Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Phổ Châu

+ Quang Trung đại phá quân Thanh

+ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

+ Cảnh ngày xuân

+ Lục Vân Tiên gặp nạn

+ Kiều ở lầu Ngưng Bích

+ Người con gái Nam Xương Truyện cổ tích

Truyện Nôm

Truyện Nôm khuyết danh

Tiểu thuyết lịch sử chương hồi

Truyện truyền kỳ

Tùy bút

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Phổ Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46: KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI Đề: 1. Chỉnh lại mục “ Tên thể loại” cho phù hợp với mục “ Tên tác phẩm” ( 1 đ) Tên tác phẩm Tên thể loại + Quang Trung đại phá quân Thanh + Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh + Cảnh ngày xuân + Lục Vân Tiên gặp nạn + Kiều ở lầu Ngưng Bích + Người con gái Nam Xương Truyện cổ tích Truyện Nơm Truyện Nơm khuyết danh Tiểu thuyết lịch sử chương hồi Truyện truyền kỳ Tùy bút 2. Tìm những điểm giống nhau về thể loại – ngơn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của hai tác phẩm Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên. (2,5đ) 3. Kể tên những nhân vật trong Truyện Kiều. ( 2,5đ) 4. Em cảm nhận gì về phẩm chất và số phận của hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thúy Kiều. ( 4đ). BÀI LÀM 1. Tên tác phẩm Tên thể loại + Quang Trung đại phá quân Thanh + Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh + Cảnh ngày xuân + Lục Vân Tiên gặp nạn + Kiều ở lầu Ngưng Bích + Người con gái Nam Xương .................................................... .................................................... .................................................... .................................................... .................................................... .................................................... 2. Những điểm giống nhau về thể loại – ngơn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện của hai tác phẩm Truyện Kiều và Truyên Lục Vân Tiên là: a) Thể loại – ngơn ngữ: b) Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện: 3. Tên những nhân vật trong truyện kiều là: 4. Cảm nhận về phẩm chất và số phận của hai nhân vật Vũ Thị Thiết và Thúy Kiều: ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Tiết 46 . Lớp 9. Tuần 11. GVBM: Trần Cao Duyên 1. (1đ) Tên tác phẩm Tên thể loại + Quang Trung đại phá quân Thanh + Chuyên cũ trong phủ chúa Trịnh + Cảnh ngày xuân + Lục Vân Tiên gặp nạn + Kiều ở lầu Ngưng Bích + Người con gái Nam Xương Tiểu thuyết lịch sử chương hồi Tùy bút Truyện Nơm Truyện Nơm Truyện Nơm Truyện truyền kỳ 2. a) Giống nhau về thể loại – ngơn ngữ: Truyện thơ Nơm - lục bát. (1,5đ) b) Giống nhau về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện: Nghiêng về tượng trưng, ước lệ. (1đ) 3. HS kể các tên sau đây: Vương ơng, Vương bà, Vương Quan, Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Mã giám sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Hồ Tơn Hiến, Từ Hải, Giác Duyên, Đạm Tiên, Hoạn Thư, Thúc ơng. ( 2,5 đ) 4. Phẩm chất: Trong sáng, hiếu nghĩa, nhân hậu, bao dung, khát vọng tự do, cơng lý ( Kiều). Thủy chung, hiếu thảo, son sắt, đức hạnh ( Vũ Nương). Số phận: Đau khổ, bất hạnh, oan khuất ( Vũ Nương) Bi kịch tình yêu, phải bán mình, 15 năm luân lạc, hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần vào lầu xanh, hai lần làm con ở...(Kiều) ( 4 đ). Tiết 47: ĐỒNG CHÍ A. Kết quả cần đạt: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội; chi tiết thơ chân thực đến trần trụi mà rất nao lòng. Rèn kỹ năng đọc, phân tích thơ tự do. B. Chuẩn bị: Tranh vẽ “Đầu súng trăng treo” (biểu tượng của NXB QĐND). C. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ “ Lục Vân Tiên gặp nạn”. Hai câu thơ cảm động? Tư tưởng của tác giả? Quan niệm của ông Ngư về cuộc sống? Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới: Cuối năm 1947…ốm, nằm ở nhà sàn, tác giả nhớ đơn vị, nhớ đồng đội và đã viết bài thơ đầy cảm động này. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, giải thích từ khó, tìm hiẻu thể loại, bố cục. Đọc: Chậm rãi, lắng sâu, ngân nga ở câu cuối. Từ khó: HS làm việc với sách giáo khoa. Thể loại: Thơ tự do. Bố cục: 3 phần ( Cơ sở của tình đồâng chí/ Biểu hiện của tình đồng chí/ Hai người lính trong phiên gác ). Hoạt động 4: Đọc – Hiểu HS: Đọc và trả lời câu hỏi “cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu?” Định hướng: Anh bộ đội cụ Hồ. Tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến. GV: Yêu cầu HS thảo luận về cơ sở của tình đồng chí. Định hướng: Những nông dân nghèo, cùng chí hướng, tình cảm trong gian khổ. Ý nghĩa của câu thơ đặc biệt “Đồng chí” ? Định hướng: Đó là chủ đề, linh hồn của bài thơ. Bản lề khép mở hai đoạn thơ. Những biểu hiện của tình đồng chí? Định hướng: Cảm thông, chia se nỗi nhà, nỗi quê. Từ “mặc kệ” nói lên tình cảm lớn chiến thắng tình cảm cá nhân. Chất tếu táo của lính, hi sinh tình nhà cho việc nước, HS phát biểu về những hình ảnh làm em cảm động. GV chốt và bình giảng: Trong bài “Giá từng thước đất”, Chính Hữu đã trở lại đề tài đồng chí với những câu thơ khá hay: “Đồng đội ta là hớp nước uống chung/ bát cơm sẻ nửa/ là chia nhau một mảnh tin nhà/ chia nhau cuộc đời/ chia nhau cái chết…”. HS suy nghĩ và trao đổi về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. GV gơi: Hình ảnh cô đọng, tượng trưng, gợi cảm, liên tưởng bất ngờ: súng và trăng/ gần và xa/ thực tại và mơ mộng/ hiện thực và lãng mạn/ chiến sĩ và thi sĩ. Họat động 5: HS đọc ghi nhớ. GV nhấn mạnh: Bài thơ toát lên tình đồng chí keo sơn bền chặt, hình ảnh tự nhiên, mộc mạc, giản dị, nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng đạt hiệu quả tốt. D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: -Học thuộc lòng bài thơ. -Viết ngắn về hình ảnh cuối bài thơ: Đầu súng trăng treo. Tiết 48,49 Bài thơ về tiểu đội xe không kính A. Kết quả cần đạt: 1. Kiến thức: Cảm nhận được những nét độc đáo của những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ tự do, phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ. B. Chuẩn bị: Những bức ảnh về đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Chân dung nhà thơ Phạm Tiến Duật và một số bài thơ chống Mĩ nổi tiếng của ông. C. Thiết kế các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ “ Đồng chí”. Đọc thuộc lòng. Nội dung? Nghệ thuật? Hình ảnh đầu súng trăng treo. Hoạt động 2: Dẫn nhập của GV: PTD thuộc lớp những nhà thơ trẻ những năm đầu thập kỷ 70. Giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1969. Hoạt động 3: Đọc – Giải nghĩa từ – Thể thơ – Bố cục. Đọc: Vui tươi, khỏe khoắn, nhịp thơ dài. Khoảng 5 HS thay nhau đọc. Từ khó: Tiểu đội – chông chênh. Thể thơ: Tự do. Bố cục: Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ, làm nổi bật đề tài nên không cần chia đoạn. Hoạt động 4: Đọc – Hiểu – Phân tích chi tiết. GV hướng dẫn HS phân tích và cảm thụ theo hướng sau đây: a/ Nhan đề bài thơ? Hình ảnh những chiếc xe không kính? - Nhan đề rất lạ. Những chiếc xe trần trụi, xấu xí lại khơi nguồn cho thơ. - Hình ảnh: Thường gặp trong những năm chống Mỹ gian lao nhưng rất hào hùng. b/ Chủ nhân của những chiếc xe không kính: HS đọc hai khổ thơ đầu. Nói về giọng điệu của hai câu thơ đó? * Chất giọng ngang tàng, lí sự, tếu táo, đầy chất lính “Không có kính không phải vì xe không có kính”… * Tư thế, cảm giác? Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng: Ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin và đầy kiêu hãnh. Điệp từ nhìn và thấy diễn tả cảm giác của thị giác. - Cay mắt, gió thốc vào mặt, thiên nhiên trực tiếp sa vào buồng lái. HS trao đổi về hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim. GV: Cách nói ừ có tác dụng gì? Ngôn ngữ văn xuôi đi vào thơ một cách tự nhiên, trẻ trung, tinh nghịch, bất chấp. HS tìm đọc đoạn thơ nói về những nét sinh hoạt của những chiến sĩ lái xe. Phân tích. - Bắt tay qua cửa kính/ bếp Hoàng Cầm/ võng mắc chông chênh. Tất cả đều toát lên không khí vui tươi, sôi nổi, ấm áp, lãng mạn của một thế hệ chống Mỹ. GV giảng bình: Đường ra trận mùa này đẹp lắm…Anh lên xe trời đổ cơn mưa, cái gạt nước xua đi nỗi nhớ, em xuống núi nắng về rực rỡ… HS thảo luận khổ thơ cuối, đặc biệt là câu thơ chỉ cần trong xe có một trái tim. _ Xe không kính, không đèn, không mui không…thành vấn đề, bởi trong xe là trái tim luôn đập những nhịp hối hả vì miền Nam ruột thịt. Hoạt động 5: Tổng kết và luyện tập. HS: Đọc diễn cảm bài thơ. Một HSnêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: - Đời sống chiến tranh được đưa vào thơ với những chất liệu trần trụi, thô mộc, khá phù hợp với tính cách những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. - Giọng điệu ngang tàng, dí dỏm, trẻ trung, bộc trực, rất lính. - Bài thơ không câu nệ vần điệu, đưa thơ gần với văn xuôi, thể hiện hơi thở gấp gáp, đa chiều, đa giọng điệu của một thế hệ chống Mỹ hào hùng. HS khác nêu đặc sắc về nội dung: - Tinh thần dũng cảm của người lính được nói bằng một hình thức rất mới, hình ảnh mới,tự nhiên, gần gũi với ngôn ngữ đời thường. GV giới thiệu thêm: NHỚ: Cái vết thương xoàng mà đưa viện Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo. HS nghe bài hát: (Nếu có điều kiện) - Trường Sơn đông- Trường Sơn tây Phạm Tiến Duật ( Hoàng Hiệp phổ nhạc) - Chào em- cô gái Lam Hồng - Tôi người lái xe. * Rì rầm trong đêm khuya… * Xe ta băng qua trăm núi… D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: Viết ngắn về bài thơ. Sưu tầm những hình ảnh về chiến sĩ lái xe thời chống Mỹ, những bài thơ có cùng đề tài. !&! Tiết 50: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Sự phát triển của từ vựng…Trau dồi vốn từ) A. Kết quả cần đạt: Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học. Rèn luyện các kỹ năng dùng từ và chữa lỗi dùng từ. B. Chuẩn bị: Sách bài tập – Sách bài tập nâng cao. C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động 1: HS làm việc với SGK. GV gợi dẫn. + Từ mượn: Biểu thị những sự vật hiện tượng mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp. Từ mượn là hiện tượng mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có, mang tính quy luật. + Bộ phận từ mượn quan trọng nhất: Tiếng Hán ( Từ gốc Hán và từ Hán Việt). Hoạt động 2: Hệthống hóa kiến thức về từ Hán Việt: HS làm việc với SGK, GV gợi dẫn. * Từ Hán Việt: Mượn tiếng Hán nhưng đọc theo âm Việt. Thời gian: Khoảng sau thế kỷ thứ VIII, đời Đường. Nó được Việt hóa về âm và cách dùng. Ví dụ: Quốc gia, tổng thống, giám đốc… * Từ gốc Hán: Vay mượn từ trước thế kỷ VIII, nay đã được Việt hóa hoàn toàn cả âm và nghĩa. * Việc dùng từ Hán Việt là cần thiết bởi sắc thái nghiêm trang và ý nghĩa súc tích của nó, nhưng ta không nên lạm dụng nếu từ vựng có từ tương đương. Ví dụ: Độc lập , tự do, hạnh phúc. Không nói “đứng một mình, muốn gì cũng được, sung sướng…”. * Nên tránh: Con cái phải vâng lời phụ mẫu. ( Nên dùng cha mẹ). Lớp em hiện diện 35 bạn. ( Nên dùng có mặt). GV nói thêm: Không thể tấy chay từ Hán Việt như một vài ý kiến dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Bởi trong nhiều trường hợp tiếng Việt không có từ tương đương, hoặc nếu có cũng không dùng được do sắc thái biểu cảm của nó không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Ví dụ: Đội Thiếu niên Tiền phong. ( Không thể nói Đội trẻ em trước gió)… Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự phát triển của từ vựng. HS làm việc với SGK, GV gợi dẫn. * Phát triển nghĩa của từ bằng nhiều cách: a) Phát triển nghĩa của từ: Kinh tế (trị nước giúp đời) hoạt động sản xuất kinh doanh. b) Chuyển nghĩa: Mùa xuân Tuổi xuân c) Tạo từ ngữ mới: Du lịch sinh thái – Kinh tế tri thức … x + y : học + hành, học lệch, học tủ… y + x : văn học , toán học, hóa học… * Một số từ mượn của Anh, Pháp, Nga: GV đưa ra một số ví dụ: Bôn sê vích (Nga),xà phòng (Pháp), In tơ net (Anh)… Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức về thuật ngữ và tau dồi vốn từ. + Thuật ngữ: Dùng trong chuyên môn, mỗi từ biểu thị một khái niệm và ngược lại. + Trau dồi vốn từ: Hậu duệ: Con cháu của người đã chết. Khẩu khí: Khí phách toát ra qua lời nói. GV đưa thêm một số ví dụ về dùng từ sai: Thăm quan, yếu điểm… D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: Hoàn thành các bài tập ở SGK và sách bài tập nâng cao đối với HS khá giỏi. Ngày 07/11/2008 Tiết 51: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. Kết quả cần đạt: Oân tập, củng cố kiến thức về văn bản tự sự. Rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. B. Chuẩn bị: Các đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động: Học sinh tìm hiểu hai đoạn trích a, b (SGK). GV gợi dẫn: - Cuộc phân thân, “đối diện đàm tâm” của ông giáo. - Trình tự nghị luận (suy nghĩ ) của ông giáo. a) Không suy nghĩ, rất dễ ác cảm với người khác. b) Vợ không ác nhưng lời nói và hành động thì có vẻ ác. Dẫn chứng: Khi người ta đau chân, người ta chỉ chỉ nghĩ đến cái chân đau. Khổ quá nên không còn nghĩ đến ai, cứ nghĩ mình khổ nhất. c) Kết thúc: Chỉ buồn chứ không nỡ giận. Trong nỗi buồn ấy vẫn bền bỉ một niềm tin vào khả năng hành thiện của con người. Hoạt động 2: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn đối lập Kiều – Hoạn Thư. HS: Tìm hiểu chất nghị luận khá mềm mỏng và thấu tình đạt lý. a) Lòng riêng riêng những kính yêu Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. b) Chuyện đàn bà với nhau: Rằng tôi chút phận đàn bà… (Khổng Tử: Đàn bà là tiểu nhân. Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô. Thúy Kiều cũng là đàn bà,cũng phải ghen chứ?) c) Đạo lý làm người: Nghĩ cho khi các viết kinh / Với khi khỏi cửa dứt tình … “Tôi biết cô trốn nhưng không nỡ đuổ theo”. Cho nên, từ chỗ: “Dưới cờ gươm tuốt nắp ra / Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư” đã phải: “ Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”. Hoạt động 3: Tác dụng của nghị luận trong văn bản tự sự: HS thảo luận để đi đến những tác dụng sau đây: + Ý nghĩa của câu chuyện thêm sâu sắc. + Tính cách nhân vật được bộc lộ trên nhiều bình diện. + Nêu ra những bài học thâm thúy về cuộc sống. + Nghị luận: “Tâm lý chiến” ( Nghệ thuật đánh vào lòng người). Hoạt đông 4: HS đọc phần ghi nhớ. GV nhấn mạnh. Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập củng cố. Bạn em muốn bỏ học để đi biển. Em sẽ thuyết phục bạn ấy từ bỏ ý định như thế nào? GV đọc vài đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận cho HS nghe. Yêu cầu các em chỉ la những yếu tố nghị luân. D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối. Đọc kỹ phần ghi nhớ. Tìm và chép vào vở một đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận. Tiết 52, 53 Ngày soạn: 07/11/2008 Đoàn thuyền đánh cá A. Kết quả cần đạt: Giúp HS thấy được bài thơ là sự thống nhất của cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và lao động. Rèn kỹ năng đọc và phân tích những hình ảnh tráng lệ, giàu sắc thái lãng mạn của bài thơ. B. Chuẩn bị: Tranh vẽ vịnh HạLong (HS cắt ra từ lịch cũ). C. Thiết kế bài dạy: Hoạt động 1: Kiểm tra “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Hình tượng độc đáo? Hình ảnh người chiến sĩ lái xe? ĐỌc thuộc lòng. Hoạt động 2: Dẫn nhập của GV. Hoạt động 3: 1/ Đọc: Giọng phấn chấn, hào hứng. 2/ Giải thích: Mặt trời xuống biển…Điểm nhìn từ một hòn đảo trên vịnh Hạ Long. 3/ Bố cục: Ba đoạn: Ra khơi – Lao động – Trở về. Hoạt động 4: Đọc- Phân tích Phương pháp vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm. Câu hỏi và mục tiêu hướng đến: + Cảm hứng bao trùm của bài thơ? * Cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ hòa quyện trong cảm hứng lao động hăng say. + Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền khởi hành? * Mặt trời xuống biển như hòn lửa : Không gian nghệ thuật, điểm nhìn nghệthuật/ Cảm hứng vũ trụ: Say sưa, bay bổng, kì vĩ, tráng lệ. Cặp vần trắc “cửa/ lửa” : màn đêm đột ngột bao trùm. Cặp vần bằng “Khơi/ khơi”: Ra đi trong tâm trạng lâng lâng hàp hứng. Từ “lại”, “câu hát căng buồm”: Công việc lao động thường xuyên, đẹp đẽ, thơ mộng. + Cảnh đánh cá và cảnh biển đêm? * Hát trong lao động ( như câu hò trong ca dao lao động xưa). * Những hình ảnh đẹp về cá:…đuốc đen hồng, đoàn thoi… * “Cái đuôi em quẫy…”không phải của tác giả. Nguyên văn là “cá đuôi én quẫy…” đã bị in nhầm. Tác giả thấy hay nên giữ lại mà không đính chính. * “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Biển đêm thở phập phồng nhè nhẹ. Aùnh sao chao động trên biển theo nhịp sóng như “ sao lùa nước Hạ Long”. - “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Hình ảnh đẹp trong lao động: Kéo hết sức, liền tay, liên tục, cơ bắp cánh tay cuồn cuộn. Một câu thơ giàu chất tạo hình. + Đoàn thuyền trở về được miêu tả bằng những hình ảnh nào? * Nắng ban mai rực rỡ, tinh khiết. * Vẩy cá, đuôi cá ngời lên nhiều màu lấp lánh trong nắng mai. * Hình ảnh kì vĩ: Mặt trời đội biển / Mắt cá huy hoàng: Hình ảnh đẹp lộng lẫy. Hoạt động 5: Tổng kết – Luyện tập: GV: “Đoàn thuyền đánh cá” là khúc tráng ca lao động trên biển của thế kỷ 20, aam điệu bay bổng, khỏe khoắn, lãng mạn. HS: Đọc ghi nhớ. GV: Nhấn mạnh. HS: Thử đặt tên khác cho bài thơ? (Thảo luận nhóm). Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: Học thuộc lòng bài thơ. Đọc kỹ phần ghi nhớ. Ngày 08/11/2008 Tiết 54: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng) A. Kết quả cần đạt: + Hệ thống hóa các kiến thức về từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng… + Rèn kỹ năng sử dụng (…) trong giao tiếp. B. Chuẩn bị: Hệ thống bài tập trích từ SGK. C. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về từ tượng hình, tượng thanh> HS: Trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi ở SGK. GV: Gợi dẫn: + Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh tự nhiên và con người. Ví dụ: Aøo ào, choang choang, sang sảng, bôm bốp… + Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vât. Ví dụ: Lắc lư, lảo đảo, gập ghềnh, rũ rượi, liêu xiêu… HS: Nêu tên những con vật có liên quan đến tiếng kêu của nó: Ví dụ: Mèo, cuốc, tu hú, chốc hoạch, chèo bẻo… Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức về một số phép tu từ từ vựng: GV yêu cầu HS làm việc với SGK. GV gợi dẫn: * So sánh: Thân em như ớt trên cây / Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng * Aån dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. Ví dụ: Bây giờ mận mởi hỏi đào / vườn hồng đã có ai vào hay chưa… * Nhân hóa: Buồn trông con nhện giăng tơ… Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. Đó là những động thái, suy nghĩ, tình cảm vốn là của con người được gán cho vật, sự vật cũng là để nói niềm vui nỗi buồn của con người. * Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi. Ví dụ: Aùo nâu cùng với áo xanh / nông thôn vùng với thị thành đứng lên. * Nói quá: Mũi em mười tám gánh lông / Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa / Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. * Nói giảm, nói tránh: Chàng ơi giận thiếp làm chi / thiếp như cơm nguội chờ khi đói lòng. Bác đã đi rồi sao Bác ơi Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời Miền Nam đang thắng mơ ngày hội Rước Bác vào thăm thấy Bác cười. * Điệp ngữ: Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên mới không chừa được Chừa được nhưng sao chẳng muốn chừa. Nguyễn Khuyến Nhà em cách bốn quả đồi Cách ba ngọn núi cách đôi cánh rừng… Nhà em có bụi mía mưng Có con chó dữ anh đừng ra vô * Chơi chữ: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa. Hoạt động 3: Phân tích giá trị nghệ thuật một số câu thơ trong Kiều: a) Aån dụ: Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây. b) So sánh: Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Mùa xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương Chế Lan Viên * Nói quá: Thương ai thương cả đường đi / Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng. Cách trong gang tấc mà mười quan san. Cười vỡ bụng. Đừng nhúng mũi vào chuyện của người khác. * Chơi chữ: Chữ tài liền với chữ tai một vần. D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: Hoàn thành bài tập ờ nhà. Sưu tầm một số câu thơ có biện pháp tu từ và ghi vào sổ tay văn học. ----------------------- Ngày 09/11/2008 Tiết 55: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ A. Kết quả cần đạt: Vận dụng kiến thức đã học về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học để làm thơ tám chữ với cách gieo vần đơn giản nhất. Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ. B. Chuẩn bị: Mỗi học sinh làm một bài thơ tám chữ ở nhà. C. Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động 1: Nhận diện thể thơ tám chữ. HS: Tìm hiểu ba đoạn thơ (SGK). Xác định số lượng chữ ở mỗi dòng thơ, gạch dưới những từ có chức năng vần,cách ngắt nhịp. GV gợi dẫn: Mỗi dòng thơ đều có tám chữ. Đoạn 1: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối …Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu (Thế Lữ – Nhớ rừng) - Gạch dưới các vần. - Nhận xét: Vần chân. Theo từng cặp khuôn âm. Đoạn 2: Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa. (Bằng Việt – Bếp lửa) Nhận xét: Như trên. Đoạn 3: Yêu biết mấy nhưng dòng sông ca hát Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non Yêu biết mấy những con đường ca hát Qua công trường mới dựng mái nhà son Yêu biết mấy những bươc đi dáng đứng Của đời ta chập chững buổi đầu tiên Tập làm chủ tập làm người xây dựng Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên. (Tố Hữu – Mùa thu mới) Nhận xét: Vần chân, gián cách theo từng cặp (vần ôm) HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: HS trình bày những bài thơ các em làm ở nhà. GV nhận xét, sửa chữa. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tâp. - Điền những từ sau đây vào chỗ trống: ca hát/ngày qua/bát ngát/muôn hoa. Hãy cắt đứt những dây đàn……………/ Những sắc tàn vị nhạt của…………./Nâng đón lấy màu xanh hương………/ của ngày mai muôn thuở với……… D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: Làm một bài thơ tám chữ nói về tuổi học trò< Ngày 16/11/2008 Tiết 56: Trả bài kiểm tra văn học Trung đại A. Kết quả cần đạt: Học sinh nhận rõ những ưu điểm, khuyết nhược điểm trong bài làm của mình để sửa chữa, khắc phục trong những bài sau. Rèn luyện kỹ năng sửa chữa bài viết của bản thân và nhận xét bài làm của bạn. B. Chuẩn bị: Sổ ghi chép các lỗi phổ biến trong bài làm của HS. Biện pháp sửa chữa. C. Các hoạt động chủ yếu trên lớp: Hoạt động 1: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết trả bài. Hoạt động 2: HS trình bày mục đích yêu cầu của đề bài, thử đánh giá bài viết của mình trên 2 bình diện nội dung và hình thức. GV: Chốt yêu cầu của đề bài. Nêu đáp án ( Xem GA tiết 46) Hoạt động 3: Trả bài và sửa chữa. Các lỗi chính tả phổ biến Cách dùng từ thiếu chính xác Bố cục xộc xệch Các đoạn văn thiếu liên kết chặt chẽ… Hoạt động 4: Cách khắc phục: Tránh dùng một từ mà mình chưa rõ nghĩa của từ đó. Đọc kỹ bài sau khi làm để kịp sửa lỗi chính tả. Cần chú ý bố cục ba phần trong quá trình lập dàn ý. Khi chấm sang dòng cần chú ý sử dụng từ ngữ liên kết ờ đầu đoạn. Hoạt động 5: HS đổi bài cho nhau đọc tham khảo nếu các em đồng ý. Hoạt động 6: GV đọc bài của một học sinh khá nhất. HS nhận xét. D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: Tự sửa chữa bài làm của mình ở nhà. Ngày 16/11/2008 Tiết 57,58: Bếp lửa Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ A. Kết quả cầ

File đính kèm:

  • docTiet 62 63 Lang.doc
Giáo án liên quan