Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 30

I . Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Sự biến đổi và phát triển của nghĩa từ ngữ.

- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.

2.Kỹ năng:

- Nhận biết được nghĩa của từ trong cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt được các phương thức tạo nghĩa mới của từ.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Soạn bài + Đọc tài liệu.

 - Học sinh: + Đọc trước tiết 21.

 + Trả lời các câu hỏi trong SGK?

III. Tiến trình bài giảng:

 

doc20 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS 9/10/13 ND 11/10/13 TIẾT 24 Sự phát triển của từ vựng I . Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Sự biến đổi và phát triển của nghĩa từ ngữ. - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ. 2.Kỹ năng: - Nhận biết được nghĩa của từ trong cụm từ và trong văn bản. - Phân biệt được các phương thức tạo nghĩa mới của từ. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài + Đọc tài liệu. - Học sinh: + Đọc trước tiết 21. + Trả lời các câu hỏi trong SGK? III. Tiến trình bài giảng: * Bước 1: 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn gián tiếp? Cho VD minh hoạ? * Bước 2: Bài mới: Giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểuSự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. * Mục tiêu: Học sinh hiểu được sj phát triển không ngững của nghĩa từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc. * Phương pháp: Vấn đáp, phân ích mẫu, gợi tìm. * Đọc các ngữ liệu SGK. - HS đọc; GV nêu câu hỏi , HS thảo luận: (1)- Giải nghĩa từ “Kinh tế”: - Từ “Kinh tế” với nghĩa cũ hiện nay có còn dùng nữa hay không? - Nhận xét nghĩa của từ này? - GV bổ sung thêm: Từ vựng TV không phải bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian . Có những nghĩa cũ mất đi và nghĩa mới được hình thành. *Bài tập nhanh:Hs tìm nghĩa của từ vua trong VD sau: -a.Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. -b,Pê-lê là vua bóng đá. -GV gọi HS đọc VD 2 ( SGK ) (2)- “Chị em sắm .... xuân”: Từ “Xuân” nghĩa là gì? - “Ngày xuân ...dài”: Từ “Xuân” nghĩa là gì? - “Ngày xuân ...dài”: Từ “Xuân” nghĩa là gì? - Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức nào? (ẩn dụ). - Từ “Giờ kim ... trao tay”: Từ “Tay” có nghĩa là gì? - “Cùng ... tay luôn ...”: Từ “Tay” nghĩa là gì? - Hiện tượng này chuyển nghĩa này theo phương thức nào? (Hoán dụ). - Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ. - Gv phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng với ẩn dụ, hoán dụ tu từ bằng các VD. + ẩn dụ, hoán dụ tu từ (các BPTT): chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ. + ẩn dụ, hoán dụ từ vựng: làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể được giải thích trong từ điển. VD: Từ mũi + ẩn dụ, hoán dụ tu từ (các BPTT): chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ. VD: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đơị thuyền -> Thuyền và Bến trong câu ca dao: chỉ người (con trai và con gái). Nhưng khi tách ra khỏi văn cảnh (câu ca dao) thì nó chỉ là sự vật (thuyền và bến). Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. * Mục tiêu: Học sinh có khả năng tạo ra được từ ngữ mới, giải thích được nghĩa của một số từ ngữ mới, nhận biết được nguồn gốc của từ mượn. * Phương pháp: Thảo luận trình bày, vấn đáp. - Học sinh đọc bài tập số 1? - Nêu yêu cầu? - Học sinh trả lời à Giáo viên uốn nắn? - Đọc yêu cầucủa bài tập 2? - Giải nghĩa cách dùng từ “Trà” giống? Khác? - Giải thích nghĩa chuyển từ, nghĩa gốc “Đồng hồ”? - Đọc yêu cầu của bài tập? à Chứng minh đó là những từ nhiều nghĩa? - Đọc yêu cầu của đề bài? - Học sinh trả lời, giáo viên uốn nắn cho học sinh? I .Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. 1.Xét VD: a) VD 1: - Từ “kinh tế” trong (Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông) -> Kinh bang tế thế, trị nước, cứu đời. - Từ kinh tế ngày nay: được hiểu theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra. * Ghi nhớ 1: Xã hội phát triển, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển dựa trên cơ sở nghĩa gốc. b, VD2: - xuân 1: Mùa mở đầu của 1 năm ( Nghĩa gốc) - xuân 2: Nói về tuổi trẻ ( Nghĩa chuyển) => ẩn dụ. - tay1 : Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm.( Nghĩa gốc) - tay2: Người chuyên hoạt động hay giỏi về 1 môn , 1 nghề nào đó.( Nghĩa chuyển) => hoán dụ * Ghi nhớ:Phương thức chính để phát triển nghĩa của từ ngữ là phương thức ẩn dụ và hoán dụ. II .Luyện tập: 1-Bài tập 1: (Trang 56). - a): Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể. - b): Hoán dụ: - c): ẩn dụ: Vị trí tiếp xúc ... - d): ẩn dụ: < Tiếp xúc đất ... 2-Bài tập 2: (Trang 57). Giống: đã chế biến dùng để pha nước uống. Khác: Dùng để chữa bệnh. 3-Bài tập 3: (Trang 57). - Đồng hồ diện: Dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền, ... 4-Bài tập 4: (Trang 57). - Hội chứng: Kính thưa; CT; phong bì; bằng dởm. - Ngân hàng. - Sốt. - Vua... 5-Bài tập 5: (Trang 57). - Mặt trời (1) àChỉ sự việc của hiện tượng. - Mặt trời (2)à ẩn dụ NT * Bước 3: Củng cố và dặn dò: - Đọc lại ghi nhớ, làm hoàn chỉnh bài tập vào vở. - Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng. ------------------------------------------ NS 13/10/13 ND 15/10/13 TIẾT 25 Sự phát triển của từ vựng I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Việc tạo từ ngữ mới. -Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 2 Kỹ năng: - Nhận biết được từ ngữ mới được tạo ra va từ ngữ mượn của nước ngoài. - Sử dụng từ ngữ mượn của nước ngoài phù hợp. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, từ điển Hán –Việt. Học sinh: Chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp: * Bước 1: ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: ? Nghĩa của từ ngữ được phat triển trên những phương thức nào. Lấy ví dụ. * Bước 2: Bài mới: HĐ GV - HS Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tạo từ ngữ mới. * Mục tiêu: Học sinh biết tạo từ ngữ mới, * Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. Học sinh theo dõi sgk ?Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới đươc cấu tạo trên cơ sở các từ sau: Điện thoại, kinh tế , di động, sở hữu trí thức, đặc khu, trí tuệ ?Trong Tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X + tặc. Tìm những từ ngữ mới cấu tạo theo mô hình đó ?Tạo ra từ ngữ mới là việc làm như thế nào? Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc mượn tiếng nước ngoài để làm tăng vốn từ. * Mục tiêu: Học sinh hiểu được mượn tiếng nước ngoài để làm tăng vốn từ. * Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. Học sinh đọc đoạn trích sgk ? Tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích ?Những từ nào dựng để chỉ những K/N trong TV? ? Những từ này có nguồn gốc từ đâu? -Tiếng nước ngoài G/V: Trong nhiều trường hợp mượn từ của tiếng nước ngoài đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn biểu thị những khái niệm mới xuất hiện trong đời sống là cách thức tốy nhất. ở các tài liệu chuyên môn dành cho người đọc có trình độ học vấn cao, từ mượn được viết nguyên dạng giữa các tiếng không cần có gạch nối, còn ở sách báo giành cho bạn đọc rộng rãi người ta phiên âm từ mượn và đặt dấu gach nối giữa cac tiếng cùng một bộ phận cấu tạo cho dễ đọc ? Người ta phát triển từ vựng Tiếng Việt bằng cách nào ngoài tạo từ mới. Chủ yếu mượn tiếng nước nào? Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập: * Mục tiêu: Học sinh biết cách tạo lập từ ngữ mới. * Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp. Yêu cầu baì tập -Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X +tặc như ở mục I.2 học sinh làm Giáo viên chữa Yêu cầu bài tập -Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích H/S làm Giáo viên chữa +Yêu cầu bài tập -Phân loại từ mượn I.Tạo từ ngữ mới - Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vung phủ sóng của cơ sở cho thuê bao - Kinh tế trí thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất lưu thông phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao - Đặc khu kinh tế: Khu vực giành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi - Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giả pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp - Lâm tặc: Kẻ cướp tài nguyên rừng - Tin tặc: Kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác hoặc phá hoại II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 1. Những từ HV trong hai đoạn trớch: a, Thanh minh, bộ hành ,xuân, tài tử ,giai nhân, tiết ,lễ ,tảo mộ, đạp thanh, yến anh b, bạc mệnh, duyên, phận, thần linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết trinh bạch, ngọc 2. Những từ ngữ để chỉ K/N tương ứng: Bệnh mất khả năng miễn dịch gây tử vong: AIDS Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá: Maketing * Nguồn gốc: Do TV chưa cú -> mượn tiếng nước ngoài. => tạo ra những từ ngữ mới khác nhau làm cho vốn từ tăng lên để phát triển từ vựng Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài *Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng là từ mượn tiếng Hán III Luyện tập Bài tập 1 *Mô hình 1 -X+ trường: Chiến trường, công trường, nông trường ,ngư trường, thương trường -X+ hoá: o xi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, nông nghiệp hoá *Mô hình 2 -X+ điện tử: thư điện tử , thương mại điện tử, giáo dục điện tử, chính phủ điện tử Bài tập 2 Bàn tay vàng: Bàn tay tài giỏi - Quả bóng vàng :Danh hiệu cầu thủ xuất sắc - Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca mê ra giữa các điểm xa nhau - Cơm bụi: Cơm giá rẻ thường bán trong chợ hoạc quán nhỏ tạm bợ - Công nghệ cao: Công nghệ dựa trên cơ sở khoa học kĩ thuật hiện đại độ chính xác hiệu quả kinh tế cao - Công viên nước: Công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như bơi thuyền - Đa dạng sinh học: Phong phú đa dạng về nguồn gen, giống loài sinh vật trong tự nhiên - Đường cao tốc: Đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt giành riêng cho loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao Bài tập 3 –Từ Hán: Mãng xà, biên phòng, thâm ô , tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ -Từ mượn châu âu: Xà phòng, ô tô, rađiô, ô xi, cà phê, ca nô. * Bước 3: Củng cố và dặn dò: - Đọc lại ghi nhớ - Học bài, hoàn thành các bài tập vào vở, làm bài tập 4 ư Chuẩn bị : Thuật ngữ. --------------------------------------------------------------- NS 13/10/13 ND 15/10/13 Tiết 26 - 27 Truyện Kiều Của Nguyễn Du A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: Kiến thức: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện KIều. Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại. Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều trong một tác phẩm văn học trung đại Kỹ năng: Đọc hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. Nhận ra những đặc điẻm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giảvăn học trung đại. B. Chuẩn bị: GV: Tập tranh Truyện Kiều. HS: Chuẩn bị bài. C. Tiến trình lên lớp: * Bước 1: 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa văn bản “ Hoàng Lê Nhất Thống Chí” * Bước 2: Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du. * Mục tiêu: Học sinh nắm cơ bản về tiểu sử cuộc đời, gia đình, thời đại, * Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện. ? Gv gọi h/s đọc phần tác giả ? Em hãy nêu những nét cơ bản về năm sinh , năm mất tên chữ, tên hiệu và quê quán của tác giả nguyễn Du ? ? Dựa vào phần bạn đọc và phần chuẩn bị ở nhà em hay cho biết Nguyễn Du sinh trưởng trong 1 gia đình ntn? ? Em hãy nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ? ? Theo em thời đại đó có tác động gì tới Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều? - Tác động tới tình cảm , nhận thức của ông, ông hướng ngòi bút vào hiện thực. Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ? Cuộc đời của ông gặp nhiều gian truân , gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử Em hãy nêu tiểu sử của Nguyễn Du? ? Cuộc đời của ông ảnh hưởng ntn đến việc sáng tác Truyện Kiều. ? Từ gia đình ấy , thời đại ấy , cuộc đời ấy đã tạo nên một Nguyễn Du ntn? ? Sự nghiệp sáng tác của ông có gì đặc biệt. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu sơ lược về Truyện Kiều. * Mục tiêu: Học sinh nắm được nguồn gốc, tóm tắt, giá trị nội dung nghệ thuật của Truyện Kiều. * Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện. ? Bằng sự hiểu biết của mình em hãy nêu nguồn gốc của Truyện Kiều? ? Trong truyện kiều có sự sáng tạo về nghệ thuật theo em sự sáng tạo đó là gì? ?Truyện Kiều sáng tác vào thời gian nào? ? Em hãy nêu đại ý của truyện kiều. GV tiểu kết tiết 1 chuyển sang tiết 2 ?Em hãy tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều ? Qua việc tóm tắt tác phẩm em thấyTruyện Kiều có những giá trị gì? Giá trị nội dung: Truyện Kiều có 2 giá trị lớn - Giá trị hiện thực: Là bức tranh về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, là tiếng nói lênán những thế lực phong kiến xấu xa -Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con ngời, là tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: Quyền sống, tự do, công lí, tình yêu, hạnh phúc -Giá trị nghệ thuật: - Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao rực rỡ - Miêu tả thiên thiên, miêu tả tâm trạng... I/Tác giả Nguyễn Du (1765-1820) - Nguyễn Du tên chữ là Tố Như - hiệu Thanh Hiên - quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. 1/ Gia đình: Gia đình Nguỹên Du đó là một gia đình đại quí tộc, có truyền thống văn chương. 2/ Thời đại: Cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 đây là thời kì lịch sử có nhiều biến động, chế độ phong kiến khủng hoảng,triều đình thối nát mục ruỗng các tập đoàn Lê-Trịnh- Nguyễn chém giết lẫn nhau. Phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi mà đỉnh cao là phong trào tây sơn 3/ Cuộc đời: Cuộc đời ông chìm nổi gian chuân đi nhiều nơi , tiếp xúc nhiều hạng người cuộc đời từng trải vốn sống phong phú có nhận thức sâu rộng ông được coi là một trong 5 người giỏi nhất nước nam lúc bấy giờ là ngưòi có tráI tim giàu lòng yêu thương cảm thông sâu sác với những người nghèo khổ . * Nguyễn Du ...Một thiên tài kiệt xuất . Với sự nghiệp văn học có giá tri lớn ông là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học việt nam.Là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng việt là ngôi sao chói lọi nhất trong nềnvăn học cổ Việt Nam. 4/ Sự nghiệp sáng tác: -Tác phẩm chữ Hán: “Thanh hiên thi tập”1787-1801 -“Nam trung tạp ngâm”1805-1812, -“Bắc hành tạp lục”1813- 1814 - Tác phẩm chữ Nôm: “Truyện Kiều”, “ Văn chiêu hồn”… II/ Tác phẩm truyện Kiều 1 Nguồn gốc - Nguyễn Du đã dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân- Trung Quốc - Truyện Kiều có tên là“Đoạn trường tân thanh” , sau đổi thành “Truyện Kiều” - Là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ nôm. -> Nghệ thuật tự sự , kể truyện bằng thơ và nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc cùng với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sống động * Thời điểm sáng tác - Tác phẩm ra đời khoảng đầu thế kỉ 19(1805- 1809), viết bằng chữ Nôm. - Gồm 3254 câu lục bát * Đại ý: Truyện Kiều là một bức trnh hiện thực về một xã hội bất công , tàn bạo là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người , tiếng nói lên án những thế lực xấu xa và khẳng định tài năng phẩm chất , thể hiện khát vọng chân chính của con người. 2 Tóm tắt Tác phẩm *Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước. - Giới thiệu T Kiều: nguồn gốc, tài ,sắc. - Sự gặp gỡ, cảm mến và đính ước của TK-KT *Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. - KT về quê, gia đình TK gặp tai biến. - TK bán mình chuộc cha. - ở lầu xanh lần 1: gặp và làm lẽ Thúc Sinh. - ở lầu xanh lần 2: TH say mê và cảm mộ đã cứu K làm vợ và giúp K trả ân báo oán. - TH chết đứng, K tự tử nhưng không chết. *Phần thứ 3: Đoàn tụ: - KT tìm ra và lập đàn giải oan cho K. - Gia đình gặp và đón K về đoàn tụ. - Kt và TK nối lại duyên và đổi thành tình bạn bè. 3.Giá trị Truyện Kiều * Giá trị nội dung + Giá trị hiện thực + Giá trị nhân đạo * Giá trị nghệ thuật. * Ghi nhớ: Nguyễn Du một thiên tài văn học, danh nhân văn hoá, nhà nhân đạo chủ nghĩa có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. - Truyện Kiều một kiệt tác văn học kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. * Bước 3: Hướng dẫn tự học : - Tóm tắt tác phẩm. - Soạn bài: Chị em Thuý Kiều. ------------------------------------------------------------- NS 15/10/13 ND 17/10/13 Tiết 28 Chị em thuý Kiều -Nguyễn Du - A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Bút pháp nghệ thuật tương trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. - Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người. 2. Kỹ năng: - Đọc hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại - Theo dõi diễn bién sự việc trong tác phẩm truyện, có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu nhân vật. -Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểucho bút pháp nghệ thật cổ điển. 3. Thái độ: Trân trọng tài năng và tấm lòng của ND qua đoạn trích. B-Chuẩn bị của thầy, trò: - Minh hoạ chị em Thuý Kiều C-Tiến trình lên lớp: * Bước 1: 1- Ổn định lớp: 2-Kiểm tra: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều * Bước 2: Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc tìm hiểu vị trí đoạn trích và bố cục. * Mục tiêu: Học sinh nắm được vị trí đoạn trích, đại ý và bố cục. * Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện. - Gv đọc mẫu - Gọi HS đọc ? Vị trí đoạn trích? - Kiểm tra việc tìm hiểu từ khú ở 1 số chú thích:1,2,5,9,14? ? Đoạn trích chia làm mấy phần ? Trình tự miêu tả ? ? Nêu đại ý của đọan trích? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản. * Mục tiêu: Học sinh cảm nhận được vẽ đệp của chị em Thuý Kiều va những nết nghệ thuật của đoạn trích. * Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, nêu vấn đề, giảng bình... - Đọc đoạn 1? Vẻ đẹp 2 chị em Thuý Kiều được gợi tả bằng hình ảnh nào?tác gỉa sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả, giới thiệu nhân vật? ? Em hiểu nghệ thuật ước lệ tượng trưng là gì. => Bút pháp nghệ thuật tượng trưng ứơc lệ -> dùng hình ảnh mai, tuyết là vẻ đẹp mĩ lệ trong thiên nhiên để so sánh với sắc đẹp của người thiếu nữ ? Nhận xét câu thơ cuối đoạn ?( câu thơ ngắn gọn có t/d gì?) - Nhận xét về cách giới thiệu 2 chị em của t/g? - Đọc đoạn 2 : 4 câu tiếp? ? Những hình ảnh nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? ?Từ “ trang trọng” gợi vẻ đẹp ntn? ?Những đường nét nào của Thuý Vân được tác gỉa nhắc tới? ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi miêu tả Thuý Vân? ?Nhận xét về những h/a AD ? ? Cảm nhận về vẻ đẹp của TV qua những yếu tố ngt đó? ? Chân dung Thuý Vân gợi tính cách, số phận ntn? ( Mây thua, tuyết nhưỡng). ? Vì sao tả TV trước? HS: Sử dụng nghệ thuật đũn bẩy miờu tả TK. - Đọc đoạn 3? ? Câu thơ đầu tiên thể hiện ý gì? ? Tác giả miêu tả vẻ đẹp của TK có những điểm nào giống và khác so với TV? HS phỏt hiện: Thu thuỷ.. xuân sơn : ước lệ( giống) +, Không miêu tả tỉ mỉ đ tập trung đôi mắt ? Khi gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tỏc giả sử dụng những hỡnh ảnh nào để miờu tả TK? ? Tại sao khi miêu tả TK tác giả lại tập trung đặc tả đôi mắt? HS: Bởi đụi mắt thể hiện phần tinh anh của tõm hồn và trớ tuệ.Cỏi sắc sảo của trớ tuệ. cỏi mặn mà của tõm hồn đều liờn quan đến dụi mắt. ? Hãy cảm nhận vẻ đẹp của TK qua câu thơ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn. GV: +, Hình ảnh làn nước mùa thu gợn sóng đ gợi lên sống động vẻ đẹp đôi mắt sáng trong, long lanh, linh hoạt, mắt là cửa số tõm hồn. +, Hình ảnh nét xuân sơn ( nét núi mùa xuân) gợi đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung ? Tỏc giả sử dụng nghệ thuật nào để miờu tả TK? ? Qua nghệ thuật cho ta thấy TK cú vẻ đẹp ntn? GV bỡnh vẻ đẹp TK. ? Ngoài vẻ đẹp về hình thức, tâm hồn t/g còn miêu tả vẻ đẹp nào của K nữa. ?Những tài năng nào của K được t/g tập trung miêu tả. GV cho HS phỏt hiện đọc những cõu thơ núi về tài của K. ? Trong cỏi tài của K tỏc giả đặc tả về tài và cũng là sở trường của K? HS -> GV: Tài đàn cũng là sở trường năng khiếu đặc biệt (nghề riờng), vượt lờn trờn mọi người (ăn đứt). Cực tả cỏi tài của K cũng ca ngợi cỏi tõm đặc biệt của nàng. ? Vẻ đẹp của K là vẻ đẹp của những yếu tố nào.Chân dung của K dự cảm số phận của nàng ntn. ? Cõu thơ nào cho ta thấy dự bỏo cuộcđời của nàng như vậy? - HS thảo luận trả lời: Một thiờn bạc mệnh... Chữ tài chữ mệnh khộo mà ghột nhau Chữ tài đi với chữ tai một vần GV: Cung đàn bạc mệnh mà K tự sỏng tỏc chớnh là ghi lại tiếng lũng của một trỏi tim đa sầu đa cảm ? Em nhận xét gì về vẻ đẹp của TK? - Gv k/q: Vẻ đẹp của K toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn. ? Cuộc sống của chị em Thuý Kiều ra sao? Điều này cho ta thấy phẩm chất nào đáng quý của họ? ? Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích ? ( Cảm hứng nhân đạo của t/p TK: đề cao giá trị con người; nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân ... NT ước lệ cổ điển mang đặc điểm gì? Thái độ t/g khi miêu tả 2 nhân vật? HĐ5: HĐ3: Hthống kiến thức đã tìm hiểu quaVB Mục i * Mục tiờu: HS khái quát kiến thức. Phươ* Phương pháp: Khái quát hoá. ? Đọc lại cả đoạn nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du? Thái độ, tình cảm của ông đối với nhân vật? ? ý nghĩa của VB. -Đọc ghi nhớ * Luyện tập - GV gọi HS đọc BT 1 – cho HS thảo luận - GV Hướng dẫn trả lời câu 2. Cho hs thảo luận I.Tỡm hiểu chung: 1. Đọc – từ khú: - Vị trí đoạn trích : phần đầu t/p ( giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại) 2, Bố cục - 4 câu đầu : giới thiệu khái quát 2 chị em - 4câu tiếp: Tả vẻ đẹp Thuý Vân - 12 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thuý Kiều - 4 câu cuối: nhận xét về cuộc sống 2 chị em 3, Đại ý: : giới thiệu vẻ đẹp của 2 chị em Thuý. Kiều II- Phân tích văn bản 1, Giới thiệu vẻ đẹp 2 chị em “ Tố Nga” -> cô gái đẹp “ Mai , tuyết”: Ước lệ đ vẻ đẹp thanh tao, duyên dáng, trong trắng. - Vẻ đẹp mỗi người một vẻ -> mười phõn vẹn mười -> Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm của 2 chị em 2,Vẻ đẹp của Thuý Vân -> “ trang trọng” gợi cao sang, quí phái. -> Các đường nét: khuôn mặt, mái tóc, làn da,nụ cười, giọng nói đ so sánh ( hình ảnh ẩn dụ) với cao đẹp nhất của tự nhiên: Trăng, mây, hoa,tuyết, ngọc. => Vẻ đẹp trung thực, phúc hậu, đoan trang, tinh khụi... - Vẻ đẹp hài hoà êm đềm với xung quanhđ cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. 3,Vẻ đẹp Thuý Kiều * Khái quát đặc điểm nhân vật: càng (so): sắc sảo { hỡnh thức { trớ tuệ NT SS đũn bẩy mặn mà { tõm hồn -> KĐ vẻ đẹp TK vượt trội * Sắc: - Thu thủy: mắt đẹp, trong sỏng, long lanh... - Nột xuõn sơn: đụi lụng mày thanh tỳ, trẻ trung - Hoa, liễu - Nghiờng nước - thành => Hỡnh ảnh ước lệ, ẩn dụ, điển cố (thành ngữ) => vẻ đẹp sắc sảo, lộng lẫy, trẻ trung, độc nhất vụ nhị -> thiờn nhiờn phải hờn ghen... * Tài: - Thông minh – vốn sẵn - thi, ca, nhạc , hoạ => thành nghề, điêu luyện => đa tài. đ Vẽ đẹp của K: Sắc sảo – đa tài – đa cảm => dự báo số phận trắc trở, súng giú... => Vẻ đẹp của K toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn. 4.Cuộc sống của hai chị em Thuý Kiều. - Êm đềm ... - Xinh đẹp nhưng e lệ, đứng đắn. - Là con nhà gia giáo, có học thức. III - Tổng Kết-Ghi nhớ 1. NT: Nghệ thuật miêu tả đặc sắc. - Bút pháp ước lệ tượng trưng ẩn dụ. - Sử dụng NT đòn bẩy. - Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình 2.ND: Tác giả khắc hoạ chân dung tuyệt mĩ của chị em TK. Thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của TV, TK . Đồng thời qua vẻ đẹp đó t/ g dự cảm về cuộc đời của chị em TK. 3. ý nghĩa VB: Chị em TK thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của t/g ND. ( Ghi nhớ sgk ) * Bước 3: Hướng dẫn tự hoc: - Tham khảo đoạn văn tương ứng trong Kim Vân Kiều truyện. - Đọc diễn cảm , học thuộc lòng đoạn trích. - Nắm chắc được bút pháp NT cổ điển và cảm hứng nhân văn của ND qua đoạn trích. - Hiểu và dùng được 1 số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong VB. - Chuẩn bị bài : Cảnh ngày xuân. ---------------------------------------------------- NS 16/10/13 ND 18/10/13 Tiết 29: cảnh ngày xuân - Nguyễn Du - I.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1.Kiến thức: - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. - Sự đồng cảm của Nguyễn Du đối với tâm hồn trẻ tuổi. 2.Kỹ năng: - Phát hiện phân tích những chi tiết miêu tả thiên nhiên. - Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong cảnh ngày xuân. - Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của con người. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, khung cảnh lễ hội thanh minh( Tranh) - HS: Chuẩn bị bài. III.Tiến trình lên lớp: * Bước 1: 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”, cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều. * Bước 3: Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc tìm hiểu vị trí đoạn trích và bố cục. * Mục tiêu:

File đính kèm:

  • doctiet 26 den tiet 30 van 9.doc
Giáo án liên quan