Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 13, 14, 15, 16, 17 năm 2013

 

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức : Giúp HS:

 - Nắm đ¬ược mqhệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

 - Hiểu đư¬ợc phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không đ¬ược tuân thủ.

II. Chuẩn bị :

 1.GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

 2.HS : Đọc, bài.

III. Tiến trình lên lớp .

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

- Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 4 - Tiết 13, 14, 15, 16, 17 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/ 9/ 2013 Ngày dạy : 9/ 9/ 2013 TIẾT 13: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : Giúp HS: - Nắm được mqhệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. - Hiểu được phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ. II. Chuẩn bị : 1.GV: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài 2.HS : Đọc, bài. III. Tiến trình lên lớp . 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra - Kể tên các phương châm hội thoại đã học? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học HS đọc chuyện cười “ Chào hỏi”. ? Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? Vì sao? ?Tìm tình huống mà lời chào hỏi trên thích hơp với phương châm lịch sự. ? Nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nói nhằm mục đích gì đều ảnh hởng đến giao tiếp. Từ đó em rút ra bài học gì? HS: đọc ghi nhớ. ?Em hãy cho biết các phương châm hội thoại đã học? ? Trong các bài học ấy, tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ? HS :đọc kĩ đoạn đối thoại. ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không? ?Trong tình huống này, phương châm hội hoại nào không được tuân thủ? ?Vì sao Ba không tuõn thủ phương châm hội thoại đã nêu? - Giả sử có một người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối thì sau khi khám bệnh, BS có nên nói thật cho ngời ấy biết không? Tại sao? - BS nói tránh để bệnh nhân yên tâm thì BS vi phạm phương châm hội thoại nào? - Việc nói dối của BS có chấp nhận được không? Tại sao? - Chấp nhận được vì nó có lợi cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống. ?Khi nói “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? ?Theo em, nên hiểu nghĩa câu này như thế nào? ?Em hãy nêu một số cách nói tương tự? HS: đọc phần ghi nhớ. HS :thảo luận, trình bày. GV: nhận xét. GV: nhận xét, đánh giá. I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: - Chàng rể đã gây rối, phiền hà cho người khác vì chào hỏi không đúng tình huống giao tiếp. 3. Kết luận: Ghi nhớ (Sgk) II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 1.Ví dụ 2. Nhận xét a, Phương châm: lượng , chất, quan hệ, cách thức, lịch sự. - Chỉ có tình huống về phương châm lịch sự được tuân thủ, các tình huống còn lại không tuân thủ phương châm hội thoại. b, - Câu trả lời của Ba không đáp ứng được yêu cầu của An. Vì Ba không biêt chiếc máy bay đầu tiên được sản xuất năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất(...) nên Ba phải trả lời chung chung như vậy. c, - Không nên nói thật vì có thể sẽ khiến cho bệnh nhân lo sợ, thất vọng. - Không tuân thủ phương châm về chất. d, “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc”. - Nếu xét nghĩa hiển ngôn(...) thì cách nói trên không tuân thủ phương châm về lượng. - Nếu xét nghĩa hàm ẩn(...) thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng. 3. Kết luận: Ghi nhớ(Sgk) II.Luyện tâp: Bài tập 1: - Đối với bé 5 tuổi thì ‘ TTTTNC” là chuyện viển vông, mơ hồ; vì vậy câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. - Đối với những người đã đi học thì đay là câu trả lời đúng. Bài tập 2: - Thái độ... không tuân thủ phương châm lịch sự. - việc không tuân thủ phương châm ấy là vô lí vì khách đến nhà ai cũng phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và những lời nói thật hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả. 4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung. 5. Hướng dẫn học bài: - HS học thuộc ghi nhớ SGK. - Học bài, vận dung, chuẩn bị kiểm tra TLV. =================================================================== Ngày soạn: 7/ 9/ 2013 Ngày dạy : 10/ 9/2013 TIẾT 16 : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG. ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ ) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : -Học sinh nắm được phẩm chất vẻ đẹp tâm hồn và bi kịch hạnh phúc của Vũ Nương, một người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Những đặc điểm chủ yếu của truyền kì -Tích hợp lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm văn chương nghệ thuật. 3. Giáo dục : - Giáo dục lòng yêu thương, trân trọng con người. II. Chuẩn bị : 1. GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. 2.HS : Đọc, bài. III. Tiến trình lên lớp . 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Kiểm tra vở soạn bài 3. Bài mới : GV giới thiệu: Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học HĐ1 GV: hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Hướng dẫn hs tóm tắt - Vũ Nương là một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn, chính vì vậy Trương Sinh đã bỏ ra một trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ. - Cuộc chiến tranh xẩy ra. Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con, phụng dương , lo ma chay cho mẹ chồng chu đáo. - Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về, bi kịch hạnh phúc gia đình xẩy ra chỉ vì cái bóng vô tình. - Vũ Nương đã phải chứng minh phẩm hạnh của mình bằng cái chết tại bến sông Hoàng Giang. - Khi Trương Sinh hiểu ra sự thật, thâu hiểu nỗi oan của vợ thì đã quá muộn. - Trương Sinh lập đàn thờ giải oan, Vũ Nương chỉ hiện về trong giây phút với câu nói thật đau lòng rồi biết mất. ?Giới thiệu vài nét chính về tác giả. ? Em hiểu gì về đặc điểm của Truyền kì mạn lục ? ?Nêu bố cục của văn bản ? ? Cho biết nhân vật Vũ Nương được tác giả giới thiệu như thế nào ? ?Cho biết nét nổi bật trong tính cách của Vũ Nương là gì ? ?Với chồng nàng đã có cách cư xử như thế nào ? Tìm những chi tiết cụ thể : Trong những ngày đầu chung sống ? Trong buổi tiễn đưa chồng lên đường ra trận ? Và trong thời gian Trương Sinh đi vắng ? ?Với con nàng đã làm gì ? ?Với mẹ chồng nàng đã có cách cư  xử ra sao ? Em hãy tìm những chi tiết cụ thể ? ?Vũ Nương là người như thế nào ? I. Đọc -hiểu chú thích 1.Đọc, tóm tắt . 2. Chú thích a. Tác giả. - Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào thế kỉ XVI khi xã hội phong kiến trên con đường suy vong. b. Tác phẩm. *Truyền kỳ mạn lục: - Viết bằng chữ Hán, có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian. - Nhân vật chính thường là người phụ nữ có phẩm hạnh cao đẹp những cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. - Truyện thường có yếu tố hoang đường. * Chuyện người con gái Nam Xương: - Là thiên truyện thứ 16 trong 20 truyện của TKML, có nguồn gốc từ truyên cổ tích Vợ chàng Trương. 3. Bố cục: 3 phần P1: đầu… cha mẹ đẻ mình P2: tiếp… qua rồi P3: còn lại II. Đọc- hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Vũ Nương. a. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương - Người con gái thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp. - Người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn. * Trong c/s gia đình : Luôn giữ gìn khuôn phép, không để xảy ra chuyện thất hoà. * Tiễn chồng: - Mong chồng bình an trở về. - Cảm thương trước sự vất vả chồng sẽ phải chịu đựng. - Nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình. * Xa chồng: - Buồn, nhớ da diết. - Chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng lúc ốm đau, lo ma chay chu tất. Nuôi con, đảm đang công việc gia đình. - Người mẹ thương con, người vợ thuỷ chung và là một nàng dâu hiếu thảo. 4. Củng cố: - HS nhận xét khái quát về n/v Vũ Nương 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài, soạn tiếp tiết 2. ==================================================================== Ngày soạn: 7/ 9/ 2013 Ngày dạy: 12/9/2013 TIẾT 14-15 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (văn thuyết minh ) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : -Học sinh nắm được yêu cầu cơ bản của văn thuyết minh. Biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. 2. Kĩ năng : -Rèn luyện kĩ năng miêu tả sáng tạo, vận dụng. 3. Giáo dục : -Giáo dục ư thức tự giác, nghiêm túc làm bài. II. Chuẩn bị : 1. Thầy : Đề, dàn bài 2. Trò : chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: 3. Bài mới : I. Đề bài : Thuyết minh về cây lúa Việt Nam. II.Yêu cầu : - Hình thức : Bài làm sạch sẽ, bố cục rõ ràng, ít mắc các lỗi về chính tả và diễn đạt. - Nội dung : * Mở bài : Giới thiệu khái quát về cây lúa. * Thân bài : -Nguồn gốc của cây lúa. -Đặc điểm cây lúa ( Hình thức các bộ phận của cây lúa ..) -Quá trình phát triển của cây lúa, cách chăm bón. -Vai trò, ý nghĩa, giá trị của cây lúa đối với con người. -Hình ảnh cây lúa trong đời sống tâm hồn của người dân Việt Nam * Kết bài : Phát biểu tình cảm, khẳng định vai trò của cây lúa. Chú ý : Bài viết phải vận dụng được các phương thức miêu tả, sự kết hợp linh hoạt chặt chẽ và có các biện pháp nghệ thuật 4. Củng cố: -GV Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn học bài: -HS đọc soạn văn bản. : Chuyện người con gái Nam Xương. Ngày soạn: 7/ 9/ 2013 Ngày dạy : 14/09/2013 Tiết 17: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (TIẾP) ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ ) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Học sinh nắm được phẩm chất vẻ đẹp tâm hồn và bi kịch hạnh phúc của Vũ Nương, một người phụ nữ trong xã hội phong kiến . Những đặc điểm chủ yếu của truyền kì . - Tích hợp lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm văn chương nghệ thuật. 3. Giáo dục : Giáo dục lòng cảm thông trước ngững số phận bất hạnh II. Chuẩn bị : 1. Thầy : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài 2. Trò : Đọc, bài. III. Tiến trình lên lớp . 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương 3. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung bài học GV : Khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về, tưởng như hạnh phúc đã mỉm cười với Vũ Nương song thật đau đớn thay bất hạnh đã đến với nàng. ? Cho biết đầu mối của bi kịch xuất hiện như  thế nào ? ?Theo em Trương Sinh có nên nghe theo lời của bé Đản hay không ? Vì Sao ? ?Trương Sinh đã có hành động như thế nào đối với vợ? ?Vũ Nương đã có phản ứng như thế nào trước sự việc? Hãy tìm những chi tiết cụ thể ? ?Cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương ?Qua đây em nhận thấy bản chất của xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI như thế nào ? ?Tìm những chi tiết kì ảo của tác phẩm. ?Cho biết tác dụng, ý nghĩa của yếu tố kì ảo ? ?Có nhận xét già về nội dung ý nghĩa của tác phẩm ? ?Tác phẩm đã ca ngợi điều gì ? ?Cho biết thái độ của tác giả ? ?Cho biết nghệ thuật đặt sắc của tác phẩm. II. Đọc - hiểu văn bản b. Bi kịch của Vũ Nương. * Bi kịch : Bé Đản không nhận Trương Sinh là cha - Chi tiết cái bóng là điểm khởi đầu tạo nên bi kịch. - Trương Sinh hành hạ, ruồng rẫy vợ, bỏ qua mọi lời phân trần của vợ cũng như hàng xóm. - Vũ Nương tự vẫn bên bến sông Hoàng Giang để minh oan cho chính mình. * Nguyên nhân : - Trương Sinh cả ghen, đa nghi. - Sự ngây thơ, vô tình của con trẻ - Chiến tranh dẫn đến gia đình li tán. - Xã hội phong kiến độc đoán nam quyền. - Vũ Nương yếu đuối , mất đi ý thức cá nhân, sống cho chính mình. -Trong xã hội phong kiến cái chết là tất yếu đối với người phụ nữ cho dù họ có đầy đủ phẩm hạnh cao đẹp và khát vọng được sống hạnh phúc. 3. Vũ Nương được giải oan. - Chi tiết kì ảo đan xen với yếu tố có thực: - Tác dụng : + Làm cho câu chuyện thêm li kì hấp dẫn + Truyện trở nên có hậu khi kết thúc. + Tăng ý nghĩa triết lí, tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ bất hạnh. -Vũ Nương là người nặng tình với c/đ, qtâm đến gia đình, khao khát được phục hồi danh dự III. Tổng kết. 1. Nội dung. - Tác phẩm là bản án đanh thép tố cáo bản chất vô nhân đạo của xã hội phong kiến . - Ngợi ca phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của ngờ phụ nữ. - Thái độ cảm thông chân thành của nhà văn. - Giá trị nhân đạo của tác phẩm. 2. Nghệ thuật. - Bố cục chặt chẽ. - Tình huống truyện hấp dẫn li kì. -Sử dụng thành công yếu tố kì ảo hoang đường. 4. Củng cố: - HS đọc bài lại viếng vũ thị - Lê thánh tông. - Có ý kiến cho rằng tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương vừa kết thúc có hậu, vừa kết thúc không có hậu. ý kiến của em như thế nào ? Vì sao ? 5. Hướng dẫn học bài- Học thuộc ghi nhớ SGK. - Tóm tắt, nắm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Đọc bài : Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 4 nam 20132014(1).doc