Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Trường THCS Nam Đà năm 2012

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Giúp HS nắm được:

+ Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển.

+ Sự phát triển của một từ vựng diẽn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

II. Trọng tâm: Làm bài tập

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ.

 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới .

 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

Câu hỏi: Thếnào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ.

 B. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’)

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Trường THCS Nam Đà năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12-9-2012 Ngày dạy: 9-2012 TIẾT 21: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS nắm được: + Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. + Sự phát triển của một từ vựng diẽn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ. II. Trọng tâm: Làm bài tập III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ. 2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới . IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: A. Kiểm tra bài cũ ( 5’) Câu hỏi: Thếnào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? Cho ví dụ. B. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) TG HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC 10’ 25’ HĐ1 GV : HS đọc. Kinh tế trong “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” có nghĩa là gì? GV: Ngày nay, chún ta có hiểu từ này theo nghĩa như cụ Phan bội Châu đã dùng hay không? GV: Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ? GV :HS đọc kĩ câu thơ trong mục 2. GV : HS trả lời câu hỏi. GV: Xác đinh trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyeenr đó được hình thành theo phương thức nào? HS đọc phần ghi nhớ. HĐ2 HS đọc, làm bài tập. HS lên bảng. GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. HS đọc, thảo luận, trình bày. HS nhận xét, bổ sung. HS đọc, thảo luận, trình bày. HS nhận xét, bổ sung. HS tìm ví dụ để chứng minh các từ đó làtừ nhiều nghĩa.( nhiều HS) GV chỉ định hướng. I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ. 1.VD 1. - Kinh tế trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là hình thức nói tắt của “kinh bang tế thế”, có nghĩa là trị nước cứu đời. Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bảotông coi việc nước, cứu giúp người đời. - Ngày nay, không còn dùng theo nghĩa như vậy nữa, mà theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra. à Nghĩa củ thừ không phải bất biến. Nó thay dổi theo thời gian. Có nghĩa cũ bị mát đi và có nghĩa mới được hình thành. 2. VD 2. a, Xuân( thứ nhất): mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mùa mở đầu của năm( nghĩa gốc); xuân (thứ 2): thuộc về tuổi trẻ ( nghĩa chuyển). b, Tay( thứ nhất): bộ phận chính trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm ( nghĩa gốc) . Tay ( thứ 2): ngươi chuyên hoạt đông hay giỏi về một môn, một nghề nào đó( nghĩa chuyển). - Xuân à chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. - Tay à cuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ( lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể) II. Luỵên tập 1.Bài tập 1: a, Nghĩa gốc b, Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. c, Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. d, Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. 2.Bài tập 2: Trong những cách dùng trà…, từ trà đã được dung với nghĩa chuyển, chứ không phải nghĩa gốc như đã được giải thích ở trên. Trà trong những trường hợp này có nghĩa là sản phẩm từ thực vật, được ché biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống à Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. 3.Bài tập 3: ĐH điện, ĐH… từ ĐH hát được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ. Bài tập 4: C. CỦNG CỐ: (2’) GV : HS đọc ghi nhớ. D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: (2’) GV : Học bài, làm bài tập 5; soạn “ Hoàng Lê nhất thống chí” ---------------------------------------- Ngày soạn : 12-9-2012 Ngày dạy: 9-2012 Tiết 22 Hướng dẫn Đọc thêm: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích: Vũ trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài, giúp h/s : 1. Kiến thức - Hiểu về cuộc sống xa hoa vô độ của bọn tham quan, vua chúa dưới thời Lê - Trịnh - Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị NT của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này. 2. Kỹ năng cần rèn: Rèn kỹ năng đọc và phân tích văn xuôi trung đại. 3. Giáo dục tư tưởng: - Giáo dục học sinh thái độ căm ghét, phê phán lối sống xa hoa, lãng phí của chế độ phong kiến mục nát thời vua Lê chúa Trịnh. II/ TRỌNG TÂM: Phân tích văn bản III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Đọc SGK, đọc thêm tác phẩm “Vào Trịnh phủ” của Lê Hữu Trác 2.Học sinh: Học bài cũ, soạn trước bài mới. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY A. Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? ? Thái độ của Nguyễn Dữ được bày tỏ như thế nào qua tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” - Hs tóm tắt theo hướng dẫn - Phê phán xã hội phong kiến nam quyền - Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ - Ước mơ về sự công bằng xã hội B.Bài mới (36’) 1. Giới thiệu : (1’) Đến TK XVIII, chế độ PK Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. ...... 2. Nội dung (35’) Tg Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 5’ 10’ 20’ Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả - tác phẩm GV giới thiệu về văn bản. HS nghe, ghi chép. - Cho HS đọc chú thích sao-SGK - GV giới thiệu những nét chính về tác giả. GV yêu cầu Hs giải thích nhan đề, sơ lược những nét chính về tác phẩm. ? Em hiểu gì về thể loại tuỳ bút? ? Khi ghi chép những chuyện đã xảy ra trong phủ chúa Trịnh, tác giả đã kể theo ngôi nào? Tác dụng của ngôi kể đó? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chi tiết. GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc Gọi h/s đọc chú thích trong SGK. ? Em hãy cho biết đại ý của văn bản? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần?Nêu nội dung từng phần? Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. Gọi h/s đọc từ đầu ?Nội dung đoạn này kể về điều gì? ? Chúa Trịnh Sâm đã làm những việc gì để thỏa mãn cuộc sống? ? Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận được phản ánh trong đoạn trích qua những chi tiết, sự việc nào? ? Ngoài ra chúa còn có những hành động nào khác để thỏa mãn thú vui? ?Theo em đó là một cuộc sống như thế nào? ?Tác giả đã bộc lộ cảm xúc gì, thái độ gì qua sự miêu tả đó? ? Em có nhận xét gì về cách kể của tác giả? ? Em hãy tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn "Mỗi khi đêm thanh vắng… biết đó là triệu bất thường…" HS thảo luận, cử đại diện trình bày. ? Em có nhận xét gì về âm thanh trong khu vườn ở phủ chúa? ? Cảm xúc của tác giả bộc lộ như thế nào? Qua đó tác giả muốn nó điều gì? HS đọc từ "bọn hoạn quan cung giám" đến hết. ? Ai là kẻ tiếp tay và phục vụ đắc lực cho thói ăn chơi vô độ của chúa Trịnh Sâm? ? Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã "nhờ gió bẻ măng" nhũng nhiều vơ vét của dân bằng những thủ đoạn nào? ?Người dân rơi vào hoàn cảnh như thế nào? ? Tại sao đang vạch trần thủ đoạn của bọn chúng, tác giả lại xen vào chuyện của nhà mình? Điều đó có ý nghĩa gì? ? Nhận xét của em về bọn quan lại thời chúa Trịnh? ? Theo em, văn bản có những thành công nào về mặt nghệ thuật? ? Khái quát nội dung chính của đoạn trích? I/ Đọc - Tìm hiểu chung 1. Bối cảnh lịch sử: + Thời Lê Trung Hưng. Chúa Trịnh Sâm (1742 - 1782) là vị chúa Trịnh thứ 9 lên ngôi. + Các vương tử tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau. 2.Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) - Phạm Đình Hổ(1768-1839) quê ở Hải Dương. - Thơ văn của ông chủ yếu là ký thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời. - Là tác giả của nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí... 2. Tác phẩm - Vũ trung tuỳ bút (tuỳ bút viết trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình Hổ, được ông viết vào đầu đời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX); .... -“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” trích trong Vũ trung tuỳ bút, ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương (Trịnh Sâm) - Thể loại: Tuỳ bút cổ, gần với kiểu tự sự. - Kể theo ngôi thứ 3 để đảm bảo tính khách quan II. Đọc-tìm hiểu chi tiết 1. Đọc- hiểu từ khó. 2. Đại ý: Ghi lại cảnh sống xa hoa, ăn chơi vô độ của chúa Trịnh và sự nhũng nhiễu của bọn hầu cận trong phủ chúa thời Lê-Trịnh. 3. Bố cục: 2 đoạn a/ Từ đầu..triệu bất tường: Cuộc sống ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại. b/ Còn lại: Thủ đoạn dã man của bọn quan lại. 4. Tìm hiểu chi tiết a. Cuộc sống của chúa Trịnh trong phủ chúa - Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài khắp nơi, gây lãng phí nhiều - Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp. - Chúa dùng quyền lực ra sức vơ vét nhiều của quí trong thiên hạ: Trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, cây đa to..hình núi non bộ… =>Đó là một cuộc sống xa hoa tốn kém, xô bồ, thiếu văn hoá - Lên án, phê phán chế độ phong kiến, sống trên mồ hôi, xương máu của nhân dân lao động. - Cách kể chuyện tỉ mỉ, cụ thể, chân thực và khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê, có miêu tả vài sự kiện để khắc hoạ gây ấn tượng. * Cảnh thực ở những khu vườn rộng đầy " trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch" lại được tô vẽ như "bến bể, đầu non" - Âm thanh: gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương. + Cảm xúc của tác giả: bộc lộ nhất là khi ông cho đó là triệu bất thường. Dự báo về điềm gở, điểm chẳng lành. Bằng lời văn ghi chép sự việc cụ thể, tỉ mỉ, chân thực, sinh động, khách quan, tác giả đã khắc hoạ một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa, quan lại thời vua Lê- chúa Trịnh. b. Bọn quan hầu cận trong phủ chúa - Bọn quan lại được ưu ái và chúng giúp nhà chúa đắc lực trong việc bày trò ăn chơi, hưởng thụ *Thủ đoạn: + Mượn gió bẻ măng, ra sức dọa dẫm + Dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh thì biên hai chữ “phụng thủ”, để lấy tiến dâng lên chúa. Việc tìm thu vật phụng thủ thực chất là thủ đoạn vừa ăn cướp, vừa la làng, người dân bị cướp tới 2 lần (đã bị mất của, lại bị vu oan, bị buộc tội, bị tống tiền) => Tăng tính chân thực, thuyết phục của sự việc đồng thời bộc lộ thái độ bất bình, phê phán, tố cáo của tác giả một cách kín đáo trước những hành vi thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận. => Một lũ tham quan, nịnh thần, bất tài, vô dụng hại nước, hại dân, mà vẫn được tiếng là mẫn cán. 5. Tổng kết a. Nghệ thuật - Thành công với thể loại tuỳ bút: phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh. b. Nội dung - Phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý bất công của bọn vua chúa, quan lại phong kiếnthời Lê- Trịnh. C. Luyện tập. (5’) Phân biệt thể tùy bút và truyện? D. Củng cố. (1’) Cuộc sống của chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? Ấn tượng của em về giai đoạn lịch sử đó? E. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Học kỹ bài, tóm tắt văn bản và hoàn thành các bài tập - Viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỷ XVIII. - Chuẩn bị bài “Hoàng lê nhất thống chí” Ngày soạn: 12-9-2012 Ngày dạy: 9-2012 TIẾT 23 - 24. VĂN BẢN : HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( trích hồi thứ 14 - Ngô gia văn phái ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : Học sinh nắm được vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến công hiển hách đại phá quân Thanh. Sự thất bại thải hại của quân xâm lược Tôn Sĩ Nghị cùng bọn vua quan bán nước.Hiểu sơ bộ về tiểu thuyết lịch sử. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi. 3. Giáo dục : Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. II- Trọng tâm : Hình tượng người anh hùng Quang Trung III. CHUẨN BỊ : 1. Thày : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài 2. Trò : Đọc, bài. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP . A. Kiểm tra: (5’) Qua tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, em hiểu như thế nào về xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII ? B Bài mới : 1/ giới thiệu: ( 1’) 2/Nội dung TG HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC 10’ 25’ 20’ 10’ 5’ HĐ1 GV : HS dựa vào chú thích SGK, giới thiệu vài nét chính về tác giả. GV : HS trình bầy. GV : HS hiểu gì về đặc điểm của thể loại Tiểu thuyết chương hồi ? GV : HS trình bầy. GV : HS nhận xét. GV : Bổ sung, nhấn mạnh những đặc điểm cơ bản chủ yếu. GV : Giới thiệu vài nét về tác phẩm. GV : HS trình bày GV : Kết luận. HĐ2 GV : Hướng dẫn cách đọc :Giọng đọc bình thản, chẫm rãi, hơi buồn. GV : Tóm tắt văn bản ? GV : Nhận xét, bổ sung. GV : Cho biết văn bản trên được viết theo thể loại nào ? GV : HS cho biết văn bản trên có thể chia làm mấy phần. Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ? GV : Kết luận. D. CỦNG CỐ. GV : Tóm tắt đoạn trích. GV : HS nhận xét. GV : Nhấn mạnh về thể loại Tiểu thuyết chương hồi với nét cơ bản, đặc trưng. Hết tiết 23 chuyển tiết 24 GV : HS đọc phần 1. GV : Trong khoảng thời gian không dài từ 20-11à 30-11-1788,khi nhận được tin cấp báo của đô đốc Nguyễn Văn Tuyết. Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định như thế nào ? GV : Ông đã làm được những việc gì ? GV : Qua đây em thấy Nguyễn Huệ có những phẩm chất nào đáng quý. GV : Quang Trung đã có lời dụ với các tướng sĩ như thế nào ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? GV : Quang Trung đã có cuộc trò chuyện với La Sơn Phu Tử như thế nào . GV : Điều đó càng chứng tỏ ở con người nay phẩm chất gì đáng trân trọng ? GV : Vậy tài điều binh khiển tướng của Nguyễn Huệ thể hiện qua chi tiết nào ? GV : HS lần lượt liệt kê. GV : Phân tích để làm rõ cuộc tiến công thần tốc. GV : HS quan sát văn bản GV : Hình ảnh quân Thanh được tác giả miêu tả như thế nào ? Trước hết là Tôn Sĩ Nghị ? GV : Vậy còn quân sĩ thì ra sao ? GV : Lê Chiêu Thống tỏ ra là người như thế nào ? GV : Qua đây em có nhận xét như thế nào về bộ mặt của quân Thanh cũng như vua Lê Chiêu Thống. HĐ3 GV : Qua việc tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết nội dung ý nghĩa của tác phẩm. GV : Hãy chỉ ra nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả. - Ngô Gia Văn Phái- Dòng họ : Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du...sống ở thế kỉ XVIII- XIX. 2. Tác phẩm. - Tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối chương hồi. - Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX khi Gia Long Nguyễn ánh đánh bại quân Tây Sơn thống nhất đất nước 1802. Hồi 14 kể về Quang Trung đại phá quân Thanh mùa xuân 1789. -- Thể loại : Tiểu thuyết chương hồi II. Đọc- tìm hiểu văn bản . 1. Đọc- Tóm tắt. 2 Đại ý 3 Bố cục văn bản : 2 phần . + P1 ....1788 à Nhận được tin cấp báo, quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đích thân cầm quân ra Bắc đánh giặc. + P2....kéo vào thành à Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng vẻ vang. + P3.....còn lại à Sự thất bại của Lê Chiêu Thống và vua tôi Tôn Sĩ Nghị. 4. Tìm hiểu chi tiết. a. Hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ. - Một anh hùng dân tộc quyết đoán, mãnh mẽ, quả quyết, xông xáo có chủ đích rõ ràng. - Khi nghê tin quân Thanh đánh chiếm Thăng Long, triều đình nhà Lê đầu hàng à Nguyễn Huệ rất giận à Kéo quân ra Bắc để đánh đuổi chúng. à Tranh thủ ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. à Tuyển binh, duyệt binh ở Nghệ An và có kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. à Quang Trung là nhà lãnh đạo, chính trị, quân sự, ngoại giao, biết nhìn xa trông rộng. * Tài điều binh khiển tướng - Biết dùng người. - Hành quân thần tốc trong 4 ngày ( 25-29) - Vượt qua 350km đường đèo núi. - 1 ngày đã vượt qua150km để đến Tam Điệp. - Đêm 30 Tết đánh ở Ngọc Hồi dự định 7 ngày thắng nhưng thực tế chỉ cần 5 ngày. - Chiều ngày 5 tháng giêng năm kỉ dậu, đoàn quân áo đỏ tiến thẳng vào Thăng Long. b. Hình ảnh bọn cướp ước và bán nước. * Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị. - Khi quân Tây Sơn sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp... - Quân sĩ hoảng loạn, giầy xéo lên nhau bỏ chạy. * Lê Chiêu Thống. - Gia đình và tay chân van xin cầu cứu Tôn Sĩ Nghị phải lưu vong trên đất khách quê người. à Sự hèn nhát, thất bại thảm hại, nhục nhã. à Sự thốt nát của triều đình nhà Lê. III. Tổng kết. 1. Nội dung. - Ngợi ca người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đồng thời lên án, phên phán sự thốt nát của triều đình nhà Lê. 2. Nghệ thuật. - Cách kể chuyện hấp dẫn, lời văn giầu hình ảnh. * Ghi nhớ. C. Luyện tập :Viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến thắng quân thanh của vua Quang Trung. D. CỦNG CỐ: GV : Tại sao vốn là người chung thành với nhà Lê và không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà tác giả vẫn ca ngợi Quang Trung Nguyễn Huệ ? GV : HS trao đổi thảo luận. GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. GV: Kết luận. E. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - HS học thuộc ghi nhớ SGK. - Đọc bài : Sự phát triển của từ vựng. ====================== NS: 12-9- 2012 Tiết 25 ND: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: + Tạo thêm từ ngữ mới. + mượn từ ngữ của tiến nước ngoài. II. Trọng tâm: Bài tập III. CHUẨN BỊ: 1. Thày : Nghiên cứu, soạn giáo án, bài tập 2. Trò : Học bài cũ, làm bài tập, đọc trước bài mới IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: A. Kiểm tra bài cũ: (5’) Làm BT số 5- SGK B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: )(1’) 2/ Nội dung TG HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC 12’ 8’ 15’ HĐ1 GV gợi dẫn để HS mở rộng vốn từ theo hai mẫu. Nhiều HS tìm, HS nhận xét. GV chỉ đinh HS đọc ghi nhớ. HĐ2 HS đọc mục II.1. GV: xác định các từ Hán Việt. đã dùng trong hai đoạn tric hs a, b? GV: Tìm các từ biểu thị các khái niệm ? GV chỉ đingh HS đọc ghi nhớ. HĐ3 HS đọc, xác định yêu cầu. HS làm ra giấy nháp, 2 HS lên bảng trình bày. HS đọc, xác đinh yêu cầu. HS tìm va giải nghĩa. GV nhận xét, đánh giá. GV : HS trao đổi thảo luận. GV : Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. GV: Kết luận. GV đưa ra một số VD: xe gắn máy. I. Tạo từ ngữ mới: 1. Mẫu x + y ( x, y là các từ nghép) + Điện thoại di đông: ĐT vô tuyến, có kích cỡ nhỏ, có thể mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. + Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tg, quyền phát minh, sáng chế. + Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. + Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi. 2. Mẫu x + tặc ( x là từ đơn). - Không tặc: những kẻ chuyên cướp trên máy bay. - Hải tặc: Những kẻ chuyên cớ trên tàu biển. - Lâm tặc: Những kẻ khai thác bất hợp pháp tài nguyên rừng. - Tin tặc: những kẻ dùng kĩ thuật xâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người người khác dể khai thác hoặc phá hoại. - Gian tặc: những kẻ gian manh, trộm cắp. - Gia tặc: kẻ cắp trong nhà. - Nghịch tặc: kẻ phản bội, làm giặc. II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 1. Các từ Hán Việt: a. thanh niên, lễ, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. b. bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, doan trang, tiết, trinh bạch, ngọc. 2. Các từ biểu thị các khái niệm: a. AIDS ( ết) b. Ma - két – tinh. Những từ này mượn của tiếng Anh. II. Luyện tập: Bài tập 1: a, x + trường. b, x + tập c, x + học. d, x + hoá e, x + điện tử. g, văn + x . h, cười + x. Bài tập 2: Tìm 5 từ mới được dùng gần đây và giải nghĩa: + Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, khoé léo trong việc thực hiện thao tác lao động hoặc một thoa tác kĩ thuật nhất định + Cầu truyền hình. + Cơm bụi. + Công nghệ cao. + Công viên nước. + Đa dạng sinh học. + Thương hiệu. Bài tập 3: - Từ mượn của tiến Hán: mãng xà, biên phòn, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ. - Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà pòng, ô tô, ra đi ô, cà phê, ca nô. Bài tập 4: a, Các cách thức phát triển từ vựng: + Bổ sung nghĩa cho những từ ngữ đó. VD + Tăng về số lượng từ ngữ. - Tạo từ ngữ mới. VD - Mượn từ gnữ của tiếng nước ngoài. b, Thảo luận: - Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Thế giới tự nhiên và xã hội quanh ta luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay dổithì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ. C. CỦNG CỐ: (2’) - HS đọc lại 2 mục ghi nhớ. D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: (2’) - Học bài, làm bài tập.

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 5.doc
Giáo án liên quan