Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 25

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp h/s cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa đã ngợi ca tình mẹ và những lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả.

B.Chuẩn bị:

- Chân dung nhà thơ Chế Lan Viên

- Những câu ca dao nói về con cò, con vạc, về người mẹ VN.

C.Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định :

2.Kiểm tra:

1. Cách lập luận trong VB "Chó sói và cừu" của La Phôngten là gì?

a. Quy nạp b. Diễn dịch c. So sánh - dẫn chứng

2. Theo nhà khoa học, thì chó sói và cừu non đáng thương hay đáng ghét?

a. Đáng thương b. Đáng ghét c. Vừa đáng thương và đáng ghét

3. Đặc trưng của VHNT khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống ntn?

a. Khách quan chân thực, khái quát bối cảnh, qui luật

b. Chủ quan, chân thực, cụ thể, hình ảnh

c. Nhân hoá

d. Tình cảm, thái độ riêng, rõ ràng

3.Bài mới:

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn : Ngày dạy :  Tiết 111 : hướng dẫn đọc thêm: Con cò (Chế Lan Viên) A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp h/s cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa đã ngợi ca tình mẹ và những lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả. B.Chuẩn bị: - Chân dung nhà thơ Chế Lan Viên - những câu ca dao nói về con cò, con vạc, về người mẹ VN. C.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định : 2.Kiểm tra: 1. Cách lập luận trong VB "Chó sói và cừu" của La phôngten là gì? a. Quy nạp b. Diễn dịch c. So sánh - dẫn chứng 2. Theo nhà khoa học, thì chó sói và cừu non đáng thương hay đáng ghét? a. Đáng thương b. Đáng ghét c. Vừa đáng thương và đáng ghét 3. Đặc trưng của VHNT khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống ntn? a. Khách quan chân thực, khái quát bối cảnh, qui luật b. Chủ quan, chân thực, cụ thể, hình ảnh c. Nhân hoá d. Tình cảm, thái độ riêng, rõ ràng 3.Bài mới: ? H/s đọc SGK ?G/v hướng dẫn cách đọc: Yêu cầu giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ, điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi (Ngủ yên! Ngủ đi! à ơi! con làm gì? …) ?G/v gọi h/s giảI thích một số từ theo chú thích sgk? ?Phương thức biểu đạt chính là gì? ?Theo em bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? ?ý chính của từng đoạn ? Như vậy: Tứ thơ xuất phát và triển khai từ hình ảnh con cò trong ca dao, trong những lời ru của mẹ. Con cò trở thành hình ảnh biểu tượng của tình mẹ bao la qua lời ru ngọt ngào của mẹ, trở thành bầu sữa tinh thần không bao giờ cạn trong suốt cuộc đời con. ?H/s đọc đoạn thơ 1 ? Khi con còn bế trên tay, trong lời ru của mẹ đã xuất hiện điều gì? ? Em thường: gặp những cánh cò ấy trong thể loại văn học nào đã học? (ca dao trong văn học dân gian VN) ? Vì sao, những người mẹ VN thường ru con bằng ca dao về con cò? ? Trong bài thơ có những câu ca dao cổ nào được nhắc đến con cò? ?Nhà thơ chỉ chắt lọc hình ảnh chính trong những câu ca dao nói đến con cò nhằm mục đích gì? ? ở lời ru này những người mẹ muốn nói với con điều gì? ? Tại sao người mẹ coi đứa con nhỏ như những hình ảnh con cò đáng thương trong ca dao? ?Lời mẹ ru có hoà lẫn ru con. Từ đó em cảm nhận tình mẹ trong lời ru này ntn? ?Hình tượng con cò trong khổ thơ này là biểu tượng cho cái gì? I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1. Tác giả: SGK 2. Tác phẩm: - Bài thơ con cò được sáng tác năm 1962 in trong tập Hoa ngày thường - chim báo bão 1967 của Chế Lan Viên. II. đọc- Tìm hiểu chung 1.Đọc - G/v đọc mẫu - H/s đọc nhận xét 2. Chú thích: SGK 3. Thể thơ: Tự do (câu thơ dài, ngôn ngữ không đều nhau, số tiếng mỗi câu không cố định) 4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 5. Bố cục: 3 đoạn - Bài thơ là lời của người mẹ ru con ngủ Người mẹ nói những gì với đứa con thơ ở 3 phần của bài thơ. Bài thơ chia 3 đoạn: + Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu. + Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người + Đoạn 3: Từ những hình ảnh con cò, suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ III. tìm hiểu chi tiết 1. Đoạn 1: Lời ru thứ nhất: Lời ru tuổi ấu thơ - Khi con còn bế trên tay trong lời ru của mẹ đã xuất hiện những cánh cò đang bay. -> Ca dao là những bài ca dân gian thường dùng để hát ru Hình ảnh con cò xuất hiện trong ca dao là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với người nông dân VN từ tấm bé. Con cò trong ca dao gợi nỗi buồn thương về những gì trong sạch và lận đận, nghèo khó vất vả của c/s nhân dân ta ngày xưa. + Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ sáo măng… -> Chắt lọc hình ảnh chính nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ 1 cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca - Gợi lên cuộc sống của nhân dân ta ngày xưa rất vất vả, nhọc nhằn, phải lặn lội kiếm sống và thường gặp rủi ro hoạn nạn. Cụ thể hơn là người mẹ, người phụ nữ vất vả kiếm sống, còn bây giờ: + Ngủ yên, ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! cành có mềm, mẹ đã che chở, con chơi rồi lại ngủ. Con chưa biết con cò, con vạc Con chưa biết những cành mềm mẹ hát - Mẹ thương con cò bé dại, chưa biết gì về cuộc đời vất vả gian nan. Nên không chỉ khuyên con chớ sợ hãi mà còn gieo vào lòng con 1 niềm tin vào cuộc đời: " Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân" - Điệp ngữ: Tình mẹ nhân từ rộng mở chan chứa yêu thương Lời ru vỗ về ngọt ngào giúp con đi vào giấc sâu nồng - Hình tượng con cò ở khổ thơ chính là biểu tượng cho những cuộc đời vất vả, nhọc nhằn lặn lội kiếm sống ngày xưa và trong lòng mẹ, đứa con bé bỏng của mình cùng là con cò đáng thương như thế. - H/s đọc đoạn thơ 2 - Sau khi nói với con về cuộc đời vất vả nhọc nhằn ngày xưa, người mẹ nói với con điều gì ở lời ru thứ 2 này? - Cánh cò trong ca dao, qua sự liên tưởng, tượng tượng phong phú và độc đáo của tác giả, cánh cò như bay ra từ câu ca dao để tới trường ntn? - Và khi lớn lên cánh cò trắng ntn? "Cánh cò" ở đây mang ý nghĩa mới ntn? (là ý chí vươn lên "cánh cò" còn là hiện thân của cái đẹp, của giá trị đích thực nghệ thuật) Vậy đến đây hình ảnh "con cò" là biểu tượng cho cái gì? - H/s đọc đoạn thơ 3 - Hình ảnh con cò trong đoạn thơ có gì phát triển so với 2 đoạn trên? (Đoạn thơ trên: cò là bạn, là anh chị của bé, còn đoạn này cò lại là cò mẹ cả đời đắm đuối vì con) - Tiếp theo người mẹ nói với con về 1 qui luật, 1 triết lí nhân sinh nào? Dù khi con đã trưởng thành, đã nếm trải mọi lẽ ở đời thì bao giờ con cũng là con của mẹ. mẹ luôn che chở bao bọc con như lúc con còn ở trong nôi - Với câu thơ trên, em cảm nghĩ gì về tình mẹ? - Đọc câu thơ tiếp "à ơi đ hết" - Biểu tượng cuộc đời trong cánh cò được diễn tả trong lời thơ nào? - Từ cánh cò trong câu hát thành "cuộc đời vỡ cánh qua nôi" Liên tưởng này gợi cảm giác gì? - Lời thơ cuối bài thể hiện điều gì? - Bài thơ "con cò" có phải là bài hát ru thực sự không? - Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp thơ, câu thơ và nghệ thuật bài thơ? (Thể tự do, ít vần, câu dài ngắn khác nhau, điệp ngữ…) - Đọc bài thơ em cảm nhận được điều gì? D. Củng cố - Đọc những câu thơ hay câu hát nói về sự chăm sóc, nâng niu, che chở của người mẹ đối với mỗi con người 2. Đoạn thơ 2: Lời ru thứ 2 đ lời ru mong ước con đến trường đi học - Người mẹ nói với con rằng: Lời ru của mẹ thời thơ ấu như cánh cò trắng. Nó luôn theo sát cuộc đời mỗi con người trong các chặng đường từ tuổi ấu thơ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ yên Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi đ Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ thuở ấu thơ trong nôi. Cò và con đều là con của mẹ * Đến tuổi tới trường + Mai khôn lớn, con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân * Khi trưởng thành: con sẽ làm thi sĩ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn - Hình ảnh con cò đã mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của mẹ hiền. - Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và cuộc đời con người, cánh cò và tình mẹ ở đây đã có sự quyện hoà, khó phân biệt. Cái màu trắng phau trong sạch của cánh cò cái dịu dàng êm ả của cánh cò bay lả bay la cứ như thế gắn với cuộc đời con người trên mỗi bước đường: lớn khôn, trưởng thành. (con đắp cánh cò, cánh cò theo chân con tung tăng đến lớp, cái cò lại quạt hơi mát vào câu văn mới viết của con) 3. Đoạn thơ 3: Lời ru thứ ba: Lời ru mong ước khôn lớn, trưởng thành. Tấm lòng người mẹ đối với cuộc đời mỗi đứa con. - Dù ở gần con - Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con ị Điệp từ như láy đi láy lại cảm xúc yêu thương dâng tràn đ Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời vượt mọi khoảng cách và giới hạn - Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con đ Câu thơ mang đậm chất chiết lí Tác giả đã khái quát 1 qui luật của tình cảm tình mẫu tử có ý nghĩa bền vững sâu sắc đ Yêu thương con bằng 1 tình yêu bền chặt bao dung - à ơi! đ lời ru lại cất lên thật êm dịu mượt mà ngân nga mãi trong lòng người đọc Một con cò thôi Con cò mẹ hát đ lời ru mang theo cũng là cuộc đời những buồn vui của cuộc đời Vỗ cánh qua nôi ị Nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuộc đời con mai sau, người mẹ nghĩ về thân phận, số phận những con cò nhỏ bé, đáng thương trong cuộc đời. Bài thơ khép lại những câu thơ đúc kết về sự gắn bó máu thịt giữa cuộc đời mỗi con người và tình yêu thương của mẹ. Vậy đến đoạn 3, h/ả con cò đã chuyển sang 1 ý nghĩa khác. Đó là biểu tượng của tình thương, của tấm lòng người mẹ với đứa con yêu quí của mình. đ Đây không phải là bài hát ru mà tác giả mượn âm hưởng, giọng điệu lời ru của mẹ làm sống lại hình ảnh con cò trong ca dao, đồng thời gợi cho người đọc suy ngẫm mang tính triết lí: ở mỗi con người VN luôn ngự trị 1 hình ảnh đẹp nhất, không bao giờ phai mờ. Đó là người mẹ. Tình mẹ là vầng mặt trời sưởi ấm khi con vấp ngã, là vầng trăng dịu dàng xoa những vết dau IV. Tổng kết: Với cách vận dụng sáng tạo ca dao, khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru. bài thơ con cò của Chế Lan Viên đã ca ngợi tình thương con của mẹ hiền và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. (ước mơ của mẹ về bước đường tương lai của đứa con yêu) đ "Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun" Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con 4. Củng cố, dặn dò: Về nhà: - Đọc thêm bài" Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" (Nguyễn Duy) - Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 112: cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí I. Mục tiêu cần đạt: -Ôn tập kiến thức về văn nghị luậnnói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí nói riêng -Rỡn kĩ năng làm một bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí II.Hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luẹân về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 3. Bài mới: -HS đọc 10 đề trong SGK _GV nêu câu hỏi , HS thảo luận ? Các dạng đề trên có gì giống và khác nhau * GV chia lớp thành 4 nhóm-> HS thảo luận và cử đại diện lên trình bày -> Gv khái quát ? Hãy tự nghĩ ra một đề tương tự -HS suy nghĩ sau đó tự nghĩ ra một đề tương tự +Ví dụ: -Đề kèm theo mệnh lệnh: . Suy nghĩ về câu thành ngữ Hán Việt "Danh sư xuất cao đồ" . Bàn về luận điểm: "Giáo diệc đa thuật hĩ"- Mạnh Tử - Đề không kèm theo mệnh lệnh: . Ăn vóc học hay . Ăn trông nồi, ngồi trông hướng * Gv hướng dẫn HS cùng tìm hiểu đề ? Thể loại - Loại đề: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ? Yêu cầu về nội dung. -Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" ? Để làm được bài này chúng ta cần lấy dẫn chứng ở đâu. -Tri thức cần có -Vốn sống trực tiếp, gián tiếp I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 1. Các đề có sẵn: --Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn " Đẽo cày giữa đường" --Đề 2:Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" --Đề 3:Bàn về trang giành và nhường nhịn --Đề 4: Đức tính khiêm nhường --Đề 5 Có chí thì nên --Đề 6: Đức tính trung thực --Đề 7: Tinh thần tự học --Đề 8: Hút thuốc lá có hại --Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo --Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao: " Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" 2. Nhận xét: * Giống nhau: Các đề đều uyê cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí * Khác nhau; + Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh:Đề 1, 3, 10 + Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: Đề 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí * Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn" 1. Tìm hiểu đề; 4. Củng cố: -GV khái quát cách tìm hiểu đề 5. Dặn dò: -Lập dàn ý chi tiết Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 112: cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí(tiếp theo ) I. Mục tiêu cần đạt: -Ôn tập kiến thức về văn nghị luậnnói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí nói riêng -Rỡn kĩ năng làm một bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí II.Hoạt động dạy học: 1. ổn định 2. Kiểm tra: ? Thế nào là nghị luẹân về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 3. Bài mới: ? Hãy giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ -HS suy nghĩ trả lời ? Vậy qua câu tục ngữ này chúng ta rút ra được bài học luân lí gì và có ý nghĩa ra sao. ?Hãy nêu dàn bài của bài văn trên. -HS nêu ? Đối với đề bài này theo em phần mở bài có mấy cách -HS trao đổi trả lời -> viết mở bài -> đọc -> nhận xét -> GV khái quát * Phần thân bài yêu cầu HS viết từng phần-> trình bày ? Kết bài theo em có mấy cách. -Có 2 cách: +Đi từ nhận thức tới hành động + Đi từ sách vở sang đời sống thực tế & HS đọc ghi nhớ * Gọi một HS lên bảng lập dàn ý đề số 7-> HS ở dưới làm sau đó so sánh nhận xét-> GV khái quát I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí * Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn" 1. Tìm hiểu đề: 2. Hướng dẫn tìm ý: + Nghĩa đen: -Nước: là một sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm mát,cơ động....có vai trò đặc biệt trong đời sống -Nguồn: nơi bắt đầu của mọi dòng chảy + Nghĩa bóng: -Nước; ngững thành quả mà con người được hưởng thụ... - Nguồn: tổ tiên, tiền nhân, tiền bối.....những người vô danh * Bài học đạo lí: Những người hôm nay được hưởng thành quả phải biết ơn những người đã làm ra nó * ý nghĩa đạo lí: là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hoá của dân tộc 3. Lập dàn ý: SGK 4. Hướng dẫn viết bài: A, Mở bài có 3 cách: -Đi từ chung đến riêng -Đi từ thực tế đến đạo lí -Dẫn một câu danh ngôn B, Thân bài: - Giải thích nội dung câu tục ngữ - Nhận định đánh giá C,Kết bài III. Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập: -Lập dàn ý cho đề văn số 7 4. Củng cố: GV khái quát lại cách làm bài văn....... 5. Dặn dò:-Làm thành bài hoàn chỉnh cho đề số 7 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 114-115: trả bài tập làm văn số 5 I. Mục tiêu bài học: -Ôn tập tổng hợp lại các kiến thức đã học về nghị luận -Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ ngữ đặt câu hành văn -Hoàn thiện quy trình viết bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội II.Hoạt động trên lớp: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị dàn ý ở nhà của HS 3. Trả bài: * GV đọc đề ghi bảng - Đề bài: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học , trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn...) . Lấy nhan đề " Những người không chịu thua số phận " , hãy viết bài văn trên nêu suy nghĩ của em về những con người ấy A. Nhận xét chung: a. Ưu điểm: - Xác định đúng kiểu bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội - Bố cục rõ ràng - Kiến thức cụ thể, sinh động, chân thực, cảm xúc - Lời văn trong sáng, có sự sáng tạo trong quá trình viết - Nhiều bài trình bày sạch, chữ đẹp b. Nhược điểm: - Một số bài viết sơ sài, ý tưởng lủng củng - Buổi gặp gỡ và chia tay chưa để lại ấn tượng - Kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm còn gượng - Viết tắt, viết sai lỗi chính tả * Bài của Mai, Huệ, Huyền viết tốt. Chữ viết sạch, đẹp, ít sai lỗi chính tả. *Bài của Quý, Hiệu,… viết chưa tốt: Diễn đạt lủng củng, ý sơ sài, lời văn chưa cảm xúc, chữ xấu, viết tắt, mắc nhiều lỗi chính B .Yêu cầu - kiểu bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội - Nội dung: Bài văn phải đảm bảo những luận điểm sau: + Không chịu thua số phận : là không chấp nhận mình mãi mãi là người vô dụng, bỏ đi.... ( lấy dẫn chứng về các nhân vật nêu ra ở đề bài làm rõ ) + Những người tàn tật đó đã làm ntn để chiến thắng số phận ? + Tại sao họ lại vượt lên, chiến thắng được số phận - Họ không muốn những người thân của rmình phải chịu nhiều đau khổ - Họ có nghị lực kiên cường - Họ có sự động viên giúp đỡ kịp thời của người thân, bè bạn, của cộng đồng xã hội. + Từ số phận của họ em có suy nghĩ gì về mình? + Em học tập được những gì ở họ? C. GV trả bài cho HS và yêu cầu về nhà lập lại dàn ý 4. Dặn dò: -Giờ sau lập dàn ý Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết115: trả bài tập làm văn số 5 I. Mục tiêu bài học: -Ôn tập tổng hợp lại các kiến thức đã học về nghị luận -Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ ngữ đặt câu hành văn -Hoàn thiện quy trình viết bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội -Hoàn thành dàn ý II.Hoạt động trên lớp: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị dàn ý ở nhà của HS 3. Trả bài: * GV đọc đề ghi bảng - Đề bài: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học , trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn...) . Lấy nhan đề " Những người không chịu thua số phận " , hãy viết bài văn trên nêu suy nghĩ của em về những con người ấy A. Nhận xét chung B .Yêu cầu C. GV trả bài D. Lập dàn ý : -GV gọi 2 HS lên bảng lập dàn ý, các HS bên dưới theo dõi so sánh với dàn ý của mình để nhận xét, bổ xung - GV khái quát * Dàn ý: a. Mở bài: - Quan niệm về sự an bài của số phận....... - Bên cạnh đó vẫn có ngững quan niệm tích cực thể hiện ý chí vươn lên... - Có nhiều gương sáng đã chứng minh cho điều đó b. Thân bài: + Giới thiệu một số gương sáng chiến thắng số phận bất hạnh: - Nguyễn ngọc kí bị liệt cả hai tay, đã kiên trì tập luyện viết bằng chân. Học hết phổ thông, đại học, trở thành nhà giáo ưu tú, nhà văn..... - Hoa Xuân Tứ cụt hai tay,tập viết bằng vai... - Đỗ Trọng Khơi bị liệt, không ngừng học tập và đã trở thành nhà thơ - ....... +Suy nghĩ của bản thân về những tấm gương sáng đó. c. Kết luận: - Từ số phận của họ em có suy nghĩ khái quát như thế nào? - Rút ra bài học cho bản thân. E. Đọc bài và chữa lỗi: - Cho HS đọc 1 bài khá giỏi, 1bài trung bình , 1 bài yếu kém - Các HS khác nghe nhận xét - GV nêu ra một số lỗi HS mắc phải: l-n, tr- ch,câu không đủ thành phần chưa hết ý đã chấm .. - HS đổi bài và phát hiện lỗi sai của bạn 4. Dặn dò: - Tự làm một trong các đề còn lại vào trong vở bài tập

File đính kèm:

  • docVan Tuan 25.doc