Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Nắm được nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”. Từ đó thấy được “Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, hình minh hoạ, tác phẩm.
Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi bài học theo sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Qua đoạn trích của hồi 14, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào?
Em thuộc câu thơ nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
Bài mới: Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc – tên tuổi của ông gắn liền với tuyệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6: Tiết 26:
“Truyeän Kieàu” cuûa Nguyeãn Du
Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Nắm được nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của “Truyện Kiều”. Từ đó thấy được “Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, hình minh hoạ, tác phẩm.
Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi bài học theo sách giáo khoa.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Qua đoạn trích của hồi 14, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào?
Em thuộc câu thơ nào trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
Bài mới: Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc – tên tuổi của ông gắn liền với tuyệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc phần giới thiệu tác giả.
Em hãy nêu nét chính về cuộc đời, gia đình, thời đại Nguyễn Du sống.
(Năm sinh, quê quán, con người…).
(Cha đỗ tiến sĩ, làm Tể tướng, anh cùng cha khác mẹ làm quan to và say mê nghệ thuật).
(Nguyễn Du có những năm tháng sống lưu lạc, mồ côi cha lúc 9 tuổi, mồ côi mẹ lúc 12 tuổi).
Xã hội phong kiến Việt Nam từ nửa cuối XVIII → đầu XIX có đặc điểm gì?
(Những biến động xã hội có tác động mạnh đến tình cảm, nhận thức Nguyễn Du để hướng vào đời sống hiện thực).
(3 tập thơ chữ Hán và nhiều sáng tác thơ Nôm).
(Thiên tài bẩm sinh + vốn sống + trái tim).
Nhận xét chung của em về tác giả qua những điều vừa tìm hiểu trên?
Hoạt động 2:
“Truyện Kiều” có nguồn gốc cốt truyện từ đâu?
Giáo viên gợi ý và yêu cầu học sinh tóm tắt từng phần → tóm tắt ngắn gọn toàn tác phẩm.
Thông qua cuộc đời của Thuý Kiều trong tác phẩm, Nguyễn Du thể hiện điều gì?
Thành tựu nổi bật về nghệ thuật của “Truyện Kiều”?
biểu đạt: (phản ánh); biểu cảm (cảm xúc), thẩm mĩ (vẻ đẹp ngôn từ).
→ Tiếng Việt trong “Truyện Kiều” giàu và đẹp.
I. Nguyễn Du.
1. Cuộc đời, gia đình, con người Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên; quê ở làng Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình quý tộc nhiều người làm quan to, nổi tiếng về văn học. Bản thân thông minh, học giỏi, uyên bác, cuộc đời từng trải, tiếp xúc nhiều → vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với nhân dân.
Nguyễn Du có tâm trạng phức tạp: theo nhà Lê, chống Tây Sơn, làm quan cho triều Nguyễn. Năm 1814 cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
2. Thời đại Nguyễn Du sống: biến động
Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng.
Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục (đỉnh cao phong trào Tây Sơn).
Vương triều Tây Sơn thất bại → triều Nguyễn thay thế.
3. Sự nghiệp sáng tác văn học.
Thơ chữ Hán + chữ Nôm (243 bài) tiêu biểu nhất: “Truyện Kiều”.
* Nguyễn Du – một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. “Có con mắt trông thấu cả 6 cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng liên Đường).
II. “Truyện Kiều”.
1. Nguồn gốc: Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện của cuốn tiểu thuyết chương hồi “Kim Vân Kiều Truyện” – Thanh Tâm Tài Nhân. "Truyện Kiều" viết bằng thơ Nôm lục bát → sáng tạo của Nguyễn Du.
2. Tóm tắt: 3 phần (theo sách giáo khoa).
3. Giá trị của tác phẩm:
a. Giá trị nội dung:
Cảm thông sâu sắc trước những khổ đau của con người; lên án thế lực tàn bạo; trân trọng đề cao vẻ đẹp con người; ước vọng cao đẹp về tình yêu, công lí…→ giá trị nhân đạo.
Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội: giai cấp thống trị tàn bạo – số phận bi kịch người phụ nữ → giá trị hiện thực.
b. Giá trị nghệ thuật:
Xây dựng thành công hình tượng nhân vật, sử dụng từ ngữ điêu luyện, đặc sắc (biểu đạt và biểu cảm).
Nghệ thuật miêu tả: tả cảnh, tình, tâm trạng…
Ngôn ngữ đa dạng: đối thoại, độc thoại; người kể trực tiếp (lời nhân vật), lúc gián tiếp (lời tác giả)…
Ký duyệt
Củng cố, dặn dò:
Học sinh đọc ghi nhớ.
Chuẩn bị trước bài “Chị em Thuý Kiều”.
Tiết 27:
Chò em Thuùy Kieàu
Nguyễn Du
Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du; khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận của Thúy Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
Thấy được cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều": trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Học sinh: trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa (theo bài học).
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu nét khái quát về tác giả Nguyễn Du.
Tóm tắt "Truyện Kiều".
Nêu giá trị của tác phẩm.
Bài mới: Phần mở đầu "Truyện Kiều", sau khi giới thiệu gia cảnh của Kiều, tác giả dành 24 câu thơ để nói về Thúy Vân, Thúy Kiều.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu kết cấu của đoạn trích.
Hoạt động 2:
Bốn câu đầu, Nguyễn Du đã khái quát 2 chị em Kiều như thế nào?
Em hiểu “ả tố nga” như thế nào?
Vẻ đẹp của 2 chị em Kiều được Nguyễn Du giới thiệu bằng câu thơ nào?
Dùng hình ảnh nào để gợi tả? Nguyễn Du đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Em hình dung được vẻ đẹp của Thúy Vân qua những nét nào?
Gợi vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du dùng nghệ thuật gì? (ước lệ)
Nhận xét về vẻ đẹp của Thúy Vân qua cách miêu tả của Nguyễn Du?
Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân dường như Nguyễn Du gợi lên tính cách số phận. Cảm nhận của em?
(Tính cách: hiền hoà, cuộc đời êm đềm…)
Từ nào gợi cho em cảm nhận đó?
(“thua”, “nhường”).
Nguyễn Du dùng 4 câu tả Vân, 12 câu tả Kiều. Nêu nhận xét của em về điều này?
Nguyễn Du đã khẳng định điều gì khi miêu tả vẻ đẹp của Kiều?
(“Sắc sảo”: trí tuệ; “mặn mà” về tâm hồn; và hơn hẳn Thúy Vân).
Miêu tả vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du chú trọng tả gì?
Dùng nghệ thuật gì?
(Giáo viên giảng).
Bên cạnh sắc đẹp, Kiều còn có tài năng gì?
Trong đó tài nào nổi trội?
(Đàn hát, soạn nhạc là sở trường của Kiều, bản đàn “Bạc mệnh” tự sáng tác ghi lại tiếng lòng của một trái tim…).
Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp sắc- tài-tình. Nguyễn Du đã dùng thành ngữ nào để khẳng định? (Một…)
Miêu tả vẻ đẹp gợi tính cách số phận. Ở Thúy Kiều khác Thúy Vân như thế nào? (ghen, hờn)
Miêu tả chân dung Thúy Vân trước, miêu tả Kiều sau đó là nghệ thuật gì?
(Đòn bẩy → tôn lên nét đẹp của Kiều).
Bốn câu cuối gợi lên cuộc sống của 2 chị em Kiều như thế nào?
(Khuôn phép, gia giáo, đức hạnh, cuộc sống yên ả).
Cảm hứng của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích?
Hướng dẫn luyện tập trong sách giáo khoa.
I. Đọc, tìm hiểu kết cấu đoạn trích
II. Phân tích
1.Giới thiệu khái quát hai chị em Kiều (4 câu)
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”:
→ Ước lệ gợi tả vẻ đẹp cốt cách duyên dáng thanh cao; phẩm chất tâm hồn trong trắng → đẹp hoàn mĩ.
2. Vẻ đẹp Thúy Vân (4 câu)
Nét khái quát “trang trọng khác vời” → đẹp cao sang, quý phái.
Cụ thể:
+ Khuôn trăng – mặt.
+ Nét ngài – đôi mày.
+ Hoa – nụ cười.
+ Ngọc – nói.
+ Mây, tuyết – tóc da.
→ Ước lệ, liệt kê: vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang hài hoà, trọn vẹn.
Chân dung mang tính cách số phận: vẻ đẹp hoà hợp, êm đềm – cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
3. Vẻ đẹp Thúy Kiều
a. Sắc đẹp:
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”.
→ Ước lệ: vẻ đẹp đôi mắt – nét đẹp của tâm hồn, như một bức tranh thuỷ mặc, có sức cuốn hút.
b. Tài năng:
“Pha nghề thi hoạ..”
→ Tài năng đa dạng, đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cầm, kì…
Cực tả tài – ca ngợi cái tâm của nàng: đa sầu, đa cảm.
c. Chân dung mang tính cách, số phận:
Vẻ đẹp tạo hoá ghen ghét, đố kị – cuộc đời éo le, gặp nhiều đau khổ, bất hạnh.
4. Cảm hứng của Nguyễn Du:
Đề cao giá trị con người.
Ca ngợi, ngưỡng mộ trước vẻ đẹp, tài năng, nhân phẩm, khát vọng cao đẹp…→ nhân đạo của Nguyễn Du.
Củng cố, dặn dò:
Đọc ghi nhớ sách giáo khoa, hướng dẫn luyện tập.
Chuẩn bị bài “Cảnh ngày xuân”.
Tiết 28:
Caûnh ngaøy xuaân
Nguyễn Du
Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.
Vận dụng để viết văn tả cảnh.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: trả lời câu hỏi và đọc trước bài.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều để tìm ra nét khác nhau trong cách miêu tả của Nguyễn Du?
Thúy Vân : sắc đẹp, tả chi tiết.
(ước lệ
Thúy Kiều : sắc, tài, tình, tả 1 nét → ấn tượng chung về 1 vẻ
đẹp…).
Bài mới: Bên cạnh nét tài hoa trong bút pháp nghệ thuật tả người, Nguyễn Du còn thành công trong nghệ thuật miêu tả cảnh → bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đoạn trích.
Đoạn trích ở phần nào của tác phẩm?
(Phần đầu tác phẩm. Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại, miêu tả chị em Kiều, tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân, ngày tiết Thanh minh).
Kết cấu của đoạn trích theo trình tự nào? (thời gian của cuộc du xuân)
Hoạt động 2:
Nguyễn Du đã phác hoạ bức tranh mùa xuân như thế nào? Đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật?
Nhận xét về màu sắc của bức tranh?
(Hài hoà tuyệt diệu. Thảm cỏ xanh non trải rộng làm nền cho bức tranh xuân được điểm xuyết bằng một vài đốm trắng của bông hoa lê → gợi vẻ đẹp riêng của mùa xuân).
Đó là nét đẹp như thế nào? Nhận xét cách dùng từ…
(Mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống – cỏ non; khoáng đạt, trong trẻo – trời; nhẹ nhàng, thanh khiết – trắng; “điểm” – cảnh có hồn).
Trong ngày Thanh minh có 2 hoạt động nào diễn ra cùng một lúc?
(Tảo mộ – viếng mộ, quét, sửa sang…; hội đạp thanh – đi chơi xuân ở chốn đồng quê).
Thống kê các từ 2 âm tiết (từ ghép và láy) trong 8 câu thơ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
Qua cuộc du xuân của chị em Kiều Nguyễn Du muốn khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa. Cảm nhận của em về lễ hội truyền thống ấy?
(Tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật đi tảo mộ; sắm quần áo để đi hội; rắc thoi vàng, đốt tiền giấy tưởng nhớ người thân đã khuất).
Sáu câu cuối miêu tả cảnh chị em Kiều du xuân trở về như thế nào?
(Nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi sự chuyển động nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về phía Tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh).
Nét khác của cảnh vật so với 4 câu thơ đầu? Qua những từ ngữ nào?
(Sáng – chiều; vào hội – tan hội).
Những từ láy “tà tà, thanh thanh, não..” vừa miêu tả – vừa gợi tâm trạng gì?
(Gặp nấm mồ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng).
Thành công về nghệ thuật của Nguyễn Du được sử dụng trong đoạn trích là gì?
(Học sinh đọc ghi nhớ).
I. Đọc, tìm hiểu vị trí và kết cấu đoạn trích
Bốn câu đầu: khung cảnh ngày xuân.
Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
Sáu câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
II. Phân tích
1. Vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân
Thời gian: ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng 3.
Không gian: cuối xuân, chim én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa…trong xanh.
“Cỏ non…”
→ Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp: màu sắc hài hoà, giàu sức sống, trong trẻo khoáng đạt, cảnh vật sinh động, có hồn.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
Không khí lễ hội thật rộn ràng, đông vui, tấp nập.
“Nô nức yến anh” → ẩn dụ: đoàn người đi chơi xuân trong tâm trạng náo nức, vui tươi.
→ Lễ hội văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
Cảnh mùa xuân vẫn mang cái thanh thoát dịu nhẹ nhưng không khí rộn ràng, nhộn nhịp của lễ hội không còn.
Thời gian, không gian thay đổi: không khí nhạt dần, lặng dần → tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến – linh cảm về điều sắp xảy ra.
4. Nghệ thuật
Bức tranh cảnh miêu tả theo trình tự thời gian, không gian.
Sử dụng từ có giá trị biểu đạt, biểu cảm cao (ghép + láy).
Tả mà gợi.
Củng cố, dặn dò:
Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập (trang 87).
Chuẩn bị bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Tiết 29: TIẾNG VIỆT:
Thuaät ngöõ
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: xem trước bài học.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Có những cách nào để phát triển từ vựng?
(Phát triển nghĩa của từ ngữ và phát triển về số lượng từ ngữ.
tạo từ ngữ mới.
phát triển về số lượng có 2 cách
mượn tiếng nước ngoài.)
Từ vựng của 1 ngôn ngữ có thể thay đổi được không?
(Phải thay đổi, thế giới tự nhiên và xã hội luôn vận động…nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp và nhận thức của con người…)
Bài mới: Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, trình độ văn hoá của nhân dân càng cao, nhiều thuật ngữ…
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung
Hoạt động 1:
So sánh cách giải thích về nghĩa của từ nước và muối.
(Cách 1: nêu đặc tính bên ngoài của sự vật: dạng, màu sắc, mùi vị, từ đâu mà có → giải thích dựa trên khái niệm và cảm tính;
Cách 2: thể hiện đặc tính bên trong phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học).
Đọc ví dụ 2 và trả lời các câu hỏi.
Thuật ngữ là gì? (Ghi nhớ).
Hoạt động 2:
Các thuật ngữ trong mục 1.2 còn có ý nghĩa nào khác không?
(Không; các từ ngữ không phải thuật ngữ thường có nhiều nghĩa).
Phân biệt từ “muối”.
(Muối 1: là một thuật ngữ, không có tính biểu cảm, không gợi ý nghĩa bóng bẩy.
Muối 2: 1 từ thông thường – tình cảm sâu đậm của con người).
Từ ví dụ đó, ta rút ra điều gì?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Tìm hiểu nghĩa của từ “điểm tựa”.
(Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí: điểm cố định của một đòn bẩy).
Cho học sinh đặt câu với các ý sau:
Thức ăn hỗn hợp
Đội quân hỗn hợp.
Nêu định nghĩa thuật ngữ “cá”.
(Định nghĩa của sinh học).
(cá voi, cá heo, cá sấu)
(1 thuật ngữ – 1 khái niệm – 2 lĩnh vực khoa học khác nhau: kinh tế học và quang học).
I. Thuật ngữ
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
II. Đặc điểm của thuật ngữ
Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
III. Luyện tập
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Không được dùng như 1 thuật ngữ- dùng một cách hình ảnh: làm chỗ dựa chính (ví như một điểm tựa của đòn bẩy).
Bài tập 3:
a. Dùng như một thuật ngữ.
b. Dùng như một từ ngữ thông thường.
Bài tập 4:
“Cá” là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
“Cá” cách hiểu thông thường: không nhất thiết phải thở bằng mang.
Bài tập 5:
Hai thuật ngữ không vi phạm nguyên tắc.
Tiết 30:
Traû baøi taäp laøm vaên soá 1
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh tự đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về ý tứ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chấm bài, xem xét những sai sót trong bài làm của học sinh.
Học sinh: xem lại kiểu bài thuyết minh.
Lên lớp: Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: xen lẫn bài học.
Bài mới: trả bài.
1. Nhận xét chung về bài làm của học sinh
a. Ưu điểm:
Nắm được yêu cầu của đề bài: thuyết minh + biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
Nhiều bài viết có ý sáng tạo.
b. Hạn chế:
Nhiều bài viết chưa thuyết minh đặc điểm của đối tượng.
Không biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả.
Viết sai chính tả, dùng nhiều từ chưa chính xác.
Trình bày ẩu.
2. Sửa bài: đề, học sinh thảo luận, xây dựng dàn ý.
a. Mở bài: giới thiệu về cây lúa Việt Nam.
b. Thân bài:
Nguồn gốc: từ thời dựng nước cư dân Văn Lang đã biết trồng lúa – văn minh nông nghiệp lúa nước ra đời.
Đặc điểm: thân mềm, lá dài, sắc, rễ chùm, điều kiện thích hợp trồng nước phát triển mạnh. Trồng theo vụ, có 2 vụ chính: mùa 1, 2 → 5, 6; chiêm 7, 8 → 9, 10. Trồng nhiều ở 2 Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Nam Bộ; núi cao ruộng bậc thang, giống cũ thời gian 6 tháng, giống lúa mới 3 tháng 10 ngày (ngắn ngày) IR14.
Phân loại:
+ Lúa tẻ (chính): dân gian gọi bằng tên dân dã: nàng hương, tám thơm, tài nguyên, một bụi…nguồn lương thực chính đời sống con người.
+ Lúa nếp: dẻo, hạt to, mùi thơm (nếp cái, nếp hoa vàng…)
Quá trình sinh trưởng và phát triển:
Chọn giống, ủ mầm, gieo mạ, cấy → làm đòng (xanh mướt, phát triển mạnh – lúa đương thời con gái) → tạo bông → chín, bông to, hạt mẩy uốn cong → gợi cuộc sống ấm no.
Công dụng:
+ Nuôi sống con nguời, xuất khẩu, chăn nuôi.
+ Sản phẩm thể hiện sự sáng tạo của trí tuệ con người, phẩm chất tốt đẹp của con người: thông minh, cần cù.
Giá trị: hình ảnh hạt lúa – hạt gạo → câu chuyện huyền thoại “Bánh chưng, bánh giầy” – hạt gạo – hạt ngọc đuợc chắt chiu từ bao mồ hôi công sức lao động của con người. “Ở đây…”
c. Kết bài:
Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh.
3. Chữa một số lỗi diễn đạt
(Bài viết của học sinh).
4. Đọc một số đoạn hay trong bài viết của học sinh và trả bài
Củng cố, dặn dò:
Xem lại bài viết để rút kinh nghiệm.
Chuẩn bị bài “Miêu tả trong văn tự sự”.
Ký duyệt
File đính kèm:
- giao an TUAN 6.doc