Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)

A.Mục tiêu: Giúp h/s:

-Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực , mộc mạc , giản dị của tình đồng chí , đồng đội và h/a người lính c/m được thể hiện trong bài thơ.

-Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

-Rèn luyện kĩ năngcảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật và các h/a thơ tong t/p.

B. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

G/v: tranh ảnh minh hoạ, giáo án.

H/s: Soạn bài , vở ghi.

C. Tổ chức các hoạt động dạy học:

* KRBC: Vở soạn văn của 5 h/s.

* Tổ chức dạy bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22/10/2008 Ngày dạy 29/10/2008 Tiết 46: Văn bản: Đồng chí ( Chính Hữu ) A.Mục tiêu: Giúp h/s: -Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực , mộc mạc , giản dị của tình đồng chí , đồng đội và h/a người lính c/m được thể hiện trong bài thơ. -Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. -Rèn luyện kĩ năngcảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật và các h/a thơ tong t/p. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học: G/v: tranh ảnh minh hoạ, giáo án. H/s: Soạn bài , vở ghi. C. Tổ chức các hoạt động dạy học: * KRBC: Vở soạn văn của 5 h/s. * Tổ chức dạy bài mới: ? Trình bày những hiểu biết của em về t/g. ? Nêu h/c ra đời của bài thơ. Bài thơ có ý nghĩa gì? G/v hướng dẫn h/s đọc ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần. ? Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trước hết trên cơ sở nào. ? Vào bộ đội tình đồng chí tiếp tục được nảy sinh từ đâu.Và họ trở nên như thế nào? ? Em có nhận xét gì về câu thơ thứ 7. ? Vởy tình đồng chí là gì. ?Người lính đã chia sẻ với nhau những tâm sự gì. ? Từ mặc kệ nói lên điều gì. ?Với những gian lao ấy họ đã như thế nào. ? Những gian lao ấycòn làm nổi bật lên vẻ đẹp gì của người lính. ? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của t/g. ? Em có suy nghĩ gì về h/a Thương nhau tay …..tay. ? Bài thơ kết thúc như thế nào. Nhận xét về h/a thơ ? ? Nổi lên trên nền cảnh ấy là h/a gì. ? H/a ấyđược nhận ra từ đâu. Mang ý nghĩa gì. I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: ( Sgk ) 2. Xuất xứ bài thơ: 3. Đọc , giải nghĩa từ ngữ khó: 4. Bố cục: 2 phần II. Phân tích: 1/ Cơ sở hình thành tình đồng chí: -Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó: “ Quê hương anh….sỏi đá ->Từ những người xa lạ, họ đã tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội c/m và trở nên thân quen với nhau. -Từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: Súng bên súng…….bên đầu -Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, trở thành những người bạn tri kỉ, được t/g biểu hiện bằng một h/a thật cụ thể , giản dị mà hết sức gợi cảm: Đêm rét ……tri kỉ -Câu 7: Đồng chí ! -> cócấu tạo đặc biệt: chỉ một từ với hai tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn nó vang lên như một sự phát hiện , một lời khẳng định, đòng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn 2 của bài thơ. => Là những người cùng chí hướng, lí tưởng, gắn bó keo sơn. 2/ Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của t/c ấy: -Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau Ruộng nương anh……..ra lính + mặc kệ: nói được cáI dứt khoát , mạnh mẽ của người lính nhưng họ vẫn gắn bó nặng lòng với làng quê thân yêu. -Cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của c/đ người lính áo anh rách vai………chân không giày - Cùng trải qua những cơn sốt rét hành hạ người lính sống trong rừng Sốt run người……….mồ hôi Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính. - Nghệ thuật: + miêu tả chân thât , không tô vẽ, cường điêu. +xây dựng những câu thơ sóng đôI, đối ứng nhau -> diễn tả được sự gắn bó, chia sẻ, sự giống nhau của mọi cảnh ngộ của người lính. -Thương nhau tay nắm………bàn tay-> vừa nói lên t/c gắn bó sâu nặnggiữa những người lính, vừa giántiếp thể hiện sức mạnh của t/c ấy. Chỉ bằng một cử chỉ tay nắm lấy bàn tay mà những người lính như được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ. - Kết thúc bằng h/a rất đặc sắc: Đầu súng trăng treo -> Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về c/đ người lính. +Nổi lên trên cảnh rừng đêm giá rét là 3 h/a gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cảc những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. -H/a ấy được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính t/g. - H/a ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ….; biểu tượng cho thơ ca k/c- nền thơ kết hợp chất hiện thực và chất lãng mạn. III. Tổng kết: * Ghi nhớ ( Sgk) IV. Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc bài thơ. Cảm nhận về bài thơ Soạn bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. Đánh giá, điều chỉnh: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTiet 46 Dong chi rat hay.doc