I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả ngân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: Ca ngợi vẻ đẹp , tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kĩ năng: - Đọc -hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học Trung Đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn đ trong văn bản.
II.CHUẨN BỊ:
- GV hướng dẫn HS soạn bài trước ở nhà.
- GV soạn bài trên giáo án wood . Giáo viên tham khảo đoạn văn tương ứng trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại - Thảo luận nhóm - Bình giảng - Nêu vấn đề
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 27: Chị em Thuý Kiều ( trích “truyện kiều”- Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 27
CHỊ EM THUÝ KIỀU
( Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
NS: 23.9.13
ND:
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả ngân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: Ca ngợi vẻ đẹp , tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kĩ năng: - Đọc -hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học Trung Đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn đ trong văn bản.
II.CHUẨN BỊ:
GV hướng dẫn HS soạn bài trước ở nhà.
GV soạn bài trên giáo án wood . Giáo viên tham khảo đoạn văn tương ứng trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
III. PHƯƠNG PHÁP: - Đàm thoại - Thảo luận nhóm - Bình giảng - Nêu vấn đề
IV.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Ổn định lớp:
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của HS
3. BM:
Nội dung hoạt động.
Hoạt động của thầy.
HĐ của trò.
* HĐ1: Khởi động.
*HĐ2. Tìm hiểu nội dung
I. Đọc-Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích
Sgk
3.Vị trí và đại ý:
a. Vị trí: nằm ở phần đầu tác phẩm, gồm 24câu (từ c 15-38).
b. Đại ý: Tài sắc chị em Thuý Kiều.
II. Tìm hiểu đoạn trích.
1. Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em:
- Tố nga: cô gái đẹp.
- Mai, tuyết : ẩn dụ - ( ước lệ)
à Vẻ đẹp thanh tao, trong trắng.
- Mười phân vẹn mườiàVẻ đẹp hoàn hảo.
- “Êm đềm...mặc ai”àK/định phẩm hạnh của hai chị em.
à Vẻ đẹp ngoại hình và tính cách.
2. Vẻ đẹp Thuý Vân:
- Mặt - trăng
- Mày - ngài
- Cười - hoa
- Tiếng nói - ngọc
- Tóc - mây (thua)
- Làn da - tuyết (nhường)
à ẩn dụ, so sánh, nhân hoá.
(ước lệ).
à Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quý phái, c/s bình lặng suôn sẻ.
3. Vẻ đẹp Thuý Kiều:
*Sắc:
- Mắt - trong gợn sóng như nước mùa thu.
- Lông mày - dáng núi mùa xuân.
- Đẹp - hoa ghen, liễu hờn.
à ẩn dụ, nhân hoá: Vẻ đẹp trẻ trung tươi tắn đầy sống động.
*Tài:
- Làm thơ, vẽ, ca hát, đàn, soạn nhạc.
àđa tài.
à Vẻ đẹp và tài năng của Kiều dự báo số phận éo le đau khổ.
*HĐ3. Hướng dẫn hs tổng kết.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ: SGK/83.
Giới thiệu bài: Đoạn trích nằm ở phần đầu Truyện Kiều, gồm 24 câu giới thiệu gia cảnh nhà Vương viên ngoại. Tác giả tập trung tả tài sắc Thuý Vân và Thuý Kiều.
*Ghi tên bài mới.
-GV đọc 1 lần.
-Hướng dẫn cách đọc-gọi 1 hs đọc
*Tìm hiểu chú thích.
*Hướng dẫn tìm hiểu kết cấu của đoạn trích.
Đoạn thơ nằm ở vị trí nào trong tác phẩm, gồm bao nhiêu câu? Từ câu nào đến câu nào?
Cho biết đại ý đoạn trích?
*Hưóng dẫn hs phân tích đoạn thơ.
Có thể chia đoạn trích ra mấy phần?
Bốn câu đầu giới thiệu gì? Vẻ đẹp đó được giới thiệu bằng h/ảnh nào? (tố nga, mai, tuyết).
Tố nga nghĩa là gì? (Tố: đẹp àVẽ tranh tố nữ: vẽ tranh cô gái đẹp. Nga: là Hằng Ngaàmặt trăng. Với bút pháp ẩn dụ Thuý Kiều, Thuý Vân hiện ra như hai vầng trăng sáng mát dịu.)
Nói mai, tuyết t/g sử dụng nghệ thuật gì? Vẻ đẹp đó ntn?
(Hình dáng thanh tú như cành mai, tâm hồn,
phẩm hạnh trong trắng như băng, như tuyết.)
Nhận xét của em về câu thơ cuối đoạn?
Vẻ đẹp đó có giống nhau không?
*Y/c hs đọc 4 câu cuối.
Bốn câu cuối nói điều gì? (c/s phong lưu khuôn phép và đức hạnh mẫu mực của hai chị em.)
Qua 8 câu thơ vừa tìm hiểu, t/g chú ý đến vẻ đẹp gì?
*Y/c hs đọc 4 câu tiếp theo.
Từ “trang trọng” gợi vẻ đẹp ntn?
(Trang trọng: vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân)
Những nét nào của TV được miêu tả?
T/g sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
(Bình: Phép ẩn dụ kết hợp với nhân hoá được sử dụng thật đắt. Chỉ vaì câu mà dựng lên chân dung khá nhiều chi tiết, có nét hình, âm thanh,...nét đẹp kiều diễm trong sáng của hoa, lá, ngọc vàng, mây tuyết toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời. Chỉ thoáng nghe Vân trò chuyện chúng ta cảm nhận được sự dịu dàng, đoan trang, thanh thản của một tâm hồn.)
Cảm nhận về vẻ đẹp của Thuý Vân qua những yếu tố nghệ thuật đó?
Chân dung Thuý Vân gợi tính cách, số phận ntn?
Vì sao t/g miêu tả Thuý Vân trước?
(T/g khắc hoạ vẻ đẹp của Thuý Vân bằng bút pháp cực tả một bức chân dung kiều diễm nhưng khi Thuý Kiều xuất hiện thì Thuý Vân chỉ còn là cái nền, cái phông làm nổi bật vẻ đẹp Thuý Kiều. Tác giả sử dụng nghệ thuật đòn bẩy.)
Tác giả phác hoạ chân dung Thuý Kiều bằng những chi tiết nào?
Vì sao tác giả đặc tả vào mắt?
Thiên nhiên nhường nhịn trước vẻ đẹp của Thuý Vân, còn vẻ đẹp của Thuý Kiều thì ntn? T/g sử dụng nghệ thuật gì?
Khi tả Thuý Kiều, tác giả còn chú ý điểm nào? (tài)
Cho hs thảo luận nhóm.
Những tài của Kiều? Thuý Kiều soạn bản nhạc gì? Tiếng đàn của nàng thể hiện qua những câu thơ nào?
-Đại diện nhóm trả lời.
-Cho hs phát biểu.
-GV chốt lại-bổ sung.
(*Làm thơ: Lòng thơ lai láng bồi hồi
Gốc cây, lại vạch một bài cổ thi.
*Đàn: Nghe càng đắm, ngắm càng say
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.
*Soạn nhạc: Bạc mệnhàsố mệnh bạc bẽo, mỏng manh.)
Những từ ngữ nào tả mức độ tài năng?
(lầu, nghề riêng, ăn đứt)
Vẻ đẹp và tài năng của Kiều dự cảm số phận ntn?
(Ca dao: Một vừa hai phải ai ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.)
(Bình: “Tài hoa bạc mệnh” N/Du vẽ chân dung Thuý Kiều không thoát khỏi q/niệm ấy của nhà nho. Tài sắc của nàng đến thiên nhiên cũng phải sinh lòng đố kị như nhiều người nhận xét. Dụng ý của N/Du báo trước số phận, c/đ đầy bất hạnh suốt 15 năm chìm nỗi của nàng Kiều.)
Nhân vật nào mà em đã học vừa đẹp người đẹp nết nhưng c/s bất hạnh?
Thái độ của t/g khi miêu tả hai nhân vật?
(Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp con người.)
Nghệ thuật ước lệ cổ điển mang đặc điểm gì?
(Lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người)
-Y/c hs đọc mục ghi nhớ.
Nghe
Ghi tên bài
Đọc
Trả lời
Phát biểu
Tìm bố cục
Trả lời
Nhận xét
Đọc
Trả lời
Nhận xét
Đọc
Trả lời
Theo dõi
Cảm nhận
Thảo luận nhóm
Trả lời
Nhận xét
Phát hiện
Theo dõi
Nhận xét
Đọc
4. Củng cố-Dặn dò.
*Về nhà học thuộc đoạn thơ trích.
- Đọc đoạn đọc thêm SGK/84.
- Nắm chắc nghệ thuật ước lệ cổ điển.
- Điển cố: nghiêng nước, nghiêng thành.
*Chuẩn bị: Cảnh ngày xuân. ( Đọc thuộc lòng, soạn bài theo câu hỏi sgk)
File đính kèm:
- Tiet 27 NV9.doc