Giáo án môn Ngữ văn tự chọn 9 năm 2007 - 2008 Trường THCS Tạ Xá

A. CHUẨN BỊ:

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh nắm được một số kiến thức và kĩ năng sau:

- Khái quát về từ loại gồm : các đặc điểm của từ Tiếng Việt. Hiểu sâu hơn khả năng kết hợp của từ loại với các từ ngữ khác để tạo thành cụm từ . Nắm được đặc điểm của các kiểu câu trong Tiếng Việt

- Rèn kĩ năng nhận diện các lớp từ trong câu và hiểu chức năng của chúng và cách sử dụng chúng.

II. Ý NGHĨA:

Trong thực tiễn, học sinh còn lúng túng trong việc phát hiện và nhận diện lớp thực từ và hư từ. Vì vậy, việc nắm bắt chắc chắn các từ loại và cụm từ, câu trong Tiếng Biệt là không thể thiếu trong quá trình phân tích cấu trúc, chức năng của chúng trong các văn bản, để từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu được rõ nghĩa .

Chủ đê này sẽ tập hợp một số các từ loại, cụm từ một số kiểu câu cơ bản và có tác dụng mở rộng về kết hợp thực hành giải quyết các bài tập rèn kĩ năng để học sinh nắm bắt cụ thể, sâu sắc hơn về chức năng, công dụng của chúng khi sử dụng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn tự chọn 9 năm 2007 - 2008 Trường THCS Tạ Xá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề i Từ loại – cụm từ – câu trong tiếng việt A. Chuẩn bị: I. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được một số kiến thức và kĩ năng sau: - Khái quát về từ loại gồm : các đặc điểm của từ Tiếng Việt. Hiểu sâu hơn khả năng kết hợp của từ loại với các từ ngữ khác để tạo thành cụm từ . Nắm được đặc điểm của các kiểu câu trong Tiếng Việt - Rèn kĩ năng nhận diện các lớp từ trong câu và hiểu chức năng của chúng và cách sử dụng chúng. II. ý nghĩa: Trong thực tiễn, học sinh còn lúng túng trong việc phát hiện và nhận diện lớp thực từ và hư từ. Vì vậy, việc nắm bắt chắc chắn các từ loại và cụm từ, câu trong Tiếng Biệt là không thể thiếu trong quá trình phân tích cấu trúc, chức năng của chúng trong các văn bản, để từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu được rõ nghĩa . Chủ đê này sẽ tập hợp một số các từ loại, cụm từ một số kiểu câu cơ bản và có tác dụng mở rộng về kết hợp thực hành giải quyết các bài tập rèn kĩ năng để học sinh nắm bắt cụ thể, sâu sắc hơn về chức năng, công dụng của chúng khi sử dụng. III. Tài liệu: - Tài liệu về từ – cụm từ – câu trong Tiếng Việt (đã chọn lọc) - Các bài tập trong tài liệu - Các từ loại , cụm từ, câu đã học ở lớp 6,7.8 và các tác phẩm văn học thơ trong SGK Ngữ văn. IV. Thời lượng: 6 Tiết - Tiết 1: Ôn lại kiến thức cơ bản về từ loại và cụm từ đã học. - Tiết 2: Làm bài tập thực hành. Bước 1- 2 - Tiết 3: Ôn lại kiến thức cơ bản về câu đã học. - Tiết 4: Làm bài tập thực hành. Bước 3 - Tiết 5: Làm bài tập thực hành. - Tiết 6: Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Bước 4 B. Nội dung. I. Phần mở đầu. Trong quá trình nhận diện, phân tích về các từ loại, cụm từ và câu trong Tiếng Việt, thực tế cho thấy học sinh còn nhiều lúng túng, chưa xác định chắc chắn được từ đó thuộc từ loại nào; cụm động từ hay ... . Đặc biệt là các kiểu câu. Vậy chuyên đê này phần nào sẽ giúp các em củng cố, khắc sâu hơn kiến thức về Tiếng Việt. II. Tổ chức các hoạt động học tập. *. Bước 1: Ôn lại kiến thức cơ bản về từ loại, cụm từ trong Tiếng Việt. Đọc và tìm hiểu các câu hỏi ở tài liệu: Câu 1. Em đã học những những từ loại nào? Gợi ý: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, mạo từ, phó từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ .. Câu 2. Trong các từ loại trên,những từ loại nào được coi là thực từ? Tại sao lại gọi chúng là thực từ? Gợi ý: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ (là những từ có ý nghĩa từ vựng: gọi tên SV, chỉ hoạt động, trạng thái tính chất... Có khả năng làm thành tố chính trong các cụm từ chính phụ và có khả năng làm các thành tố chính trong câu) Câu 3. Nêu khái niệm của các từ loại? Gợi ý: Xem lại các phần ghi nhớ về Tiếng việt trong SGK lớp 6-7-8. Câu 4. Nêu những đặc điểm của các cụm từ đã học? Gợi ý: Xem phần ghi nhớ về các bài cụm từ tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 6. Câu 5. Vẽ sơ đồ cấu tạo của các cụm từ ? Gợi ý: Xem phần ghi nhớ về cấu tạo của cụm từ tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 6. 2. Bước 2: Luyện tập Bài tập 1. Xác định từ loại: danh từ, động từ, tính từ và đại từ trong đoạn văn sau: “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nachs tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn sáng với đôi mắt trong và làn da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủơ còn sung sức...” Gợi ý: Vận dụng các đặc điểm của các từ loại để xác định. Ví dụ: danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng khái niệm. ... Bài tập 2. Xác định các cụm: danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn sáng với đôi mắt trong và làn da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung sức...” Gợi ý: Chú ý đến khả năng kết hợp của các từ loại để tạo thành cụm từ. Ví dụ. Động từ có khả năng kết hợp với các phó từ để tạo thành cụm động từ... 3. Bước 3: 1. Ôn lại kiến thức cơ bản về câu đã học. Câu 1. Em đã học những những loại câu nào trong Tiếng Việt? Gợi ý: Câu đơn, câu ghép, câu mở rộng. Câu theo mục đích nói: câu trần thuật, câu phủ định, câu nghi vấn, câu cảm thán... Câu 2. Nêu khái niệm về các loại câu? Cho ví dụ? Gợi ý: Xem lại các phần ghi nhớ về câu trong Tiếng việt trong SGK lớp 6-7-8. 2. Luyện tập. Xác định các kiểu câu trong các câu sau đây. - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm (câu trần thuật). - Trời hôm nay không nắng, tôi chẳng yên lòng ngắm một nhành hoa. (câu trần thuật bác bỏ). - Lúc ông lên 5, mẹ đi chợ có mua quà gì không? (câu nghi vấn với mục đích hỏi) - Em là ai cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi?.. Câu nghi vấn không cần trả lời - Ai ơi bưng bát cơm đầy? - Tiến lên chiến sĩ đồng bào! Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn. - Cấm đi học muộn. Câu cầu khiến - Chúc mừng sinh nhật vui vẻ! - Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. - ... Chúng nó kia kìa, có ra không? Ông bắn bỏ mẹ bây giờ. (Hỏi nhưng thực hiện hành động cầu khiến) 4. Bước 4: Tổng kết - đánh giá - rút kinh nghiệm . a, Tổng kết: Câu hỏi: Kể tên các từ loại, cụm từ, câu trong Tiếng Việt? Gợi ý. Nhớ lần lượt từ các từ loại đến cụm từ và câu b, Rút kinh nghiệm. Câu hỏi: Làm thế nào để xác định đung được các từ loại, các cụm từ, các kiểu câu? Gợi ý: Khi phân tích văn bản nghệ thuật cần chỉ rõ các biện pháp tu từ để phân tích, vai trò tác dụng của chúng rồi suy ra nội dung, tư tưởng của văn bản. Không nên diễn nôm văn bản. chủ đề II vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ qua thực hành phân tích tác phẩm A. Chuẩn bị: I. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được một số kiến thức và kĩ năng sau: - Nội dung: Hệ thống hoá được các biện pháp tu từ đã học, hiểu biết thêm các biện pháp tu từ khác. - Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng phân tích vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ thường gặp trong tác phẩm văn học. II. ý nghĩa: Trong thực tiễn, phân tích các văn bản, đặc biệt là thể thơ. Học sinh còn lúng túng trong việc phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp, nên phần lớn là diễn nôm nội dung tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy, việc nắm bắt chắc chắn các biện pháp tu từ là việc không thể thiếu trong quá trình phân tích tác phẩm văn học, để từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng làm rõ vấn đề. Chủ đê này sẽ tập hợp một số biện pháp tu từ đã học và có tác dụng mở rộng về kết hợp thực hành giải quyết các bài tập rèn kĩ năng để học sinh nắm bắt cụ thể, sâu sắc hơn về vai trò và tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi tìm hiểu. III. Tài liệu: - Bài đọc "Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ qua thực hành phân tich tác phẩm văn học" - Các bài tập trong tài liệu - Các biện pháp nghệ thuật tu từ đã học ở lớp 6,7.8 và các tác phẩm văn học thơ trong SGK Ngữ văn. IV. Thời lượng: 6 Tiết - Tiết 1: Ôn lại kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ đã học. - Tiết 2: Ôn lại kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ đã học. Bước 1 và 2 - Tiết 3: Làm bài tập thực hành. - Tiết 4: Làm bài tập thực hành. Bước 3 - Tiết 5: Làm bài tập thực hành. - Tiết 6: Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Bước 4 B. Nội dung. I. Phần mở đầu. Trong quá trình phân tích tác phẩm văn học, việc vận dụng hiểu biết về các biện pháp tu từ vào khai thác văn bản là rất quan trọng. trong thực tế học tập, học sinh đã bỏ qua việc phân tích các biện pháp tu từ mà chỉ diễn nôm nội dung của văn bản. Để hiểu sau hơn về tác dụng của các biện pháp tu từ, chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề " Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ qua thực hành phân tích tácphẩm". II. Tổ chức các hoạt động học tập. *. Bước 1: Ôn lại kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ đã học. Đọc và tìm hiểu các câu hỏi ở tài liệu: Câu 1. Em đã học những biện pháp tu từ nào? Gợi ý: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ ,điệp ngữ, nói qua, nói giảm, nói tránh, chơi chữ, đảo ngữ, liệt kê... Câu 2. Hãy nêu định nghĩa các biện pháp tu từ đã học? Gợi ý: Xem lại nội dung phần ghi nhớ đã học ở các lớp 6- 7 - 8. Ví dụ: ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. Có bốn loại ẩn dụ: - ẩn dụ hình thức. - ẩn dụ cách thức. - ẩn dụ phẩm chất. - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Câu 3. Đọc đoạn ăn "Sài Gòn ... vắt lại như thuỷ tinh". Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Phân tích? Gợi ý: - Các biện pháp : đối, điệp từ, so sánh... Ví dụ: - So sánh "Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cầy tơ..." -> trẻ trung sôi nổi và tràn đầy sức sống. - Điệp từ: "tôi yêu", "Sài Gòn" -> Nhấn mạnh tình cảm yêu mến, gắn bó của tác giả đối với mảnh đất Sài Gòn đẹp đẽ tràn đầy sức sống. 2. Bước 2: Ôn lại kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ đã học. Tìm hiểu bài đọc "Vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ trong tác phẩm văn học".(tài liệu) Câu 1. (Tài liệu/6) Trong các biện pháp tu từ ở đoạn văn vừa đọc (tài liệu) có biện pháp tu từ nào em chưa được học? Gợi ý: Có biện pháp "ước lệ tượng trưng", biện pháp "hoà hợp" Câu 2. (tài liệu/6) Biên pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản nghệ thuật? Gợi ý: Có biện pháp: so sanh, ẩn dụ, hoán dụ => Sử dụng nhiều. Câu 3. Khi phân tích văn bản có biện pháp tu từ, em phải chú ý điều gì? (tài liệu/6) Gợi ý: - Cần chỉ ra được các biện pháp tu từ, sau đó phân tích vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm văn học. Tiết 3 + 4 + 5. Sĩ số: Kiểm tra: Nhắc lại các biện pháp tu từ đã học? Nêu khái niệm và phân biệt: ẩn dụ? hoán dụ? Lấy ví dụ minh hoạ? 3. Bước 3: Làm bài tập thực hành. Bài 1. Tài liệu / 7 Gợi ý: a, Các từ, cụm từ gạch chân -> dùng ẩn dụ và cách đối tương hỗ b, Cách nói "Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" "Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh" Có tác dụng (qua so sánh, tiểu đối, động từ nhấn mạnh vẻ đẹp của Thuý Kiều vượt lên cả thiên nhiên => sắc sảo, mặn mà bị thiên nhiên ghen ghét, đố kị => báo hiệu cuộc đời đầy sóng gió của Thuý Kiều. c, (tài liêu) ? Đó là những hình ảnh ước lệ (Làn thu thuỷ nét xuân sơn) .... => ẩn dụ về vẻ đẹp của chị em Kiều: trong trắng, đầy đặn, kiêu sa đầy sức sống. d, (tài liệu) ? Hai cụm từ hoa cười ngọc thốt, nghiêng nước nghiêng thành thể hiện vẻ đẹp của chị em Kiều. Thuý Vân có nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, sắc đẹp của Kiều có thể làm cho đổ quán siêu đình, nghiêng ngả ... (vẻ đẹp có sức cuốn hút kì lạ - đặc biệt các đấng quân vương...) Bài 2. Tài liệu / 7 Gợi ý: a, Các câu trên đều có điểm giống nhau về sử dụng lối chơi chữ => lợi dụng những nét đặc sắc về ngữ âm => nhấn mạnh tài sắc thường đi với tai hoạ Tài mệnh tương đối đặc biệt trong xã hội phong kiến kìm hãm quyền sống tự do của con người đặc biệt là người phụ nữ. Còn câu ca dao => Tạo nên sự hài hoà về mặt ngữ âm, nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Từ núi non được tách làm hai tuổi già tách làm hai => Đố vui về sự vật. Bài 3. Tài liệu / 8 Gợi ý: a, Các biện pháp tu từ trong các câu văn, thơ là: - bàn tay-> hoán dụ. - đước ....như...bài cát-> so sánh. - Không!... nhất định ... nhất đinh không chịu làm nô lệ -> điệp từ - Sớm mai xuân từ căn hầm giã chiến -> ẩn dụ - Lom khom ; lác đác -> đối ngữ, đảo ngữ. - Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai -> đối ngữ, đảo ngữ, điệp từ. => Tác dụng: Ví dụ. bàn tay -> chỉ người lao động -> công sức lao động bỏ ra sẽ được thành công, ca ngợi sức lao động, trí tuệ con người => thay đổi sự vật. b, Tìm năm thành ngữ về ẩn dụ, nói quá, so sánh - ẩn dụ: Rán sành ra mỡ; Chuột sa chĩnh gạo; Mèo mù vớ cá rán; Ba voi không được bát nước sáo; Chết đuối vớ được cọc... - Nói quá: Vắt cổ chày ra nước; Mồn loa mép dải; .... - So sánh: Đẹp như tiên; Xấu như ma; Chậm như rùa; .... Phân tích: Ví dụ: Rán sành ra mỡ : ẩn dụ, nói quá -> chỉ sự bủn xỉn, keo kiệt... Bài 4. Tài liệu / 8 Làm bài tập trắc nghiệm Gợi ý: a, Đáp án đúng (B) b, Đáp án đúng (A) c, Cổ tay em trắng như ngà Đôi mắt em liếc như là dao cau. Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Tiết 6. Tổ chức: Kiểm tra: Khi phân tích văn bản nghệ thuật, chúng ta cần lưu ý điều gì? Lấy ví dụ minh hoạ? 4. Bước 4: Tổng kết - đánh giá - rút kinh nghiệm (tai liệu/9) a, Tổng kết: Câu hỏi: (tài liêu) Gợi ý. Các biện pháp tu từ đã học: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, điệp ngữ, đối ngữ, liệt kê, nói quá ... b, Rút kinh nghiệm. Câu hỏi: (tài liệu) Gợi ý: Khi phân tích văn bản nghệ thuật cần chỉ rõ các biện pháp tu từ để phân tích, vai trò tác dụng của chúng rồi suy ra nội dung, tư tưởng của văn bản. Không nên diễn nôm văn bản. c, Kiểm tra, đánh giá. - Trắc nghiệm: (tài liêu) - Tự luận: (tài liệu) Gợi ý: - Phần trắc nghiệm: 1-đáp án C 2-đáp án B - Phần tự luận: Các biện pháp tu từ ở đoạn thơ: điệp từ cùng trông... điệp từ nối tiếp thấy ... thấy; ngàn dâu - ngàn dâu, câu hỏi tu từ ai sầu hơn ai ? => Các biện pháp tu từ điệp từ -> nỗi nhớ mong khắc khoải của người chinh phụ -> nối sầu thấm vào cảnh vật, sự xa cách là quá lớn. Sự thay đổi về màu xanh xanh xanh - xanh ngắt ...diễn tả sâu sắc sự mịt mù dang trải; không gian ảm đạm - tột cùng của sự đau khổ. chủ đề III mấy vấn đề sơ lược về văn học việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. vai trò của việc tìm hiểu nghiên cứu bối cảnh lịch sử xã hội trong việc phân tích đanh giá một tác phẩm văn học A. Chuẩn bị: I. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được thời gian và ý nghĩa của sự hình thành nền văn học Việt Nam, nắm được các thành phần của dòng văn học viết và đặc điểm tính chất của nó. Nắm được tiến trình phát triển của dòng văn học viết với những nét, đặc điểm của lich sử văn học với các tác gia, tác giả của từng giai đoạn. II. ý nghĩa. Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, đặc biệt là trong chương trình Ngữ văn hiện nay sách không biên soạn theo tiến trình văn học sử mà chia thành kiểu văn bản. Vì lẽ đó, việc xác định tác phẩm đó nằm trong thời gian nào? Có đặc điểm gì? Rất khó khăn. Từ đó, đẫn đến hạn chế là: không khai thác được triệt để tư tưởng của tác giảvà không gắn với bối cảnh của lịch sử. Để phần nào khắc phục được khó khăn đó, chuyên đề này sẽ tóm tắt lại các giai đoạn văn học cùng với các đặc điểm của từng giai đoạn đó. III. Tài liệu. - Văn học Việt Nam từ thế kỉ X -> XIX - Các bài tập trong tài liệu. - Các văn bản văn học Trung đại trong SGK Ngữ văn 7,8,9. IV. Thời lượng. 6 tiết B. tiến trình lên lớp. I. Phần mở đầu. Giáo viên nêu lại ý nghĩa của chuyên đề. II. Tổ chức các hoạt động dạy và học. Bước 1: Ôn tập một số tác phẩm văn học trung đại. Câu 1. Trước thế kỉ X, văn học nước ta tồn tại dòng văn học nào? Do đâu mà có dòng văn học viết? Gợi ý: - Trước thế kỉ thứ X, văn học nước ta có nề văn học dân gian. - Văn học viết ra đời -> bước nhảy vọt, hoàn chỉnh diện mạo nền văn học nước nhà. Câu 2: Tại sao văn học được viết bằng chữ Hán mà vẫn được coi là văn học dân tộc? Gợi ý: Vì nó phản ánh tâm tư tình cảm ....., thiên nhiên, đời sống con người Việt nam. Câu 3: Kể tên các tác phẩm văn học đã học đợc viết từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XIX ? Gợi ý : Có: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn; Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi; Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư; Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường; ... Câu 4: Theo em, hoàn cảnh lich sử có tác động như thế nào đến nội dung của các tác phẩm văn học? ( Giáo viên cung cấp tư liệu) Gợi ý: Hoàn cảnh lịch sử tác động sâu sắc đến nội dung của tác phẩm, nó chi phối tư tưởng, quan điểm sáng tác qua mỗi giai đoạn lịch sử. Bước 2: Một số vấn đề về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. (Giáo viên cung cấp tư liệu - học sinh đọc) Câu 1. Vì sao mỗi giai đoạn lịch sử lại có những nội dung khác nhau trong một tác phẩm văn học của giai đoạn đó? Gợi ý: Ví dụ: Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XV có nội dung chủ đạo là yêu nước chống xâm lăng. Vì giai đoạn đó các triều đại phong kiến đang phát triển nhưng vẫn phải đấu tranh chống ngoại xâm. Thế kỉ thứ XVIII đến nửa đầu thế kỉ thứ XIX, văn học có nội dung chủ đạo là tinh thần nhân đạo - tố cáo xã hội phong kiến và đề cao quyền sống của con người... Giai đoạn này, tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, liên tục. Đời sống nhân dân khổ cực nên đã tác động sâu sắc tới nội dung của văn học. Câu 2: Hãy giải thích vì sao văn học chữ Hán mà vẫn được coi là văn học dân tộc? Vì sao văn học viết bằng chữ Nôm lại có tính dân tộc cao hơn? Gợi ý: Văn học viết bằng chữ Hán được coi là văn hoc dan tộc vì nó phản ánh thiên nhiên. đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Văn học chữ Nôm có tính dân tộc hơn là vì chữ Nôm do ông cha ta sáng lập ra (bản thân nó đã mang tâm hồn của dân tộc - niềm tự hào dân tộc) Thực hành: Học sinh trao đổi, thảo luận các bài tập sau: Bài 1: Tại sao nói thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học viết? Gợi ý : Sáng tác văn học được viết bằng chữ Hán xuất hiện -> Ghi lại tâm tư tình cảm, đời sống của con người - > đánh dấu bước ngoặt lớn, hoàn chỉnh về diện mạo cho nền văn học Việt Nam. Bài 2: Sau khi dòng văn học viết ra đời, văn học dân gian còn phát triển nữa không? Gợi ý: VHDG vẫn tiếp tục phát triển qua từng giai đoạn lịch sử. Ví dụ: - Từ ngày Tự Đức lên ngôi Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri. - Bao giờ hết cỏ(nước Nam) Tháp Mười Thì dân ta mới hết người đánh tây. Bài 3: Phân tích nội dung yêu nước, tự hào dân tộc qua hai bài thơ Nam quốc sơn hà và Phò giá hoàn kinh sư ? Gợi ý : Bài Nam quốc sơn hà -> Tự hào, tự tôn về chủ quyền của dân tộc và quyết tâm đảnh đuổi kẻ thù để bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Bài Phò giá hoàn kinh sư như được tiếp nối tư tưởng của bài trước. Bài thơ thể hiện sâu sắc được sức mạnh của dân tộc trong việc bảo vệ bờ cõi và ước mơ, khát vọng độc lập, hoà bình của dân ta. Bài 4: Phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua đoạn trích "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù, dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng nguyện vui lòng" Gợi ý: Tác giả sử dụng những động từ mạnh, thành ngữ, biện pháp nói quá và lối văn biền ngẫu -> diễn tả sâu sắc nỗi đau đớn và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Từ đó muốn xả thân đánh đuổi kẻ thù ... Tổng kết - Rút kinh nghiệm: - Nhắc lại nội dung chính của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. - Đọc thuộc lòng một bài thơ và nêu tư tưởng chủ đạo của bài thơ đó? - Qua chuyên đề này giúp em có những hiểu biết gì khi tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại? - Kiểm tra đánh giá: chủ đề iV mấy vấn đề sơ lược về văn học việt nam từ đầu thể kỉ xx đến năm 1975 A. Chuẩn bị: I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được những nét sơ lược nhất về bối cảnh lịch sử, tình hình văn học của các giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến nay. - Thấy được sự tác động sâu sắc của hoàn cảnh xã hội đến tình hình phát triển của văn học. - Rèn kĩ năng tổng hợp, phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. II. ý nghĩa. Như chúng ta đã biết, chương trình văn học THCS không biên soạn theo lịch sử văn học mà nó được xếp theo kiểu văn bản. Việc sắp xếp như vậy, ít nhiều có ảnh hưởng đến năng lực tổng hợp, phân tích của học sinh. Bởi lẽ đó, văn học của mỗi giai đoạn lịch sử sẽ phản ánh sâu sắc nội dung tư tưởng của giai đoạn đó. Nếu kết hợp được cả hai yếu tố về kiểu văn bản và lịch sử văn học sẽ góp phần không nhỏ trong việc cảm thụ văn học của học sinh. Chuyên đề này sẽ góp phần bổ sung thêm điều đó – kiến thức về lịch sử văn học. III. Tài liệu. Bài đọc: Mấy vấn đề về văn học Việt Nam từ đầu thể kỉ thứ XX đến năm 1975. Bài tập trong tài liệu. Các văn bản văn học hiện đại trong sách giáo khoa THCS. IV. Thời lượng. Tiết 1-2. Bước 1 và 2 (tài liệu) Tiết 3-4. Bước 2 (tài liệu) Tiết 5-6. Bước 3 (tài liệu) Tiết 7-8. Bước 4 (tài liệu) B. Tiến trình lên lớp. I. Phần mở đầu: Giáo viên nêu ý nghĩa của chuyên đề. II. Tổ chức các hoạt động học tập. 1, Bước 1. Ôn tập một số kiến thức về văn học hiện đại – Học sinh đọc và trả lời câu hỏi. Câu 1. Kể tên các tác phẩm văn học từ lớp 6 đến lớp 9 sáng tác từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975. Gợi ý: - Thơ: Vào nhà ngục ở Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Khi con tu hú gọi bầy, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tức cảnh Pắc Bó, Tiếng gà trưa, Lượm, Mưa, đêm nay Bác không ngủ, ánh trăng ... - Truyện ngắn: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu, Dế Mèn phiêu lưu kí, Vươth thác, Sông nước Cà Mau, ... - Kí: Một thứ quà của lúa non, Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi, Tre Việt Nam, Trong lòng mẹ, ... Câu 2. Sắp xếp các tác phẩm văn học có cùng chủ đề vào một nhóm bài ? Gợi ý. Ví dụ: - Yêu nước, khí phách ngang tàng của người tù có: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Đập đá ở Côn Lôn; Khi con tu hú gọi bầy. - Tình yêu quê hương đất nước có: Quê hương; Đoàn thuyền đánh cá. Câu 3. Chép theo trí nhớ một bài thơ ? Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ đó? Gợi ý: Ví dụ: Bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Tiêng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lòng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. => Nghệ thuật so sánh, điệp từ -> Tình yêu thiên nhiên và đất nước của Bác Hồ. Câu 4. Qua bài thơ Nhớ rừng của Thế lữ, em hiểu gì về hoàn cảnh của đất nước ta những năm đầu thế kỉ XX ? Gợi ý. Đất nước ta bị Thực dân Pháp đô hộ, mất tự do không có quyền làm chủ, cuộc sống nhân dân ta lầm than cơ cực, bị áp bức bóc lột. 2, Bước 2. Tìm hiểu bài đọc. Mấy vấn đề sư lược về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975. ( Đọc tài liệu và trả lời câu hỏi cuối bài) Câu 1. Bài đọc nêu lên mấy giai đoạn? Đặc điểm chính của giai đoạn đó là gì?. Gợi ý: Bài đọc nêu lên bốn giai đoạn Giai đoạn 1: Đầu thế kỉ XX đến 1975 => Văn học đang điển hình hoá (đặc điểm: nhiều xu hướng, nhiều trào lưu ...) Giai đoạn 2: 1945 – 1954. Văn học chống Pháp (đặc điểm : yêu nước, cổ vũ chiến đấu, cổ vũ cách mạng ...) Giai đoạn 3: 1954 – 1975. Văn học chống Mĩ (đặc điểm: Tự hào về quê hương, yêu nước, cổ vũ phong trào cách mạng...) Giai đoạn 4: 1975 đến nay. Xây dựng và đổi mới đất nước Câu 2. Bài đọc đã nhắc lại những tác giả, tác phẩm nào mà em đã đọc trong sách Ngữ văn? Gợi ý. Học sinh kể tên các tác phẩm, tác giả theo hai mảng: thơ ? Truyện? Câu 3. Vì sao văn học lại xuất hiện khuynh hướng hợp pháp và bất hợp pháp? Gợi ý: Hợp pháp: Văn học không trực tiếp chống Pháp -> được lưu hành. Không hợp pháp: Văn học trực tiếp chống Pháp...-> không được lưu hành. Câu 4. Bài đọc trên có ý nghiã như thế nào đối việc đọc – hiểu tác phẩm văn học ? Gợi ý. Có tác dụng bổ sung kiến thức về giai đoạn văn học và những nội dung tư tưởng chủ đạo của mỗi giai đoạn. Các đặc điểm của từng giai đoạn, hiểu rõ đầy đủ, góp phần thuận lợi cho cách cảm thụ tác phẩm một cách toàn diện. 3, Bước 3. Làm bài tập thực hành. Bài tập 1. (Tài liệu) Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh giống và khác nhau ở điểm nào trong việc thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, lòng yêu nước của người tù ? Gợi ý: Giống: Khí phách ngang tàng, bất khuất, yêu nước sâu sắc. Khác: + Phan Bội Châu mượn việc ở tù (lớn) để nói việc bình thường => thể hiện khí phách... + Phan Chu Trinh mượn việc đập đá (bình thường) khái quát lên thành công việc vĩ đại, to lớn để thể hiện khí phách.... Bài tập 2. (Tài liệu) Bài Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu, phản ánh cảnh tù ngục và khát vọng tự do của người tù cách mạng như thế nào? Gợi ý. Cuộc sống trong tù bị đày đoạ, giam cầm, bị tra tấn -> cuộc sống ngột ngạt, đau khổ => khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cộng sản trở về với cách mạng Bài tập 3. (Tài liệu) Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã thể hiện hình ảnh người lính, tình đồng chí, đồng đội như thế nào? Cách nhìn và thể hiện của tác giả về người lính có gì đặc sắc? Gợi ý: Có tình đồng chí: xuất thân từ nông dân; chung một lí tưởng, mục đích cao cả. Biểu hiện của tình đồng chí: gắn bó, yêu thương trong khó khăn gian khổ và trong chiến đấu: Phiên gác -> người lính => vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất Cách nhìn của tác giả: Khai thác chất liệu hiện thực của cuộc sống người lính qua cảm hứng lãng mạn (khổ thơ cuối). Bài tập 4. (Tài liệu) Hãy giải thích nhan đề: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Pham Tiến Duật Gợi ý. Bài thơ vè tiểu đội xe không kính khai thác chất thơ trữ tình qua hiện thực khắc nghiệt của cuộc chiến tranh. Bài tập 5. (Tài liệu/12) Gợi ý: Hình ảnh xe không kính, lặp đầu cuối tương ứng, có sự phát triển -> sự tàn khốc của chiến tranh => Nổi bật lên vẻ đẹp của người lính Hình ảnh người lính -> tư thế ung dung, tâm hồn lạc quan, tự tại, tính chất gắn bó, ý chí và nghị lực phi thường... Bài tập 6. (Tài liệu /12) Nhận xét về âm hưởng (gi

File đính kèm:

  • docTU CHON 9.doc
Giáo án liên quan