Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 9

Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm, lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.

 Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật, sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn.

Chuẩn bị:

Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa.

Học sinh: soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.

Lên lớp: Ổn định:

Kiểm tra bài cũ:

 Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

 Tóm tắt tiểu sử tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Bài mới: Sau khi đánh cướp cứu người bị nạn, chàng Lục Vân Tiên lại tiếp tục con đường khoa cử của mình. Một hung tin đến với chàng: mẹ mất, chàng lỡ thi, bị mù cả hai mắt. Đang bơ vơ bị bọn người xấu hãm hại,

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9: Bài 9: VĂN BẢN Tiết 41 Luïc Vaân Tieân gaëp naïn Nguyễn Đình Chiểu Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm, lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường. Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật, sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa. Học sinh: soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Tóm tắt tiểu sử tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Bài mới: Sau khi đánh cướp cứu người bị nạn, chàng Lục Vân Tiên lại tiếp tục con đường khoa cử của mình. Một hung tin đến với chàng: mẹ mất, chàng lỡ thi, bị mù cả hai mắt. Đang bơ vơ bị bọn người xấu hãm hại,… Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Nêu vị trí đoạn trích. Tìm kết cấu. Hoạt động 2: Tìm chủ đề của đoạn trích Hoạt động 3: Giữa Trịnh Hâm và Lục Vân Tiên có mối quan hệ gì? (Kết bạn trước đó. Khi Lục Vân Tiên đang bơ vơ…) Trịnh Hâm quyết định gây hại Lục Vân Tiên là vì sao? (Ghen ghét đố kị tài năng và lo cho con đường tiến thân của mình). Hại bạn trong hoàn cảnh bạn gặp hoạn nạn như thế, chứng tỏ hắn là con người như thế nào? (Độc ác, tàn nhẫn dường như đã ngấm tới máu thịt → bản chất của Trịnh Hâm). Đọc “Đêm khuya…” nhận xét về hành động của Trịnh Hâm? (Chỉ 8 dòng thơ để kể về một tội ác tày trời, lột tả tâm địa xấu xa, bất nhân bất nghĩa. Nguyễn Đình Chiểu đã sắp xếp tình tiếp hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ văn mộc mạc). Sau khi thấy Lục Vân Tiên trôi dạt vào bờ, gia đình ông Ngư đã có những việc làm gì? Nhận xét 2 câu thơ “ Hối con vầy…”? (Câu thơ mộc mạc, kể lại cách cứu người dân dã của gia đình ông Ngư…→ hành động hoàn toàn đối lập với mưu toan thấp hèn của Trịnh Hâm). Sau khi cứu sống người bị nạn, gia đình ông Ngư còn có việc làm gì? (Cuộc sống dù nghèo khó nhưng đầm ấm tình người). Khi Lục Vân Tiên có ý trả ơn, ông Ngư bày tỏ thái độ gì? Theo em, đây có phải là lần đầu tiên Nguyễn Đình Chiểu nhắc điều này không? Những câu thơ còn lại miêu tả cuộc sống của ông Ngư; đó là cuộc sống như thế nào? (Cuộc sống của người dân chài bình thường trên sông nước có vẻ như được thi vị hoá trở nên thơ mộng → khát vọng về cuộc sống đẹp, cuộc sống đáng mơ ước đối với con người. Đoạn thơ đã nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào? I. Đọc, tìm hiểu kết cấu đoạn trích 8 câu đầu: hành động tội ác của Trịnh Hâm. 20 câu tiếp: việc làm nhân đức của ông Ngư. Còn lại: cuộc sống trong sạch, lí tưởng và nhân cách… II. Chủ đề Nêu lên sự đối lập giữa thiện – ác lên án những kẻ hung tàn, độc ác; ca ngợi những việc làm cao thượng, nhân ái của con người. III. Phân tích 1. Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm Động cơ gây tội ác: do lòng ghen ghét đố kị vơi tài năng của Lục Vân Tiên. Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa: đang tâm hãm hại bạn trong lúc bạn gặp hoàn cảnh hoạn nạn, nuốt lời hứa. Hành động có toan tính, có âm mưu sắp đặt kĩ lưỡng: + Chọn thời điểm: đêm khuya. + Không gian: giữa dòng nước. + Bịa đặt “giả tiếng kêu trời” → che lấp tội ác. → Gian ngoan, xảo quyệt, gây tội ác không cắn rứt lương tâm. 2. Việc làm nhân đức của ông Ngư Cứu vớt Lục Vân Tiên, chăm chút, ân tình chu đáo, khẩn trương như người thân trong gia đình. Sẵn sàng cưu mang Lục Vân Tiên dù gia cảnh nghèo khó. → Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp. Từ chối ân huệ của người mình đã cứu “dốc lòng nhơn…” 3. Cuộc sống của ông Ngư Cuộc sống tự do, phóng khoáng. Hoà hợp với thiên nhiên. Đầy ắp niềm vui, trong sạch, ngoài vòng…→ khát vọng về một cuộc sống đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. * Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin, khát vọng vào cái thiện, vào con người lao động bình thường, tuy nghèo khổ nhưng nhân hậu vị tha, trọng nghĩa khinh tài. Củng cố, dặn dò: Đọc ghi nhớ, hướng dẫn học sinh luyện tập để củng cố bài học. Soạn bài “Chương trình địa phương”. + Tìm và thống kê các tác giả là người địa phương ( kèm tác phẩm). + Tìm và thống kê các tác giả viết về địa phương mình. Ký duyệt Tiết 42: Chöông trình ñòa phöông (phaàn Vaên) Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm bắt những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về địa phương mình. Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương. Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học địa phương. Học sinh: sưu tầm, thống kê văn học địa phương. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Trên cơ sở đã chuẩn bị, học sinh thống kê các tác phẩm, tác giả địa phương đã tìm vào bảng thống kê. (Học sinh từng tổ làm). Hoạt động 2: Sưu tầm tác phẩm văn học, tác giả không phải người địa phương nhưng viết về địa phương. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phát biểu cảm nghĩ (Trình bày bằng bài viết). “Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển, Phù sa vạn dặm tới đây tuôn Lắng lại, và chân người bước đến. Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau Những dòng sông rộng hơn nghìn thước Trùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trở xuống nghìn tay, ôm đất nước. Tổ quốc tôi…Cà Mau”… 1. Thống kê các tác giả, tác phẩm văn học địa phương Nguyễn Thanh. “Nước chảy Nguyễn Thị Ngọc Tư. mây trôi Võ Đắc Danh. cánh đồng Đàm Thị Ngọc Thơ. bất tận Nguyễn Hải Tùng. 2. Tác giả , tác phẩm văn học viết về địa phương Tác giả: Xuân Diệu, Đoàn Giỏi. Tác phẩm: Mũi Cà Mau (1962), “Đất rừng phương Nam”. 3. Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tác phẩm viết về địa phương Mũi Cà Mau: miền đất sức sống trào dâng, cần cù, chắt chiu → lắng đọng một miền đất mới – miền đất yên bình, phù sa màu mỡ – hội tụ cuộc sống con người. Nhìn không gian để hình tượng hoá, lặp: + Hình dung độc đáo bất ngờ: mũi thuyền Tổ quốc – mũi Cà Mau → đẹp về hình tượng, giàu về ý nghĩa: lướt tới trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. + Vẻ đẹp hoành tráng, gây ấn tượng sâu dậm, hấp dẫn: không gian cao rộng, thoáng đãng với một màu xanh tha thiết – tình yêu quê hương xứ sở – nét đẹp của làng quê mới. Cái hay: ở hình tượng đẹp, ở tình cảm chân thật nồng nàn của nhà thơ. Củng cố, dặn dò: Học sinh đọc bài viết đã chuẩn bị. Sưu tầm thêm một số tác phẩm văn học khác. Tiết 43 – 44: TIẾNG VIỆT: Toång keát veà töø vöïng Mục tiêu bài học: Giúp học sinh Nắm được kiến thức và vận dụng kiến thức về từ vựng tiếng Việt đã học từ lớp 6 đến lớp 9: (từ đơn, từ phức, thành ngữ…). Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ. Học sinh: xem trước bài học. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: kết hợp với bài mới. Bài mới: Nhằm củng cố lại những kiến thức đã học từ lớp 6 dến lớp 9 về từ vựng tiếng Việt và để vận dụng trong giao tiếp, trong việc tiếp nhận, phân tích văn bản… Hoạt động của thầy – trò Nội dung Hoạt động 1: Thế nào là từ đơn? Từ phức? Phân loại từ phức. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Hoạt động 2: Thế nào là thành ngữ? Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. Hướng dẫn học sinh giải nghĩa các thành ngữ; tục ngữ. Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và 2 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Đặt câu. (Chia nhóm). Ví dụ công an đã dùng kế điệu hổ li sơn để bắt tên cướp. dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương có ưu thế để dễ bề chinh phục. Hoạt động 3: Ôn lại khái niệm về nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị (sự vật, hoạt động, quan hệ…) Hướng dẫn làm bài tập. Hoạt động 4: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. TIẾT 2 Hoạt động 5: Khái niệm về từ đồng âm. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Hoạt động 6: Thế nào là từ đồng nghĩa. Hướng dẫn làm bài tập. Hoạt động 7: Thế nào là từ trái nghĩa. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 3 phân nhóm. Hoạt động 8: Khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ (thực chất là quan hệ giữa từ ngữ như đồng nghĩa, trái nghĩa). Học sinh điền từ và giải thích. Hoạt động 9: Khái niệm về trường từ vựng. Làm bài tập 2. I. Từ đơn và từ phức 1. Ôn lại các khái niệm 2. Tìm từ ghép, từ láy a. Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. b. Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ… 3. Tìm từ láy giảm nghĩa, tăng nghĩa Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. Tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. II. Thành ngữ 1. Khái niệm thành ngữ 2. Bài tập * Thành ngữ: b./ Đánh trống bỏ dùi: làm việc không tới nơi tới chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm. d./ Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này… e./ Nước mắt cá sấu: sự cảm thông, thương xót, giả dối nhằm đánh lừa người khác. * Tục ngữ: a./ “Gần mực…” c./ “Chó treo mèo đậy” giữ gìn thức ăn. 3. Tìm thành ngữ * Có yếu tố chỉ động vật: như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, vuốt râu hùm, mở để miệng mèo, như mèo thấy mỡ, lên xe xuống ngựa, rồng đến nhà tôm, như vịt nghe sấm… * Có yếu tố chỉ thực vật: bèo dạt mây trôi, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn, cưỡi ngựa xem hoa, dây cà…, bẻ hành bẻ tỏi. 4. Bài tập 4: “Cá chậu chim lồng” tù túng mất tự do, ”ba chìm bảy nổi”. III. Nghĩa của từ: 1. Khái niệm về nghĩa của từ 2. Chọn cách hiểu đúng (a) 3. Chọn cách giả đúng (b) Vì độ lượng không hiểu là đức tính mà hiểu là tấm lòng. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 1. Khái niệm từ nhiều nghĩa 2. Bài tập “ Hoa”: nghĩa chuyển – không coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Nghĩa chuyển của từ “hoa” là tạm thời theo cách hiểu của Nguyễn Du. V. Từ đồng âm 1. Từ đồng âm Khái niệm. Phân biệt. 2. Bài tập a./ Hiện tượng từ nhiều nghĩa: lá 1: gốc; lá 2: chuyển. b./ Từ đồng âm: phát âm giống, nghĩa khác 2 từ không có mối liên hệ nào về nghĩa. VI. Từ đồng nghĩa 1. Khái niệm 2. Chọn cách hiểu đúng (d). 3. Dựa trên cơ sở: Xuân: từ 1 mùa trong năm, đồng nghĩa 1 tuổi. Bộ phận – toàn bộ (chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ). Tác dụng: tinh thần lạc quan của Bác, tránh lặp với từ tuổi tác. VII. Từ trái nghĩa 1. Khái niệm 2. Tìm cặp từ trái nghĩa Xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp. 3. Cặp từ trái nghĩa * Cùng nhóm: sống – chết; chẵn – lẻ; chiến tranh – hoà bình (Trái nghĩa lưỡng phân; biểu thị 2 khái niệm đối lập, loại trừ nhau, khẳng định cái này phủ định cái kia – không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm). * Cùng nhóm già – trẻ: yêu – ghét; cao – thấp; nông – sâu; giàu – nghèo (Trái nghĩa thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ như rất, hơi,…) VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 2. Học sinh điền vào ô trống trong sơ đồ Giải thích nghĩa của các từ ngữ trong sơ đồ bằng cách sử dụng nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp. Ví dụ: Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. IX. Trường từ vựng 1. Khái niệm 2. Phân tích: Tác giả dùng 2 từ cùng trường từ vựng: tắm – bể → tăng giá trị biểu cảm: sức tố cáo mạnh mẽ hơn. Ký duyệt Củng cố, dặn dò: Yêu cầu học sinh học và ôn lại các kiến thức đã học trong tiết 43 – 44. Tiết 45: TẬP LÀM VĂN Traû baøi taäp laøm vaên soá 2 vaên töï söï Mục tiêu bài học: Giúp học sinh Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những điểm tốt, điểm hạn chế trong bài viết của mình. Rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự. Chuẩn bị: Giáo viên: chấm bài, lên điểm. Học sinh: xem lại kiến thức bài học trước. Lên lớp: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: kết hợp với trả bài. Trả bài: 1. Sửa bài: xây dựng dàn ý Đề 1: Hình thức: một bức thư gửi người bạn học cũ. Nội dung: kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách. + Học sinh tưởng tượng bản thân đã trưởng thành, có một công việc vị trí nào đó nay trở lại thăm trường. + Lí do trở lại, thăm vào lúc nào, đi với ai, đến trường gặp ai, quang cảnh trường như thế nào; nhớ lại cảnh ngày xưa còn học, có gì khác trước, có gì vẫn như xưa, gợi kỉ niệm vui buồn như thế nào, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên ra sao… Đề 2: công tác Đặt giả định: người viết có người thân đi xa chuyển chỗ đã mất. Người thân: người có kỉ niệm gắn bó, sâu nặng, quen thuộc và thân thiết với người viết. Bây giờ ở đâu, làm gì? Khi gặp hình dáng, cử chỉ, lời nói,… kết thúc như thế nào? Hình thức: kể một giấc mơ. Đề 4: Hình thức: kể về một buổi đi thăm… Nội dung: trình bày theo trình tự: + Thời điểm: sáng, chiều. + Sự việc, con người: đi với ai, mang theo gì, đến nơi làm gì, kết thúc ra sao? + Kết hợp kể và miêu tả quang cảnh. 2. Nhận xét về bài làm * Ưu điểm: nhiều bài viết tốt, nắm được yêu cầu chung của đề và thể loại văn bản , chọn chi tiết tiêu biểu, miêu tả… * Hạn chế: một số bài nội dung còn đơn điệu. 3. Sửa lỗi trong bài viết Lỗi chính tả. Lỗi dùng từ. Viết câu. 4. Đọc bài viết tốt để học sinh tham khảo. Ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an TUAN 9.doc
Giáo án liên quan