Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 15 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

-HĐ2: HS biết được yêu cầu của bài thực hành

-HĐ3: HS quan sát và hiểu được một số tập tính của sâu bọ như: tìm kiếm, cất giữ thức ăn, chăm sóc, và bảo vệ thế hệ sau, quan hệ bầy đàn

-HĐ4: HS viết bài thu hoạch

1.2.Kỹ năng:

-HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Tìm kiếm thông tin về sâu bọ

-HĐ3: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi QS băng hình để tìm hiểu về các tập tính của sâu bọ. Hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

-HĐ4: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.

1.3.Thái độ:

- HĐ2: Nghiêm túc đọc thông tin

- HĐ3: QS tập tính theo dõi hoạt động của sâu bọ là công việc thường xuyên đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, rất tinh tế của nhà nông, nhà nghiên cứu côn trùng , bảo vệ TV, các nhà sinh thái học. (GDHN)

- HĐ4: Nghiêm túc viết bài thu hoạch

2.Nội dung học tập:

-Yêu cầu

-Nội dung

-Thu hoạch

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 15 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15-Tiết PPCT: 29 THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH SÂU BỌ ND: 26/11 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: -HĐ2: HS biết được yêu cầu của bài thực hành -HĐ3: HS quan sát và hiểu được một số tập tính của sâu bọ như: tìm kiếm, cất giữ thức ăn, chăm sóc, và bảo vệ thế hệ sau, quan hệ bầy đàn -HĐ4: HS viết bài thu hoạch 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Tìm kiếm thông tin về sâu bọ -HĐ3: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi QS băng hình để tìm hiểu về các tập tính của sâu bọ. Hợp tác, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. -HĐ4: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp. 1.3.Thái độ: - HĐ2: Nghiêm túc đọc thông tin - HĐ3: QS tập tính theo dõi hoạt động của sâu bọ là công việc thường xuyên đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, rất tinh tế của nhà nông, nhà nghiên cứu côn trùng , bảo vệ TV, các nhà sinh thái học.. (GDHN) - HĐ4: Nghiêm túc viết bài thu hoạch 2.Nội dung học tập: -Yêu cầu -Nội dung -Thu hoạch 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Máy chiếu, băng hình (nếu có) 3.2.HS: Ôn lại kiến thức ngành chân khớp 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ? Hãy cho biết 1 số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương? (10đ) TL:* Có lợi: -Làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm. -Thức ăn cho ĐV khác, diệt các sâu bọ có hại. -Thụ phấn cây trồng, làm sạch môi trường. *Có hại: -Là ĐV trung gian truyền bệnh - Gây hại cây trồng, làm hại sản xuất nông nghiệp (mọt gạo, mọt vàng, ngài thóc). * Ong, kiến, mối, muỗi, bướm.. có tập tính sống thành xã hội, xây tổ, dự trữ thức ăn. Ve sầu có tập tính kêu hè Câu 2: Trong các đặc điểm chung của sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với chân khớp? Em hiểu gì về cánh kiến? (HSG) (10đ) TL: Đặc điểm phân biệt: Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, 2 đôi cánh. Hô hấp qua hệ thống ống khí. * Cánh kiến là loài rệp sáp nhỏ thuộc bộ cánh giống, sống trên cây hút nhựa cây chế biến thành tổ nhựa bao quanh cành và thân cây. 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐ1: (2 phút) Vào bài: -GV: Tập tính của sâu bọ rất phong phú và đa dạng. Để hiểu rõ vào bài 28 “ TH xem băng hình..” *HĐ2: (3 phút)Xem băng hình và ghi chép -MT: HS biết được yêu cầu của bài thực hành - GV: Nêu yêu cầu của bài thực hành, HS thực hiện *HS: Theo dõi nội dung băng hình, ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ. Nghiêm túc trong giờ thực TH *HĐ3: (25 phút)Trao đổi, thảo luận, giải thích các tâp tính của sâu bọ trên băng hình. MT: HS xem băng hình, hiểu rõ tập tính của sâu bọ Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS xem băng hình (nếu có) *HS: Xem lần 1 toàn bộ băng hình, sau đó xem lại băng hình với yêu cầu cần ghi chép các tập tính sâu bọ -GV: Nếu không có băng hình, cho HS xem tranh ảnh *HS: Xem theo nhóm và ghi chép các đặc điểm + Tìm kiếm mồi, cất giữ thức ăn, sinh sản + Tập tính thích nghi để tồn tại, giác quan, thần kinh -GV: Hướng dẫn HS dựa vào các đặc điểm trong phiếu học tập để giải thích *HS: TLN trả lời câu hỏi -GV: Gọi đại diện nhóm ghi kết quả, nhận xét bổ sung + Hoạt động sống của sâu bọ, để biết về dinh dưỡng và sinh sản. Khả năng đáp ứng của sâu bọ với các kích thích bên ngoài hay bên trong cơ thể + Sự thích nghi và tồn tại của chúng + Có khả năng chuyển giao được từ thế hệ này sang thế hệ khác *GDHN: QS tập tính theo dõi hoạt động của sâu bọ là công việc thường xuyên đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, rất tinh tế của nhà nông, nhà nghiên cứu côn trùng , bảo vệ TV, các nhà sinh thái học. *HĐ4:(5 phút) Viết thu hoạch: -GV: Yêu cầu HS sử dụng 4 đặc điểm trên để đánh giá các hiệu quả của các tập tính ở sâu bọ. *HS: Hoàn thành thu hoạch để nộp. I.Yêu cầu: II. Nội dung: III.Viết thu hoạch 4.4. Tổng kết: - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Dựa vào phiếu học tập, bài thu hoạch GV đánh giá kết quả học tập của nhóm 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này: -Ôn lại toàn bộ ngành chân khớp *Đối với bài học tiếp theo: - Xem bài 29, hoàn thành bảng 1, 2, 3 SGK/96, 97 5. Phụ lục: Tuần: 15-Tiết PPCT: 30 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP ND: 29/11 1. Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: -HĐ2: HS biết được đặc điểm chung của ngành chân Khớp -HĐ3: HS hiểu được sự đa dạng về cấu tạo môi trường sống và tập tính của chúng - HĐ4: HS hiểu vai trò thực tiễn của chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương 1.2.Kỹ năng: - HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng:Tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK, QS tranh ảnh. - HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Lắng nghe tích cực, ứng xử/ giao tiếp. Hoàn thành bài tập - HĐ4: HS thực hiện được kỹ năng QS tranh ảnh.Lắng nghe tích cực, ứng xử/ giao tiếp. Hoàn thành bài tập 1.3.Thái độ: - HĐ2: Tự giác học tập - HĐ3: Thói quen: soạn bài trước ở nhà hoàn thành nội dung bảng - HĐ4:Tính cách: Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, thuốc hóa học gây ô nhiễm MT (GDMT) 2. Các nội dung học tập: - Đặc điểm chung của ngành chân khớp - Đa dạng ở chân khớp - Vai trò thực tiễn 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Bảng phụ 1,2, 3 SGK trang 96, 97. Tranh H29.1à29.4 3.2.HS: Soạn nội dung bảng 1,2, 3 SGK trang 96, 97 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Nêu khái niệm của lớp sâu bọ, của lớp hình nhện? (10đ) TL:* Lớp sâu bọ: Gồm các đại diện có cơ thể chia thành 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng, có 3 đôi chân. Hô hấp bằng hệ thống ống khí * Lớp hình nhện: Cơ thể gồm: đầu - ngực, bụng, 4 đôi chân phân đốt có khớp động, hô hấp bằng phổi.Có đôi kìm chứa nọc độc. 4 đôi chân bò 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐ1: (1 phút) Vào bài: -GV: Các đại diện của ngành Chân khớp thường gặp ở khắp nơi trên hành tinh: dưới nước hay trên cạn, ao hồ, sông hay ở biển khơi, ở trong lòng đất hay trên không trung, ở sa mạc hay vùng cực. Chúng sống tự do hay kí sinh. *HĐ2: (17 phút) Đặc điểm chung ngành chân khớp -MT: HS biết được đặc điểm chung của ngành chân Khớp - Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS QSH 29.1à 29.6, đọc thông tin dưới hình tìm đặc điểm chung của ngành chân Khớp *HS: Trình bày 1 phút: Chọn H 29.1,29.3, 29.4 ?Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp? *HS: KL *HĐ3: ( 15 phút) Sự đa dạng chân khớp -MT: HS hiểu được sự đa dạng của ngành chân Khớp - Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 SGK/96. *HS: Tên đại diện MT sống Các phần cơ thể Râu chân ngực cánh nước nơi ẩm ở cạn Số lượng Không có không có Giáp xác (tôm sông) v 2 2 đôi 5đôi v Hình nhện (nhện) v 2 v 4đôi v Sâu bọ (châu chấu) v 3 1 đôi 3đôi v -GV: Cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, KL -GV: Cho HS thảo luận, hoàn thành bảng 2 SGK/ 97 Các tập tính chính Tôm Tôm ở nhờ Nhện Ve sầu kiến ong mật Tự vệ, tấn công v v v v v Dự trữ thức ăn v v Dệt lưới bẫy mồi v Cộng sinh để tồn tại v Sống thành xã hội v v Chăn nuôi ĐV khác v Đực, cái nhận biết v Chăm sóc thế hệ sau v v v *HS: Báo cáo kết quả, nhận xét, KL *HĐ4: (12 phút) Vai trò thực tiễn chân khớp MT: HS biết được vai trò chân khớp với tự nhiên, đời sống -Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bảng 3 trang 97 SGK Tên lớp Tên đại diện Có lợi Có hại Lớp giáp xác Tôm càng xanh Thực phẩm Tôm sú Xuất khẩu Tôm hùm Xuất khẩu Lớp hình nhện Nhện chăng lưới Bắt sâu bọ có hại Nhện đỏ Hại cây Bọ cạp Bắt sâu bọ có hại Lớp sâu bọ Bướm thụ phấn Càcuống,ong mật Mật, thụ phấn Ruồi, muỗi Truyền bệnh *HS: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, KL *GDMT:? Vậy bản thân em phải làm gì đối với các loài gây hại này? *HS: Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, không dùng thuốc hóa học gây ô nhiễm MT. I.Đặc điểm chung: - Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ và che chở - Các chân phân đốt khớp động - Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể II.Sự đa dạng chân khớp 1.Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống: -Chân khớp rất đa dạng về môi trường sống là do cấu tạo có nhiều biến đổi để thích nghi với điều kiện sống. 2.Đa dạng về tập tính: -Đa dạng về tập tính do thần kinh phát triển cao III.Vai trò thực tiễn: *Lợi ích: -Cung cấp thực phẩm cho người. -Là thức ăn của ĐV khác -Làmthuốc chữa bệnh -Làm sạch môi trường *Tác hại: -Hại cây trồng, hại nông nghiệp -Hại đồ gỗ tàu thuyền -Là ĐV trung gian gây bệnh. 4.4. Tổng kết: Câu 1: Vì sao chân khóp đa dạng về cấu tạo và môi trường sống? TL: Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống: là do cấu tạo có nhiều biến đổi để thích nghi với điều kiện sống. Câu 2: Trình bày vai trò thực tiễn của chân khớp? TL: Lợi ích: Cung cấp thực phẩm cho người. Là thức ăn của ĐV khác. Làm thuốc chữa bệnh. Làm sạch môi trường Tác hại: Hại cây trồng, hại nông nghiệp. Hại đồ gỗ tàu thuyền. Là ĐV trung gian gây bệnh Câu 3: Em hiểu gì về cánh kiến và nêu vai trò của chúng? (HSG) TL: Cánh kiến là loài rệp sáp nhỏ thuộc bộ cánh giống, chúng sống trên cây chủ như: cây cọ, sung, nhãn... hút nhựa cây chế biến thành tổ nhựa bao quanh cành và thân cây - Nhựa cánh kiến cách điện tốt, ít co giãn khi thay đổi nhiệt độ, không thấm ẩm..là nguyên liệu quý trong nhiều ngành công nghiệp 4.5 Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK/98. Làm bài tập trong vở BT *Đối với bài học tiếp theo: -Xem “ Cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép” 5. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_tuan_15_huynh_thi_cam_nhung.doc