I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
+ Hiểu đư¬ợc sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt;
+ Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xư¬ng hô với tình huống giao tiếp.
+ Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xư¬ng hô.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án.
2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tâp, đọc trư¬ớc bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: Trình bày các phương châm hội thoại đã học?
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 9 - Trường THCS Nam Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 9/ 13
Ngày dạy : 16/ 9/ 13
TIẾT 18 : XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI.
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
+ Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt;
+ Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
+ Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án.
2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tâp, đọc trước bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: Trình bày các phương châm hội thoại đã học?
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài:
Hoạt động
Nội dung
GV: Trong tiếng Việt, chúng ta
Thường gặp những từ ngữ xưng hô nào? Cách sử dụng chúng ra sao?
GV so sánh với tiếng Anh để thấy sự phong phú của tiếng Việt.
GV nêu một số tình huống.
HS đọc phần 2 trong SGK.
GV: Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên?
GV: Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt?
ĐV1
D - Dế choắt thì có mặc cảm thấp hèn;
-7 - Dế Mèn thì ngạo mạn, hách dịch.
Đ ĐV2: Đây là cách xưng hô bình đẳng, Dế mèn thì không còn ngạo mạn, hách dịch nữavì đã nhận ra “tội ác” của mình; còn Dế Choắt hết mặc cảm hèn kém, sợ hãi
HS đọc to ghi nhớ trong SGK
I.B
i
1. II.Từ ngữ xưng hô và viêc sử dụng từ ngữ xưng hô:
1.Ví dụ
2. Nhận xét:
VD1: Từ ngữ xưng hô và cách dùng:
Anh, em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, ..
Ngôi I: tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình.
-1 Ngôi II: mày, mi, chúng mày, bọn mi…
-2 Ngôi III: nó, hắn, họ, chúng nó...
-3 Suồng sã: mày, tao....
-4 Thân mật: anh , chị ,em...
-5 Trang trọng: quý ông, quý bà, quý cô, quý vị...
TV có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
Ví dụ2
+ Đoạn 1:
- Dế Chắt xưng hô: anh - em.
- Dế Mèn xưng hô: ta - chú mày
Đó là cách xưng hô bất bình đẳng.
-6 + Đoạn 2: Cả hai nhân vật đều xưng hô là : tôi và anh. Đây là cách xưng hô bình đẳng.
2. 3. Kết luận:Ghi nhớ:( SGK)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Nhầm chúng ta với chúng em hoặc chúng tôi.
- Chúng ta: gồm những người nói và người nghe.
- Chúng em, chúng tôi: không gồm người nghe.
-Vì không hiểu nghĩa của từ nên dùng từ sai
Bài tập 2:
- Xưng hô chúng tôi mà không xưng tôi là để thể hiện sự khách quan, khiêm tốn.
Bài tập 3:
- Chú bé gọi người sinh ra minh là mẹ là cách gọi thông thường.
- Nhưng xưng hô với sứ giả thì dùng ta - ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là cậu bé khác thường.
Bài tập 4:
- Vị tướng là người “tôn sư trọng đạo” nên vẫn xưng hô với thầy giáo cũ của mình là thầy và con.
- Người thầy lại rất tôn trọng địa vị hiện tại của người học trò cũ nờn gọi là ngài
- đó là cách đối nhân xử thế rất thấu tình, đạt lí.
Bài tập 5:
-Trước Cách mạng, thực dân xưng hô:... - có thái độ miệt thị.
- Vua xưng hô:... - Sự ngăn cách ngôi thứ rõ ràng.
- Cách xưng hô của Bác Hồ gần gũi, thân mật và thể hiện sự thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng.
Bài tập 6:
- Cai lệ là kẻ có quyền thế nên xưng hô trịnh thượng, hống hách.
- Chị Dậu là người thấp cổ bé họng nên xưng hô một cách nhún nhường. Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu phản ánh những biến thái về tâm lí và những hành vi ứng xử trong một hoàn cảnh đang bị cường quyền bạo lực dồn đến bước đường cùng.
4. Củng cố:- GV khái quát bài học.
5. Hướng dẫn học bài:- HS học bài, làm bài tập.
Ngày soạn: 15/ 09/ 13
Ngày dạy: 17/ 09/ 13
TIẾT 19 : CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS: nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án, viết bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, làm bài tâp, đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
Câu hỏi: HS trình bày bài tập 6.
3. Bài mới
Hoạt động
Nội dung
?Cho biết phần in đậm phát ra thành lời? Phần in đậm nào là ý nghĩ ở trong đầu?
?Những phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước đó bằng dấu gì?
?Có thể đảo vị trí của phần in đậm lên trước được không? Khi đảo, hai bộ phận sẽ được ngăn cách bằng dấu gì?
HS :đọc VD trong SGK.
?Phần in đậm trong VD a là lời nói hay ý nghĩ?
?Phần in đậm trong VD b là lời nói hay ý
nghĩ?
?Các phần in đậm có đợc tách ra khỏi phần trớc nó bằng dấu hiệu gì không?
?Có thể đặt từ rằng hoặc từ là
trước phần in đậm ở VD a không?
HS đọc chậm, rõ ghi nhớ.
HS làm ra giấy nháp, trình bày
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Nhận xét, sửa chữa.
HS viết, trình bày.
I. Cách dẫn trực tiếp
1.Ví dụ
2. Nhận xét
- Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói được phát ra thành lời, phần in đậm ở ví dụ b là ý nghĩ trong đầu.
- Ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Có thể đảo được. Khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần.
II. Cách dẫn gián tiếp.
1.Ví dụ
2. Nhận xét
- Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói.
- Phần in đậm ở ví dụ b là ý nghĩ.
- a. Không có dấu hiệu gì.
b. Có dấu hiệu là từ rằng
- Có thể thay từ rằng bằng từ là
3. Kết luận : Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Cả hai tình huống đều là cách dẫn trực tiếp.
- VD a, dẫn lời; b, dẫn ý.
Bài tập 2.
a. Dẫn trực tiếp :
Trong báo cáo chính trị tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ hai của Đảng, ChủTịch HCM nhấn mạnh :
a. Dẫn gián tiếp :
Trong báo cáo chính trị tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ hai của Đảng, ChủTịch HCM nhấn mạnh rằng…………
Bài tập 3.
Định hướng: ... dặn Phan nói với chàng Trương rằng nếu... vợ chàng
( nàng) sẽ trở về.
4. Củng cố
- GV khái quát bài học.
5. Hướng dẫn học bài
- HS học bài, xem trước bài: HDĐT: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
==========================================================
Ngày soạn: 15/ 09/ 13
Ngày dạy: 19/ 09/ 13
Tiết 20: HDĐT LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự s đã học ở lớp 8.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự một cách ngắn gọn.
-KNS: Rèn định ra quyết định cho HS.
3. Về thái độ:
- Nâng cao hứng thú học tập và sáng tạo văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị
1. GV :-Soạn bài
2. HS :- Ôn lại kiến thức đã học về tóm tắt văn bản tự sự ở lớp 8.
- Soạn bài theo yêu cầu HD (SGK).
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Cách tóm tắt văn bản tự sự.
3. Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
- Đọc các tình huống (SGK).
- Nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
- Hãy tìm hiểu và nêu ra các tình huống khác mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
* HD thảo luận và làm bài tập thực hành:
- Quan sát các sự việc và nhân vật đã nêu; lần lượt làm các bài tập:
+ Bài tập 1: Cần đối chiếu các sự việc với cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương để rút ra nhận xét và trả lời câu hỏi.
+ Bài tập 2: Trên cơ sở đã điều chỉnh, viết văn bản tóm tắt theo yêu cầu.
+ Bài tập 3: Từ đoạn tóm tắt trên, có thể tóm tắt văn bản ngắn hơn nữa.
* HD tổng kết và ghi nhớ:
- Nêu mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
- Đọc phần Ghi nhớ.
Bài tập 1 (ở nhà)
Bài tập 2
- Thực hành luyện nói trước lớp.
I - Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự :
* các tình huống:
- Giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện.
- Làm nổi bật các sự việc và nhân vật chính.
- Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Tự xây dựng tình huống
II - Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
1. Gợi ý:
- Thiếu một sự việc quan trọng: Sau khi vợ trẫm mình tự vẫn, một hôm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người đàn ông hay tới đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan...(Sự việc thứ bảy chưa hợp lí).
2. Viết văn bản tóm tắt truyện Chuyện người con gái Nam Xương (khoảng 20 dòng)
3. Tóm tắt ngắn gọn
* Ghi nhớ (SGK)
III – Luyện tập:
1. Viết văn bản tóm tắt.
2. Luyện nói: Tóm tắt một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống.
4. Củng cố:- GV khái quát bài học.
5. Hướng dẫn học bài:- Chuẩn bị bài : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Soạn: 16/9/2013
Dạy : 19/9/2013
TIẾT 21. HDĐT CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích:“ VŨ TRUNG TUỲ BÚT” )
Phạm Đình Hổ.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức : Học sinh hiểu được cuộc sống xa hoa, lối ăn chơi vô độ của bọn vua chúa quan lại dưới thời Lê Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nắm được nét chính của thể loại tuỳ bút.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích thể loại tuỳ bút qua tác phẩm cụ thể.
3. Giáo dục : Giáo dục tinh thần nhân văn, nhân đạo .
II. Chuẩn bị :
1. GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ.
2. HS : Đọc soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp .
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
Gv:chú ý giọng đọc bình thản,chậm rãi hơi buồn.
?Nêu vài nét về tác giả?
? Nêu h/c ra đời tác phẩm?
GV:văn bản trên có thể chia làm mấy phần. Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
? Thói ăn chơi của chúa Trịnh được miêu tả qua những chi tiết nào?
GV: Những cuộc đi chơi của của Trịnh Sâm được miêu tả như thế nào
GV : Hãy tìm những chi tiết cụ thể .
GV : Chứng kiến lối sống đó thái độ của tác giả ra sao ?
GV: Kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường hàm ý gì ?
GV:Lịch sử đã chứng minh điều này như thế nào
- Thực tế lịch sử đã chứng minh: Trịnh Sâm qua đời, đã xẩy ra loạn Kiêu Binh nổi loạn. Triều đình Lê - TRịnh suy vong
GV : Dựa vào thế chúa bọn hoạn quan thái giám đã làm gì ?
GV : Vì sao chúng có thể làm được như vậy ?
GV : Hãy nhận xét bản chất của chúng ?
GV : Chi tiết cuối văn bản : Cung nhân sai ta chặt..... có ý nghĩa như thế nào ? - Chi tiết : Cung nhân buộc phải tự cho chặt một cây lê, hai cây lựu vì sợ bọn hoạn quan thái giám.Vì mình chỉ là thảo dân dưới quyền.
GV : Nêu giá trị của tác phẩm ?
GV : Nghệ thuật đắc sắc của tuỳ bút này là gì ?
HS đọc Ghi nhớ
Gv: hướng dẫn hs viết đv trình bày nhận thức của em về tình trạng đất nước ta thời Lê- Trịnh.
I.Đọc hiểu chú thích .
1.Đọc
2.Chú thích
a. Tác giả.
- Phạm Đình Hổ ( 1768-1839)
- Quê Hải Dương. Ông để lại nhiều công trình khảo cứu thuộc nhiều lĩnh vực văn hoá, văn học
b. Tác phẩm.
- Vũ trung tuỳ bút gồm 88 mẩu chuyện nhỏ.
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt ở phủ chúa thời Trịnh Sâm ( 1742-1782 ).
3 . Thể loại.
- Thể loại : Tuỳ bút .
4.Bố cục văn bản
+ P1.....triệu bất thường. Cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa.
+ P2 ....còn lại. Hành động của bọn hoạn quan thái giám.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Cuộc sống của Thịnh Vương Trịnh Sâm.
- Xây dựng nhiều đình đài.
- Những cuộc đi chơi liên miên
- Những cuộc du thuyền tốn rất nhiều thời gian với rất nhiều người phục vụ, bầy ra nhiều trò chơi giải trí lố bịch, tốn kém.
- Ỷ quyền thế, thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ để trang trí nơi ở của chúa.
- Thái độ phê phán kín đáo, Dự đoán hậu quả sự suy vong tất yếu của triều đại Lê - Trịnh.
2. Những hành động của bọn hoạn quan thái giám.
- Ra ngoài doạ dẫm.
- Dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh thì biện hai chữ : phụng thủ , đêm đến sai lính đem về.
- Doạ dẫm tống tiền.
-Đó là thủ đoạn, quy trình quen thuộc của bọn hoạn quan thừa gió bẻ măng. Kết quả nhiều gia đình dâng tiến nộp mất của quý vô lí.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Giá trị phản ánh hiện thực.
- Phê phán lối sống hưởng lạc của tầng lớp quan lại.
2. Nghệ thuật.
- Cách kể chân thực, khách quan.
* Ghi nhớ.
IV. Luyện tập
4. Củng cố
- So sánh sự khác nhau giữa thể loại tuỳ bút và truyện ngắn.
5. Hướng dẫn học bài
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Soạn văn bản : Hoàng Lê nhất thống chí. - NGô gia Văn Phái.
Soạn: 17/9/2013
Dạy : 21/9/2013
TIẾT 22 : HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
( HỒI THỨ 14)
Ngô Gia Văn Phái
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức : Học sinh nắm được vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến công hiển hách đại phá quân Thanh. Sự thất bại thải hại của quân xâm lược Tôn Sĩ Nghị cùng bọn vua quan bán nước. Hiểu sơ bộ về tiểu thuyết lịch sử.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi.
3. Giáo dục : Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
2. HS : Đọc, bài.
III. Tiến trình lên lớp .
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra : ?Qua tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, em hiểu như thế nào về xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII ?
3. Bài mới : GV giới thiệu:
Hoạt động của thầy và trò
nội dung bài học
GV:hướng dẫn học sinh đọc bài.
GV : HS dựa vào chú thích SGK, giới thiệu vài nét chính về tác giả.
GV : HS hiểu gì về đặc điểm của thể loại Tiểu thuyết chương hồi ?
GV : HS trình bày.
GV : HS nhận xét.
GV : Bổ sung, nhấn mạnh những đặc điểm cơ bản chủ yếu.
GV : Tóm tắt văn bản ?
GV : Cho biết văn bản trên được viết theo thể loại nào ?
GV : HS cho biết văn bản trên có thể chia làm mấy phần. Hãy xác định giới hạn và nội dung của từng phần ?
GV : Trong khoảng thời gian không dài từ 20-11à 30-11-1788,khi nhận đựơc tin cấp báo của đô đốc Nguyễn Văn Tuyết. Nguyễn Huệ đã có thái độ và quyết định như thế nào ?
GV : Ông đã làm được những việc gì
GV : Qua đây em thấy Nguyễn Huệ có những phẩm chất nào đáng quý nào?
GV : Quang Trung đã có lời dụ với các tướng sĩ như thế nào ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
GV : Quang Trung đã có cuộc trò chuyện với La Sơn Phu Tử như thế nào .
GV : Điều đó càng chứng tỏ ở con người này phẩm chất gì đáng trân trọng ?
GV:Vậy tài điều binh khiển tướng của Nguyễn Huệ thể hiện qua chi tiết nào ?
* Tài điều binh khiển tướng
- Hành quân thần tốc trong 4 ngày ( 25-29)
- Vượt qua 350km đường đèo núi.
- 1 ngày đã vượt qua150km để đến Tam Điệp.
- Đêm 30 Tết đánh ở Ngọc Hồi dự định 7 ngày thắng nhưng thực tế chỉ cần 5 ngày.
- Chiều ngày 5 tháng giêng năm kỉ dậu, đoàn quân áo đỏ tiến thẳng vào Thăng Long.
- Ngợi ca người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đồng thời lên án, phê phán sự thối nát của triều đình nhà Lê.
GV : Phân tích để làm rõ cuộc tiến công thần tốc.
? Qua đó cho thấy Nguyễn Huệ là người ntn ?
? Tác giả đã bày tỏ thái độ gì ?
I.Đọc hiểu chú thích
1.Đọc
2.Chú thích
a. Tác giả.
- Ngô Gia Văn Phái- Dòng họ : Ngô Chí, Ngô Thì Du...sống ở thế kỉ XVIII- XIX.
b. Tác phẩm.
- Tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối chương hồi viết bằng chữ Hán.
- Hồi 14 kể về Quang Trung đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.
3.Thể loại
- Thể loại : Tiểu thuyết chương hồi
4.Bố cục.
+ P1 ....1788 : Nhận được tin cấp báo, quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đích thân cầm quân ra Bắc đánh giặc.
+ P2....kéo vào thành : Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng vẻ vang.
+ P3.....còn lại: Sự thất bại của Lê Chiêu Thống và vua tôi Tôn Sĩ Nghị.
II. Phân tích .
1. Quang Trung chuẩn bị tiến quân ra Bắc.
- Bắc Bình Vương Tức giận, họp tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay.
-Ngay thẳng, cương trực.
- Tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế.
- Đốc suất quân ra Bắc
- Tuyển binh, duyệt binh và có kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
-Quang Trung là nhà lãnh đạo, chính trị, quân sự, ngoại giao, biết nhìn xa trông rộng.
* Chỉ dụ quân sĩ :
+ Vạch rõ âm mưu xâm lược của pk phương Bắc.
+ Nêu gương a/h DT trong lịch sử.
+ Khích lệ quân sĩ một lòng chiến đấu.
+ Ra kỉ luật nghiêm.
àVừa khích lệ lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu vừa răn đe nghiêm khắc.
* Cách dùng người:
- Khen chê đúng người, đúng việc.
* Kế hoạch tiến đánh:
- Tính sẵn k/h tiến đánh mươi ngày đuổi được giặc Thanh.
- Khao quân ăn tết trước, hẹn đón năm mới ở Thăng Long ngày mùng 7 tết.
-Sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần.
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn học bài:- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị tiếp tiết 2.
File đính kèm:
- van 9 tuan 5 nam hoc 20132014.doc