Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 10 - Tiết: 29 - Bài 16: Ước chung và bội chung

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức

 - HS nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của 2 tập hợp.

 2. Kỹ năng

 - HS biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của 2 tập hợp, biết sử dung ký hiệu giao của hai tập hợp.

 - HS biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản .

 3. Thái độ

 - Cẩn thận, chính xác khi tìm ước chung và bội chung.

II. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi bài tập, bảng phụ vẽ các hình 26, 27, 28, tr 52 SGK.

HS : Bảng nhóm.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 10 - Tiết: 29 - Bài 16: Ước chung và bội chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 10/10/2011 Tiết: 29 Ngày dạy: 17/10/2011 Bài 16 : ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của 2 tập hợp. 2. Kỹ năng - HS biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của 2 tập hợp, biết sử dung ký hiệu giao của hai tập hợp. - HS biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản . 3. Thái độ - Cẩn thận, chính xác khi tìm ước chung và bội chung. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi bài tập, bảng phụ vẽ các hình 26, 27, 28, tr 52 SGK. HS : Bảng nhóm. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới (7 phút ) - Ổn định lớp. - Gọi 2 HS + HS 1: Cách tìm ước của một số ? Tìm Ư(4) và Ư(6) + HS 2: Cách tìm bội của 1 số Tìm B(4) và B(6) - Nhận xét, ghi điểm - Đặt vấn đề vào bài dựa vào bài làm của HS và phần đầu bài - Lớp trật tự. - 2 HS lên bảng thực hiện + HS1: Ư(4) = {1; 2; 4} Ư(6) = {1; 2; 3; 6} + HS2: B(4) = {0; 4; 8;12; 16;…} B(6) = {0; 6;12; 18; 24;…} Bài 16 : ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu về ước chung (10 phút) - Từ bài làm của HS1 GV dùng phấn màu tô đậm các ước 1; 2 của 4 và các ước 1; 2 của 6 - Yêu cầu HS cho biết Ư(4) và Ư(6) có số nào giống nhau? - GV dẫn dắt HS nêu định nghĩa ước chung. - Giới thịêu ký hiệu tập hợp các ước chung của 4 và 6 * Chốt lại - Củng cố: làm ?1 - Gọi HS tìm Ư(12) - Yêu cầu HS tìm ƯC(4, 6, 12 ) - HS: Số 1 và 2 - Đọc phần đóng khung SGK tr 51 - Lên bảng viết - 2 HS làm trên bảng - HS hoạt động cá nhân Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} - Thực hiện trên bảng. 1. Ước chung Ư ( 4 ) = { 1; 2; 4 } Ư ( 6 ) = { 1; 2; 3; 6 } Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó ƯC (4, 6) = {1; 2} x ƯC (a, b) nếu ax, bx x ƯC (a, b, c) nếu ax, bx và c x ?1 8 ƯC ( 16, 40 ) đúng vì 16 8 và 40 8 8 ƯC ( 32, 28 ) sai vì 32 28 nhưng 28 không chia hết cho 8 ƯC ( 4, 6 ,12 ) = { 1; 2 } Hoạt động 3 : Tìm hiểu về bội chung (10 phút ) - Trở lại phần kiểm tra bài cũ của HS2 B(4)={0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28…} B(6) = {0; 6; 12; 24 …} - Yêu cầu HS tìm những số vừa là bội của 4, vừa là bội của 6 - Từ đó dẫn dắt HS nêu định nghĩa bội chung. - Giới thiệu ký hiệu tập hợp các bội chung của 4 và 6. * Chốt lại - Gọi 1 HS tìm B(3) - YC HS tìm BC(3,4,6) - Giới thiệu BC(a,b,c) - Củng cố: Làm ?2 - HS Số 0; 12; 14 - HS: đọc phần đóng khung trong SGK trang 52. - HS : B(3) = {0; 3 6; 9; 12; 15; 18; 21; 24 } - HS : BC(3, 4, 6 ) = { 0; 12; 24} - HS thực hiện trên bảng 2. Bội chung B(4)={0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28…} B(6) = {0; 6; 12; 24 …} Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó BC ( 4, 6 ) = { 0; 12; 24... } xBC(a, b) nếu xa và xb xBC (a, b, c) nếu xa, xb, và xc ?2. 6BC(3, 1), hoặc BC(3, 2), hoặc BC(3, 3), hoặc BC (3, 6) Hoạt động 4: Chú ý (8 phút ) - Treo bảng phụ hình 26 - Yêu cầu HS cho biết ƯC(4, 6) tạo thành bởi các phần tử nào của các tập hợp Ư(4) và Ư(6) - Giới thiệu giao của các tập hợp Ư(4) và Ư(6) - Từ đó yêu cầu HS nêu định nghĩa giao của các tập hợp - Giới thiệu ký hiệu A ∩ B - Treo hình 27, 28. Hướng dẫn HS phần ví dụ trong SGK. - Quan sát - HS: 1 ; 2 - Nêu giống SGK trang 52 3. Chú ý Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó Hoạt động 5: Củng cố (8 phút) Bài tập 134 SGK - GV cho HS làm vào bảng phụ - Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi: 1) Gọi P là tập hợp các số nguyên tố, còn N là tập hợp các số tự nhiên khi đó giao của hai tập hợp P và N là P. 2) Nếu A là tập hợp các học sinh nữ lớp 6C, B là tập hợp học sinh nam lớp 6C, khi đó giao của hai tập hợp A và B là tập hợp học sinh lớp 6C. - Nhận xét và chốt lại các ý kiến. + Học sinh điền ký hiệu vào các câu : a, b, c, g, i + Điền kí hiệu vào các câu còn lại. - Thảo luận nhóm 1). Đúng 2). Sai Giao của A và B là tập hợp rỗng. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Xem lại bài. - Làm bài tập 135; 136; 137; 138 tr 53; 54 SGK. - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTIẾT 29.doc
Giáo án liên quan