Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 88: Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du trường THPT Hậu Nghĩa

A. Mục tiêu bài học Giúp HS:

- Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.

- Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.

- Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hoá và một di sản văn học vô giá của dân tộc.

- Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.

B. Chẩn bị của giáo viên và học sinh:

 * Giáo viên:

- SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.

- SGV Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10.

- Giáo án giảng dạy.

* Học sinh:

- SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.

- Tập bài soạn.

- Đầy đủ dụng cụ học tập.

C. Tổ chức hoạt động dạy và học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 88: Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du trường THPT Hậu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Hậu Nghĩa Lớp: 10C6 Đọc văn Ngày soạn: 21/03/2011 Tiết: 88 Ngày dạy: 24/03/2011 GVHD: Cô Bùi Thị Ánh Hường. GSTT: Tạ Thị Kim Chi TRUYỆN KIỀU. Nguyễn Du. A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du. - Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều. - Biết trân trọng và tự hào về một Danh nhân văn hoá và một di sản văn học vô giá của dân tộc. - Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học. B. Chẩn bị của giáo viên và học sinh: * Giáo viên: - SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - SGV Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10. - Giáo án giảng dạy. * Học sinh: - SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - Tập bài soạn. - Đầy đủ dụng cụ học tập. C. Tổ chức hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Cho HS đọc SGK/92. - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến con người và thiên tài Nguyễn Du? ( Gợi ý: Quê hương, gia đình, thời đại, cuộc sống). - GV giảng thêm. - Nguyễn Du xuất thân trong gia đình như thế nào? - Thời đại, xã hội lúc bấy giờ có ảnh hưởng như thế nào đến thiên tài Nguyễn Du? - GV giảng thêm. - Cuộc đời Nguyễn Du có thể chia ra làm mấy giai đoạn chính? - GV giảng thêm cho HS rõ từng giai đoạn. - Nguyễn Du sáng tác bằng những loại chữ viết nào? - Kể tên các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du và nêu hoàn cảnh sáng tác của từng tập thơ? - GV giảng làm rõ tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ trong Bắc hành tạp lục. - Kể tên các tập thơ chữ Nôm của Nguyễn Du? - Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện của tác phẩm nào? - Nét sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là gì? ( Gợi ý: Nét sáng tạo về nội dung, nghệ thuật). - GV diễn giảng về thể loại, nội dung của Văn chiêu hồn. - Có thể dùng từ nào để khái quát toàn bộ nội dung thơ văn của Nguyễn Du? Nêu một vài dẫn chứng chứng minh? - Nêu những đặc điểm nghệ thuật nỗi bật trong thơ văn Nguyễn Du? - Cho HS đọc ghi nhớ SGK/96. Phần một: tác giả I.Cuộc đời: (1765-1820): 1 Quê hương: - Quê cha ở Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam, nghèo khổ. - Quê mẹ ở Kinh Bắc, cái nôi của dân ca quan họ. - Nơi sinh ra và lớn lên: Kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến, lộng lẫy hào hoa. - Quê vợ: Đồng lúa Thái Bình. àTiếp nhận văn hoá của nhiều vùng khác nhau, tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của nhà đại thi hào dân tộc. 2. Gia đình: - Phong kiến quyền quí, dòng dõi thư hương. + Cha: Nguyễn NghiễmàGiữ chức Tễ tướng trong triều Lê Trịnh. + Anh: Nguyễn Khảnà Giữ chức Tham tụng. à Điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quí tộc phong kiến. 3. Thời đại: - Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiếnViệt Nam khủng hoảng trầm trọng, chiến tranh liên miên,. - Khởi nghĩa nông dân tiêu biểu là phong tràoTây Sơn. - Nhà Nguyễn thiết lập. àẢnh hưởng sâu sắc đến con người và sáng tác. 4. Đời sống: - Thời thơ ấu và niên thiếu sống sung túc. - 1789-1802: sống cuộc sống khó khăn, gian khổ, nghèo túng. à Giúp ông suy ngẫm nhiều về xã hội, về thân phận con người, học hỏi nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian. - 1802-1820: + Làm quan triều Nguyễn. + Đi sứ Trung Quốcà Tiếp xúc nền văn hoá Trung Quốc, góp phần nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong sáng tác. + Bệnh mất ở Huế năm Canh Thìn (19-8-1820). * 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới công nhận là một danh nhân văn hoá thế giới. II. Sự nghiệp văn học: 1. Các sáng tác chính: a. Sáng tác bằng chữ Hán. - Có 249 bài trong ba tập: + Thanh Hiên thi tập (78 bài): Viết trước khi ra làm quan với nhà Nguyễn. + Nam trung tạp ngâm ( 40 bài): Viết thời làm quan ở Huế, Quảng Bình. + Bắc hành tạp lục (131 bài): Viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc. - Thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ. Đặc biệt trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã: + Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. + Phê phán chế độ phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người. + Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đày đoạ hắt hủi. b. Sáng tác bằng chữ Nôm. * Truyện Kiều( Đoạn trường tân thanh, 3254 câu thơ lục bát): - Được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. - Sáng tạo của Nguyễn Du: + Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, nhận thức lí giải mới về số phận con người. + Thể loại truyện thơ, thơ lục bát, kết hợp nhuần nhuyễn tự sự và trữ tình, ngôn ngữ bác học và bình dân. * Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): - Tư tưởng nhân đạo sâu sắc: chủ yếu hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội. - Thể thơ song thất lục bát. 2.Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du. a. Đặc điểm về nội dung: - Chữ “ tình”. + Cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống con người đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. + Khái quát về cuộc đời, thân phận con người mang tính triết lí cao, thấm đẫm cảm xúc. + Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến tàn bạo, bất công chà đạp lên quyền sống con người. + Người đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đặt vấn đề về người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. + Trân trọng những giá trị tinh thần, trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó. + Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ngợi ca tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người. b.Đặc điểm nghệ thuật: - Thành công trong nhiều thể loại thơ ca Trung Quốc: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành. - Sử dụng thể thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại. - Việt hoá nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. - Thành công trong việc kết hợp ngôn ngữ trang nhã trong văn học bác học và ngôn ngữ giản dị của dân gian. D. Củng cố - Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 1. Củng cố: - Nội dung tư tưởng trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? 2. Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm những tranh ảnh về Nguyễn Du và Truyện Kiều. - Kể lại Truyện Kiều và sưu tầm những giai thoại về Nguyễn Du và Truyện Kiều. 3. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Đọc SGK, tiếp tục chuẩn bị truớc trả lời những câu hỏi trong SGK bài “Trao duyên” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ). Phê duyệt của GVHD Hậu Nghĩa, ngày 21 tháng 03 năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Bùi Thị Ánh Hường Tạ Thị Kim Chi

File đính kèm:

  • docnguyen du.doc
Giáo án liên quan