diễn cảm, phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn. Có kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 9 – Tập I; Bình giảng Ngữ văn 9. Tranh: Chân dung Lỗ Tấn. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc văn bản “Cố hương”– soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) H1: Tóm tắt truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn? Cho biết nhân vật trung tâm? Vì sao em cho đó là nhân vật trung tâm? YCTL: HS tóm tắt truyện ngắn. Nhân vật trung tâm “tôi” và Nhuận Thổ vì: chủ đề tư tưởng của văn bản tập trung vào hai nhân vật này. 3. Bài mới: (37 phút) Lời vào bài: (1 phút) Ngồi trên thuyền nhìn qua khe hở mui thuyền về làng quê sau hai mươi năm mới gặp lại, trong lòng nhân vật “tôi” bỗng thấy phảng phất nỗi buồn se sắt, rồi hình như ngạc nhiên, không tin rằng có phải cái làng cũ đã in trong kí ức tôi. Về đến nhà, nỗi buồn hiu quạnh như lại càng tăng thêm khi nhìn thấy mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió trên mái ngói. Trong những ngày về thăm quê lần cuối này, nhân vật “tôi” đã cảm nhận được những đổi thay của quê hương như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp theo văn bản “Cố hương”. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản 12’ 24’ Hoạt động 2: (tt) GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản * Phân tích văn bản: H1: Cảnh làng trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra như thế nào? H2: Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra nơi cố hương? H3: Trước cảnh đó, tiếng nói nào vang lên trong nội tâm người trở về? H4: Em hiểu gì về nội tâm nhân vật qua câu trên? H5: Từ đó em hiểu gì tình cảm của nhân vật tôi đối với quê cũ? H6: Chuyến về quê lần này của nhân vật “tôi” có gì đặc biệt? H7: Điều đó gợi liên tưởng đến hiện thực cuộc sống như thế nào ở cố hương? H8: Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn văn này? H9: Từ đó, hình ảnh của quê cũ đã hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê? H10: Hãy kể lại đoạn truyện nhân vật “tôi” trong những ngày ở nhà? H11: Thái độ và tình cảm của tác gỉa diễn biến qua những cảnh ấy như thế nào? * GV cho HS thảo luận nhóm và điền vào bảng: TL: Đang độ giữa đông, xa gần thấp thóang mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dười vòm trời màu vàng úa. TL: Tàn tạ, nghèo khổ. TL: “A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không?” TL: Ngạc nhiên, chua xót. TL: Yêu quê nhưng xót xa trước cảnh nghèo khổ của quê. TL: Sau 20 năm xa quê, ý định là để từ giả nó lần cuối cùng, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giả làng cũ thân yêu, đem gia đình đen nơi đất khách, nơi tôi đang làm ăn sinh sống. TL: Cuộc sống quá nghèo khổ khiến cho nhiều gia đình buộc phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống. TL: Có nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho đoạn văn tái hiện lại hình ảnh làng quê vừa bộc lộ xúc động của lòng người. TL: Cảnh làng quê xơ xác, tiêu điều, đáng thương và đáng thất vọng. TL: HS kể tóm tắt đọan truyện. HS thảo luận nhóm và điền vào bảng theo yêu cầu câu hỏi – cử đại diện nhóm trả lời. II/ Tìm hiểu văn bản: 5. Phân tích: a. Nhân vật “tôi” trên đường trở về quê cũ: - Thời điểm: giữa đông cảnh tàn tạ, nghèo khổ. - Yêu quê nhưng xót xa trước cảnh nghèo khổ của quê. - Cảnh làng quê xơ xác, tiêu điều, đáng thương và đáng thất vọng. b. Những ngày “tôi” ở quê: Cảnh, người, việc hiện tại Cảnh, người việc trong hồi ức Cảm xúc, tâm trạng, tiình cảm của nhân vật “tôi” Gặp mẹ, bàn chuyện giao nhà, thu dọn đồ đạc, chuẩn bị rời quê. Mẹ nhắc chuyện nhắn tin cho Nhuận Thổ và anh ta sắp lên thăm. Cảnh lên thăm bạn của Nhuận Thổ. Sự thay đổi từ hình dáng, đến cả chỉ, lời nói, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Chị Hai Dương đến chào, kể công, lấy đôi tất và hôm đi còn tự lấy cáci cẩu sát khí. Cảnh bé Thủy Sinh và cháu Hoàng thân thiết với nhau. Dân làng đến chào, chia tay, xin đồ, vừa mua vừa lấy, … Hồi ức của “tôi” về thằng Nhuận Thổ khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc, … đôi tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn …. đẹp đẽ, khỏe mạnh, dũng cảm, oai hùng, tay nắm chặt đinh ba đâm con tra ngoài bãi dưa hấu bên bờ biển trong đêm trăng. Cùng Nhuận Thổ bẫy chim trên tuyết, cùng ra biển nhặt vỏ sò, cùng đi canh dưa, … Tình bạn hồn nhiên trong sáng giữa Tấn và Nhuận Thổ. Ngày giỗ linh đình. Hồi ức về nàng “Tây Thi đậu phu” ï… Càng buồn hơn, đau xót hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật và con người thay đổi, sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ, xót xa, vì sự ngăn cách giữa “tôi” và Nhuận Thổ. Không còn tìm đâu bóng dáng của người bạn nhỏ tươi tắn, đẹp đẽ năm nào. Thương cảm và đành chấp nhận, bùi ngùi chia tay với quê, với cảnh, với người. … H12: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? H13: Nhận Thổ thay đổi như thế nào trong hồi ức và hiện tại? H14: Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương? H15: Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua việc miêu tả trên? H16: Qua hàng loạt các so sánh, đối chiếu trên, tác gỉa muón nói lên điều gì? TL: Hai biện pháp nghệ thuật chính là hồi ức và đối chiếu. TL: Hồi ức: khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc, … đôi tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn …. đẹp đẽ, khỏe mạnh, dũng cảm, oai hùng, tay nắm chặt đinh ba đâm con tra ngoài bãi dưa hấu bên bờ biển trong đêm trăng… Hiện tại: Nước da sạm vàng, lại có những nếp răn sâu hoắm, đội mũ lông chiên rách tươm, mặc áo lông mỏng dính, người co co rúm rúm… đôi tay vưa thô kệch, vừa nặng nề nức nẻ như vỏ thông … gọi “tôi”: Bẩm ông!... TL: Tác giả còn nói đến sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nông dân do nạn áp bức, tham nhũng nặng nề. Nhưng trọng tâm vẫn là làm nổi bặt thay đổi về diện mạo tinh thần… TL: Lỗ Tấn đau xót đến điếng người đi, đau xót vì tình bạn ngày nào không còn nữa … TL: Phản ánh tình trạng sa sút về mọi mặt của XH Tquốc đầu TKXX. + Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy. + Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm trong ngay tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động. Hai biện pháp nghệ th + Phản ánh tình trạng sa sút XH Tquốc đầu TKXX. + Phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy. + Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm trong ngay tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động. 4. Củng cố và hướng dẫn học tập ở nhà: (3 phút) 4.1 Củng cố: (2 phút) Nhân vật “tôi” đã nhìn thấy những gì trong những ngày về quê? Qua đó đã phản ánh XHPK TQ như thế nào? 4.2 Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ. Em hãy kể lại truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn. Đọc và soạn phần còn lại của văn bản. ------------------------------------------------------- Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docTIET 77.doc