Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp

A, Mục tiêu cần đạt:

* Kiến thức :

- Giúp học sinh có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.

- Kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp.

- Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.

* Kĩ năng: biết cách sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong tạo lập văn bản nghị luận.

* Tình cảm, thái độ: biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận theo phép phân tích và tổng hơp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 95: Luyện tập phân tích và tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập phân tích và tổng hợp. Ngày soạn: 15/01/ Ngày dạy: Tiết: 95: A, Mục tiêu cần đạt: * Kiến thức : - Giúp học sinh có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận. - Kĩ năng nhận diện văn bản phân tích và tổng hợp. - Kĩ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp. * Kĩ năng: biết cách sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong tạo lập văn bản nghị luận. * Tình cảm, thái độ: biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận theo phép phân tích và tổng hơp. B, Chuẩn bị: + Giáo viên: NCTL - soạn GA - bảng phụ. + Học sinh: đọc trước bài. C, Tiến trình lên lớp: * ổn định tổ chức: KTSS. * Kiểm tra bài cũ: 1. Thế nào là phép phân tích và tổng hợp ? 2. Phép phân tích tổng hợp có đặc điểm, vai trò ntn ? * Các hoạt động dạy học: HĐ1: Giới thiệu bài: GV thuyết trình. HĐ2: Bài mới. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn (a). ? Tác giả vận dụng phép lập luận nào ? Vận dụng ntn ? 1, Xét các đoạn văn. a, Trình tự phân tích của đoạn văn: từ cái “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” tác giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài. - Cái hay ở cácc điệu xanh: xanh ao, bờ, sóng, tre, trời, bèo…(phối hợp các màu xanh khác nhau) - ở những cử động: thuỳen nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động… (phối hợp các cử động nhỏ) - ở các vần thơ. - ở các chữ không non ép. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn (b) ? Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào ? và vận dụng như thế nào ? b, Trình tự phân tích. + Phần mở đầu: nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt. + Phần sau: phân tích ừng quan niệm đúng - sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người. - Yêu cầu đọc bài tập 2. - Thảo luận nhóm, các nhóm ghi ý phân tích ra giấy. - Nhám trưởng đại diện trình bầy. Các nhóm khác nhận xét. ? Thế nào là học đối phó ? 2, Bài tập: Phân tích thực chất của lối học đối phó. * Học đối phó: - Là học mà không lấy việc học làm mục đích xem việc học là phụ, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi cả thầy cô, thi cử. - Học không hứng thú dẫn đến hiệu quả thập. - Là học hình thức không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học nên dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch. ? Lối học này có tác hại già ? * Tác hại: + Đối với xã hội: trở thành gánh nặng cho xã hội về hiều mặt như: kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống. + Đối với bản thân: không có hứng thú học tập nên hiệu quả học tập thấp. - Dựa vào văn bản: “ Bàn về đọc sách” ? Phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách ? 3, Bài tập: phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách. - Sách là kho tri thức được tích luỹ hàng nghìn năm của nhân loại. Vâỵ muốn có hiểu biết phải đọc sách. - Tri thức trong sách gồm những kinh nghiệm khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Nên nếu không đọc sách sẽ bị lạc hậu, không thể tiến bộ được. - Càng đọc sách ta mơí thấy kiến thức của ta còn ít nên mới có thái độ khiêm tốn ý chí cao trong học tập. Đọc sách là vô cùng cần thiết nhưng phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc mới có hiệu quả. - Dựa vào các ý đã phân tích ở trên cho học sinh viết các đoạn văn tổng hợp. - GV đọc tham khảo đoạn văn sách thiết kế bài giảng t22. 4, Bài tập tổng hợp: Dựa vào những phần trên. * Tóm lại: Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng, nhất và đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng để hỗ trợ cho viêc nghiên cứu chuyên sâu. + Học đối phó là lối học bị động, hình thức không lấy việc học làm mục đích chính. Lối học đó chẳng nhứng làm cho người học mệt mỏi mà còn không tạo ra những nhân tài đích thực cho đất nước. * Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung luyện tập. * Hướng dẫn học bài: - Ôn kĩ lí thuyết. - Làm bài tập 1 sbt. - Giờ sau học văn học./.

File đính kèm:

  • doctiet 95.doc
Giáo án liên quan