Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 127: Ôn tập về thơ

1. Mục tiêu bài dạy

 a) Về kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn 9 ; Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9 và các lớp dưới ; Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm, thành tựu của thơ văn Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945.

 b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ.

 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu văn học

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 127: Ôn tập về thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/8/2013 Ngày dạy: 10/8/2013 Ngữ văn. Bài 25. Tiết: 127. ÔN TẬP VỀ THƠ 1. Mục tiêu bài dạy a) Về kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn 9 ; Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9 và các lớp dưới ; Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm, thành tựu của thơ văn Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945. b) Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu văn học 2. Chuẩn bị của GV và HS : a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV. b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi. 3. Tiến trình bài dạy : * Ổn định t/c lớp: a) Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong quá trình ôn tập) * Giới thiệu bài : (1’) Trong chương trình Ngữ văn 9 các em đã học nhiều tác phẩm thơ hiện đại VN – Trong tiết học này chúng ta cùng nhau cùng nhau ôn lại những kiến thức cơ bản về thơ hiện đại VN đã học đó. b) Dạy nội dung bài mới: I. Hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9: (12’) GV: Trong Tiết 123 cô giáo đã hướng dẫn các em về nhà ôn tập và lập bảng thống kê theo giai đoạn, sau đây các em sẽ cùng kiểm tra lại kết quả thống kê của mình và trả lời đầy đủ các thông tin theo mẫu. GV gọi 4 HS trả lời đại diện cho 4 giai đoạn (có nhận xét, bổ sung). GV nhận xét, thống nhất, yêu cầu HS chữa vào vở (nếu sai) Giai đoạn sáng tác Số TT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác thể thơ Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1945 - 1954 1 Đồng chí Chính Hữu 1948 Tự do Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng Chi tiết, hình ảnh giản dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm 1954 - 1964 2 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bảy chữ Những bức tranh đẹp, rộng lớn,tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động trên biển theo chuyến hành trình ra khơi đánh cá của đoàn thuyền. Qua đó thể hiện cảm xúc về thiên nhiên lao đông, niềm vui trong cuộc sống mới Nhiều hình ảnh đẹp rộng lớn, được sáng tác bằng liên tưởng và tưởng tượng, âm hưởng khoẻ khoắn, lạc quan 2 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Kết hợp 7 chữ và 8 chữ Những kỉ niệm đầy xúc động về Bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả và bình luận, sáng tạo, hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà 4 Con cò Chế Lan Viên 1962 Tự do Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với đời sống của mỗi con người Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao 1964 - 1975 5 Bài thơ về tiểu đội xe ko kính Phạm Tiến Duật 1969 Tự do Qua hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người líng lái xe trên tuyến đường Trường sơn trong thời kì kháng chiến chống mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ 5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 Chủ yếu là tám chữ Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà – ơi, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai. Khai thác điệu ru ngọt ngào trìu mến Sau 1975 6 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 Năm chữ Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống, tình nghĩa thủy Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu. 8 Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Năm chữ Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung Thể thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết gần với dân ca. Hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo. 9 Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 Tám chữ Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm ngôn ngữ bình dị, cô đúc 10 Sang thu Hữu Thỉnh Sau 1975 Năm chữ Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác gợi cảm 11 Nói với con Y Phương Sau 1975 Tự do Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc Cách nói giàu hình ảnh vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu sa GV: Chúng ta vừa thống kê các Tp thơ hiện đại VN từ sau CM tháng 8 năm 1946 theo các giai đoạn sang tác. Các em chú ý điều chỉnh lại các thông tin chính xác vào vở. Chuyển: Các TP thơ hiện đại VN đã có những đặc sắc gi về nội dung và nghệ thuật? chúng ta cùng điểm lại trong nội dung thứ 2. II. Giá trị văn học. 1. Giá trị nôi dung: (12') T : Các tác phẩm thơ đã thể hiện ntn về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người? Lấy dẫn chứng minh hoạ ? (Kh) HS: - Các bài thơ đã tái hiện cuộc sống, đất nước và hình ảnh con người VN suốt một thời kì lịch sử từ sau CM/ 8 – 1945 qua nhiều giai đoạn với những nội dung được phản ánh: + Đất nước và con người Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng. (Đồng chí, Bài thơ ..., Khúc hát ru những .... ) + Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người. (Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò, Mùa xuân nho nhỏ) - Các bài thơ rất thành công khi thể hiện tâm hồn, tư tưởng, t/cảm của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc: + Tình cảm yêu nước, tình quê hương. (Nói với con, Sang thu, Khúc hát ..., + Tình đ.chí, sự gắn bó với CM, lòng kính yêu Bác Hồ (Đ/C, Viếng lăng Bác) + Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người: Tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất với những tình cảm chung, rộng lớn. (Khúc hát ru ... Bếp lửa...) GV: Quan sát nội dung ta thấy thơ hiện đại VN đều tập trung thể hiện các đề tài chính, đó là: - Người lính; - Lao động; - Lãnh tụ; - Thiên nhiên đất nước; - Tình cảm gia đình (mẹ - con, cha – con, bà - cháu,…) GV: Trong đề tài tình cảm gia đình đề cập tới tình cảm mẹ con có hai bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò” GV: Các em hãy nhớ lại và nhận xét những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong 2 bài thơ “Khúc hát ru … và Con cò” ? (Kh) * Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò”: - Điểm chung: + Tình mẹ con và ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng + Cách thể hiện: Dùng điệu ru, lời ru của mẹ (nhẹ nhàng, êm ái, dễ đi vào long người: Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ; à ơi, à ơi,…) - Nét riêng: nội dung tình cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt. + Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Sự thống nhất tình yêu con với lòng yêu nước gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mĩ. + Con cò: Khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao, hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru. GV: Ở đề tài người lính có ba bài thơ rất tiêu biểu mà các em đã được học đó là Bài Đồng chí, Bài thơ …., Ánh trăng, vậy em có nhận xét gì về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ này? - Đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. Tuy nhiên, ở mỗi bài thơ hình ảnh người lính lại được khai thác những nét riêng và đặt trong những h/cảnh khác nhau. + Đồng chí: Người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp: Xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện, hăng hái ra đi chiến đấu Tình đồng chí của những người đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính CM. + Bài thơ … Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ: Tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng niềm Nam, đó là những hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. + Ánh trăng: Những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh nay sống giữa thành phố, trong hòa bình. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời chiến tranh, để từ đó nhắc nhở về đạo lí nghĩa tình thủy chung. 2. Giá trị nghệ thuật: (10') GV : Thơ hiện đại VN, mỗi bài thơ đều có những thành công về mặt nghệ thuật như đã thống kê ở phần I. Mỗi bút pháp nghệ thuật đều có giá trị riêng và phù hợp với tư tưởng, cảm xúc của bài thơ và phong cách mỗi tác giả. Những nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật được thể hiện qua các bài thơ cũng chính là những thành công đặc sắc của các bài thơ hiện đại Việt Nam. ? Vậy em hãy nêu khái quát những thành công về mặt nghệ thuật của các bài thơ hiện đại VN từ sau CM T8/1945? (G) HS: - Thơ hiện đại VN Sử dụng các thể thơ linh hoạt, nhưng bình dị, chân thực, cô đúc, giàu sức gợi cảm, hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo, mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng thành công các biện pháp tu từ. GV: Em có nhận xét gì bút pháp xây dựng hình ảnh giữa các bài thơ: “Đoàn thuyền …” và “Đồng chí”, “Bài thơ …." và "Ánh trăng”? (Kh) HS: - Bút pháp xây dựng hình ảnh rất sáng tạo, rất đặc sắc: + “Đồng chí”, "Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: sử dụng bút pháp hiện thực: Đưa những chi tiết, hình ảnh thực của đời sống người lính vào thơ gần như là trực tiếp (VD: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, đêm rét chung chăn, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày … hình dáng chiếc xe đến cảm giác và s.hoạt của người lính lái xe). Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ “Đồng chí” rất đẹp và giàu ý nghĩa tưởng tượng nhưng cũng rất thực mà tác giả gặp trong những đêm phục kích ở rừng. + Bài “Ánh trăng”: Tuy có đưa vào nhiều hình ảnh, chi tiêt rất thực, rất bình dị, nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh. + Bài “Đoàn thuyền đánh cá”: Chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo (VD: mặt trời xuống biển … sập cửa, thuyền ta lái … trăng …) III. Kết luận (3’) Tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam được học trong chương trình kì I và kì II, gồm 11 bài thơ. Số lượng tác phẩm đã học khá lớn, lại được bố trí ở cả hai học kì xen kẽ với truyện do đó tiết ôn tập đã giúp ta tập hợp hệ thống hoá những kiến thức về từng bài thơ đã học, từ đó hình thành một số tri thức có tính khái quát về thể loại và một giai đoạn của thơ hiện đại Việt Nam c) Củng cố - luyện tập : (5') - Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học. - Gọi HS đọc phần chuẩn bị ở nhà - nhận xét. d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (2') - Ôn tập thơ hiện đại VN đã ôn - Chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết. - Soạn: Nghĩa tường minh và hàm ý. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Về thời gian:…………………………………………………..…….. …………………………………………………………………………………… Về nội dung: ………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Về phương pháp:…………………………………………………….. …………………………………………………………………………………… ===============================

File đính kèm:

  • doctiet 127 on tap ve tho.doc
Giáo án liên quan