A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
* Kiến thức: -Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
* Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích
* Thái độ: Biết ơn kính trọng, vâng lời cha mẹ.
B. Chuẩn bị :
- GV: Đọc kỹ mục “Những điều cần lưu ý” SGV. Nghiên cứu VB, soạn bài. Tích hợp với bài “ Con cò”, “ Nói với con”, “ Khúc hát ru”, “ Trong lòng mẹ”
- HS soạn bài ( Đọc trước VB, đọc diễn cảm, đọc chú thích, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu ), sưu tầm những bài thơ, bài hát về mẹ.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 126: Mây và sóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 MÂY VÀ SÓNG Ngày soạn: 11/ 3/ 2008 Tiết 126 ( Ta-go ) Ngày dạy: 13/ 3/ 2008
Lớp dạy: 9 A 10
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
* Kiến thức: -Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
* Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích
* Thái độ: Biết ơn kính trọng, vâng lời cha mẹ.
B. Chuẩn bị :
- GV: Đọc kỹ mục “Những điều cần lưu ý” SGV. Nghiên cứu VB, soạn bài. Tích hợp với bài “ Con cò”, “ Nói với con”, “ Khúc hát ru”, “ Trong lòng mẹ” …
- HS soạn bài ( Đọc trước VB, đọc diễn cảm, đọc chú thích, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu ), sưu tầm những bài thơ, bài hát về mẹ.
C. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ “ Nói với con” của Y Phương? Nêu khái quát nghệ thuật nội dung bài thơ? Cảm nhận của em về tình cảm gia đình?
3. Bài mới :
§ Giới thiệu bài: Tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ vơi cạn của các thi nhân, nhạc sĩ. Trong chương trình Ngữ Văn THCS, em đã được học nhiều VB nói về tình mẹ con? Hãy kể tên các VB đó? ( “ Con cò”, “ Nói với con”, “ Khúc hát ru” …, “ Cổng trường mở ra”. Đại thi hào Ta-go Ấn Độ cũng có một bài thơ rất cảm động nói về tình mẹ con với nhan đề “ Mây và sóng”
§Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
- Dựa vào chú thích SGK/ 87 giới thiệu về nhà thơ Ta-go?
- GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: - Đọc giọng ấm áp trìu mến ,say sưa, tràn trề hạnh phúc.
- GV đọc mẫu .
- Em có thể chia bài thơ mấy phần? Các phần đó có gì giống và khác nhau?
Hoạt động 2: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ .
- GV lưu ý với HS có nhiều hướng phân tích bài thơ (Lời của em bé, phân tích các ý theo lời của em bé ) .
- Những người trên mây trên sóng đã nói gì với em bé? Thế giới của họ có gì hấp dẫn?
-Theo em, em bé có thích không vì sao? Chi tiết nào nói lên điều đó?
- Thích và em đã quyết định như thế nào ta qua phần 2.
Hoạt động 3:
-Nhưng điều gì đã làm em bé chối từ?
- GV: Lí do từ chối của em bé rất ngây thơ khiến những những người trên mây mỉm cười. Dĩ nhiên em bé đầy luyến tiếc những cuộc vui chơi. Tính nhân văn sâu sắc ở bài thơ thể hiện ở sự vượt lên những ham muốn và đó chính là sức níu kéo của tình mẫu tử. Không đi chơi với họ em đã nghĩ ra trò gì ta qua phần 3.
- Trò chơi được miêu tả có gì đặc biệt qua lời kể? Em hãy phát hiện những chi tiết, hình ảnh đặc sắc thể hiện tình mẫu tử? Hãy tưởng tượng tái hiện từng trò chơi?
- Những từ ngữ ấy góp phần diễn tả tình mẹ con như thế nào? Những rò chơi ấy có gì khác hơn với trò chơi của mây và sóng? Thú vị hơn, hay hơn ở chỗ nào?
- Em có cảm nhận như thế nào về câu thơ “ Con lăn …”?
-GV: Những trò chơi ở đây đều có mẹ, những trò chơi ấy lại có sự hoà quyện với thiên nhiên. Sự hoà hợp tuyệt diệu giữa em bé và thiên nhiên được tắm trong tình mẫu tử, em bé đã biến thành trăng rồi thành sóng, còn mẹ thành trăng, bờ kì lạ để em có thể lăn, lăn mãi vào lòng mẹ, nhà văn Nguyên Hồng cũng có lần miêu tả cảm xúc hạnh phúc ấy khi được ở trong lòng mẹ “ Phải bé lại …êm dịu vô cùng”, những giây phút ấy thật thiêng liêng đáng quý biết bao.
- Tình cảm cảm xúc của em bé được kết tinh ở câu thơ cuối, cảm nhận của em về câu thơ cuối ?
- Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung?
- Em cảm nhận như thế nào về những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ?
- GV hướng dẫn HS Thảo luận theo tổ ( 5 phút):
1) Mây sóng là con, trăng bờ là mẹ, theo em có thể thay đổi không? như mặt trời thay cho mẹ chẳng hạn? Vì sao ?
2) Bài thơ có thể được xem là một tiếng hát ngợi ca tình mẫu tử. Ngoài ý nghĩa trên còn gợi cho em suy ngẫm gì và liên tưởng đến những vấn đề nào khác trong cuộc sống con người?
- GV giáo dục HS lòng thương yêu kính trọng cha mẹ.
- 1HS trả lời tác giả, 1HS trả lời phần tác phẩm theo SGK/ 87
-Gạch ý chính trong SGK .
-1HS đóng vai em bé, 2HS đóng vai mây sóng, cả lớp theo dõi
- HS khác nhận xét về giọng điệu, về phong thái của bạn .
-2 Phần: Từ đầu đến “ xanh thẳm”: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ. Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ. ( Mỗi phần đều có 9 câu thơ, gần với văn xuôi, không vần, nhưng vẫn có nhạc điệu vì sự lặp lại, mỗi phần có 3 nhân vật, một cuộc độc thoại. Những hình ảnh xây dựng bằng trí tưởng tượng – Khác: mỗi phần có những trò chơi khác nhau.
- 1HS đọc lại lời của những người trên mây trên sóng :
- HS độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV nêu ra, những HS khác nghe bổ sung.
- Chơi từ lúc…bình minh vàng, trăng bạc, ca hát, ngao du …=> Vẽ ra viễn cảnh đẹp, hấp dẫn trẻ thơ, chỉ cho em đến với họ, cách hoà nhập .
- Rất thích: Làm thế nào lên đó được?
- Em bé rất hiểu lòng mẹ “ Mẹ đợi …được mẹ tôi”. Đó là tình cảm 2 chiều nên càng tha thiết cảm động, tình thương yêu mẹ đã chiến thắng .
- HS đọc thầm lời của em bé .
- Trò chơi: Mây –trăng
Sóng –bờ
- Con làm mây, sóng -mẹ làm mặt trăng,bến bờ –mái nhà là trời xanh ( Trăng chiếu lên đám mây lung linh kì ảo- Em như những làn sóng ùa vào lòng mẹ: Ôm -lăn, lăn mãi, vỡ tan. => Niềm hạnh phúc vô biên tràn ngập trong thế giới của tình mẫu tử. Em bé có được cả thiên nhiên vũ trụ, em có cả mẹ là trăng và bờ, có mẹ là em có được tất cả những thứ này. Hơn thế nữa khi ở bên mẹ em có được những tình cảm đằm thắm thiết tha .
- Câu thơ rất đặc sắc, nó như một điệp khúc lặp đi lặp lại. Ta tưởng tượng đứa con chạy sà vào lòng mẹ, chạy ra, chạy vào lòng mẹ, tiếng cười giòn tan như những tiếng xô bờ, vỡ tan vào lòng mẹ, như là sự hoà hợp giữa 2 mẹ con như 1 khối thống nhất với nhau tạo nên tình mẫu tử.
- Rõ ràng những trò chơi của em bé thú vị hơn hay hơn rất nhiều so với trò chơi của những người trên mây trên sóng. Bởi vì em bé có mẹ là có tất cả, có vũ trụ bao la, có màu sắc, có tiếng cười hạnh phúc thế giới làm sao thế giới kia có thể sánh nổi .
- Câu thơ cuối khép lại phần 2 và kết thúc cho bài thơ, đó là một kết thúc viên mãn câu thơ là biểu hiện tình cảm của em bé => Gợi lên tình mẫu tử có khắp mọi nơi, thiêng liêng và bất diệt .
- Ghi nhớ SGK/ 89 .
- 1HS đọc ghi nhớ.
- Thiên nhiên vừa thực vừa ảo qua trí tưởng tượng của em bé. Những hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng Mây –trăng, Sóng –bờ
- Thảo luận nhóm ( 5phút): 3HS trình bày, những HS khác nghe, nhận xét, bổ sung .
1) Trăng và bờ là biểu tượng cho người mẹ toát lên sự dịu hiền, lòng mênh mang cao cả của người mẹ Mây –trăng, Sóng –bờ
Không thể tách rời. “Trăng”, “bờ” gợi sự dịu hiền của bao dung mẹ. Vì thế đưa mặt trời thay cho trăng là không phù hợp, mặc dù mặt trời cũng rất kì vĩ. Và cũng không thể thay đổi mẹ làm mây em làm trăng vì không thể diễn tả hết tình mẹ con. Ở đây Ta-go đã lấy mối quan hệ Mây –trăng
Sóng –bờ
Để diễn tả tình mẫu tử. Chúng ta thấy những hình ảnh đó rất có lí .
2) Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng là một trong những tình cảm cao đẹp và gần gũi nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Nó có thể biến thành sức mạnh giúp con người vượt qua những cám dỗ, những ham muốn quyến rũ nhất thời, nó trở thành điểm tựa vững chắc trong cuộc sống của mỗi con người. Tình yêu mẹ chính là cội nguồn của sự sáng tạo. Hạnh phúc không phải là điều xa xôi bí ẩn do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế này, Hay là con người phải hoà hợp với thiên nhiên
( tuỳ theo cảm nhận của từng người ) .
I. Giới thiệu :
1. Tác giả:
2. Tác phẩm: SGK/ 87
-Đại ý: Cuộc trò chuyện giữa em bé với mây và sóng và với mẹ.
II.Đọc –Hiểu văn bản :
1) Lời mời gọi của những người trên mây trong sóng:
Chơi từ lúc…bình minh vàng, trăng bạc, ca hát, ngao du -> Thiên nhiện rực rỡ, bí ẩn .
à Lời mời gọi của thế giới diệu kì .
2) Lời từ chối
“ Mẹ đợi …được mẹ tôi”: Hiểu lòng mẹ => Tình thương yêu mẹ đã chiến thắng .
3) Trò chơi của em bé
- Trò chơi: Mây –trăng
Sóng –bờ
-> Trí tưởng tượng kì diệu, ý nghĩa tượng trưng
Ôm -lăn, lăn mãi, vỡ tan.
=> Niềm hạnh phúc vô biên tràn ngập trong thế giới của tình mẫu tử.
Không ai biết ….ở chốn nào
=> Gợi lên tình mẫu tử có khắp mọi nơi, thiêng liêng và bất diệt .
III. Tổng kết :
Ghi nhớ SGK/ 89 .
4.Hướng dẫn về nhà:
- HS về nhà học bài, soạn bài: Ôn tập về thơ ( Đọc thuộc các bài thơ, hệ thống lại các bài thơ đã học)
5. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 126 May va song Tago.doc