TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Hoa Ngọc Lan
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu : v, d, l, n ; phụ âm cuối : t. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn các vần : ăm, ắp. Tìm được tiếng, nói được câu.
2/ Kĩ năng : Hiểu được các từ ngữ trong bài : lấp ló, ngan ngát.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ăm - ăp
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ăm - ăp
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 17 tháng 3 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Hoa Ngọc Lan
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu : v, d, l, n ; phụ âm cuối : t. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn các vần : ăm, ắp. Tìm được tiếng, nói được câu.
2/ Kĩ năng : Hiểu được các từ ngữ trong bài : lấp ló, ngan ngát.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ăm - ăp
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ăm - ăp
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : Bộ chữ, SGK, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Con muỗi”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Vẽ ngựa
- Đọc lại bài, trả lời câu hỏi, tìm tiếng có vần : ăng.
+ Bé vẽ con ngựa như thế nào ?
+ Vì sao bà không biết con ngựa ?
- Viết : bức tranh, bao giờ.
3/ Bài mới : Hoa ngọc lan (tiết 1)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
- GV đọc mẫu.
Cho HS luyện đọc tiếng, từ : giáo viên ghi lên bảng bạc trắng, lá dày, xanh thẫm, trắng ngần.
+ Giải nghĩa từ khó : lấp ló, ngan ngát.
+ Phân biệt : vỏ /giỏ ; nấp / núp ; lan / lăng ; khấp / ăp.
Luyện đọc đoạn, bài : GV chia thành 3 đoạn, cho HS thi đua đọc bài nối tiếp nhau.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Đọc cá nhân, lớp.
- Cá nhân, lớp.
- Cá nhân, nhóm nhận xét.
- Cá nhân.
Luyện đọc.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Thực hành.
KN ra quyết định
Hoạt động 2 : Ôn các vần : ăm, ăp.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ăm, ăp, trong bài, ngoài bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần : ăp.
- Nói câu có tiếng chứa vần : ăm, ăp.
- Thế nào là nói trọn câu ?
+ Bé chăm học
+ Bé về que thăm ông bà
+ Mẹ mua bắp cho bé ăn
+ Bố em gắp người quen
- Làm miệng.
- Làm vở.
- Cá nhân, lớp nhận xét.
Thực hành.
Luyện nói.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Em đọc lại toàn bài. Nêu được tiếng có vần : ăng.
- Trò chơi : “Điền vần”.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Hoa ngọc lan” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Hoa Ngọc Lan
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu : v, d, l, n ; phụ âm cuối : t. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn các vần : ăm, ắp. Tìm được tiếng, nói được câu.
2/ Kĩ năng : Hiểu được các từ ngữ trong bài : lấp ló, ngan ngát.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : Vở, SGK bộ chữ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Quả”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Hoa ngọc lan (tiết 1)
- Đọc lại bài. Tìm tiếng trong bài có vần : ang, uyên.
- Nói 1 câu có vần : ăm, nói 1 câu có vần : ăp.
3/ Bài mới : Hoa ngọc lan (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Cho HS đọc lại bài, đọc thầm rồi trả lời các câu hỏi :
+ Nhà bà có cây gì ?
+ Thân cây thế nào ?
+ Nụ hoa màu gì ?
+ Hương hoa lan thơm như thế nào ?
- GV đọc lại toàn bài diễn cảm.
- Cho HS đọc, nhắc nhở đọc đúng, nghỉ hơi sau dấu câu.
- Cá nhân, lớp.
+ Hoa ngọc lan.
+ Cao, to.
+ Trắng ngần.
+ Ngan ngát.
Luyện đọc.
Vấn đáp.
Kn giao tiếp – tự nhận thức
Hoạt động 2 : Luyện nói : Gọi tên các loài hoa trong ảnh.
* Mục tiêu : HS trả lời được một hay nhiều câu theo nội dung.
- Hs nêu
- GV nhận xét, cho điểm.
- Nhóm 2 em.
+ . . . hoa hồng, hoa đồng tiền, cúc, mai, . . .
KN ra quyết định
Thảo luận.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Ai dậy sớm”
Rút kinh nghiệm
Thứ ba , ngày 18 tháng 3 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP VIẾT )
Tô chữ hoa : E , Ê , G
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS biết tô các chữ hoa E, Ê, G.
2/ Kĩ năng : Viết đúng các vần ăm, ăp, ươn, ương ; các từ ngữ : chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương ; chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết.
3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và tìm nét giống nhau giữa các con chữ
Kĩ năng đặt mục tiêu : Tô đúng và đẹp các con chữ E , Ê , G
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Chữ mẫu, phấn màu.
2/ Học sinh : Vở, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Con thỏ”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Chữ hoa C, D, Đ
- Nhận xét bài viết của tuần trước.
- Viết : chăm học, khắp vườn.
- Viết : gánh đỡ, sạch sẽ.
3/ Bài mới : Chữ hoa E, Ê, G.
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa.
* Mục tiêu : Nắm được qui trình tô chữ hoa.
a/ GV treo chữ E hoa, cho HS nhận xét.
+ Chữ E hoa gồm những nét nào ?
- GV viết mẫu, chú ý điểm đặt bút, kết thúc.
E Ê
- So sánh : E và Ê hoa.
b/ GV treo chữ mẫu D hoa lên bảng, cho HS nhận xét.
+ Chữ G hoa có bao nhiêu nét ?
+ Có nét nào giống chữ đã học ?
G
- GV viết mẫu, hướng dẫn qui trình viết, điểm đặt bút, kết thúc, cách lượn bút.
- Quan sát, nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
+ 2 nét.
+ C hoa.
- Viết trên không.
- Viết bảng con
Trực quan.
Vấn đáp.
Truyền đạt
Luyện viết.
Trực quan.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Thực hành.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu : Viết đúng mẫu chữ.
- Em nêu các từ ứng dụng sẽ viết.
+ Khoảng cách giữa các chữ thế nào ?
E Ê
+ Vị trí dấu trong chữ ?
chăm học
- chăm học, khắp vườn.
+ 1 con chữ 0.
+ Dấu trên con chữ ă, dấu ` trên con chữ ườ.
khắp vườn
Quan sát.
Vấn đáp.
Hoạt động 3 : Viết vào vở.
* Mục tiêu : Viết được các từ ngữ ứng dụng.
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cầm bút, nối nét giữa các con chữ.
- Cho HS viết từng dòng.
ươn ương
ngát hương
- Chấm bài, nhận xét.
- Viết bảng con.
- Viết vở từng dòng.
vườn hoa
KN đặt mục tiêu
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Nhận xét, tuyên dương những em viết đúng, đẹp, ngồi đúng tư thế.
- Trò chơi : “Thi viết chữ đẹp”.
- Dặn dò : Luyện viết tiếp ở nhà.
- Chuẩn bị : Tập viết “Chữ hoa H, I, K”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ )
Nhà bà ngoại
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn “Nhà bà ngoại”.
2/ Kĩ năng : Điền đúng số dấu chấm trong bài chính tả. Hiểu dấu chấm dùng để kết thúc câu. Điền đúng vần ăm hoặc ắp, chữ c hoặc k vào chỗ trống.
3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Biết trao đổi phânn tích các tiếng khó viết
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng vần để điền
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Chép đúng – đẹp đoạn bài yêu cầu
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Bảng phụ, tranh vẽ.
2/ Học sinh : Vở, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Cháu thương bà”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Cái Bống
- Nhận xét bài viết của HS, kiểm tra việc sửa lỗi.
- Viết : đường trơn, gánh đỡ.
- Làm bài tập 2, 3 : điền anh hay ach ; g hay gh.
3/ Bài mới : Nhà bà ngoại
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn chép.
* Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp.
- GV ghi sẵn đoạn cần viết vào bảng phụ.
- Em đọc thầm, nêu những từ em thấy khó viết.
- Cho HS phân tích, viết bảng con.
- Cho HS chép vào vở. Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cầm bút, để vở.
- Em đếm số dấu chấm trong bài.
- GV hướng dẫn sửa lỗi sai, cho HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- 2, 3 HS đọc lại.
+ rộng rãi, lòa xòa, khắp vườn, đầy hiên.
- Viết vào vở.
- Nêu số dấu chấm.
- Sửa lỗi sai.
Thực hành.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Trực quan.
KN ra quyết định
Thực hành.
Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả.
* Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận.
- Điền ăm hay ăp, cho HS thi đua thực hiện.
- Đọc lại cả đoạn sau khi điền.
- Điền chữ c hay k.
- Thực hiện tương tự cho c hay k như điền ăm hay ăp.
- Nêu kết quả điền, sửa bài, nhận xét.
- Đọc thầm nêu yêu cầu của bài.
- Nhóm.
- Cá nhân, nhận xét.
Thực hành.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Nhận xét, tuyên dương những HS thực hiện tốt.
- Trò chơi : “Điền vần”.
- Dặn dò : Chép lại đọan văn vừa chép.
- Chuẩn bị : Chính tả “Câu đố”
Rút kinh nghiệm
Thứ tư , ngày 19 tháng 3 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Ai dậy sớm
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
- Ôn các vần : ươn, ương. Tìm được tiếng, nói được câu.
2/ Kĩ năng : - Hiểu từ ngữ trong bài : vừng đông, đất trời. Hiểu nội dung bài : Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dây sớm sẽ thấy được cảnh đẹp ấy.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3/ Thái độ : Bồi dưỡng HS tình cảm yêu thiên nhiên đất nước.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ươn - ương
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ươn - ương
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : SGK, bảng con.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Thụt thò”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Hoa ngọc lan
- Đọc lại bài, trả lời câu hỏi :
+ Nụ hoa lan màu gì ?
+ Thân cây thế nào ?
- Viết : xanh thẫm, lấp ló, ngan ngát, trắng ngần.
3/ Bài mới : Ai dậy sớm
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
GV đọc mẫu.
Luyện đọc tiếng, từ.
- GV ghi lên bảng : dậy sớm, ra vườn, ngát hương, lên đồi, đất trời, chờ đón ; kết hợp giải thích từ.
Luyện đọc câu, đoạn, bài.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp nhau.
- Cá nhân, lớp.
- Đọc cá nhân, lớp.
- 1 HS đọc toàn bài.
Luyện đọc.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Hoạt động 2 : Ôn các vần : ươn, ương.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ươn, ương, trong bài, ngoài bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần : ươn, ương.
- Nhìn tranh nói câu có vần : ươn, ương.
- Nói 1 câu có vần : ươn, nói 1 câu có vần : ương.
- vườn, hương.
- Cá nhân.
- Cá nhân, nhận xét.
KN ra quyết định
Trực quan.
Động não.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tìm tiếng có vần : ươn, ương.
- Trò chơi : “Ghép tiếng”
- Dặn dò : Luyện đọc ở nhà.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Ai dậy sớm” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Ai dậy sớm
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ.
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.
- Ôn các vần : ươn, ương. Tìm được tiếng, nói được câu.
2/ Kĩ năng : - Hiểu từ ngữ trong bài : vừng đông, đất trời. Hiểu nội dung bài : Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dây sớm sẽ thấy được cảnh đẹp ấy.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3/ Thái độ : Bồi dưỡng HS tình cảm yêu thiên nhiên đất nước.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : Vở, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Bỏ thư”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Ai dậy sớm (tiết 1)
- Đọc bài kết hợp phân tích tiếng và trả lời câu hỏi :
+ Bống làm giúp mẹ việc gì ?
- Viết : khéo sàng, đường trơn.
- Nhận xét.
3/ Bài mới : Ai dậy sớm (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Cho HS đọc lại bài thơ, trả lời các câu hỏi sau :
+ Khi dậy sớm điều gì chờ đó em ở ngoài vườn?
+ Điều gì chờ đón em trên cánh đồng ?
+ Điều gì chờ đón em trên cánh đồi ?
- GV đọc lại bài thơ, cho HS đọc.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Hoa ngát hương.
+ Vừng đông.
+ Đất trời.
- Cá nhân 3, 4 HS.
Luyện đọc.
Vấn đáp.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Hoạt động 2 : Học thuộc lòng.
* Mục tiêu : HS đọc trôi chảy và thuộc lòng bài thơ.
- GV cho HS đọc từng câu xóa dần.
- Cho 1 số em đọc lại cả bài.
- Cả lớp, cá nhân.
Thực hành.
KN ra quyết định
Hoạt động 3 : Luyện nói : Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng.
* Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung.
- Cho HS quan sát tranh trong SGK.
- Cho HS thảo luận, nêu những việc của mình.
+ Buổi sáng bạn dậy lúc mấy giờ ?
+ Bạn có tập thể dục buổi sáng ?
+ Buổi sáng bạn thường ăn gì ?
+ Bạn thường làm gì vào buổi sáng ?
- Đánh răng, rửa mặt.
- Nhóm 2 HS.
KN đặt mục tiêu
Luyện nói.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Khen ngợi những em có câu hỏi đáp hay.
- Trò chơi : “Điền tiếng”.
- Dặn dò : Luyện đọc thêm ở nhà.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Mưu chú Sẻ”
Rút kinh nghiệm
Thứ năm , ngày 20 tháng 3 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ )
Câu đố
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : HS chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong.
2/ Kĩ năng : Làm đúng các bài tập chính tả : điền chữ : tr / ch hoặc v / d/ gi.
3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Biết trao đổi và phân tích các tiếng khó viết
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn đúng các từ để điền
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Chép đúng – đẹp đoạn bài yêu cầu
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Bảng phụ, nội dung bài tập.
2/ Học sinh : Vở, bảng con, chữ mẫu.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Lý cây xanh”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Nhà bà ngoại
- Nhận xét bài viết của HS.
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
- Làm bài tập 2, 3.
3/ Bài mới : Câu đố
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép.
* Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn “Con gì . . . gây mật”.
+ Câu đố nói về con gì ?
- Có những từ nào khó viết ? (suốt ngày, gây mật).
- GV đọc từng từ cho HS viết vào vở.
- Xho HS sửa bài, đổi vở cho nhau.
- GV chấm một số vở.
- Cá nhân đọc, lớp.
- Viết bảng con.
- Viết vở.
- Nhóm 2 em.
Trực quan.
Vấn đáp.
Thực hành.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả.
* Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận.
- Điền vần : tr hay ch ; v/ d/ gi.
- Nêu kết quả sau khi điền :
a/ thi chạy, tranh bóng
b/ vỏ trứng, giỏ cá
- Nhóm thi đua.
- Lớp làm vở.
+ Nhận xét.
KN ra quyết định
Thực hành.
Thực hành.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Trò chơi : “Điền chữ”.
- Dặn dò : Sửa lỗi sai.
- Chuẩn bị : Chính tả “Ngôi nhà”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 1 : Mưu chú Sẻ
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu : n/l , v/x ; có phụ âm cuối : t/c.
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn các vần : uôn, uông. Tìm được tiếng, nói được câu.
2/ Kĩ năng : Hiểu được các từ ngữ trong bài : chộp, lễ phép. Hiểu sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có uôn – uông
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có uôn - uông
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : Bộ chữ, vở, SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Trò chơi “Con thỏ”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Ai dậy sớm
- Đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏi.
+ Khi dậy sớm ra đồng có gì đang chờ đón ?
+ Khi dậy sớm ai chờ đón ngoài vườn ?
- Viết : vừng đông, ngát hương.
3/ Bài mới : Mưu chú Sẻ
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
* Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu.
GV đọc mẫu diễn cảm.
Cho HS luyện đọc tiếng, từ ngữ : hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.
- GV ghi từ lên bảng.
Cho HS luyện đọc câu.
- Cho HS đọc nối tiếp nhau, GV sửa sai.
Luyện đọc đoạn, bài.
- GV chia bài thành 2 đoạn :
+ Câu nói của Sẻ.
+ Phần còn lại.
- GV nhận xét.
- Lắng nghe.
- Cá nhân, lớp.
- Cá nhân, nhóm. Nhận xét.
- Cá nhân, lớp.
- Nhóm thi đua.
Truyền đạt.
Luyện đọc.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Thực hành.
Hoạt động 2 : Ôn các vần : uôn, uông.
* Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần uôn, uông, trong bài, ngoài bài.
- Tìm trong bài tiếng có vần : uôn.
- Nhìn tranh đọc mẫu từ dưới tranh, tìm tiếng có có vần : uôn, uông.
- Nhìn tranh nói câu có vần : uôn, uông.
+ Mẹ đưa cho bé cuộn len.
+ Bé lắc chuông.
- Cho từng HS đặt câu.
- muộn.
- chuồn chuồn, buồng chuối.
- buôn, cuộn.
- 2 HS đọc theo mẫu..
- Cá nhân, lớp nhận xét.
Động não.
KN ra quyết định
Luyện tập.
KN đặt mục tiêu
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Khen ngợi những em đặt câu hay, tích cực phát biểu.
- Trò chơi : “Điền vần”.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Mưu chú Sẻ” (tiết 2)
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu , ngày 21 tháng 3 năm 2008
TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )
Tiết 2 : Mưu chú Sẻ
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : - HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu : n/l , v/x ; có phụ âm cuối : t/c.
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn các vần : uôn, uông. Tìm được tiếng, nói được câu.
2/ Kĩ năng : Hiểu được các từ ngữ trong bài : chộp, lễ phép. Hiểu sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát nạn.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc
KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài
Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài.
2/ Học sinh : SGK, vở, bảng đ/s.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Lớp chúng mình”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Mưu chú Sẻ (tiết 1)
- Đọc lại bài, nêu tiếng có vần : uôn, uông.
- Nói 1 câu có vần : uôn, uông.
- Viết : buôn bán, luống rau.
3/ Bài mới : Mưu chú Sẻ (tiết 2)
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
* Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi.
- Em đọc lại bài và trả lời các câu hỏi :
+ Khi Sẻ bị mèo chộp được, Sẻ nói gì với mèo?
+ Sẻ làm gì khi mèo đặt nó xuống đất ?
- Đọc thầm.
+ Sao anh không rửa mặt ?
+ Bay đi.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Luyện đọc.
Vấn đáp.
Hoạt động 2 : Luyện nói : Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ.
* Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung.
- Nêu kết quả.
- Đọc diễn cảm cả bài.
- kể lại nội dung câu chuyện.
- 1 HS lên bảng.
- Sẻ thông minh.
- Cá nhân 1, 2 em.
Luyện nói.
Thực hành.
KN đặt mục tiêu
Vấn đáp.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương những em thực hành tốt.
- Trò chơi : “Đối đáp”.
- Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài.
- Chuẩn bị : Tập đọc “Ngôi nhà”
Rút kinh nghiệm
TIẾNG VIỆT ( KỂ CHUYỆN )
Trí khôn
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện
2/ Kĩ năng : - Tập đổi giọng để phân biệt lời của : hổ, trâu, người và lời dẫn chuyện.
- Thấy được sự ngốc nghếch, khờ khạo của hổ. Hiểu : tríkhôn – sự thông minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài.
3/ Thái độ : Giáo dục HS yêu thích kể chuyện.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :
- Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và ghi nhớ nội dung câu chuyện
- Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn nội dung đúng với từng tranh
- Kĩ năng đặt mục tiêu : Kể lại được nội dung câu chuyện
III. CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên : Tranh vẽ, mặt nạ, bảng phụ..
2/ Học sinh : SGK, nháp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”.
2/ Kiểm tra bài cũ : Cô bé trùm khăn đỏ
- Em kể lại truyện theo một bức tranh mà em thích.
+ Vì sao Khăn Đ8ỏ bị sói ăn thịt ?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì ?
3/ Bài mới : Trí khôn
Hoạt động của GIÁO VIÊN
Hoạt động của HỌC SINH
Phương pháp
ĐDDH
Hoạt động 1 : Giới thiệu câu chuyện.
* Mục tiêu : HS nắm được nội dung câu chuyện.
- Cho HS xem tranh vẽ con hổ, con trâu.
+ Hổ muốn biết trí khôn của người ở đâu ? Và bác nông dân đã hành động như thế nào để trả lời hổ ?
- Quan sát tranh, nhận xét.
- Lắng nghe.
KN giao tiếp – tự nhận thức
Trực quan.
Truyền đạt.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện
* Mục tiêu : HS biết kể chuyện theo tranh và hiểu ý nghĩa câu chuyện.
GV kể.
- GV kể lần 1 cho HS nắm câu chuyện.
- Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa, chú ý kĩ thuật kể lời của hổ, trâu, bác nông dân, thêm lời thoại..
Hướng dẫn HS kể từng đoạn.
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Em hãy đọc câu hỏi dưới tranh ?
- Thực hiện tương tự với các tranh 2, 3, 4.
Kể toàn bộ chuyện.
- GV chia nhóm, phân vai.
Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện :
+ Câu chuyện cho em biết điều gì ?
- Lắng nghe, nhớ nội dung.
+ Bác nông dân đang cày.
- Nhóm 1, 2, 3, 4.
+ Người nhỏ bé.
KN ra quyết định
Truyền đạt.
KN đặt mục tiêu
Vấn đáp.
Thực hành.
Động não.
4/ Hoạt động nối tiếp :
- Củng cố : Em thích nhân vật nào trong chuyện ? Vì sao ?
- Trò chơi : “Gọi tên”.
- Dặn dò : Tập kể lại chuyện ở nhà.
- Chuẩn bị : Kể chuyện “Bông hoa cúc trắng”
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Giao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 27.doc