A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ Trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đọan trích .
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
B.Chuẩn bị:
1/GV: soạn giáo án.
2/HS: soạn bài.
C. Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng đoạn trích “Hai chị em”.
-Khi miêu tả Thuý Vân, Thuý Kiều tác giả bộc lộ thái độ gì?
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8039 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 28: Cảnh ngày xuân trích “truỵên kiều" - Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 28
CẢNH NGÀY XUÂN
Trích “Truỵên Kiều"
-Nguyễn Du-
NS: 23.9.13
ND:
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc- hiểu văn bản truyện thơ Trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đọan trích .
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
B.Chuẩn bị:
1/GV: soạn giáo án.
2/HS: soạn bài.
C. Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng đoạn trích “Hai chị em”.
-Khi miêu tả Thuý Vân, Thuý Kiều tác giả bộc lộ thái độ gì?
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích (Sgk)
3.Vị trí và đại ý:
a-Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm-sau đoạn tả chị em Kiều.
b-Đại ý: Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong tiết thanh minh.
4. Bố cục
3 phần
II. Tìm hiểu đoạn trích.
1. Bức tranh thiên nhiên ngày xuân:
- Hình ảnh: Chim én đưa thoi, thiều quang, ánh sáng, cỏ non xanh tận chân trời.
à Gợi tả không gian khoáng đạt trong treỏ, tinh khôi, giàu sức sống.
- Bức hoạ mùa xuân:
Màu sắc cỏ non trải rộng làm nền, hoa lê trắng điểm xuyến gợi sự hài hoà.
à Vẻ thanh khiết, mới mẻ, sống động, có hồn.
2. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:- Lễ tảo mộ: dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người thân, thắp hương.
- Hội đạp thanh: chơi xuân ở chốn đồng quê.
- Các từ ghép:
+ Gần xa, nô nức: (Tính từ) tâm trạng náo nức của người đi hội.
+ Yến anh, tài tử, giai nhân:(Danh từ) gợi sự đông vui, náo nhiệt.
+ Sắm sửa, dập dìu: (Động từ) gợi sự náo nhiệt.
à Không khí tấp nập, vui vẻ, ríu rít.
3. Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về:-Bóng ngả về tây: thời gian, không gian thay đổi.
- Tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ
thẩnàkhung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người: bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân nhộn nhịp đã hết, linh cảm điều gì sắp xảy ra.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
-Tả cảnh t/nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả và gợi.
-Sử dụng từ láy giàu chất tạo hình.
2. Nội dung:
Bức tranh t/nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
*Ghi nhớ: SGK/87
IV. Luyện tập.
*So sánh cảnh t/nhiên trong 2 câu thơ cổ và trong Truyện Kiều.
- Sự tiếp thu: thi liệu cổ điển (cỏ, chân trời, cành lê,...)
- Sự sáng tạo: xanh tận chân trời àkhông gian bao la, rộng lớn.
- Cành lê trắng điểm bút pháp đặc tả, gợi tả sự thanh tao, tinh khiết.
*HĐ1: Khởi động.
*Giới thiệu bài:
Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại, gợi tả chị em Thuý Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh, chị em Kiều đi chơi xuân.
*HĐ2. Tìm hiểu nội dung
*Hướng dẫn tìm hiểu chú thích.
-Y/C đọc nhẹ nhàng, ngắt nhịp phù hợp.
-GV đọc 4 dòng đầu, hs đọc tiếp.
-Hướng dẫn tìm hiểu chú thích 2,3,4,5.
Đoạn này nằm ở vị trí nào?
Theo em, nội dung chính của đoạn trích là gì?
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
(-4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
-8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
-6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.)
*Hướng dẫn hs phân tích.
Cảnh ngày xuân được Nguyễn Du gợi tả bằng những h/ảnh nào?
-GV chốt và ghi các h/ảnh t/nhiên là tín hiệu ngày xuân.
Những h/ảnh đó gợi ấn tượng gì về mùa xuân?
Những câu thơ nào gợi bức hoạ sâu sắc ấn tượng nhất?
(-GV bình cách miêu tả, cách dùng từ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động
có hồn chứ không tĩnh lặng.)
-Y/c hs đọc 8 câu thơ tiếp.
Những hoạt động lễ hội nào được nhắc tới trong đoạn thơ?
(Trong ngày thanh minh, có 2 hoạt động diễn ra cùng một lúc: Lễ tảo mộ-đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân; Hội đạp thanh-đi chơi xuân ở chốn đồng quê.)
Cho hs thảo luận nhóm.
Hệ thống từ ghép sử dụng phong phú, hãy phân chia theo từ loại và nêu ý nghĩa của từ loại?
-HS trả lời.
-GV chốt lại.
(-Gần xa, nô nứcàtính từ: gợi tâm trạng nao nức của người đi hội.
-Yến anh, tài tử, giai nhânàdanh từ: gợi sự đông vui, náo nhiệt.
à Không khí tấp nập nhộn nhịp, vui vẻ, ríu rít,...
-Y/C hs đọc 6 câu cuối.
Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu cuối có gì khác bốn câu đầu?
(-GV chốt: Cảnh và không khí lặng dần không nhộn nhịp và rộn ràng.)
Các từ láy có ý nghĩa biểu đạt ntn?
(-GV chốt: Từ láy diễn tả k/cảnh t/nhiên và tâm trạng con người. Dòng nước uốn quanh “nao nao”như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh Kim Trọng “Phong tư tài mạo tót vời”.)
*HĐ3. HD Tổng kết
Nêu nghệ thuật nổi bật của đoạn trích?
Cảm nhận của em về cảnh trong đoạn trích?
-GV chốt lại nội dung mục ghi nhớ.
-Y/c hs đọc ghi nhớ.
*Hướng dẫn hs luyện tập.
-Luyện tập theo nhóm-Đai diện nhóm trình bày, bổ sung-GV nhận xét.
-Thơ cổ “Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa”
So sánh để thấy sự tiếp thụ và sáng tạo của Nguyễn Du.
*HĐ4. HD luyện tập
Nghe
Đọc
Trả lời
Tìm bố cục
Tìm h/ảnh
Nhận xét
Theo dõi
Đọc
Thảo luận
Đọc
Suy nghĩ,trả lời
Nêu
Cảm nhận
Đọc
Theo dõi thực hiện
E. Củng cố-Dặn dò.
*Học thuộc đoạn thơ.
-Làm bài tập vào vở.
*Chuẩn bị bài: Thuật ngữ ( Nắm khái niệm , thực hiện bài tập)
File đính kèm:
- Tiet 28 NV9.doc