A. Mục tiêu:
- Giúp hs nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. Xác định được 2 nghĩa.
- Tích hợp vb: Sang thu, nói với con; TLV: NL về đoạn thơ.
- Rèn luyện kĩ năng biết cách sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày trong viết văn- tạo lập vb.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án, ngữ liệu.
- HS: chuẩn bị kĩ bài trước khi học.
C. Tiến trình dạy học:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4928 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 123 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
- Giúp hs nắm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý. Xác định được 2 nghĩa...
- Tích hợp vb: Sang thu, nói với con; TLV: NL về đoạn thơ.
- Rèn luyện kĩ năng biết cách sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày trong viết văn- tạo lập vb.
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án, ngữ liệu.
- HS: chuẩn bị kĩ bài trước khi học.
C. Tiến trình dạy học:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là liên kết câu? Liên kết đoạn văn?
* Vào bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung
L: hs đọc vd
- Câu " Trời ơi chỉ còn có 5 phút" , em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
- Vì sao anh T.niên không nói thẳng điều đó với ông hoạ sĩ, cô gái?
- Vậy câu "Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này"có chứa hàm ý (ẩn ý) không?
GV chốt.
Trong số những cách hiểu mang tính phổ biến (ai cũng hiểu) ý 1 gọi là nghĩa tường minh. Có những cách hiểu không mang tính phổ biến (chỉ 1 số người hiểu) ý 2 gọi là hàm ý.
- Vậy theo em hiểu thế nào là nghĩa tường minh? Thế nào là hàm ý?
L: hs thực hiện theo y/c của BT
- Câu nào cho ta thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh Thanh niên? Từ ngữ nào em nhận ra điều ấy?
- Tìm từ ngữ mtả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn?
- Thái độ ấy của cô gái giúp em đoán ra điều gì liên quan đến chiếc khăn?
GV: Cô gái ngượng với anh T.niên thì ít vì anh thật thà đến mức vụng về. Cô ngượng với ông hoạ sĩ già dày dặn kinh nghiệm là nhiều hơn: ngượng đỏ chín mặt. Đây cũng chính là đặc trưng của ngôn ngữ hình tượng.
GV chia hs thành 2 nhóm thực hiện 2 bài tập.
Nhóm 1: BT2
Nhóm 2: BT3
HS thực hiên- trình bày- nx- sửa chữa
L: hs thực hiện theo y/c của BT
I. Tìm hiểu bài:
1.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý:
* Ví dụ: ( đoạn trích- sgk)
* Nhận xét:
- Câu " Trời chỉ còn có 5 phút"
Nghĩa:
(1) Thời gian chỉ còn có 5 phút phải chia tay.
(2) Anh thanh niên muốn nói rằng "Anh rất tiếc" không còn đủ thời gian để trò chuyện, tâm tình, thế là lại thui thủi 1 mình; giá thời gian còn dài hơn thì hay biết mấy.
-> (1) Nghĩa tường minh.
(2) Nghĩa hàm ý.
=> Không nói thẳng điều tiếc vì thời gian còn quá ngắn. Vì ngại ngùng, muốn che dấu t/c của mình.
- Câu: "Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này".
-> Không chứa hàm ý.
2. Kết luận: ( ghi nhớ- sgk)
II. Luyện tập:
1. BTập 1:
- Câu "Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy"
Thể hiện: Người hoạ sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên.
Cụm từ: "Tặc lưỡi" giúp ta nhận biết điều ấy.
-> Đây là cách dùng "hình ảnh" để diễn đạt ý của ngôn ngữ NT.
- Câu"Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi"
Các từ ngữ mtả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi xoa.
+ Mặt đỏ ửng (ngượng ngùng, khó nói)
+ Nhận lại chiếc khăn (không tránh được- 1 hành động thay cho lời cảm ơn)
+ Quay vội đi (lúng túng, bối rối, không thể thốt lên lời- quá ngượng)
-> Qua các chi tiết , hình ảnh ta có thể thấy cô gái đang bối rối vì ngượng. ý định kín đáo để lại chiếc khăn làm vật kỉ niệm cho anh thanh niên. Vậy mà anh quá thật thà tưởng cô bỏ quên.
2. BTập 2:
Hàm ý của câu
" Hoạ sĩ già cần nước chè: ở Lào Cai đi quá sớm"
-> Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.
3. BTập 3:
Câu " Cơm chín rồi" có chứa hàm ý:
Đó là : ông vô ăn cơm đi.
4. BTập 4:
2 câu C1: Hà nắng gớm, về nào...
C2: Tôi thấy người ta đồn...
-> 2 câu không chứa hàm ý
C1: Là câu nói lảng (đánh trống lảng)
C2: Là câu nói bỏ dở (là câu nói dở dang)
D. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố: + khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý.
- Dặn dò: + Học bài và chuẩn bị kĩ tiết Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp Tr.90)
+ Tiết sau học TLV: Nghị luận về đoạn thơ, tác phẩm thơ.
File đính kèm:
- Tiet 123 Nghia tung minh va ham y N van9.doc