Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.

 - Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên: - Tranh bộ xương ếch.

 - Mô hình ếch.

2. Học sinh : Đọc trước bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định : (1)

 Lớp 7A ./ Vắng .

 Lớp 7B ./ Vắng .

2. Kiểm tra :

3. Bài mới:

 

doc68 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 7AB: Lớp lưỡng cư Tiết 38 : ếch đồng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm vững các đặc điểm , đời sống của ếch đồng. - Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống nước, cạn. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Bảng phụ. - Mô hình ếch. 2. Học sinh: Phiếu học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. ổn định : (1’) Lớp 7A../Vắng. Lớp 7B../Vắng. 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của ếch đồng: - GV : Yêu cầu HS đọc Ê trong SGK và trả lời câu hỏi : - CH :Thông tin trên cho em biết điều gì về đời sống ếch đồng? - Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm. - Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì? (Con mồi ở cạn, nước ). - HS : Trả lời. đKết luận về đời sống của ếch đồng ? *Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của ếch đồng: - GV : Đọc ẹ, yêu cầu học sinh thực hiện theo ẹ: - Hãy mô tả động tác di chuyển trong nước, trên cạn của ếch đồng? - Để phù hợp với từng lối di chuyển ếch phải có cấu tạo chi như thế nào ? - GV yêu cầu HS quan sát H35.1.2.3 kết hợp quan sát mô hình ếch giáo viên đã chuẩn bị để ghi nhận về cấu tạo ngoài của ếch sau đó thảo luận trong nhóm lớn hoàn thành bảng trên bảng phụ. - Các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng1. Sau đó các nhóm tráo phiếu, GV chốt lại kiến thức qua bảng chuẩn dán trên bảng, các nhóm báo cáo kết quả của từng nhóm trước lớp , GV lưu ý học sinh cách ghi nhận kiến thức đ kết luận : - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi đời sống ở cạn? ở nước? - Nêu ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm ? *Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của ếch: - Học sinh tự thu nhận thông tin trong SGK và trả lời: - CH : Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch? - Trứng ếch có đặc điểm gì? - Vì sao cùng là thụ tinh ngoài nhưng số lượng trứng ếch lại ít hơn trứng cá? - HS : Trả lời. - GV : Treo H35.4 SGK đhọc sinh trình bày sự phát triển của ếchđkết luận. - GV : Mở rộng: Trong quá trình phát triển nòng nọc có nhiều đặc điểm giống cá đchứng tỏ về nguồn gốc của ếch. (8’) (20’) (5’) (10’) 1. Đời sống: - Sống nửa nước, nửa cạn. - Kiếm ăn ban đêm. - Có hiện tượng trú đông. - Là động vật biến nhiệt. 2. Cấu tạo ngoài và di chuyển: a. Di chuyển: Có 2 cách: - Nhảy cóc (trên cạn) - Bơi (dưới nước). b. Cấu tạo ngoài: (Học bảng T114 - SGK) - Kết luận: Cấu tạo ngoài có những đặc điểm thích nghi vừa ở nước vừa ở cạn: 3. Sinh sản và phát triển của ếch: - Sinh sản: + Sinh sản vào cuối xuân: + Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ trứng ở các bờ nước. + Thụ tinh ngoài, đẻ trứng. - Phát triển: Trứngđnòng nọcđếch (phát triển qua biến thái) 4. Củng cố: (5’) - Hệ thống lại bài. +Nêu những đặc điểm cấu tạo của ếch thích nghi đời sống nước? Đời sống ở cạn? + So sánh sự sinh sản, phát triển của ếch với cá? 5. Hướng dẫn học ở nhà : (1’) - Học theo câu hỏi và kết luận trong SGK. - Chuẩn bị ếch đồng và đồ dùng thực hành (theo nhóm) . * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy. . . . Ngày giảng: 7A: 7B: Tiết 39 Thực hành : quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. - Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Tranh bộ xương ếch. - Mô hình ếch. 2. Học sinh : Đọc trước bài. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. ổn định : (1’) Lớp 7A../Vắng. Lớp 7B../Vắng. 2. Kiểm tra : 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức thực hành: - GV: Chia nhóm, kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. Nêu mục tiêu của tiết thực hành. *Hoạt động 2:Tiến trình thực hành : * GV trình bày kỹ thuật mổ ếch cho học sinh nắm rõ. Sau đó GV biểu diễn thao tác mổ ếch cho học sinh quan sát trên mô hình. *Từ mẫu mổ đó GV hướng dẫn học sinh cách quan sát vị trí của các nội quan ếch . + Quan sát bộ xương ếch: Học sinh quan sát H36.1 SGK kết hợp quan sát tranh bộ xương ếch giáo viên treo trên bảngđ nhận biết các xương trong bộ xương ếch. Học sinh gọi tên từng xương. Sau đó học sinh tiếp tục thảo luận rút ra chức năng của bộ xương: * Học sinh thực hành mổ ếch theo nhóm. Các nhóm tiến hành theo hướng dẫn của GV. ( Lưu ý HS cách lột da ếch). * Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ: GV hướng dẫn học sinh: + Sờ tay lên bề mặt da, quan sát mặt trong đ thảo luận về vai trò của da. Học sinh quan sát H36.3 đối chiếu với mẫu mổđ xác định các cơ quan. Thảo luận: - Hệ tiêu hoá có đặc điểm gì khác so với cá? - Vì sao ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da? - Tim ếch khác cá ở điểm nào? - Xác định các phần của não? đ kết luận: Tiếp tục cho học sinh thảo luận: - Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch? *Hoạt động 3: Học sinh viết báo cáo thực hành: GV cho học sinh viết báo cáo thực hành: + Cách mổ + Các đặc điểm quan sát được. (3’) (24’) (10’) 1. Tổ chức thực hành: 2. Tiến trình thực hành: * Bước 1: Hướng dẫn cách mổ: *Bước 2: Hướng dẫn cách quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ: *Bước 3: + Quan sát bộ xương ếch: - Bộ xương: Xương đầu, xương cột sống, xương đai, xương chi. - Chức năng: + Tạo khung nâng đỡ cơ thể. + Chỗ bám của cơ. + Tạo khoang chứa các nội quan. *Bước 4: Tiến hành mổ ếch : *Bước 5: Quan sát đặc điểm da và các nội quan : a. Quan sát da: Da trần (trơn, ẩm), mặt trong có nhiều mạch máuđtrao đổi khí. b.Xác định các cơ quan : Gồm: - Hệ tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, hô hấp, thần kinh, sinh dục: 3. Học sinh viết báo cáo thực hành: ( Học sinh thực hiện ) 4. Nhận xét đánh giá: (6’) - GV nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh trong giờ thực hành. - Nhận xét kết quả quan sát của các nhóm. - Thu dọn vệ sinh lớp học. 5. Hướng dẫn học ở nhà : (1’) - Học bài và hoàn thành bản thu hoạch theo mẫu SGK T119. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy. . . . Ngày giảng: 7A: 7B: 7C: Tiết 40 đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư về (thành phần loài, môi trường sống, tập tính). - Hiểu rõ vai trò của lưỡng cư, đặc điểm chung. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ,hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Bảng phụ. 2.Học sinh : Sưu tầm tranh 1 số loài lưỡng cư. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định : (1’) Lớp 7A................................................................. . Lớp 7B..................................................................... Lớp 7C....................................................................... 2. Kiểm tra: (5’) - Cấu trong của ếch? - So sánh hệ tuần hoàn ếch - cá? * Đáp án : - Hệ tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, hô hấp, thần kinh, sinh dục. - Hệ tuần hoàn ếch:Tim 3 ngăn có 2 vòng tuần hoàn. Hệ tuần hoàn cá:Tim 2 ngăn có 1 vòng tuần hoàn 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài: - GV : Yêu cầu HS quan sát H37.1 trong SGK và các tranh đã chuẩn bị, kết hợp đọc Ê sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Hãy phân biệt 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất ? Các nhóm thảo luận để hoàn thành câu trả lời . Sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả trả lời (căn cứ vào đuôi và chân), GV chốt lại kiến thức qua bảng chuẩn dán trên bảng, thông qua bảng GV phân tích mức độ gắn bó với môi trường nước khác nhau đ ảnh hưởng đến cấu tạo từ đó rút ra kết luận : *Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống và tập tính: Học sinh quan sát H37 (1đ5) đọc chú thích đ cá nhân tự lựa chọn câu trả lời để điền vào bảng trang 121 SGK. Học sinh tiếp tục thảo luận nhóm bàn để hoàn chỉnh bảng. GV treo bảng phụ đHọc sinh các nhóm chữa bài, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau, GV chốt kiến thức đúng. GV yêu cầu học sinh nêu kết luận như nội dung bảng đã chữa. *Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của lưỡng cư: Học sinh thực hiện theoẹ : - Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư theo các tiêu chí sau: Môi trường sống ? da? cơ quan di chuyển? hệ hô hấp? hệ tuần hoàn? sự sinh sản? Sự phát triển cơ thể? nhiệt độ cơ thể? Từ đó GV cho học sinh hoàn thành đặc điểm chung : *Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của lưỡng cư: Yêu cầu học sinh đọc ž trong SGK, trả lời câu hỏi: - Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người? cho ví dụ minh hoạ? - Vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của chim. - Muốn bảo vệ những loài lưỡng cư có ích ta cần phải làm gì? (10’) (4’) (10’) (7’) (6’) 1. Đa dạng về thành phần loài: Lưỡng cư có 4000 loài chia thành 3 bộ: - Bộ lưỡng cư có đuôi. - Bộ lưỡng cư không đuôi. - Bộ lưỡng cư có chân. 2. Đa dạng về môi trường sống và tập tính: - Môi trường sống: Trong nước, trên cạn, trên cây... - Tập tính: Trốn chạy, ẩn lấp, doạ nạt, tiết nhựa độc. 3. Đặc điểm chung của lưỡng cư: - Là động vật có xương sống, thích nghi nửa nước, nửa cạn. - Da trần, ẩm. Di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng da và phổi, tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể. - Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. - Là động vật biến nhiệt. 4. Vai trò của lưỡng cư: - Là thức ăn cho người. - Một số dùng làm thuốc. - Diệt sâu bọ và những động vật trung gian gây bệnh. 4. Củng cố: (5’) Hệ thống lại bài: - Sự đa dạng của lưỡng cư. - Đặc điểm chung của lưỡng cư - Vai trò của lưỡng cư 5. Hướng dẫn học ở nhà : (1’) - Học và trả lời câu hỏi trong SGK. - Đọc mục "Em có biết". - Kẻ bảng trang 125 - SGK vào vở bài tập Ngày giảng: 7A: 7B: 7C: Lớp bò sát Tiết 41: Thằn lằn bóng đuôi dài I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đặc điểm đời sống cấu tạo ngoài của thằn lằn, thích nghi với đời sống trên cạn. - Mô tả được cách di chuyển. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Bảng phụ + Mô hình thằn lằn. 2.Học sinh : phiếu học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định: (1’) Lớp 7A................................................................. . Lớp 7B..................................................................... Lớp 7C....................................................................... 2. Kiểm tra: (5’) - Đặc điểm chung của lưỡng cư? * Đáp án : - Là động vật có xương sống, thích nghi nửa nước, nửa cạn. - Da trần, ẩm. Di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng da và phổi, tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha đi nuôi cơ thể. - Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái. - Là động vật biến nhiệt. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của thằn lằn: -GV: Yêu cầu HS đọc ÿ trong SGK. -CH : Nêu đặc điểm đời sống của thằn lằn ? - So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng? GV treo bảng phụ kẻ sẵn phần so sánh lên bảng gọi lần lượt HS tham gia phát biểu hoàn thành bảng. Qua bài tập trên bảng GV yêu cầu HS rút ra kết luận: - Đặc điểm của thằn lằn thích nghi với môi trường cạn? Học sinh trả lời câu hỏi: - Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn? - Vì sao số lượng trứng của thằn lằn ít? - Trứng có vỏ có ý nghĩa gì với đời sống ở cạn? Đại diện nhóm phát biểu, GV chốt lại kiến thức, một HS nhắc lại đặc điểm đời sống, đặc điểm sinh sản của thằn lằn: *Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và sự di chuyển : -GV : yêu cầu HS quan sát mô hình kết hợp đọc Ê , đối chiếu với H38.1 đ Ghi nhớ các đặc điểm cấu tạo. Sau đó thảo luận hoàn thành bảng trang125 – SGK trên phiếu học tập và nêu kết quả. (13’) (20’) 1. Đời sống: - Môi trường sống: Trên cạn. - Đời sống: + Nơi khô ráo, thích phơi nắng. + ăn sâu bọ. + Có tập tính trú đông. + Là động vật biến nhiệt. - Sinh sản. + Thụ tinh trong. + Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp. 2. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển: a. Cấu tạo ngoài: GV chốt đáp án: 1G, 2E, 3D, 4C, 5B, 6A. đ kết luận. HS tiếp tục thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn ? Học sinh thảo luận (3’) để trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức đúng: Yêu cầu HS quan sát H38.2 đọc Ê trong SGK trang 125 : - Nêu thứ tự của thân và đuôi thằn lằn khi di chuyển ? - Thằn lằn di chuyển như thế nào? HS phát biểu, lớp bổ sung. đkết luận : - Da khô có vảy sừng bao bọc. - Thân, đuôi, cổ dài. - Bàn chân 5 ngón có vuốt. - Mắt có mi, có nước mắt. - Màng nhĩ nằm trong hốc tai. b. Di chuyển: Khi di chuyển thân và đuôi tỳ vào đất, cử động uốn thân phôí hợp các chi đtiến lên phía trước. 4. Củng cố: (5’) - Hệ thống lại bài + GV cho học sinh nêu lại cấu tạo ngoài của thằn lằn trên mô hình. + Di chuyển của thằn lằn? Tại sao thằn lằn không nâng được cơ thể lên khỏi mặt đất? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học bài theo nội dung và câu hỏi trong SGK. - Tìm hiểu cấu tạo trong của ếch đồng. - So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch đồng? Ngày giảng: 7A: 7B: 7C: Tiết 42 cấu tạo trong của thằn lằn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. - So sánh với lưỡng cư để thấy được sự hoàn thiện của các cơ quan. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. Thái độ yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Mô hình cấu tạo trong của thằn lằn - Tranh vẽ bộ xương ếch, thằn lằn. 2.Học sinh : Phiếu học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức : (1’) Lớp 7A................................................................. . Lớp 7B..................................................................... Lớp 7C....................................................................... 2. Kiểm tra: (5’) - Cấu tạo ngoài của thằn lằn ? * Đáp án : - Da khô có vảy sừng bao bọc. - Thân, đuôi, cổ dài. - Bàn chân 5 ngón có vuốt. - Mắt có mi, có nước mắt. - Màng nhĩ nằm trong hốc tai. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ xương: -GV: Yêu cầu HS quan sát tranh bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch treo trên bảng, đối chiếu với H39.1- SGK: - Xác định vị trí các xương của thằn lằn so với ếch? - ở thằn lằn đã có sự xuất hiện những xương nào ? ý nghĩa sự xuất hiện đó? GV giải đáp ý nghĩa sự xuất hiện các đặc điểm mới này. Cụ thể: - ý nghĩa của sự xuất hiện xương sườn ? - Số đốt sống cổ ? ý nghĩa ? - Xương cột sống ? Đai vai khớp cột sống ? đ Kết luận: GV yêu cầu HS đối chiếu với bộ xương ếch trên tranh vẽ đ so sánh sự sai khác nổi bật giữa bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch. (9’) I. Bộ xương : - Xương đầu - Cột sống có các xương sườn. - Xương chi : Xương đai các xương chi. *Hoạt động 2 : Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng : -Yêu cầu HS quan sát H39..2 - SGK, đọc chú thích đ xác định vị trí các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, sinh sản. GV giới thiệu mô hình cấu tạo trong của thằn lằn, yêu cầu học sinh xác định từng cơ quan trên mô hình. - Cấu tạo hệ tiêu hoá ? Điểm sai khác với hệ tiêu hoá của ếch ? - Khả năng hấp thụ lại nước có ý nghĩa gì với thằn lằn khi sống ở cạn ? HS quan sát H39.3 SGK và thảo luận nhóm : - Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác ếch ? - Tại sao máu đi nuôi cơ thể ít bị pha ? - So sánh hệ hô hấp của thằn lằn với ếch có gì khác cơ bản? Tại sao dẫn đến sự khác nhau đó? Học sinh thảo luận (5’) để trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức đúng: GV giải thích ý nghĩa của thận sau đ chốt lại các đặc điểm bài tiết của thằn lằn. *Hoạt động 3 : Thần kinh và giác quan : - Bộ não của thằn lằn khác ếch ở điểm nào ? HS đọc Ê và quan sát H39.4- SGK để thu thập thông tin về giác quan. - ý nghĩa của mí mắt thứ 3 ? (15’) (9’) II. Các cơ quan dinh dưỡng: 1. Hệ tiêu hoá ống tiêu hoá phân hoá rõ, ruột già có khả năng hấp thụ lại nước. 2. Hệ tuần hoàn, hô hấp + Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ - 1 tâm thất) xuất hiện vách hụt. + Hai vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha. + Phổi có nhiều vách ngăn + Sự thông khí nhờ xuất hiện của các cơ giữa sườn. 3. Bài tiết: - Thận sau - Nước tiểu đặc III. Thần kinh và giác quan: - Não:5 phần - Giác quan: + Tai xuất hiện ống tai ngoài. + Mắt xuất hiện mí thứ 3. 4. Củng cố: (5’) + Học sinh đọc kết luận. + Nêu cấu tạo trong của thằn lằn qua mô hình . + Trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Trả lời câu hỏi 3 (SGK) - Học theo câu hỏi và kết luận. - Sưu tầm tranh ảnh về bò sát. Ngày giảng: 7A: 7B: 7C: Tiết 43 đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Sự đa dạng của bò sát. Đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng, phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp bò sát. - Giải thích được lý do phồn thịnh và diệt vong của khủng long. Vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống. 2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm, tìm hiểu tự nhiên. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. Thái độ yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Bảng phụ 2. Học sinh : +Phiếu học tập. + Tranh ảnh một số loài khủng long III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1.ổn định: (1’) Lớp 7A................................................................. . Lớp 7B..................................................................... Lớp 7C....................................................................... 2. Kiểm tra: (5’) – Cấu tạo hệ tuần hoàn, hô hấp của thằn lằn? * Đáp án : + Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ - 1 tâm thất) xuất hiện vách hụt. + Hai vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha. + Phổi có nhiều vách ngăn + Sự thông khí nhờ xuất hiện của các cơ giữa sườn. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của bò sát: -GV yêu cầu HS đọc Ê trong SGK kết hợp quan sát H40.1- SGK. Sau đó trả lời câu hỏi. - Sự đa dạng của bò sát thể hiện ở những điểm nào ? lấy VD minh hoạ ? Học sinh trả lời câu hỏi. các HS còn lại nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức: - ở Việt nam có những bộ bò sát nào? *Hoạt động 2: Tìm hiểu các loài khủng long : -GV : Giảng giải cho HS hiểu sự ra đời của bò sát trên trái đất : + Nguyên nhân do khí hậu thay đổi . + Tổ tiên bò sát là lưỡng cư cổ. -GV : Yêu cầu HS đọc Ê trong SGK quan sát H40.2: - Nguyên nhân phồn thịnh của khủng long ? - Nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống của khủng long cá, khủng long cánh và khủng long bạo chúa ? - Khủng long phồn thịnh nhất ở kỉ nào? HS tiếp tục đọc Ê và trả lời câu hỏi: - Nguyên nhân khủng long bị diệt vong ? GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi trong lệnh: - Giải thích tại sao khủng long bị tiêu diệt, còn những loài bò sát cỡ nhỏ trong những điều kiện ấy lại vẫn tồn tại và sống sót cho đến ngày nay? Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức: *Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của bò sát: HS thảo luận trong nhóm bàn để trả lời câu hỏi: - Nêu đặc điểm chung của bò sát ( về môi trường sống, vảy, cổ, vị trí màng nhĩ, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục, trứng, sự thụ tinh và nhiệt độ cơ thể). Đại diện nhóm trả lời, nhóm còn lại bổ sung GV nhận xét và chốt lại *Hoạt động 4: Vai trò của bò sát: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: - Nêu ích lợi và tác hại của bò sát ? - Lấy ví dụ minh hoạ ? (8’) (12’) (8’) (5’) (5’) I. Sự đa dạng của bò sát : - Lớp bò sát rất đa dạng, số loài lớn, chia làm 4 bộ. - Có lối sống và môi trường sống phong phú. II. Các loài khủng long: 1. Sự ra đời: Bò sát cổ hình thành cách đây khoảng 280 - 230 triệu năm. 2. Thời đại phồn thịnh và diệt vong của khủng long: - Nguyên nhân phồn thịnh: Do điều kiện sống thuận lợi, chưa có kẻ thù nên các loài khủng long phát triển rất đa dạng. Lí do diệt vong: + Cạnh tranh với chim thú. + Khí hậu, thiên tai. - Bò sát nhỏ vẫn tồn tại vì: + Cơ thể nhỏ, dễ tìm nơi trú ẩn. + Nhu cầu về thức ăn ít. + Trứng nhỏ nên an toàn hơn. III. Đặc điểm chung của bò sát. - Là ĐVCXS thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn. - Da khô có vẩy sừng bao bọc. - Chi yếu, có vuốt. - Phổi có nhiều vách ngăn. - Tim có vách hụt, máu pha nuôi cơ thể. - Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng. IV. Vai trò của bò sát: - Lợi: Có ích cho nông nghiệp, giá trị thực phẩm, dược phẩm, mĩ nghệ. - Hại: Gây độc cho người. 4. Củng cố: (5’) Hệ thống lại bài: + Sự đa dạng của bò sát ? + Nguyên nhân phồn thịnh, diệt vong của khủng long ? + Đặc điểm chung và vai trò của bò sát. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) + Học bài + trả lời câu hỏi 1, 2 - SGK + Đọc mục “Em có biết’ + Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu.  Ngày giảng: 7AB: LớP CHIM Tiết 44 chim bồ câu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu. - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi đời sống bay lượn. - Phân biệt kiểu bay bỗ cánh và bay lượn. 2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. Thái độ yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Bảng phụ + Mô hình chim bồ câu 2.Học sinh : Phiếu học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A................................................................. . Lớp 7B..................................................................... Lớp 7C....................................................................... Lớp 7A../Vắng. Lớp 7B../Vắng. 2. Kiểm tra: (5’) - Nêu đặc điểm chung của bò sát ? * Đáp án : - Là ĐVCXS thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn. - Da khô có vẩy sừng bao bọc. - Chi yếu, có vuốt. - Phổi có nhiều vách ngăn. - Tim có vách hụt, máu pha nuôi cơ thể. - Thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu: -GV: Yêu cầu HS đọc Ê trong SGK sau đó trả lời câu hỏi: - Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà ? - Đặc điểm đời sống của chim bồ câu ? - Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu ? - So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim ? Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Hs khác nghe nhận xét, bổ sung, -GV: Chốt kiến thức: - Hiện tượng ấp trứng, nuôi con có ý nghĩa gì ? (13’) 1. Đời sống: - Đời sống: Sống trên cây, bay giỏi. Có tập tính làm tổ. Là động vật đẳng nhiệt. - Sinh sản: + Thụ tinh trong, trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi. + Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều. *Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển: - GV: Em hãy nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu mà em biết? - GV yêu cầu HS quan sát mô hình chim bồ câu kết hợp quan sát H41.1và đọc Ê trong SGK trang 136. - Nêu đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu qua các đặc điểm: + Thân, cổ, mỏ ? + Chi ? + Lông ? - HS quan sát H41.2. sau đó trình bày cấu tạo ngoài của chim bồ câu trên tranh vẽ. - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 (T135 - SGK). Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi. Các nhóm báo cáo kết quả trên bảng phụ, GV chốt kiến thức về ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu trên bảng chuẩn kiến thức. Em biết các loài chim có các kiểu bay nào? - GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 41.3 và 41.4 trong SGK và kết hợp đọc thông tin. - Nhận biết các kiểu bay của chim ? Sau đó yêu cầu cá nhân HS hoàn thành bảng 2 SGK. - GV gọi HS nhắc lại đặc điểm mỗi kiểu bay từ kết quả bảng 2 đã điền. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - ý nghĩa của kiểu bay lượn ? (20’) (4’) 2. Cấu tạo ngoài: - Thân hình thoi bao bọc bởi lớp lông vũ. - Đầu có mỏ sừng bao lấy hàm không có răng. Cổ dài khớp đầu với thân. - Chi: 2 chi trước biến đổi thành cánh. Chi sau 3 ngón trước 1 ngón sau. Có tuyến phao câu. b. Di chuyển: Chim có 2 kiểu bay lượn: + Bay lượn. + Bay vỗ cánh. 4. Củng cố: (5’) GV hệ thống lại bài: - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn. - Cách di chuyển ? ý nghĩa của từng cách di chuyển đó? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) + Học bài + trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK + Đọc mục “Em có biết’ + Chuẩn bị mẫu mổ chim bồ câu. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy. . . Ngày giảng: 7AB: Tiết 45 : thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với sự bay. - Xác định các nội quan trên mẫu mổ. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Tranh vẽ bộ xương chim bồ câu. 2.Học sinh : Bản báo cáo thực hành kẻ sẵn. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp 7B../Vắng. Lớp 7C../Vắng. 2. Kiểm tra: (5’) - Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_chuan_kien.doc