Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.
Học sinh: soạn câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Tìm những bài thơ đã học trong ngữ văn THCS viết về thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
(Lượm – Tố Hữu, Đêm nay Bác không ngủ, )
Bài mới: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, khó khăn đã xuất hiện biết bao những tấm gương dũng cảm ngoan cường, sẵn sàng hi sinh để giành tự do cho Tổ quốc. Họ không chỉ sống đẹp ngoài đời mà đã trở thành hình tượng văn chương đầy cảm xúc, trong đó có anh bộ đội cụ Hồ và tình cảm đồng chí cao đẹp
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10: Tiết 46
Ñoàng chí
Chính Hữu
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ.
Học sinh: soạn câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Tìm những bài thơ đã học trong ngữ văn THCS viết về thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
(Lượm – Tố Hữu, Đêm nay Bác không ngủ,…)
Bài mới: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ, khó khăn đã xuất hiện biết bao những tấm gương dũng cảm ngoan cường, sẵn sàng hi sinh để giành tự do cho Tổ quốc. Họ không chỉ sống đẹp ngoài đời mà đã trở thành hình tượng văn chương đầy cảm xúc, trong đó có anh bộ đội cụ Hồ và tình cảm đồng chí cao đẹp…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc phần giới thiệu về tác giả và rút ra những điểm chính cần ghi nhớ.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Tìm đại ý của bài thơ.
Phương thức biểu đạt? (Biểu cảm + miêu tả).
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu kết cấu bài thơ.
(Thể thơ tự do, 20 dòng, chia làm 2 đoạn. Cả bài thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của đồng chí đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức nặng tư tưởng cảm xúc được dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng 7, 17, 20).
6 dòng thơ đầu của bài thơ được xem là sự lí giải về cơ sở đồng chí. Tác giả lí giải như thế nào? Cơ sở ấy là gì?
Điều kiện để họ gặp gỡ với nhau để trở thành đồng chí?
(Từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng → thân quen với nhau → tình cảm gắn bó mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt).
Nhận xét về dòng thơ thư 7 của bài thơ. (Tạo một nốt nhấn, như một phát hiện, một lời khẳng định, bản lề gắn kết…)
Tìm những chi tiết biểu hiện tình đồng chí. Phân tích ý nghĩa, giá trị của chi tiết, hình ảnh đó.
+ Em hiểu đó là những biểu hiện gì của tình đồng chí?
+ Để diễn tả sự gắn kết, chia sẻ, giống nhau trong mọi cảnh ngộ, tác giả xây dựng những câu thơ như thế nào? (Sóng đôi, đối ứng).
Đằng sau những gian khổ khó khăn ấy là gì? Em hiểu như thế nào?
(Mọi khó khăn gian khổ đã bị đẩy lùi).
Gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
(Nền bức tranh là cảnh đêm rừng giá rét hoang vắng, 3 hình ảnh xuất hiện người lính, khẩu súng, vầng trăng).
Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
(Bình dị, chất phác, chân thật).
Tại sao tác giả đặt tên bài thơ là “Đồng chí”? (Xem tranh).
(Cùng…, xưng hô của người cùng trong một đoàn thể cách mạng – đồng chí là bản chất cách mạng của con người).
I. Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
* Chính Hữu sinh năm 1926 – quê ở Can Lộc – Hà Tĩnh, là một nhà thơ quân đội. Thơ chủ yếu viết về người lính và chiến tranh.
* Bài “Đồng chí” được viết đầu năm 1948 (sau chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947 Chính Hữu đã tham gia và bị thương phải nằm điều trị), trích trong tập “Đầu súng trăng treo”.
* Đại ý: bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và tình cảm tha thiết sâu sắc của tác giả đối với tình đồng chí, đồng đội của mình.
II. Phân tích
1. Cơ sở để hình thành nên tình đồng chí (7)
Bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ, về giai cấp: là nông dân có cuộc sống nghèo “nước mặn đồng chua
đất cày lên sỏi đá”.
Cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
“Súng bên súng, …kỉ”.
Tình cảm nảy nở → bền chặt của tình “tri kỉ”. Cao hơn là tình đồng chí.
“Đồng chí!” tình cảm của những người cùng chung chí hướng, lí tưởng, kết tinh của mọi cảm xúc, biểu hiện cao độ của tình bạn tình người.
2. Những biểu hiện của tình đồng chí
Cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau, (nỗi nhớ quê nhà), hiểu hoàn cảnh của mỗi người.
Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn trong cuộc đời người lính, đồng cảm với nhau cả căn bệnh “sốt rét rừng”.
“Thương nhau…”
→ Tình cảm gắn bó sâu nặng, sức mạnh của tình cảm giúp những người lính cách mạng vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
3. Hình ảnh cuối bài thơ
Bức tranh đẹp về tình đồng đội, đồng chí.
“Đầu súng trăng treo”.
→ Hình ảnh gợi nhiều ý nghĩa: gian khổ, ác liệt trong chiến tranh và trong sáng cao đẹp trong tâm hồn người lính; thực tại và mơ mộng, chiến đấu và chất trữ tình; chiến sĩ và thi sĩ – cảm hứng văn học cách mạng.
4. Hình ảnh người lính cách mạng
Người nông dân mặc áo lính.
Trong cái dứt khoát mạnh mẽ nhưng vẫn nặng lòng với làng quê “mặc kệ…”
Những gian lao, thiếu thốn tột cùng của cuộc đời – sáng lên nụ cười.
Tình cảm gắn bó keo sơn → hình ảnh đẹp, bình dị, khai thác từ thực tiễn cuộc sống thực, không tô vẽ → thành công của tác giả – viết về người lính cách mạng.
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh luyện tập.
Soạn bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Baøi thô veà tieåu ñoäi xe khoâng kính
Phạm Tiến Duật
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi.
Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ bài thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài thơ “Đồng chí” và cho biết cơ sở hình thành nên tình đồng chí?
Tình cảm đồng chí thể hiện như thế nào?
Những dòng thơ nào gây ấn tượng trong bài thơ? Phân tích.
Bài mới: Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, dân tộc ta phải tiếp tục kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ ấy đã xuất hiện biết bao con người đã cống hiến, hi sinh cuộc đời mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, họ là thế hệ trẻ, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Những con người ấy đã đi vào thơ ca và trở thành hình tượng đẹp của văn học, phân tích bài thơ…để thấy rõ.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc phần giới thiệu về tác giả để rút ra những điểm chính cần ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Giới thiệu về bài thơ.
Hướng dẫn đọc: chú ý giọng điệu, ngôn ngữ của bài thơ, đọc đúng khổ 2, 3, 4.
Nhan đề của bài thơ có gì khác lạ?
(Dài, tưởng như có chỗ thừa → thu hút người đọc ở cái vẻ khác lạ: những chiếc xe không kính – phát hiện của tác giả, gắn bó, am hiểu đời sống chiến tranh trên tuyến đường trường Sơn…)
Hoạt động 3:
Tác giả miêu tả qua những câu thơ nào?
Tác giả lí giải nguyên nhân này như thế nào?
Hình ảnh trong thơ thường được lãng mạn hoá nhưng ở bài thơ là hình ảnh xe không kính → hình ảnh thơ độc đáo. Vì sao?
Từ hình ảnh những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật muốn làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vận chuyển tối thiểu là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ phẩm chất cao đẹp. Theo em đó là phẩm chất gì?
(Khung cửa xe không kính chắn gió, người lính lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài).
“Nhìn thấy gió…”diễn tả cảm giác gì?
(Tốc dộ xe lao nhanh, đi trên con đường đèo dốc trong đêm – thời chiến cảm giác sự vật bên ngoài ùa vào buồng lái…)
Nhận xét cấu trúc đặc biệt của khổ 2 và 3? Diễn tả phẩm chất gì?
(Chú ý giọng diệu ngang tàng ngạo nghễ…)
Nhận xét nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ cuối của bài thơ?
(Đối lập : bên ngoài – bên trong; phương diện vật chất tối thiểu – tinh thần con người. Chiến tranh, bom đạn tàn khốc huỷ diệt sắt thép nhưng không thể đè bẹp ý chí tinh thần quyết tâm của con người).
Em hiểu hình ảnh “một trái tim”?
Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? Đã góp phần như thế nào trong việc thể hiện hành ảnh người lính lái xe?
I. Giới thiệu tác giả
Phạm Tiến Duật là nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ. Giọng thơ sôi nổi, trẻ trung đã góp phần làm sống mãi hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ.
Nhiều tác phẩm đã đi vào trí nhớ của công chúng: Trường Sơn đông – Trường Sơn tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính…
II. Đọc và tìm hiểu chung về bài thơ
Bài thơ nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Việt Nam 1969, in trong tập “Vầng trăng – quầng lửa”.
Nhan đề của bài thơ:
+ “Những chiếc xe không kính”: hình ảnh biểu hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
+ “Bài thơ” chất thơ của hiện thực: tuổi trẻ hiên ngang…
Phương thức biểu đạt: biểu cảm + miêu tả.
II. Phân tích
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
“không có kính…
xe không có đèn…
không có mui xe….”
Điệp từ phủ định: những chiếc xe bị biến dạng móp méo, trần trụi, không còn nguyên vẹn nữa là do bom đạn tàn khốc của cuộc chiến tranh.
Hình ảnh độc đáo: đưa hình ảnh có thực trong chiến tranh vào thơ: hồn thơ nhạy cảm, thích cái lạ, nét ngang tàng, tinh nghịch của nhà thơ.
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn
Tư thế ung dung, hiên ngang :ung dung…”
Thái độ bất chấp coi thường mọi khó khăn gian khổ nguy hiểm “không có – ừ thì – chưa cần.”
Đời sống tình cảm và tâm hồn phong phú: sống sôi nổi trẻ trung, đồng chí gắn bó.
“cười ha ha”
“bắt tay qua…”
“nghĩa là gia đình đấy…”
Tình yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ, ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà.
* Hình ảnh người lính lái xe – tiêu biểu thế hệ trẻ Việt Nam sống đẹp, có ý thức trách nhiệm đối với dân tộc, trong gian khổ vẫn phơi phới lạc quan.
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 133, hướng dẫn luyện tập.
Ôn kĩ phần văn học Việt Nam trung đại chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Tiết 48:
Kieåm tra veà truyeän trung ñaïi
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Nắm lại kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
Qua bài kiểm tra, đánh giá được kiến thức và năng lực diễn đạt của bản thân.
Chuẩn bị:
Giáo viên: câu hỏi kiểm tra.
Học sinh: ôn kĩ các phần đã học văn học Việt Nam thời trung đại.
Lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra: (Phát đề)
I. Trắc nghiệm: 4 câu/ 4 điểm.
II. Tự luận:
1. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của Vũ Thị Thiết qua “Chuyện người con gái Nam Xương”. (2đ).
(vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất: đảm đang, hiếu thảo, thuỷ chung; số phận bi kịch: bị nghi oan → cái chết).
2. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. (2đ)
3. Chép 4 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và phân tích các câu thơ đó. (2đ)
(Ý 1: 1đ; ý 2: 1đ).
Biểu điểm:
Trắc nghiệm: đúng 4 câu: 4đ.
Tự luận: (1) : 2đ.
: 2đ.
: 2đ.
Dặn dò: soạn bài “Đoàn thuyền đánh cá”.
Ký duyệt
Tiết 49: TIẾNG VIỆT:
Toång keát veà töø vöïng
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển của từ vựng, từ mượn hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ).
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới.
Bài mới:
Nhằm củng cố những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 dến lớp 9…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh vận dụng kiến thức để điền vào sơ đồ.
Tìm ví dụ minh hoạ cho ý nêu trong sơ đồ.
Hướng dẫn học sinh thảo luận câu 3.
Hoạt động 2:
Nhắc lại khái niệm từ mượn?
Hướng dẫn làm bài tập 2.
Giáo viên gợi ý cho học sinh làm bài tập 3.
Hoạt động 3:
Ôn lại khái niệm từ Hán Việt.
Bài tập: (từ vay mượn gốc Hán: lẩu; quẩy, mì chính, xì dầu…)
Hoạt động 4:
Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
Cho học sinh thảo luận.
Liệt kê các biệt ngữ xã hội. (3)
Hoạt động 5:
Chia nhóm để giải nghĩa từ.
(Bảo hộ bằng cách: đánh thuế cao hàng hoá nhập khẩu).
(Khác bản thảo (danh từ): bản thảo để đưa thông qua).
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.
I. Sự phát triển của từ vựng
1. Điền ô trống theo sơ đồ
2. Ví dụ:
Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ: dưa (chuột); con chuột (bộ phận máy tính).
Phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ:
+ Tạo từ mới: sách đỏ, rừng phòng hộ, thị trường tiền tệ…
+ Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài: intơnét (Internet), bệnh dịch (SARS)…
3. Nếu không có sự phát triển nghĩa, thì nói chung, mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa. Ngôn ngữ mà từ vựng không chỉ phát triển theo cách tăng số lượng từ ngữ mà còn phát triển bằng cách phát triển nghĩa của từ → đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của con người.
II. Từ mượn
1. Khái niệm
2. Bài tập: Chọn ý đúng (c).
Từ vựng tiếng Việt không ngừng bổ sung là vay mượn từ ngôn ngữ khác. Khi giao lưu giữa các dân tộc phát triển, người Việt tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để làm giàu cho văn hoá mình → vay mượn là tất yếu.
3. Bài tập
Săm, lốp, ga, xăng, phanh → từ vay mượn đã Việt hoá hoàn toàn.
Axit, radio…→ vay mượn còn những nét ngoại lai – mỗi từ có âm tiết chỉ có chức năng tạo vẻ âm thanh cho từ chứ không có nghĩa.
III. Từ hán Việt
1. Khái niệm
2. Chọn ý đúng (b)
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
1. Khái niệm
Thuật ngữ Biệt ngữ xã hội
2. Thảo luận vai trò thuật ngữ
Đáp ứng yêu cầu giao tiếp của thời đại khoa học công nghệ phát triển.
Trình độ dân trí cao.
Nhận thức về những vấn đề khoa học công nghệ tăng.
V. Trau dồi vốn từ
1. Ôn các hình thức trau dồi vốn từ.
2. Giải nghĩa từ
Bách khoa toàn thư: từ điển ghi đầy đủ tri thức của các nghành.
Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.
Dự thảo (động từ): thảo ra để đưa thông qua.
Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
Hậu duệ: con cháu của những người đã khuất.
Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.
Môi sinh: môi trường sinh sống của sinh vật.
3. Sửa lỗi:
a. Béo bổ – tính chất cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Sửa “béo bổ” - dễ mang lại nhiều lợi nhuận.
b. Đạm bạc – nghèo, ít
Sửa: tệ bạc: không giữ trọn tình nghĩa trước sau.
c. Tấp nập: quanh cảnh đông người.
Sửa: tới tấp – liên tiếp, dồn dập thông tin.
Củng cố, dặn dò:
Xem lại kiến thức đã học.
Đọc trước bài “Tổng kết từ vựng” (tiếp theo).
Tiết 50: TẬP LÀM VĂN
Nghò luaän trong vaên baûn töï söï
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Luyện tập để nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?
Kiểm tra bài tập 1, 2 của học sinh.
Bài mới: Văn bản tự sự là bức tranh gần gũi nhất với đời sống vì ở đó ta bắt gặp tất cả các tình huống, cảnh ngộ, kiểu nhân vật, mẫu người mà ta vẫn gặp hàng ngày. Để tập trung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, suy nghĩ về lí tưởng, về cuộc đời cần phải có yếu tố nghị luận.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Chia nhóm để học sinh thảo luận theo yêu cầu của câu hỏi trong sách giáo khoa.
(a. Lập luận dưới dạng nếu…thì, vì thế…cho nên, sở dĩ…là vì. Khi A …thì B → diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng khẳng định vấn đề.
Lập luận phù hợp tính cách ông giáo – người có học, giàu lòng thương người, dằn vặt, trăn trở cách sống, cách nhìn…)
Trong phiên toà xác định quan toà, bị cáo?
Lập luận của Kiều ở mấy câu đầu?
Hoạn Thư đã biện minh bằng một loạt lập luận xuất sắc. Trong 8 câu thơ, Hoạn Thư đã nêu mấy luận điểm?
(Nhận tội để đề cao tâng bốc Kiều).
Với lập luận trên, Kiều đã công nhận điều gì và đối xử như thế nào?
Vậy theo em căn cứ vào dấu hiệu và đặc điểm gì để biết có yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
(Nghị luận thực chất là cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc người nghe…)
Trong nghị luận người ta thường dùng những kiểu câu và loại từ như thế nào? Vì sao lại sử dụng từ và câu như thế?
(Khẳng định, câu phủ định, cặp quan hệ từ , từ ngữ: tại sao, nói chung, tuy nhiên…)
Rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2.
Học sinh tự thực hành.
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
* Tìm hiểu các đoạn trích
a. Ông giáo đưa ra luận điểm và lập luận theo logic
Nêu vấn đề: nếu ta…với họ.
Phát triển vấn đề: vợ tôi…khổ. Vì sao.
+ Khi người ta đau chân…
+ Khi người ta quá khổ.
+ Bản tính tốt…che lấp.
Kết thúc vấn đề: tôi biết…không nỡ giận.
b. Hình thức: Phiên toà:
Nguời ta phải trình bày lí lẽ, chứng lí, nhân chứng, vật chứng sao cho có sức thuyết phục.
Lời của Kiều: đay nghiến – khẳng định càng…càng.
Lập luận Hoạn Thư
+ Tôi là đàn bà nên ghen tuông .
+ Tôi đối xử tốt…
+ Tôi và cô ấy đều sống trong cảnh chồng chung….
+ Nhưng dù sao tôi cũng gây…nên bây giờ…
* Ghi nhớ: sách giáo khoa (trang 138).
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Lời của tác giả – thuyết phục người đọc.
Bài tập 2
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại ghi nhớ.
Xem trước bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận”.
File đính kèm:
- giao an TUAN 10.doc