Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 17: Chuyện người con gái nam xương (tiếp)

 Đọc hiễu văn bản (38')

 Chuyện người con gái Nam Xương, có nguồn gốc từ một truyện dân gian có tên là vợ chàng Trương. Nhưng truyện cổ tích dân gian chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động nhân vật. Còn ở đây dưới ngòi bút sáng tạo của tác giả, nhân vật có đời sống tâm hồn, có tính cách rõ rệt hơn nhiều. Để thể hiện điều đó, tác giả đã đặt nhân vật của mình vào nhiều hình ảnh sống khác nhau. Ở từng hoàn cảnh, tính cách nhân vật sẽ hiện lên rõ nét.

Hỏi: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh Vũ Nương đã bộc lộ những đức tình gì? (GV gợi mở).

- Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh sốngcụ thể.

+ Trong cuộc sống vợ chồng bình thường.

+ Khi tiễn chồng đi lính

+ Khi xa chồng

+ Khi bị chồng vu oan.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3846 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 17: Chuyện người con gái nam xương (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (tt) Đọc hiễu văn bản (38') III. Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương, có nguồn gốc từ một truyện dân gian có tên là vợ chàng Trương. Nhưng truyện cổ tích dân gian chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động nhân vật. Còn ở đây dưới ngòi bút sáng tạo của tác giả, nhân vật có đời sống tâm hồn, có tính cách rõ rệt hơn nhiều. Để thể hiện điều đó, tác giả đã đặt nhân vật của mình vào nhiều hình ảnh sống khác nhau. Ở từng hoàn cảnh, tính cách nhân vật sẽ hiện lên rõ nét. 1/ Tính cách Vũ Nương. Hỏi: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh Vũ Nương đã bộc lộ những đức tình gì? (GV gợi mở). - Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh sốngcụ thể. + Trong cuộc sống vợ chồng bình thường. + Khi tiễn chồng đi lính + Khi xa chồng + Khi bị chồng vu oan. Cảnh 1: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng đã xử sự như thế nào trước tính hay ghen của Trương Sinh? - Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thát hòa. Cảnh 2: Sống giữa thời buổi loạn lạc, chàng Trương buộc phải tòng quân đi chinh chiến ở Biên ải xa xôi. Khi tiễn chồng ra trận, nàng nói với chồng những gì? Qua những lời dặn dò của nàng ta hiểu thêm tính cách và nguyện ước của nàng như thế nào? (Đọc: Chàng đi chuyến này… quan san). - Lời dặn dò đậm đà tình nghĩa của người vợ hiền khi chồng đi xa. - Nàng không mong vinh hiển, chỉ cầu chồng bình yên trở về. - Thông cảm với những gian nan, nguy hiểm mà chồng phải chịu đựng. -Khắc khoải nhớ nhung. => Coi trọng hạnh phúc gia đình-> ước nguyện bình dị. Hỏi: Nhận xét gì về những hoàn cảnh sau. Thế chẻ tre, dưa chín quá kĩ, liễu rủ bãi hoang, thư tín nghìn hàng, canh hồng bay bổng tình muôn dặm quan san. - Đây là những hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng, cách diễn đạt quen thuộc trong văn chương cổ -> diễn tả tâm trạng. Cảnh 3: Trong những ngày sống xa chồng, Vũ Nương đã sống một cuộc sống như thế nào? Lời trăn trối của bà mẹ - chồng, giúp ta hiểu rõ thêm điều gì về người con dâu của bà? ( Học sinh đọc lời nói cuối cùng của bà mẹ và phát biểu ) - Nàng buồn nhớ chồng, thấm thía nỗi cô đơn; nỗi buồn kéo dài theo năm tháng: + Bướm lượn đầy vườn; chỉ mùa xuân vui tươi. + Mây che kín núi; chỉ mùa đông ảm đạm. => Mựơn hình ảnh thuyết minh để chỉ sự trôi chảy của thời gian. - Chăm sóc mẹ chồng ân cần, chu đáo: lo thuốc thang khi bệnh. Lễ bái phật, lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn. Khi mẹ chồng qua đời thì lo toan chu đáo như mẹ ruột của mình. - Nuôi dạy con. - Lời trăn trối của mẹ chồng, đã khách quan ghi nhận nhân cách cũng như công lao của nàng đối với gia đình chống (đây là chi tiết tác giả thêm vào). Cảnh 4: Khi bị chồng nghi oan. Có 3 lời thoại của Vũ Nương, em hãy đọc cho biết ý nghĩa từng lời thoại, và qua đó nhận xét tính cách của Vũ Nương. Lời thoại 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng của mình (Vũ Nương nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng, cầu xin đừng nghi oan cho nàng). Lời thoại 2: Nói lên nỗi đau đớn thất vọng không hiểu vì sao mình lại bị đối xử bất công. Hạnh phúc gia đình niềm khao khát của cả đời nàng đã tan vỡ. Lời thoại 3: Thất vọng đến tột cùng, nàng đành mượn dòng sông để giải bày tấm lòng trong trắng của mình. Lời than của nàng là một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan của mình, cuối cùng nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Chốt: Qua phân tích 4 tình huống: Có nhận xét chung về tính cách Vũ Nương; Đó là 1 phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, là người con hiếu thảo, người vợ thủy chung, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Một con người như thế, đáng ra phải hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà phải chết một cách oan uổng. -> Xinh đẹp nết na. . Con hiếu thảo . Vợ thủy chung Hỏi: Nhận xét gì về cách sắp xếp các tình tiết trong đoạn văn? Bình: Giá trị của những lời thoại, lời tự bạch của nhân vật. - Ở đoạn truyện này; tình tiết được săp xếp kịch tính: + Nàng Vũ Nương bị dồn đẩy đến bước đường cùng. + Mất hết tất cả, nàng phải chấp nhận số phận. + Hành động trầm mình của nàng là hành động quyết liệt, cuối cùng để bảo toàn danh dự, (hành động có sự chỉ đạo của lý trí. Không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như truyện cổ tích dân gian: Vũ Nương chạy một mạch ra bến sông Hắc Giang và đâm đầu xuống nước). Lời tự bạch, lời thoại góp phần khắc họa quá trình tâm lý và tư cách nhân vật. Hỏi: Vì sao Vũ Nương phải chịu oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? (HS thảo luận và phát biểu) - Nỗi oan của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân được tác giả diễn tả sinh động. + Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng. Không bình đẳng ở chỗ nào? (Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về và lời nói của Vũ Nương: Thiếp vốn là con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Cuộc hôn nhân ở đây mang tính chất mua bán, Vũ Nương bị lệ thuộc hoàn toàn bên người chồng có thế, lại gia trưởng. + Tính cách của Trương Sinh: Đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. + Tình huống bất ngờ: Lời nói của đứa trẻ ngây thơ chưa đầy dữ kiện đáng ngờ: · Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó, khi thấy mình có 2 người cha, một người biết nói còn một người chỉ nín thin thít. · Khi bị gặng hỏi: Nó nói thêm đấy là người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi. - Tục ngữ có câu: Ra đường thì hỏi già, về nhà thì hỏi trẻ. - Thông tin của đưa trẻ ngày một gây cấn, như thêm dầu vào lửa; tính đa nghi của Trương Sinh lên đến độ cao trào, chàng đinh ninh là vợ hư. + Cách xử sự độc đoán hồ đồ của Trương Sinh: . Chàng bỏ ngoài tai tất cả lời pjân trần của vợ, kể cả người hàng xóm bênh vực cho nàng; quyết không nói ra duyện cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. Chàng đã mắng nhiếc nàng, đánh đuổi đi, dồn đuổi nàng vào cái chết. Đó là sự bức tử. (2) Nỗo oan khuất của Vũ Nương. + Cuộc hôn nhân không bình đẳng. + Tính cách đa nghi của Trương Sinh. + Tình huống bất ngờ từ đưa trẻ. + Cách xử sự độc đoán hồ đồ. Bình: - Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và ngươờ đàn ông trong gia đình; đồng thời bày tỏ niềm cảm thông của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được che chở, bệnh vực mà còn bị đối xử bất công. Hỏi: Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện trong phần này? - Như màn kịch ngắn, có tình huống xung đột, gây cấn, được đẩy lên đỉnh điểm (thắt nút), mở nút (tháo gỡ). Hỏi: Tìm những yếu tố kỳ ảo trong truyện: Đưa những yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì? - Yếu tố kỳ ảo: Phan Lang nằm một rồi thả rùa, Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến, gặp Vũ Nương được trả về dương thế; hình ảnh của Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan với kiệu hoa, cờ táng võng long rực rỡ lúc ẩn, lúc hiện, biến mất. => Đây là những yếu tố không thể thiếu trong truyện truyền kỳ. - Cách đưa những yếu tố kỳ ảo vào truyện xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh thời điểm lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, tình cảnh nhà Vũ Nương,...làm cho thế giới kỳ ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần gũi với cuộc đời thật, tăng độ tin cậy ở người đọc. - Ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo: Tạo nên một kêế thúc phần nào có hậu cho tác phẩm thể hiện ước mô ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời. Người tốt dù có trải qua bao nhiêu oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan. (3) Tổng kết (5’) Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung truyện? - Nghệ thuật: + Dẫn dắt truyện: Thêm, bớt, tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, sắp xếp lại những tình tiết,...-> tăng cường tính bi kịch. + Giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại, những lời tự bạch-> khắc họa quá trình tâm lý và tính cách nhân vật. + Kết hợp yếu tố kỳ ảo với yếu tố thực-> tạo vẻ đẹp riêng cho truyện truyền kỳ. - Nội dung: Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. (HS đọc ghi nhớ) III. Tổng kết Ghi nhớ/51 (4) Luyện tập: Kể lại chuyện theo cách của em B. Luyện tập HS kể lại chuyện theo cách riêng. (5) Củng cố - Dặn dò (2’) - Học ghi nhớ, tóm tắt truyện. - Xem bài mới “Xưng hộ trong hội thoại”

File đính kèm:

  • docTIET 17.doc