* MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh :
- Cảm nhận tình yêu làng quê thắm thiết , thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật Hai Thu
- Thấy những nét đặc sắc về nghệ thuật truyện
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
* Chuẩn bị của thầy và trò:
Chuẩn bị của thầy:
Bảng phụ .
Chuẩn bị của trò:
Soạn bài
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ :
- Phân tích hình ảnh vầng trăng thành tri kỷ ?
- Trình bày cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ.?
3- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học :
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 61, 62 - Bài 13: Làng (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Tiết 61-62
Bài 13
LÀNG
(Kim Lân)
Soạn:
09/11/2008
* MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh :
- Cảm nhận tình yêu làng quê thắm thiết , thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật Hai Thu
- Thấy những nét đặc sắc về nghệ thuật truyện
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
* Chuẩn bị của thầy và trò:
Chuẩn bị của thầy:
Bảng phụ .
Chuẩn bị của trò:
Soạn bài
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ :
- Phân tích hình ảnh vầng trăng thành tri kỷ ?
- Trình bày cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ.?
3- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Ghi đầu bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản :
* Bước 1 : Tìm hiểu chung :
@ Gọi HS đọc chú thích , hướng dẫn HS đọc văn bản . GV đọc mẫu, gọi HS đọc .
@ Em biết gì về tác giả , tác phẩm ?
@ GV tóm tắt phần đầu của truyện , GV đọc một đoạn gọi 2 HS đọc tiếp và tóm tắt truyện .
@ Nhân vật chính trong truyện là ai ?
* Bước 2 : Tìm hiểu văn bản :
@ Tìm các dẫn chứng nêu rõ cuộc sống gia đình ông Hai Thu từ ngày tản cư lên thị trấn ? Tâm trạng của ông Hai khi ấy như thế nào ?
HS tự tìm dẫn chứng , ông Hai nhớ làng da diết . Để bộc lộ tình cảm sâu sắc của mình , hàng ngày ông Hai ở luôn phòng thông tin để dõi tin tức về làng
@ GV gọi HS đọc đoạn văn “ Hôm nay ... vui quá “.
@ Tâm trạng của ông Hai trước những tin thắng trậnu của quân ta ?
Ruột gan ông cứ múa cả lên , vui quá , ông vui sướng xúc động mạnh
@ Khi nghe người đàn bà nói về Chợ Dầu thái độ ông Hai ra sao ? Những điều đó biểu hiện tâm trạng gì ?
Cổ ông nghẹn ắng , da mặt tê tê , ông lặng đi : Tâm trạng đau đớn
@ Tìm chi tiết diễn tả nỗi ám ảnh day dứt của ông Hai từ lúc nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ?
Tủi thân nhìn con , không dám đi đâu , trông tin làng
@ Gọi HS đọc đoạn văn “ Đã bốn hôm ... hết “
@ Nhận xét thái độ của ông Hai qua câu nói : “ Làng ... thù “ ?
Sự lựa chọn dứt khoát
@ Dù xác định như thế nào , ông Hai vẫn không thể dứt bỏ được làng quê , cả gia đình ông rơi vào tình thế nào ?
Bế tắc, tuyệt vọng bởi không ai chứa , bởi không thể quay về
@ Ông Hai đấu tranh nội tâm ra sao ? Qua đó ta hiểu rõ tấm lòng của ông Hai đối với đất nước như thế nào ?
Về làm gì nữa... chúng nó theo Tây... về làng là bỏ kháng chiến , bỏ cụ Hồ : Một lòng theo kháng chiến , theo cách mạng
@ GV bình : Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc , ông Hai chỉ biết tâm sự cùng đứa con nhỏ . Tình cảm của ông đối với làng thật sâu nặng , bền vững
@ Gọi HS đọc tiếp đoạn văn : “ Chiều hôm ấy ... đến hết bài “
@ Để làm rõ tình cảm yêu làng của ông Hai Thu, tác giả đặt ông vào tình huống nào ?
Tây đốt nhà , đốt làng , đốt nhẵn ...
@ Khi nghe tin làng bị đốt , tình yêu nước của ông Hai Thu được thể hiện qua hành động , lời nói nào ? Theo em , tại sao nói chuyện Tây đốt nhà mình ông Hai lại tỏ ra vui mừng ?
Ông sẵn sàng chấp nhận hy sinh mất mát, tuy mất mát nhưng thắng lợi
@ Đọc chú thích , trả lời câu hỏi.
@ Đọc văn bản , tóm tắt truyện
@ Ông Hai
@ Suy nghĩ trả lời câu hỏi .
@ Tìm dẫn chứng
@ Đọc đoạn văn , trả lời câu hỏi .
@ Đọc đoạn văn , trả lời câu hỏi .
@ Nghe lời binh của GV
@ Đọc tiếp đoạn văn , trả lời câu hỏi .
@ Thảo luận nhóm
I.Tìm hiểu chung :
1- Tác giả : Kim Lân : SGK
2- Tác phẩm : Sáng tác năm 1948, đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn Nghệ năm 1948
II.Phân tích :
1/ Tình yêu làng của ông Hai Thu khi rời xa làng :
+ Nhớ về làng da diết , hàng ngày luôn dõi tin tức về làng .
+ Vui sướng , xúc động mạnh khi nghe tin thắng trận của quân ta .
2/ Tình yêu làng của ông Hai Thu khi nghe tin làng theo Tây :
+ Ông đau đớn nghẹn ngào , nhục nhã
+ Làng thì yêu thật nhưng theo Tây thì phải thù : Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình cảm làng quê
+ Một lòng theo kháng chiến , theo cách mạng
+ Chứng minh hùng hồn làng mình không theo giặc , bảo vệ danh dự của làng .
Hoạt động 3 : Tổng kết
@ HS nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật Hai Thu ( Miêu tả tinh tế sâu sắc,ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ )
+ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
@ Nêu nhận xét .
@ Đọc ghi nhớ
III/ Tổng kết :
Ghi nhớ SGK
Hoạt động 4 : Luyện tập :
+ Bài 1 : HS tự chọn phân tích một đoạn văn miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai .
+ Bài 2 : Tìm những bài thơ , truyện ngắn viết về quê hương , đất nước .
@ Hoạt động nhóm
@ Hoạt động độc lập
IV/ Luyện tập :
+ Bài tập 1 : Đại diện nhóm trình bày
+ Bài tập 2 : HS tự tìm
Hướng dẫn học ở nhà :
Gọi HS nhắc lại nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích
Chuẩn bị “ Chương trình địa phương phần tiếng Việt “
Tuần: 13
Tiết 63
Bài 13
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
Soạn:
10/11/2008
* MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp học sinh hiểu được sự phong phú của phương ngữ trên các vùng miền đất nước
* CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
Chuẩn bị của thầy:
- Giáo án , đèn chiếu , bảng phụ .
Chuẩn bị của trò :
- Soạn bài theo hướng dẫn của GV .
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ :
Ôn tập kiến thức tổng kết từ vựng
3- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Cần hiểu rõ đặc điểm của từ ngữ địa phương , cách vận dụng . Nhận rõ sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương trong tiếng Việt , về phương ngữ , đặc điểm , tính chất ... Việc dùng võ ngữ âm khác nhau để biểu thị cùng một khái niệm .
Hoạt động2 : Hướng dẫn HS tìm phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc biết đến :
* Bước 1 : Giải bài tập 1
@ Gọi HS đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập
@ Gọi HS cho ví dụ làm phần b của bài tập . Tìm những từ giống về nghĩa nhưng khác về âm theo mẫu .
@ GV đưa thêm một số ví dụ khác :
Mệ - bà ( Thừa thiên - Huế ) , Mạ - mẹ (Thừa thiên - Huế ) , Bố ( miền Bắc ) - cha - Tía ( miền Nam ) .
@ Yêu cầu HS cho ví dụ , làm phần c của bài tập .
@ GV đưa thêm ví dụ bổ sung :
Hòm : đồ đựng hình hộp bằng gỗ , kim loại có nắp ( miền Bắc ).
Hòm : áo quan ( miền Trung và miền Nam )
* Bước 2 : Giải bài tập 2 :
@ Goị HS đọc bài tập , xác định yêu cầu bài tập .
* Bước 3 : Giải bài tập 3 :
@ Yêu cầu HS quan sát 2 bản mẫu b , c ở bài tập 1 và nhận xét về phương ngữ được dùng làm chuẩn của tiếng Việt .
* Bước 4 : Giải bài tập 4
@ Gọi HS đọc đoạn trích , chỉ ra từ ngữ địa phương sử dụng trong đoạn trích , tác dụng của việc sử dụng từ ngữ đó .
@ Đọc bài tập , xác định yêu cầu , làm bài tập
@ Tìm thêm ví dụ minh hoạ ( Hoạt động nhóm )
@ Giải thích vì sao ?
@ Suy nghĩ , trả lời câu hỏi
@ Hoạt động nhóm
1/ Bài tập 1:
a/ Sầu riêng , chôm chôm ( Phương ngữ nam ) không có tên gọi trong các phương ngữ khác , trong ngôn ngữ toàn dân .
b/ Giống về nghĩa nhưng khác về âm :
+ Cá quả ( bắc ) , cá tràu ( trung ) , cá lóc ( nam )
+ Lợn ( bắc ) , heo ( trung , nam )
+ Ngã ( bắc ) , bổ ( trung ) , té ( nam )
c/ Giống về âm nhưng khác về nghĩa :
+ Ốm : bệnh ( bắc )
+ Ốm : gầy ( trung , nam )
2/ Bài tập 2 : Vì có những sự vật , hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác .
3/ Bài 3 : Phương ngữ chuẩn củat tiếng Việt là phương ngữ bắc ( Hà Nội ) .
4/ Bài tập 4 :
+ Từ ngữ địa phương : Chi , rứa , nớ , tui , cớ răng , ưng , mụ ( phương ngữ trung dùng phổ biến ở các tỉnh bắc trung bộ như Quảng Bình , Quảng Trị , Thừa Thiên , Huế )
+ Tác dụng : Thể hiện chân thực hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ , tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy , làm tăng sự sống động gợi cảm của tác phẩm .
Hướng dẫn học ở nhà :
- Chuận bị bài “ Đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm “
Tuần: 13
Tiết 64
Bài 13
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI,
ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VB TỰ SỰ
Soạn:
12/11/2008
* Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Hiểu thế nào là đối thoại , thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm , đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự .
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi độc cũng như khi viết văn tự sự .
* Chuẩn bị của thầy và trò:
Chuẩn bị của thầy:- Giáo án , bảng phụ .
Chuẩn bị của trò:- Soạn bài theo hướng dẫn của GV .
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định
2- Kiểm tra bài cũ :
Để khắc hoạ nhân vật , nhà văn thường chú ý miêu tả những phương diện nào ?
( Ngoại hình , nội tâm , hành động , ngôn ngữ , trang phục . lời nói , cử chỉ , điệu bộ .)
3- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài :
Từ kiểm tra bài cũ , GV hướng HS vào phương diện ngôn ngữ với hai hình thức đối thoại và độc thoại.
Ghi đàu bài
Hoạt động2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn và trả lời các câu hỏi :
@ Cho HS đọc đoạn văn trích từ truyện “ Làng “ của Kim Lân
@ Trong 3 câu đầu đoạn trích , ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
@ Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ?
@ Câu “ Hà , nắng gớm , về nào ... “ ông Hai nói với ai ? Đây có phải là một đối thoại không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn câu nào kiểu này không ?
@ Những câu như : “ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó ... khốn nạn , bằng ấy tuổi đầu ...“ là những câu ai hỏi ai ?
@ Tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở trên ?
@ Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí câu chuyện và thái độ của những người mà ông Hai gặp ?
@ Đặc biệt chúng giúp nhà văn thể hiện diễn biến tâm lý ông Hai như thế nào ?
@ Thế nào là đối thoại, độc thoại?
+ Gọi HS đọc ghi nhớ
@ Đọc đoạn văn , suy nghĩ trả lời các câu hỏi
@ Từ bài tập , tìm hiểu rút ra khái niệm .
@ Đọc ghi nhớ / 171. Ghi kiến thức cần thiết
@ Đoạn trích có ít nhất 2 người phụ nữ đang nói chuyện với nhau vì có 2 lượt lời qua lại , nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện
@ Hình thức thể hiện bằng 2 gạch đầu dòng . Đây là một đối thoại)
@ Ông Hai nói với chính mình , đó chỉ là một lời độc thoại vì nội dung ông Hai nói không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào , cũng không liên quan đến chủ đề mà 2 người đàn bà đang trao đổi , câu nói của ông Hai không có ai đáp lại .
@ Những kiểu câu như vậy “ Ông lão nắm chặt 2 bàn tay mà rít lên :
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì ... nhục nhã thế này ! “
@ Những câu ông Hai hỏi chính mình không phát ra thành tiếng , chỉ âm thầm diễn tả tâm trạng dằn vặt đau đớn của ông nên không có gạch đầu dòng , đó là những câu độc thoại nội tâm
@ Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật , thể hiện thái độ căm tức của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu , tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật giúp nhà văn khắc hoạ sâu sắc tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc )
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự :
1/ Đọc đoạn trích : SGK/ 176-177 .
+ Đối thoại : hai lượt lời thể hiện bằng 2 gạch đầu dòng .
+ Độc thoại : Nói với chính mình , nói thành lời . Trước câu nói không có gạch đầu dòng
+ Độc thoại nội tâm : Nói không thành lời , không có gạch đầu dòng trước câu nói .
2/ Ghi nhớ SGK / 178
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
1/ Bài tập 1 : Yêu câu phân tích tác dụng của hình thức đối thoại .
+ Đọc bài tập , xác định yêu cầu , làm miệng tại lớp .
2/ Bài tập 2 : Luyện việt một đoạn văn kể chuyện có sử dụng hình thức đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâm .
+ Hoạt động nhóm , Chia 2 nhóm viết đoạn văn đại diện nhóm đưa đoạn văn lên bảng
II/ Luyện tập :
1/ Bài 1 : Cuộc đối thoại không bình thường
+ Ba lượt lời ( lời bà Hai ) , lời thoại đầu ông Hai không đáp lại , lời thoại 2 ông Hai đáp lại bằng câu hỏi : “ gì ? “ , lời thoại 3 ông Hai đáp lại bằng một câu cụt lủn giọng gắt lên :” Biết rồi “ : thể hiện tâm trạng chán chường buồn bã đau khổ , thất vọng của ông Hai
2/ Bài 2 : Làm theo nhóm .
Hướng dẫn học ở nhà :
+ Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ
+ Làm bài tập 2 vào vở
+ Chuẩn bị đề cương cho tiết “ Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm “
Tuần: 13
Tiết 65
Bài 13
LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
Soạn:
12/11/2008
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nộic dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
* Chuẩn bị của thầy và trò:
Chuẩn bị của thầy và trò:
Bài giảng
Chuẩn bị của thầy và trò:
Nghiên cứu trước bài, làm dàn ý cho ba đề bài sgk .
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định
2- Kiểm tra :
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
@ Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi ta phải kể cho ai nghe một chuyện gì đó. Vậy, nói như thế nào để đạt kết quả giao tiếp cao nhất Trên cơ sở kiến thức đã học, hôm nay, các em sẽ thực hành luyện nói tại lớp.
@ GV chia lớp thành ba nhóm mỗi nhóm làm dàn ý một đề khoảng 5 đến 7 phút ; sau đó cử đại diện trình bày khoảng 5-7 phút . Thời gian còn lại, lớp nhận xét và góp ý, gv tổng kết nhắc nhở.
Hoạt động 2: Tổ chức cho hs chuẩn bị nội dung nói.
Sau khi chia nhóm, GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị đề cương nói chung cho nhóm của mình trên cơ sở đề cương đã chuẩn bị ở nhà, để có một đề cương nói thống nhất và hợp lý.
Lưu ý:
1- Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại độc thoại,
2- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà mình sẽ nói.
3- Chuẩn bị nội dung: Mở bài nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào ?
Ví dụ: Bài tập1:
Mở bài:
- Giới thiệu sự việc: Sự việc mà em để xảy ra chuyện có lỗi với bạn
- Nhân vật: Chính em
- Tình huống xảy ra câu chuyện: Ở đâu ...? Khi nào?
Thân bài:
- Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, thực chất là trả lời câu hỏi: Chuyện đã xảy ra như thế nào diễn biến ra sao?
* Sự việc khởi dầu như thế nào ?
* Diễn biến ra sao.
* Kết qủa
- Lưu ý: Kết hợp các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm: Miêu tả những suy nghĩ , tình cảm của mình sau khi trót để sự việc xảy ra.
Kết bài:
- Cảm nghĩ của mình.
- Rút ra bài học.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS nói trước lớp.
@ Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện của mình lên bảng, quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của mình .
@ Yêu cầu cả lớp lắng nghe và chuẩn bị nhận xét.
Hoạt động 4:
@ Tổ chức cho hs nhận xét ưu, nhược điểm trong việc trình bày miêng của mỗi HS vừa nói.
@ GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể.
Hướng dẫn học ở nhà :
- Chuẩn bị bài Lặng lẽ Sa pa
Nhaø vaên Kim Laân (1920):
Kim L©n tªn thËt lµ NguyÔn V¨n Tµi, sinh n¨m 1920, quª ë huyÖn Tõ S¬n, tØnh B¾c Ninh. ¤ng lµ nhµ v¨n chuyªn viÕt truyÖn ng¾n vµ ®· cã s¸ng t¸c ®¨ng b¸o tõ tríc C¸ch m¹ng th¸ng T¸m 1945. Vèn g¾n bã vµ am hiÓu s©u s¾c cuéc sèng ë n«ng th«n, Kim L©n hÇu nh chØ viÕt vÒ sinh ho¹t lµng quª vµ c¶nh ngé cña ngêi n«ng d©n.
TruyÖn ng¾n Lµng ®îc viÕt trong thêi kú ®Çu cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p vµ ®¨ng lÇn ®Çu trªn t¹p chÝ V¨n nghÖ n¨m 1948.
File đính kèm:
- T 13.doc