Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu ) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Vì sao nói “Những chiếc xe không kính” là hình ảnh thơ độc đáo?
Phân tích tính cách, phẩm chất người chiến sĩ lái xe Trường Sơn ?
Bài mới: Bên cạnh đề tài viết về người lính Cụ Hồ trong cuộc chiến tranh giữ nước, văn học Việt Nam hiện đại còn đề cập đến công cuộc xây dựng đất nước xây dựng CNXH ở Miền Bắc. Có nhiều tác giả thể hiện thành công
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11: Tiết 51 – 52
Ñoaøn thuyeàn ñaùnh caù
Huy Cận
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu…) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Vì sao nói “Những chiếc xe không kính” là hình ảnh thơ độc đáo?
Phân tích tính cách, phẩm chất người chiến sĩ lái xe Trường Sơn…?
Bài mới: Bên cạnh đề tài viết về người lính Cụ Hồ trong cuộc chiến tranh giữ nước, văn học Việt Nam hiện đại còn đề cập đến công cuộc xây dựng đất nước xây dựng CNXH ở Miền Bắc. Có nhiều tác giả thể hiện thành công…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Nêu những điểm chính về tác giả.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? (Biểu cảm + miêu tả).
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: giọng vui, nhịp vừa phải. Khổ 2, 3, 7 giọng cao lên và nhanh hơn một chút.
Nguồn cảm xúc của Huy Cận thể hiện theo trình tự nào? (Thời gian, không gian của cuộc hành trình ra khơi đánh cá).
Xác định bố cục của bài thơ.
Hoạt động 3:
Cảnh biển vào đêm được tác giả miêu tả như thế nào? (Mặt trời xuống biển…)
Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong 2 câu thơ? Tác dụng?
Thiên nhiên khép lại, hoạt động của con người mở ra. Sự gắn kết của 3 hình ảnh “câu hát…” gợi lên không khí lao động của con người như thế nào?
Nhận xét về cách miêu tả của nhà thơ về cảnh đánh cá trên biển.
+ Phân tích những hình ảnh đặc sắc
(Con thuyền nhỏ bé trước biển bao la → kì vĩ, khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ).
+ Niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động còn thể hiện qua những câu thơ nào?
+ Cảnh biển về đêm còn được miêu tả thông qua những câu thơ miêu tả về các loài cá?
(Miêu tả màu sắc, hình dáng – qua trí tưởng tượng – hình ảnh lung linh sống động, biển giàu có, biển nhân hậu).
Huy Cận đã chọn thời điểm nào để kết thúc chuyến ra khơi?
Hình ảnh nào lặp lại cuối bài thơ? Có tác dụng gì?
Hoạt động 4:
Từ ngữ nào được nhắc nhiều lần trong bài thơ? Tạo âm hưởng gì?
(Hát – khúc ca lao động của con người lời thơ dõng dạc, nhịp điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới).
Trong bài thơ có những hình ảnh không hoàn toàn đúng như sự thật nhưng đã được nhà thơ sáng tạo → làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên, đó là sự kết hợp…
Nhận xét cái nhìn và cảm xúc của nhà thơ?
I. Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Huy Cận (1919 – 2005) quê ở Đức Thọ – Hà Tĩnh; là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới trước cách mạng. Sau cách mạng là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
“Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả ở vùng mỏ Quảng Ninh. Sống trong không khí lao động sôi nổi, hồn thơ Huy Cận nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, cuộc sống lao động và niềm vui của con người.
II. Đọc và tìm bố cục bài thơ: 3 phần
2 khổ đầu: cảnh ra khơi…
Các khổ tiếp: cảnh hoạt động của đoàn thuyền.
Khổ cuối: cảnh đoàn thuyền trở về.
III. Phân tích
1. Cảnh ra khơi khi mặt trời lặn
So sánh, nhân hoá liên tưởng:
“Mặt trời – hòn lửa
Sóng, đêm – cài then, sập cửa”
→ Biển vào đêm lung linh, kì vĩ, vũ trụ rộng lớn nhưng thật gần gũi con người.
Không khí lao động của con người: phấn chấn, hăm hở, tin tưởng, náo nức…
2. Đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm
“Thuyền…
lái gió, buồm trăng
mây cao, biển bằng
dò bụng biển
dàn đan thế trận”.
→ Kì ảo hoá: con người hoà hợp và chinh phục thiên nhiên, làm chủ công việc.
“Ta hát bài ca…
Ta kéo xoăn tay…”
→ Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng của thiên nhiên.
Vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của loài cá trên biển → bức tranh sơn mài lung linh, huyền ảo được sáng tạo bằng trí tưởng tượng dồi dào của nhà thơ.
3. Cảnh đoàn thuyền trở về lúc bình minh
“Câu hát…”không khí náo nức khẩn trương, niềm vui lao động theo suốt cuộc hành trình để gặt hái thành quả lớn. “Mặt trời đội biển” → nhân hoá: niềm tin tưởng vào cuộc sống mới của con người.
* Tổng kết:
Bài thơ là một khúc ca lao động sôi nổi, khoẻ khoắn của con người.
Bút pháp hiện thực + lãng mạn → bài thơ mang một vẻ đẹp hoành tráng mộng mơ. Thực và ảo, hiện tại và mơ ước đều bộc lộ dưới cái nhìn lạc quan say sưa bay bổng của con người.
* Ghi nhớ (sách giáo khoa).
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ, thực hành viết đoạn phân tích khổ thơ đầu.
Học thuộc lòng khổ 3, 4, 5. Soạn bài “Bếp lửa”.
Ký duyệt
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Beáp löûa
Bằng Việt
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được những tình cảm,cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ “Bếp lửa”.
Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: đọc trước bài.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
Bài mới: Trong chương trình Ngữ Văn 7 có một bài thơ cũng viết về tình cảm bà cháu là bài thơ nào?
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh: giống nhau về đề tài, nội dung cảm xúc, kỉ niệm và suy ngẫm ở mỗi bài khác nhau).
Gợi ý các câu hỏi:
1. Những nét cần chú ý về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ trong trẻo mượt mà, khai thác mơ ước kỉ niệm – gần gũi bạn đọc trẻ.
“Bếp lửa” – sáng tác 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô.
2. Tìm hiểu mạch cảm xúc và bố cục bài thơ
Mạch cảm xúc: đi từ hồi tưởng → hiện tại, từ kỉ niệm → suy ngẫm. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, lòng kính yêu và suy ngẫm về cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà.
Bố cục; nhân vật trữ tình (người cháu) phương thức biểu đạt: biểu cảm + miêu tả.
+ 3 câu đầu: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
+ Khổ 2, 3, 4: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, hình ảnh bà gắn liền với bếp lửa.
+ Khổ cuối: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
3. Phân tích những hồi tưởng bà và tình bà cháu.
Bắt đầu từ hình ảnh nào? Chú ý chi tiết.
(Bếp lửa ấm áp, thân thương, gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời.)
“Ấp iu” gợi điều gì?
(Bàn tay khéo léo, kiên nhẫn của người nhóm lửa – tấm lòng.)
Gợi tuổi thơ sống bên bà như thế nào?
+ Thiếu thốn, gian khổ, nhọc nhằn: chứng kiến nạn đói năm 1945, hoàn cảnh mẹ cha công tác, sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà.
+ Kỉ niệm về bà – bếp lửa: tình bà ấm áp.
Bếp lửa – quê hương – liên tưởng tiếng tu hú gọi hè – gợi nỗi hoài niệm nhớ mong.
4. Suy ngẫm về bà và bếp lửa:
Suy ngẫm về cuộc đời bà: vất vả, tần tảo, thức khuya, dậy sớm giữ cho ngọn lửa ấm nóng và toả sáng – nhóm lửa: nhóm lên tình yêu thương sự sống.
Người cháu đã khôn lớn, sống trong khung cảnh rộng lớn – nhưng không quên ngọn lửa của bà. Ngọn lửa thành kỉ niệm làm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài. Yêu bà, hiểu bà, hiểu thêm về dân tộc mình.
10 lần nhắc lại hình ảnh bếp lửa: người bà – người phụ nữ tảo tần, nhẫn nại, giàu đức hi sinh.
“Ngọn lửa” → kết quả: sự sống, niềm tin cho các thế hệ sau.
5. Tình cảm bà cháu còn gắn liền với tình cảm nào khác?
Tình yêu thương và biết ơn bà là khởi đầu của tình yêu quê hương, đất nước và con người.
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ và hướng dẫn học sinh luyện tập.
Soạn bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Ký duyệt
Tiết 53: TIẾNG VIỆT:
Toång keát veà töø vöïng
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới.
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Ôn lại khái niệm về từ tượng thanh và tượng hình.
Hướng dẫn làm bài tập.
Học sinh làm bài tập trên bảng.
Hoạt động 2:
Nhắc lại các khái niệm phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm…điệp ngữ, chơi chữ.
“Áo chàm…
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?”
“Mồ hôi….”
“Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa”.
Hướng dẫn làm bài tập.
(Quan Âm các cách phòng đọc sách Thúc Sinh một khoảng gần).
Hướng dẫn làm bài tập 4.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình
1. Khái niệm
Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người.
Từ tượng hình: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái.
2. Tên loài vật là từ tượng thanh
Tắc kè, tu hú, mèo, bò, cuốc…
3. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng:
Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ → mô tả đám mây một cách cụ thể, sống động.
II. Một số phép tu từ từ vựng
1. Các khái niệm
So sánh: đối chiếu sự vật này – sự vật khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi cảm, gợi tình.
Ẩn dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng.
Nhân hoá: gọi tên sự vật, sự vật bằnng từ ngữ được dùng để gọi người.
Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi.
Nói quá: biện pháp tu từ phóng đại tính chất, qui mô mức độ sự vật hiện tượng.
Nói giảm, nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh…
Điệp ngữ: cách lặp lại từ ngữ.
Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm thanh, nghĩa của từ → tạo sắc thái…
2. Bài tập:
hoa: cuộc đời Kiều.
a. Ẩn dụ
cây, lá: gia đình Kiều.
b. So sánh tiếng đàn – âm thanh của tự nhiên.
c. Nói quá
Sắc đẹp – hoa ghen liễu hờn.
d. Nói quá
Gang tấc – quan san → xa cách.
e. Chơi chữ: tài – tai.
3. Phương thức phép tu từ
say rượu
Say sưa (chơi chữ)
say cô bán rượu.
→ Cách thể hiện tình cảm kín đáo, tế nhị rất mạnh mẽ của chàng trai.
4. Bài tập
a. Nói quá: lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
b. So sánh: cảnh thiên nhiên – sinh động.
c. Nhân hoá: gắn bó con người và thiên nhiên.
d. Ẩn dụ: em bé – nguồn sống, niềm hi vọng của mẹ.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung đã học.
Xem trước bài “Tổng kết từ vựng” (tiếp theo).
Ký duyệt
Tiết 54:
Taäp laøm thô taùm chöõ
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
Nắm được những đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể loại thơ 8 chữ.
Qua hoạt động tập làm thơ 8 chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: tập làm một số bài thơ tám chữ.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Gọi học sinh đọc các đoạn thơ.
Tìm trong dòng những chữ có chức năng gieo vần.
Có qui định cách ngắt nhịp?
(Chú ý ngắt nhịp không phụ thuộc vào ý mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của người đọc).
Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh thực hành.
(Khuôn âm: ương – a).
Học sinh đọc – giáo viên nhận xét đánh giá, cho điểm.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ
1. a. Các câu đều 8 chữ.
b. Đoạn 1:
Cách gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp: tan – ngàn; mới – gợi; bừng – rừng; gắt – mật.
Nhịp thơ: 2/ 3/ 3
3/ 2/ 3…
c. Đoạn 2: vần chân theo cặp.
d. Đoạn 3: vần chân gián cách theo cặp.
2. Ghi nhớ
II. Luyện tập để nhận diện thơ 8 chữ
1. Điền từ: ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa.
2. Điền từ: cũng mất, tuần hoàn, đát trời.
3. Sửa từ cho đúng
Câu 3: …rộn rã – thay bằng : tuổi vào trường.
III. Thực hành làm thơ 8 chữ
1. Tìm từ điền vào chỗ trống.
…
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
…bay qua.
2. Làm thêm câu cuối
Gieo vần gián cách – thanh bằng.
lạ – rã; trường – thương.
…Làm cho lòng ta bồi hồi nhớ thương hoặc: bóng bạn bè thấp thoáng trong màn sương.
Những âm thanh ấy vang vọng quanh ta.
3. Thực hành
Bài thơ có làm đúng thể 8 chữ.
Cách gieo vần, nhịp.
Kết cấu.
Nội dung.
Chủ đề.
Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại cách để làm bài thơ theo thể thơ 8 chữ.
Học sinh tự làm bài thơ theo thể 8 chữ chủ đề về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
Ký duyệt
Tiết 55:
Traû baøi kieåm tra vaên
Mục tiêu cần đạt:
Qua bài viết, giáo viên đánh giá kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh phần văn học trung đại Việt Nam.
Rút kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế trong bài làm.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài, lên điểm.
Học sinh: xem lại kiến thức đã học.
Lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: xen lẫn bài học.
Trả bài:
1. Nhận xét chung về bài làm của học sinh
* Ưu điểm: Nắm được yêu cầu của câu hỏi, nhiều bài viết điểm cao.
* Hạn chế: một số em chuẩn bị bài chưa tốt, học chưa kĩ.
2. Trả bài cho học sinh
3. Sửa bài theo đáp án
Trắc nghiệm: trả lời đúng: 4đ/ 8 câu.
Tự luận:
+ Biện pháp tả cảnh ngụ tình: dùng cảnh bộc lộ tâm trạng.
4 điểm + Phân tích được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối của đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
2 điểm + Tóm tắt được tiểu sử Nguyễn Du.
Củng cố, dặn dò:
Soạn bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 11.doc