MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
HS hiểu và nhận diện được từ ngữ địa phương ( phương ngữ ) chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc ddieemr, tình chất,.ở Hà Nam và nhiều địa phương khác, từ đó thấy được sự phong phú của các phương ngữ
2.Kỹ năng :
- Biết cách sử dụng hợp lí từ ngữ địa phương khi nói và viết, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng địa phương phát triển đúng định hướng của ngôn ngữ văn hóa.
- Rèn luyện năng lực giải thích ý nghĩa của các từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản.
3. Thái độ :
Bồi dưỡng lòng yêu mến, say mê tìm hiểu từ ngữ địa phương Hà Nam, yêu mến quê hương cùng với sự giữ gìn trong sáng tiếng Việt.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4999 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 63: Chương trình địa phương phần tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 : Chương trình địa phương phần tiếng Việt
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
HS hiểu và nhận diện được từ ngữ địa phương ( phương ngữ ) chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc ddieemr, tình chất,....ở Hà Nam và nhiều địa phương khác, từ đó thấy được sự phong phú của các phương ngữ
2.Kỹ năng :
- Biết cách sử dụng hợp lí từ ngữ địa phương khi nói và viết, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng địa phương phát triển đúng định hướng của ngôn ngữ văn hóa.
- Rèn luyện năng lực giải thích ý nghĩa của các từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản.
3. Thái độ :
Bồi dưỡng lòng yêu mến, say mê tìm hiểu từ ngữ địa phương Hà Nam, yêu mến quê hương cùng với sự giữ gìn trong sáng tiếng Việt.
CHUẨN BỊ
- GV: Tìm tư liệu
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Tổ chức (1') Nền nếp, sĩ số.
Kiểm tra (xen kẽ trong bài học)
Bài mới (39' )
* GV giới thiệu bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
? Tìm phương ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
? Tìm từ đồng nghĩa khác âm với những từ ngữ trong phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
- GV hướng dẫn - GV kiểm tra .
? Tìm từ đồng âm nhưng khác nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.
- GV bổ sung.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.
? Vì sao những từ ngữ địa phương ở bài tập 1a. không có từ ngữ tương đương trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
? Sự xuất hiện từ ngữ đó thể hiện điều gì.
- HS theo dõi sgk nêu yêu cầu bài 1.
- HS tìm, GV bổ sung.
- HS xác định.
- HS kẻ bảng.
- HS xác định.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- HS xác định.
1. Bài 1: Tìm phương ngữ
a) Các từ chỉ sự vật, hiện tượng:
TT
Nhóm từ ngữ
Từ toàn dân
Từ ngữ Hà Nam
1
Từ chỉ dụng cụ sinh hoạt và lao động
Cái cối
Cái chựng, cái giờ, cái lon
Cái chảo
Cái sanh, cái chớp
Cái muôi
Cái môi
2
Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
Thợ phụ hồ
Thợ ngõa
3
Các từ ngữ khác ( thưa gửi, hỏi đáp,…)
Tôi
tui
Ngó khoai
Nải khoai, dãi khoai
b) Đồng nghĩa nhưng khác âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân :
TT
Từ toàn dân
Từ ngữ Hà Nam
1
Cái muôi
Cái môi
2
Cái chổi
Cái chủi
3
Quả bưởi
Quả bửi
4
Quả ổi
Quả ủi
5
Bảo
Bẩu
6
Mẹ
Bu, u
c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân :
TT
Từ toàn dân
Từ ngữ Hà Nam
1
Thầy – thầy giáo
Thầy – thầy giáo, bố
2
Lên( lên – xuống)
Lên ( xong : lên đồng- gặt - xong)
3
Cái phễu
Cái
* Lưu ý :
Có những từ ngữ ở phần 1a vì có sự vật, hiện tượng xuất ở địa phương này mà không xuất hiện ở địa phương khác.
- có hiện tượng này là do VN là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán… tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn. Từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.
2. Bài 2:
TT
Từ toàn dân
Từ ngữ Hà Nam
1
Bèo tây
Bèo xen
2
Ngó khoai nước
Nải khoai
3
Quả trứng gà(cây)
Quả đào tơn
4
Bờ mương
Bờ máng
5
Đỉnh dốc
Đầu dốc
6
Thung lũng
Thung lũng
7
Muôi(múc canh)
Môi
8
Thìa(xúc cơm)
Xìa
9
Rế(đựng xoong nồi)
Rế
10
Cối(dùng để giã cua)
Cối, chựng
D/ Tổng kết và Hướng dẫn học tập :
- GV khái quát chung.
? Em biết bài thơ nào có dùng từ ngữ địa phương.
- HS nêu: Ví dụ " Bà bủ", " Bầm ơi!"
- Nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thành các bài tập.
- Tiếp tục sưu tầm, tìm hiểu phương ngữ.
File đính kèm:
- Tiet 63 Chuong trinh Dia phuong phan TV.doc