Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: soạn theo câu hỏi sách giáo khoa.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14: Tiết 66 – 67
Laëng leõ SaPa
Nguyễn Thành Long
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: soạn theo câu hỏi sách giáo khoa.
Lên lớp:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu tình huống truyện và phân tích diến biến tâm trạng của ông Hai qua tình huống đó.
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ mà Kim Lân sử dụng trong tác phẩm.
Bài mới: Trong công cuộc xây dựng đất nước, có biết bao con người nguyện đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp chung của dân tộc. Họ là những con người thuộc nhiều lứa tuổi, làm nhiều công việc khác nhau nhưng đều sống có lí tưởng, mục đích, cống hiến thần kì …như anh thanh niên trong “Lặng lẽ SaPa”…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
(Tác phẩm của ông thường mang vẻ đẹp trong sáng, thơ mộng…)
Hoàn cảnh sáng tác.
Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm.
Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản, giáo viên đọc mẫu một đoạn.
Nhận xét về địa danh SaPa?
Tìm tình huống và nhận xét về cốt truyện.
(Đơn giản).
Hoạt động 3:
Truyện có nhiều nhân vật, nhân vật chính là ai? Được giới thiệu như thế nào?
Cách giới thiệu tạo ấn tượng gì?
Hoàn cảnh sống, công việc của anh thanh niên?
Nhận xét về hoàn cảnh và công việc của anh? (Hoàn cảnh sống đặc biệt, cô đơn vắng vẻ, công việc dự báo thời tiết → tỉ mỉ, chính xác có tinh thần trách nhiệm…)
Điều gì có thể giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy?
Ngoài công việc chính, anh còn tìm thấy nguồn vui nào khác?
Khi được giới thiệu có người hoạ sĩ và cô kĩ sư lên thăm anh, thái độ của anh như thế nào? Ta thấy được nét tính cách nào đáng quý ở anh?
Người hoạ sĩ có ý định vẽ chân dung của anh, anh từ chối → đức tính nào đáng quý?
Chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, nhận xét về chân dung nhân vật này?
Vị trí của nhân vật này trong truyện. (Không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất → gửi gắm vào trong những suy nghĩ của này về con người, thiên nhiên).
Ông là người như thế nào? Có nhận xét gì về hình ảnh anh thanh niên?
Khi gặp người con trai nét mặt…nửa vì tự vệ chống lại một cái gì đó. “Cái gì đó” là gì?
(Không được nói thành tên nhưng hiểu đó là sự lôi cuốn, hấp dẫn…)
Từ đó cô đã có cảm xúc gì? Giúp cô hiểu thêm gì?
(Bàng hoàng lẽ ra cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết → đó là sự bừng dậy của tâm hồn tình cảm cao đẹp khi ta bắt gặp những ánh sáng ấy toả ra từ cuộc sống, tâm hồn của người khác).
Nhân vật bác lái xe là người như thế nào?
Nhân vật nào được giới thiệu gián tiếp? Có đặc điểm gì chung? (Miệt mài lao động).
Sự nhận xét của nhân vật này có tác dụng gì? (Làm rõ chủ đề tác phẩm, chân dung nhân vật chính càng thêm rõ nét).
Văn bản “Lặng lẽ SaPa” thuộc phương thức biểu đạt nào? (Văn xuôi tự sự).
Có cốt truyện không? Vậy sức hấp dẫn của tác phẩm toát ra từ yếu tố nào?
(Trữ tình).
Thể hiện như thế nào trong văn bản? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ấy.
Ngoài ra chất trữ tình còn thể hiện qua chi tiết nào khác nữa?
Theo em nếu không có mặt co kĩ sư có làm ảnh hưởng đến chủ đề của tác phẩm không?
(Không - mất đi chất thơ của tác phẩm).
Em hiểu như thế nào về nhan đề của tác phẩm?
(Trong cái im lặng…
Nhân vật không được gọi bằng tên cụ thể…)
Hiểu con người lao động ví mục đích chân chính” như thế nào? (tự giác, tích cực, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước và con người).
I. Giới thiệu tác giả , tác phẩm
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí.
“Lặng lẽ SaPa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai của tác giả vào mùa hè 1970 rút từ tập “Giữa rừng xanh”.
II. Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm
Truyện xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm khí tượng → nhân vật anh thanh niên thoáng hiện ra trong chốc lát nhưng để lại ấn tượng tốt đẹp trong tình cảm nhân vật khác.
III. Phân tích phần trích
1. Anh thanh niên
Người cô độc nhất thế gian → tạo ấn tượng.
Tuổi 27, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống một mình trên đỉnh núi cao → “thèm người”.
Ý thức về công việc của mình có ích cho mọi người, yêu nghề và suy nghĩ đúng đắn về công việc:
“Ta với công việc…”
Tổ chức, sắp xếp công việc ngăn nắp chủ động trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.
Sống cởi mở, chân thành, hiếu khách, quan tâm đến mọi người.
gửi củ tâm thất…
(vui mừng, chu đáo
trao trứng giỏ gà…)
Khiêm tốn, giản dị và thành thực (cách sống và cách nghĩ).
→ Chân dung nhân vật chính hội tụ nhiều nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, suy nghĩ.
2. Nhân vật khác
a. Nhân vật ông hoạ sĩ
Là người từng trải, khao khát đi tìm đối tượng của nghệ thuật.
Xúc động, bối rối khi gặp và khi anh thanh niên kể chuyện.
Muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên băng nét bút kí hoạ.
b. Cô kĩ sư
Bàng hoàng khi nghe anh kể chuyện.
Giúp cô hiểu thêm:
+ Cuộc sống dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên và những con người như anh.
+ Hiểu về con đường mà cô lựa chọn và đi tới.
Tình cảm hàm ơn với người thanh niên.
c. Bác lái xe
Người vui vẻ, cởi mở.
Người môi giới cuộc gặp gỡ giữa người hoạ sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
Qua lời giới thiệu của bác lái xe → hình dung nhân vật chính.
d. Nhân vật xuất hiện gián tiếp
Kĩ sư vườn rau.
Anh cán bộ nghiên cứu sét.
Ông bố của anh thanh niên.
→ Miệt mài lao động khoa học vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.
* Thông qua cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, tình cảm của nhân vật phụ, chân dung nhân vật chính hiện lên rõ nét, trong trẻo, rạng rỡ hơn.
3. Chất trữ tình của truyện
Bức tranh thiên nhiên của SaPa thật đẹp, thơ mộng (phần đầu, phần cuối).
Tình cảm của con người trong truyện: dung dị, chân thành, sâu sắc.
* Ghi nhớ: (sách giáo khoa)
IV. Luyện tập
Ký duyệt
Củng cố, dặn dò:
Đọc lại ghi nhớ, hướng dẫn luyện tập.
Soạn bài “Chiếc lược ngà”.
Tiết 68 – 69:
Vieát baøi taäp laøm vaên soá 3
vaên töï söï
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
Rèn luyện kĩ năng diễn đạt và cách trình bày.
Chuẩn bị:
Giáo viên: đề kiểm tra.
Học sinh: xem lại kiến thức đã học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, viết của học sinh.
Đề kiểm tra:
Học sinh chọn một trong hai đề:
Đề 1: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Đề 2: Nhân ngày 20 – 11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
Yêu cầu: viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, nghi luận.
Biểu điểm:
Điểm 9 – 10: trình bày rõ ràng, câu văn trau chuốt, có cảm xúc.
Điểm 7 – 8: rõ ý, tuy nhiên còn mắc từ 3 – 4 lỗi diễn đạt.
Điểm 5 – 6: biết viết bài văn tự sự nhưng ý chưa sâu, mắc từ 5 – 6 lỗi.
Điểm 3 – 4: viết sơ sài, thiếu ý.
Điểm 0 – 1 – 2: không rõ ý, diễn đạt yếu hoặc bỏ giấy trắng.
Củng cố, dặn dò:
Xem bài “Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.
Ký duyệt
Tiết 70:
Ngöôøi keå chuyeän trong vaên baûn töï söï
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
Rèn luyện kĩ năng cho học sinh nhận diện và tập hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết văn.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: Cho đoạn văn sau
“Và lão kể. Lão kể nhỏ nhỏ và …” (Lão Hạc – Nam Cao).
Xác định – người kể? Ngôi thứ mấy? Kể về việc gì? Là người trong cuộc hay ngoài cuộc?
Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Học sinh đọc đoạn trích.
Đoạn trích kể về ai? Sự việc gì?
Ai là người kể?
(Không xuất hiện, vô nhân xưng).
Dấu hiệu nào cho ta biết điều ấy?
Nếu là 1 trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể phải như thế nào?
(Xưng tôi hoặc tên).
Những câu “giọng cười…”, “những người con gái…” có phải là lời của anh thanh niên không? (Lời của người kể về anh thanh niên và suy nghĩ tình cảm của anh ta).
Nếu là lời của anh thanh niên trực tiếp nói ra, ta thấy như thế nào.
(Ý nghĩa kết quả bị giảm đi – tiếng lòng).
Nhận xét về vị trí của người kể trong đoạn văn trên?
(Điểm nhìn thấu suốt biết tất cả).
Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Đọc đoạn trích.
Tìm ra những điểm khác so với đoạn trích trong (I).
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
* Tìm hiểu đoạn trích
Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên.
Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả khách quan.
* Ghi nhớ (sách giáo khoa trang 193)
II. Luyện tập
Người kể chuyện: nhân vật tôi (ngôi 1) – chú bé trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ sau bao ngỳa xa cách.
Ưu điểm: người kể đi sâu vào tâm tư, tình cảm, tâm lí tinh vi, phức tạp diễn ra trong tâm hồn nhân vật.
Hạn chế: không bao quát các đối tượng khách quan, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
Củng cố, dặn dò:
Đọc lại ghi nhớ.
Làm bài tập về nhà 2b (trang 194).
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 14.doc