Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 20

TIẾNG VIỆT

Bài 81 : ach (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ach, cuốn sách”.

2/ Kĩ năng : Đọc được từ, các câu ứng dụng.

3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "Giữ gìn sách vở".

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

- Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ach.

- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần ach.

- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần ach trong các câu

III. CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, đèn chiếu, chữ mẫu.

2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 21 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 81 : ach (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ach, cuốn sách”. 2/ Kĩ năng : Đọc được từ, các câu ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "Giữ gìn sách vở". II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ach. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần ach. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần ach trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, đèn chiếu, chữ mẫu. 2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Con ếch ộp”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần iêc – ươc - Đọc bảng con : "rau luộc, chiếc xe", nêu vị trí âm và vần. - Đọc SGK, nêu vị trí các âm và vần trong tiếng "đước, lược, diếc, việc", nói 1 câu. - Viết "cây thước, đám tiệc". 3/ Bài mới : Vần ach Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu. * Mục tiêu : Giới thiệu vần : ach. - GV cho HS xem vật mẫu "cuốn sách". + Đây là cái gì ? - Trong từ “cuốn sách” tiếng nào có vần vừa học ? - Trong tiếng “sách” có âm nào, thanh nào đã học ? - Em hãy ghép vần mới. - GV kiểm tra và viết lên bảng : “ach”, hướng dẫn cách phát âm. - Quan sát, nhận xét. - “cuốn” - Âm s và thanh sắc. - Dùng bộ chữ ghép vần. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. KN ra quyết định Thực hành. Hoạt động 2 : Dạy vần. * Mục tiêu : HS nhận diện vần : ach. - Vần “ach“ được tạo bởi âm nào ? - Nêu vị trí của các âm trong vần “ach”. - Đánh vần : a – chờ – ach. - Thêm âm gì, thanh gì được tiếng “sách” ? - Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng “sách”. - Đánh vần : a – chờ – ach sờ – ach – sach – sắc - sách cuốn sách - Viết : GV cho HS xem chữ mẫu. + Chữ "sách" có con chữ nào cao 5 dòng li ? 2 dòng li ? ach cuốn sách - Nhắc nhở tư thế ngồi viết, cầm bút, nối nét. * Trò chơi giữa tiết : Tìm tiếng mới. - “a” và “ch”. - Âm a đứng trước, ch sau. - Cá nhân, lớp. - s và thanh sắc. - Âm s đứng trước, ach đứng sau, thanh sắc trên vần ach. - Cá nhân, lớp. - Quan sát, nhận xét. h s, a, c - Viết trên không. - Viết bảng con. Động não. Thực hành. Luyện đọc. Vấn đáp. Luyện đọc. Trực quan. KN giao tiếp – tự nhận thức Thực hành. Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng. * Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng. - GV giới thiệu lần lượt từng từ giải thích, đưa vật mẫu. viên gạch kênh rạch sạch sẽ cây bạch đàn - GV cho HS đọc, sửa sai, đọc mẫu. + Em gạch chân tiếng có vần "ach"vừa học. - Nêu lên từng ứng dụng, đọc cá nhân, lớp + Gạch chân : gạch, rạch, sạch, bạch. Trực quan. Động não. KN đặt mục tiêu Luyện đọc. Thực hành. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : + Nêu vị trí các âm trong vần “ach”. + Trò chơi : “Điền vần”. - Dặn dò : Luyện đọc, luyện viết. - Chuẩn bị : Vần ach (tiết 2). Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 81 : ach (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ach, cuốn sách”. 2/ Kĩ năng : Đọc được từ, các câu ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề "Giữ gìn sách vở". II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ach. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ câu ứng dụng, bài luyện nói. 2/ Học sinh : Bộ chữ, vở, SGK, bảng con. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Trò chơi “Trăng tròn”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ach (tiết 1). - Đọc lại bài ở tiết 1, nêu vị trí các âm và vần trong tiếng “gạch, sách“. - Viết : “thách thức, khách mời”. 3/ Bài mới : Vần ach (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng. - GV cho HS xem tranh vẽ câu ứng dụng. + Tranh vẽ gì ? + Em thấy ai trong tranh và đang làm gì ? - Cho HS đọc từng câu, 2 câu, cả đoạn. + Tìm trong câu tiếng có vần "ach". - Quan sát tranh, nhận xét. - Cá nhân, lớp. + sạch, sách. Trực quan. Hỏi đáp. KN ra quyết định Luyện đọc. Động não. Hoạt động 2 : Luyện viết. * Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng. - GV cho HS xem chữ mẫu "cuốn sách". + Dấu sắc viết ở đâu ? + Khoảng cách giữa 2 tiếng như thế nào ? cuốn sách - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Quan sát chữ mẫu. + Con chữ ô. + 1 con chữ 0. - Viết bảng con. - Viết vở. - Nhận xét. Trực quan. Hỏi đáp. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 3 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu. - Em nêu chủ đề luyện nói. + Tranh vẽ gì ? + Em đã giữ gìn sách vở thế nào ? + Ngoài sách vở ra em cần phải giữ gìn những đồ dùng học tập nào nữa ? + Em đã giữ sách vở đẹp như thế nào. Em hãy kể cho các bạn cùng nghe ? - GV cho HS luyện nói, GV sửa sai, uốn nắn. - Giữ gìn sách vở. + Sạch, cẩn thận. + Bút chì, thước. - Cá nhân. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Em vừa luyện nói theo chủ đề gì ? - Trò chơi : “Điền tiếng”. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Vần ich - êch Rút kinh nghiệm Thứ ba , ngày 22 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 82 : ich – êch (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ich, êch, tờ lịch, con ếch” 2/ Kĩ năng : Đọc được từ, câu ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Chúng em đi du lịch”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ich - êch. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần ich – êch. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần ich - êch trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, chữ mẫu, vật mẫu tờ lịch. 2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Con muỗi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ach - Đọc bảng con : “nhà sạch, gạch ngói”, nêu vị trí của âm và vần. - Đọc SGK, nói 1 câu theo chủ đề. - Viết : “tách trà, xách nặng”. 3/ Bài mới : Vần ich – êch Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu. * Mục tiêu : Giới thiệu vần : ăc – âc. - GV cho HS xem tờ lịch. + Đây là cái gì ? + Tờ lịch dùng để làm gì ? - Trong từ “tờ lịch” tiếng nào đã học ? - Trong tiếng “lịch” có âm nào, thanh nào đã học ? - Em hãy ghép vần mới. - GV kiểm tra, viết lên bảng vần : “ich”. - GV hướng dẫn cách đọc và sửa sai khi HS đọc. - Quan sát, nêu nhận xét. - “tờ” - Âm “l“ và thanh nặng. - Thực hiện ghép từ bộ chữ. - Cá nhân, lớp. Trực quan. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Động não. Thực hành. Luyện đọc. Hoạt động 2 : Dạy vần. * Mục tiêu : HS nhận diện vần : ich – êch. - Vần “ich“ được tạo bởi những âm nào ? - Nêu vị trí của các âm trong vần “ich”. - Đánh vần : i – ch – ich - Thêm âm gì, thanh gì để có tiếng “lịch”. - Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng “lịch”. - Đánh vần : i – ch – ich lờ – ich – lích – nặng – lịch tờ lịch - Viết : GV cho HS xem chữ mẫu, nhận xét. + Đặt bút ở đường kẻ 2, viết con chữ “i” lia bút đến điểm đặt bút của con chữ “c”, viết con chữ “c” nối nét con chữ "h", kết thúc ở đường kẻ 2. ich tờ lịch - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, nối nét các con chữ. - Trò chơi giữa tiết : Tìm tiếng mới.. - Thực hiện tương tự cho vần “êch”. - So sánh “ich“ và “êch”. - “i” và “ch”. - Âm i đứng trước, ch sau. - Cá nhân, lớp. - Âm l , thanh nặng. - Âm l đứng trước, ich sau. - Cá nhân, lớp. - Quan sát, nhận xét. + Lắng nghe. - Viết trên không. - Viết bảng con. - Khác âm bắt đầu, giống âm kết thúc. Động não. Hỏi đáp. Luyện đọc. Trực quan. Truyền đạt. Thực hành. KN ra quyết định Động não. Hoạt động 3 : Đọc từ ứng dụng. * Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng. - GV viết từng từ lên bảng, giải thích hoặc đưa mẫu vật, tranh vẽ : “vở kịch, vui thích, mũi hếch, chênh chếch”. - GV cho HS đọc cá nhân, sửa sai. - Cá nhân, lớp. Luyện đọc. KN đặt mục tiêu 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : + Nêu vị trí của các âm trong vần. + Trò chơi : “Điền vần”. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Vần ich – êch (tiết 2). Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 82 : ich – êch (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ich, êch, tờ lịch, con ếch” 2/ Kĩ năng : Đọc được từ, câu ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Chúng em đi du lịch”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ich - êch. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần. Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ câu ứng dụng, bài luyện nói. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Trò chơi “Mưa rơi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ich – êch (tiết 1). - Đọc lại bài trên bảng ở tiết 1 : + Nêu vị trí âm trong vần "ich". + Tiếng nào có vần "ich, êch". - Viết : “mũ lệch, chích ngừa”. 3/ Bài mới : Vần ich – êch (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng. - GV cho HS xem tranh vẽ câu ứng dụng. + Tranh vẽ gì ? + Chim đang làm gì ? - Cho HS đọc lần lượt từng câu, 2 câu, 3 câu, cả đoạn. - GV sửa sai, dọc mẫu. + Tìm trong bài tiếng có vần "ich" - Cho HS đọc cả 2 trang. - Quan sát tranh. - Cá nhân, lớp. - Cá nhân. Trực quan. Vấn đáp. Luyện đọc. KN ra quyết định Hoạt động 2 : Luyện viết. * Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng. - Cho HS lần lượt xem chữ mẫu, nhận xét. + Con chữ nào cao 5 dòng li ? + Khoảng cách giữa 2 chữ “tờ lịch” như thế nào ? ich tờ lịch + Dấu sắc viết ở đâu ? êch con ếch - Lưu ý khi viết : viết liền mạch, nối nét, để vở, cầm bút. - Quan sát, nêu nhận xét. + l, h + 1 con chữ 0 + Trên con chữ ê. - Viết bảng con. - Viết vở. Trực quan. Hỏi đáp. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 3 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu. - Em nêu chủ đề của bài luyện nói. - GV cho HS xem tranh. + Tranh vẽ gì ? + Các bạn trong tranh ăn mặc thế nào ? + Vẽ mặt của các bạn ra sao ? + Cảnh trong tranh là gì ? + Khi đi du lịch em thường mang theo những gì ? + Em biết những khu du lịch nào ? + Em hãy kể cho các bạn nghe về chuyếndu lịch em đã đi vui như thế nào ? - Cho HS luyện nói theo chủ đề, GV sửa sai, uốn nắn lời nói. - Chúng em đi du lịch. - Quan sát nêu nhận xét. + Đẹp . . . + Vui tươi, hớn hở. + Quần, áo . . . + Suối Tiên, Đà Lạt. + Cá nhân. Trực quan. Hỏi đáp. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : - Em học bài luyện nói gì ? - Trò chơi : “Nối tiếng”. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Ôn tập Rút kinh nghiệm Thứ tư , ngày 23 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 83 : Ôn tập (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được một cách chắc chắn các, tiếng, từ có âm cuối là : “p”. 2/ Kĩ năng : Đọc trôi chảy, lưu loát các vần có âm cuối “p”. 3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích học Tiếng Việt. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần có âm cuối “p”. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần có âm cuối “p”. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần có âm cuối “p” trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, chữ mẫu, vật mẫu tờ lịch. 2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Khởi động : Hát” Đi tàu lửa “ 2.Bài cũ : - Điền các vần đã học vào các từ sao cho có nghĩa (Thi đua 2 đội ) : đóng g …p, ngăn n.....p, xe đạ…, b… p bênh, đón t……p, nườm n....p, gi…p đỡ - Nhận xét 3.Bài mới : Ôn tập Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Ôn các vần kết thúc bằng p * Mục tiêu : Nắm chắc các vần có âm cuối p đã học. Thi đua gắn các vần có âm cuối là p vào bông hoa Tạo bảng ôn P p a Ap u up ă Ăp e ep â Âp ê ê o Op i ip ô Ôp iê iêp ơ Ơp ươ ươp GV chỉ B theo thứ tự và không thứ tự * Nêu cấu tạo vần * Vần nào có âm đôi ? - Nhận xét Hoạt động 2 : Đọc từ ngữ ứng dụng. * Mục tiêu : Đọc được các từ ứng dụng - GV ghi : đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng - Yêu cầu HS quan sát và nêu cách đọc - Nhận biết các vần có âm cuối là p - GV giải thích từ + Đầy ắp : để diễn tả hiện tượng đầy kín người ta dùng từ đầy ắp + Ấp trứng : để có được chú gà con, từ quả trứng gà mẹ ôm quả trứng vào lòng giữ ấm -> trứng nở, hiện tượng đó gọi là ấp trứng - GV cho HS đọc- đọc mẫu - Chỉnh sửa - Đọc theo thứ tự và không thứ tự - Nhận xét Hoạt động 3 : Tập viết. * Mục tiêu : Viết đúng mẫu, biết cách khoảng - GV giới thiệu nội dung luyện viết : đón tiếp, ấp trứng - GV hướng dẫn viết : nêu khoảng cách, tư thế ngồi viết đón tiếp ấp trứng - Nhận xét Thi đua 2 đội CN - ĐT 2 – 3 HS đọc HS thực hiện CN –ĐT Lắng nghe , ghi nhớ Cá nhân đọc Quan sát HS viết B Viết vở Trò chơi Trực quan KN giao tiếp – tự nhận thức Thực hành Vấn đáp Trực quan Luyện đọc KN ra quyết định Trực quan KN đặt mục tiêu Luyện viết 4. Hoạt động nối tiếp Trò chơi : thi đua viết chữ đẹp 5. Dặn dò: đọc kĩ bài, chuẩn bị tiết 2 Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 83 : Ôn tập (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được một cách chắc chắn các, tiếng, từ có âm cuối là : “p”. 2/ Kĩ năng : Đọc được từ, câu ứng dụng : Cá mè ăn nổi . . . Đẹp ơi là đẹp. 3/ Thái độ : Nghe và kể lại được câu chuyện : Ngỗng và Tép. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần có âm cuối “p”. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần có âm cuối “p”. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần có âm cuối “p” trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh minh họa, tranh truyện kể. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Ôn tập (tiết 1). - Điền các vần đã học vào các từ sao cho có nghĩa (Thi đua 2 đội ) : đóng g …p, ngăn n.....p, xe đạ…, b… p bênh, đón t……p, nườm n....p, gi…p đỡ - Nhận xét 3/ Bài mới : Ôn tập (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc (5’) Mục tiêu : Đọc trôi chảy câu ứng dụng - GV yêu cầu HS : Đọc Bảng ôn + Đọc từ ứng dụng - GV treo tranh: Tranh vẽ gì ? - Giới thiệu câu ứng dụng : Cá mè ăn nổi Cá chép ăn chìm Con tép lim dim Trong chùm rễ cỏ Con cua áo đỏ Cắt cỏ trên bờ Con cá múa cờ Đẹp ơi là đẹp - GV đọc mẫu – chỉnh sửa - Tìm tiếng có vần vừa ôn - Đọc trang trái, câu ứng dụng - Nhận xét Hoạt động 2 : Luyện viết(10’) Mục tiêu : Viết được từ ứng dụng đón tiếp - GV gắn chữ mẫu : đón tiếp, ấp trứng ấp trứng - Nêu khoảng cách giữa các chữ + tư thế ngồi viết - GV viết mẫu + nêu quy trình, hướng dẫn viết từng dòng - Nhận xét Hoạt động 3: Kể chuyện Mục tiêu : Nghe kể lại từng đoạn câu chuyện - GV giới thiệu tranh : yêu cầu HS thảo luận nội dung tranh, đặt tên cho tranh, kể lại câu chuyện theo tranh - GV giới thiệu tên câu chuyện + tóm lược nội dung câu chuyện : Ngỗng và Tép - GV kể toàn bộ câu chuyện. + Tranh 1 : 2 vợ chồng ông chủ bàn nhau làm thịt ngỗng để đãi khách + Tranh 2 : Người khách nghe được lời của đôi vợ chồng Ngỗng, ông thương cho đôi vợ chồng Ngỗng biết quý trọng tình cảm vợ chồng + Tranh 3 : Ông khách nghĩ cách giúp vợ chồng Ngỗng : ông nói với người vợ bạn là thích ăn Tép, không thèm ăn thịt Ngỗng + Tranh 4 : Vợ chồng Ngỗng thoát chết, từ đó Ngỗng không bao giờ ăn thịt Tép. Đây là lí do giải thích vì sao ngỗng không ăn thịt Tép Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tình cảm vợ chồng biết hy sinh vì nhau Quan sát tranh vẽ Hồ nước, có cá. . . Hs tìm tiếng có vần ôn Cá nhân Nhận xét Cả lớp Quan sát chữ mẫu Nêu nhân xét Viết bảng con , vở Quan sát tranh HS kể cá nhân Hs thi đua thực hiện Lắng nghe Trực quan KN giao tiếp – tự nhận thức Vấn đáp Luyện đọc Trực quan Phân tích Luyện viết KN ra quyết định Trực quan Thảo luận Kể chuyện KN đặt mục tiêu Khắc ghi 4. Hoạt động nối tiếp: Trò chơi lật tìm những cặp từ giống nhau Nhận xét – tuyên dương Chuẩn bị : op – ap Rút kinh nghiệm Thứ năm , ngày 24 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 84 : op – ap (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “op, ap, họp nhóm, múa sạp”. 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần op - ap Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần op - ap Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần op - ap trong các câu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, chữ mẫu. 2/ Học sinh : Bộ chữ, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Quê hương tươi đẹp”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Sửa bài kiểm tra học kì 3/ Bài mới : Vần op – ap (tiết 1) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Dạy vần. * Mục tiêu : HS nhận diện vần : op, ap. - GV viết bảng : "op" - Vần “op“ được tạo bởi âm nào ? - Đánh vần : o – p – op. - Muốn có tiếng “họp” cần thêm âm nào, thanh nào ? - Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng “họp”. - Đánh vần : o – p – p h – op – hop – nặng - họp họp - Ở lớp, các em thường có hình thức họp nào ? - GV viết bảng : "họp nhóm". op họp nhóm - Hướng dẫn viết. - Nhắc tư thế ngồi viết, nối nét. - Thực hiện tương tự cho vần “ap”. - So sánh : “op” và “ap”. - HS gắn vào bảng cài “op”. - Cá nhân, lớp. - Âm h và thanh nặng. - Âm h đứng trước, op đứng sau, thanh nặng. - Cá nhân, lớp. - Nhóm, tổ. - Cá nhân, lớp. - Viết trên không. - Viết bảng con. - Giống âm kết thúc, khác âm bắt đầu. Thực hành. Động não. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. Thực hành. Truyền đạt. KN ra quyết định Động não. Hoạt động 2 : Đọc từ ứng dụng. * Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng. - GV dùng tranh, giải thích, giới thiệu từng từ : con cọp giấy nháp đóng góp xe đạp - Cá nhân, lớp. Luyện đọc. KN đặt mục tiêu 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : + Vần op, ap chỉ đi với những thanh nào ? + Trò chơi : “Tìm tiếng mới”. - Dặn dò : Luyệnđọc, viết “op – ap” - Chuẩn bị : Vần op – ap (tiết 2). Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 84 : op – ap (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “op, ap, họp nhóm, múa sạp”. 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần op - ap. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Chữ mẫu, tranh luyện nói. 2/ Học sinh : Bảng con, vở tập viết, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Trò chơi “Con muỗi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần op – ap (tiết 1). - GV chỉ lên bảng cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ ở tiết 1. - Viết bảng con : “lạp xưởng, cái bóp”. 3/ Bài mới : Vần op – ap (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng. - GV cho HS đọc bài ở SGK. - Đọc trang trái, trang phải. - HS giở sách đọc cá nhân, lớp. Luyện đọc. KN ra quyết định Hoạt động 2 : Luyện viết. * Mục tiêu : HS viết vần và từ tiếng. - GV cho HS xem chữ mẫu, hướng dẫn cách viết, nối nét giữa các con chữ : a – p, o - p. op ap họp nhóm - Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Quan sát chữ mẫu. - Viết bảng con. - Viết vở. - Nhận xét. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 3 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS nói lưu loát, nguyên câu. - HS nêu chủ đề luyện nói. + Em dùng que chỉ vào hình xác định : chóp núi, ngọn cây, tháp chuông. + So sánh : chóp núi – ngọn cây. + Em thấy tháp chuông bao giờ chưa ? - GV cho HS luyện nói theo chủ đề, GV sửa sai, uốn nắn. - Cá nhân. + 1 HS lên bảng. - Cá nhân. Hỏi đáp. Nêu vấn đề. Động não. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : Nêu vị trí tiếng "chóp, tháp". - Trò chơi : “Ghép tiếng”. - Dặn dò : Đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Vần ăp – âp Rút kinh nghiệm Thứ sáu , ngày 25 tháng 1 năm 2008 TIẾNG VIỆT Bài 85 : ăp – âp (Tiết 1) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ăp, âp, bắp cải, cá mập” 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Trong cặp sách của em”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ăp - âp. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các tiếng có vần ăp - âp. Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc đúng các tiếng có vần ăp - âp trong các câu. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, chữ mẫu. 2/ Học sinh : Bộ đồ dùng, bảng con, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Lý cây xanh”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần op – ap - Đọc bảng con : "cọp dữ, xe đạp", kết hợp nêu vị trí của âm và vần. - Đọc SGK. - Viết : “tháp chuông, chóp núi”. 3/ Bài mới : Vần ăp – âp (tiết 1) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Dạy vần. * Mục tiêu : HS nhận diện vần : ăp, âp. - GV giới thiệu, viết lên bảng : "ăp" - Nêu vị trí các âm trong vần “ăp”. - Đánh vần : ă – p – ăp. - Muốn có tiếng “bắp” ta cần thêm âm nào, thanh nào ? - Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng “bắp”. - Đánh vần : ă – p – ăp b – ăp – băp – sắc - bắp bắp cải. + Kể tên một số loại cải mà em biết ? - GV viết bảng : "bắp cải". - Hướng dẫn viết. ăp bắp cải - GV viết mẫu, nhắc nhở tư thế ngồi viết, nối nét. - Thực hiện tương tự cho vần “âp”. - So sánh : “ăp” và “âp”. - HS gắn vào bảng cài. - ă và p - Cá nhân, lớp. - Âm b và dấu sắc. - Âm b đứng trước, ăp đứng sau, dấu sắc. - Cá nhân, lớp. - Viết trên không. - Viết bảng con. - Giống âm kết thúc, khác âm bắt đầu. Động não. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. Động não. Thực hành. KN ra quyết định Trực quan. Động não. Hoạt động 2 : Đọc từ ứng dụng. * Mục tiêu : HS hiểu, đọc từ ứng dụng. - GV dùng tranh, giải thích, giới thiệu từng từ : gặp gỡ tập múa ngăn nắp bập bênh - Cá nhân, lớp. Luyện đọc. KN đặt mục tiêu 4. Hoạt động nối tiếp (5’) - Củng cố : + Phát âm : ăp – âp + Vần ăp – âp đi với những thanh nào ? + Trò chơi : “Tìm tiếng mới”. - Dặn dò : Luyện đọc, viết “ăp – âp”. - Chuẩn bị : Vần ăp – âp (tiết 2). Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT Bài 85 : ăp – âp (Tiết 2) I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc và viết được : “ăp, âp, bắp cải, cá mập” 2/ Kĩ năng : Đọc được đoạn thơ ứng dụng. 3/ Thái độ : Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “Trong cặp sách của em”. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức : Nhận biết các tiếng mang vần ăp - âp. Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng những từ ngữ mang vần. Kĩ năng đặt mục tiêu : Nói được một hay nhiều câu theo chủ đề. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh bài luyện nói, chữ mẫu. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Vần ăp – âp (tiết 1). - Đọc lại các từ, vần, tiếng ở tiết 1, nêu vị trí của âm và vần. - Viết : “chấp nhận, đánh cắp”. 3/ Bài mới : Vần ăp – âp (tiết 2). Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : HS đọc đúng, to, rõ ràng.

File đính kèm:

  • docGiao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 20.doc
Giáo án liên quan