Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 30

TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )

Tiết 1 : Chuyện ở lớp

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2/ Kĩ năng : Ôn các vần : uôt, uôc. Tìm được tiếng, nói được câu.

3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

 - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng

 - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có uôc- uôt

 - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có uôc- uôt

III. CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu.

2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 7 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Chuyện ở lớp I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : uôt, uôc. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có uôc- uôt - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có uôc- uôt III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Lớp chúng mình”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Chú công - GV cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì ? + Sau 2, 3 năm đuôi công có màu sắc thế nào ? + Đuôi của chú công đẹp ra sao ? 3/ Bài mới : Chuyện ở lớp (tiết 1) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu * Mục tiêu : Nắm nội dung bài. - GV treo tranh, cho HS quan sát và hỏi : + Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Hàng ngày đi học về, em có kể chuyện ở lớp cho cha mẹ nghe không ? + Theo em bố mẹ thích nghe chuyện gì nhất ? - GV ghi tựa lên bảng. - Quan sát tranh. + Hai mẹ con đang nói chuyện với nhau. Trực quan. Hỏi đáp. KN ra quyết định Hoạt động 2 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. GV đọc 1 lần. Luyện đọc tiếng, từ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. - Phân tích : vuốt, trêu, dậy. Luyện đọc câu : - Cho HS đọc từng câu nối tiếp nhau. Luyện đọc đoạn bài : - Đọc từng khổ thơ. - Thi đua đọc trơn. - GV nhận xét, cho điểm. - Lắng nghe. - Cá nhân, lớp nhận xét. - Mỗi em đọc 1 dòng thơ. - Cá nhân, nhóm. Trực quan. Đàm thoại. KN giao tiếp – tự nhận thức Thi đua. Hoạt động 3 : Ôn các vần : uôt, uôc. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần uôt, uôc, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : uôt. - Tìm tiếng ngoài bài có vần : uôt, uôc. - Điền vần uôt, uôc : Quan sát tranh làm vào vở. - vuốt - cuốc đất, luộc - Làm vở từng từ, nêu kết quả. KN đặt mục tiêu Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Thi đua tìm tiếng có vần : uôt, uôc. - Trò chơi : “Tìm tiếng”. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Chuyện ở lớp” (tiết 2) Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Chuyện ở lớp I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : uôt, uôc. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Chú vịt con”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Chuyện ở lớp (tiết 1) - Đọc lại bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : uôt. - Viết : vuốt tóc, trêu, bôi bẩn, đứng dậy. 3/ Bài mới : Chuyện ở lớp (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - Cho 1 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp ? + Mẹ nói gì với bạn nhỏ ? - Đọc cả bài. + Vì sao mẹ muốn bé kể chuyện ngoan ngoãn ở lớp ? - Cả lớp đọc thầm. + Bạn Hoa không thuộc bài. + Mẹ muốn nghe con ở lớp ngoan ngoãn thế nào ? Trực quan. Vấn đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Động não. Hoạt động 2 : Luyện nói : Ở lớp em đã ngoan như thế nào ? * Mục tiêu : HS trả lời được một hay nhiều câu theo nội dung. + Bạn nhỏ làm việc gì ? + Em đã làm việc gì ngoan ở lớp, hãy kể về việc đó ? + Em thấy bạn nào ngoan ở lớp được cô giáo khen ? + Nếu em ngoan ngoãn thì bố mẹ vui mứng không ? Vì sao ? - Quan sát tranh. - Cá nhân, lớp nhận xét, bổ sung. KN ra quyết định Trực quan. Vấn đáp. Luyện nói. KN đặt mục tiêu 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tìm từ chỉ sự ngoan ngoãn của em. - Trò chơi : Hát “Những em bé ngoan” - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Mèo con đi học” Rút kinh nghiệm Thứ ba , ngày 8 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP VIẾT ) Tô chữ hoa : O , Ô , Ơ , P I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết tô chữ hoa O, Ô, Ơ, P. 2/ Kĩ năng : Viết đúng các vần uôt, uôc, ưu, ươu ; các từ ngữ : chải chuốt, thuộc bài, con cừu, ốc bươu ; chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết. 3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và tìm nét giống nhau giữa các con chữ Kĩ năng đặt mục tiêu : Tô đúng và đẹp các con chữ O, Ô, Ơ, P. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Chữ mẫu, phấn màu, bảng cài. 2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Trò chơi “Súng thần công”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Chữ hoa N - Kiểm tra vở tập viết phần về nhà, nhận xét. - Viết : con cóc, cá lóc, quần soóc, đánh moóc. - GV nhận xét. 3/ Bài mới : Chữ hoa O, Ô, Ơ, P Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa. * Mục tiêu : Nắm được qui trình tô chữ hoa. a/ GV cho HS quan sát các chữ hoa đã gắn ở bảng cài và nêu nhận xét. + Chữ O hoa gồm những nét nào ? + Chữ O, Ô, Ơ có gì giống và khác nhau ? - GV viết mẫu lên bảng. O Ô Ơ b/ GV treo chữ mẫu cho HS quan sát, nhận xét. + Chữ P hoa gồm những nét nào ? P - GV viết mẫu : - Quan sát, nêu nhận xét. + Tròn kín. + Giống nét tròn kín, khác nét phụ. - Nhắc lại cách viết. - Viết bảng con. - Quan sát chữ mẫu, nêu nhận xét. - Viết bảng con. Trực quan. Vấn đáp. KN giao tiếp – tự n hận thức Thực hành. Trực quan. Vấn đáp. Thực hành. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ. * Mục tiêu : Viết đúng mẫu chữ. - Đọc lại các vần và từ sẽ viết. + Khoảng cách giữa các chữ thế nào ? + Vị trí của dấu œ , ` , ở đâu ? O Ô Ơ uôt uôc chải chuốt ưu ươu con cừu - Cho HS lần lượt viết bảng con. + 1 con chữ 0. + a, ô. - Viết bảng con. - Viết vở từng dòng. thuộc bài ốc bươu - Nhận xét. Động não. Thực hành. KN ra quyết định Hoạt động 3 : Viết vào vở. * Mục tiêu : Viết được các từ ngữ ứng dụng. - Cho HS viết vở từng dòng. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Chấm một số bài, nhận xét. - Viết vở từng dòng. Thực hành. KN đặt mục tiêu 4/ Hoạt động nối tiếp : Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ ) Chuyện ở lớp I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS chép lại chính xác khổ thơ cuối bài “Chuyện ở lớp”. Biết cách trình bày thể thơ 5 chữ. 2/ Kĩ năng : Điền đúng vần uôt / uôc, chữ c / k. 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Biết những từ khó sẽ viết sai. Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng và đẹp đoạn bài. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Bảng cài, tranh, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Mời bạn vui múa ca”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Mời vào - Nhận xét, kiểm tra việc sửa bài của HS. - Viết : gạc, tai, Nai, Thỏ.  - Nhận xét. 3/ Bài mới : Chuyện ở lớp Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn chép. * Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp. - GV giới thiệu khổ thơ 3 sẽ viết “Vuốt tóc con . . . thế nào ?”. Ghi tựa bài lên bảng. - GV treo bảng phụ đã ghi sẵn bài viết cho HS đọc. - Cho HS nêu tiếng khó viết, phân tích (vuốt tóc, nhớ nổi, ngoan) - GV đọc từng tiếng cho HS viết vào vở. - Sửa lỗi sai, GV cho HS trao đổi tập lẫn nhau. - Chấm một số vở, nhận xét. - Lắng nghe. - 3 HS đọc. - Cá nhân. - Viết bảng con từ khó. - Viết vào vở. - Dùng bút chỉ để sửa. Truyền đạt. Đàm thoại. Thực hành. KN giao tiếp – tự nhận t hức Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả. * Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận. - Điền vần uôt / uôc. - 1 em đọc yêu cầu, HS quan sát 2 bức tranh và hỏi : + Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Cho HS làm miệng. - Điền c / k : túi kẹo quả cam - GV cho HS sửa bài, nhận xét. - Quan sát. + Bé vuốt tóc, chuột đang chạy. - Nêu kết quả đã làm. KN ra quyết định Trực quan. Vấn đáp. KN đạt mục tiêu Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Khen những em viết đúng, đẹp, trình bày đúng, viết có tiến bộ. - Dặn dò : Sửa lỗi sai. - Chuẩn bị : Chính tả “Mèo con đi học” Rút kinh nghiệm Thứ tư , ngày 9 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Mèo con đi học I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Phát âm đúng các tiếng khó : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu, be toáng. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ưu, ươu. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung : Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi làm mèo sợ không dám nghỉ nữa. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ưu - ươu - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ưu- ươu III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : SGK, bảng con, vở bài tập. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Con chim non”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Chuyện ở lớp - Cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Em bé kể mẹ nghe những chuyện gì ? + Mẹ muốn em nhỏ kể chuyện gì ở lớp cho mẹ nghe ? - Viết : vuốt tóc, đứng dậy. - GV nhận xét. 3/ Bài mới : Mèo con đi học Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. * Mục tiêu : Nắm nội dung bài. - GV treo tranh và hỏi : + Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Giới thiệu ghi tựa bài lên bảng. - GV đọc mẫu, giải nghĩa từ khó : + buồn bực : buồn và khó chịu. + kiếm cớ : tìm lí do. + be toáng : kêu ầm ĩ. - Quan sát tranh. + Mèo con đi học. - Lắng nghe, ghi nhớ. Trực quan. Vấn đáp. Truyền đạt. Giảng giải. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 2 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. Luyện đọc tiếng, từ ngữ : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu be toáng. - Đọc cá nhân, phân tích tiếng. Luyện đọc câu : - Cho HS đọc từng câu nối tiếp nhau. Luyện đọc đoạn, bài : - GV cho HS đọc từng khổ, đoạn bài. - Thi đua đọc trơn, diễn cảm. - Nhận xét bài đọc. - Cá nhân, lớp. - Mỗi em đọc 1 câu, 2 câu. - Thi đua tổ, nhóm. Luyện đọc. Thực hành. KN ra quyết định Hoạt động 3 : Ôn các vần : ưu, ươu. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ưu, ươu, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : ưu. + Đọc và phân tích tiếng cừu ? - Tìm tiếng ngoài bài có vần : ưu, ươu. + Thi đua giữa các tổ. + ưu : cứu, con cừu, hưu trí, mưu mẹo, sưu tầm. + ươu : hươu, rượu, khướu, bứu. - Thi nói câu chứa tiếng có vần : ưu, ươu. + Quan sát tranh đọc mẫu. + Nhóm thi đua. Vì dụ : Con hươu cao quá Bình rượu quý Em thấy xe cứu thương - cừu - mưu, lưu, sưu, hưu, bưu. - Thi đua nhóm. - Cá nhân, lớp nhận xét. Luyện tập. Thực hành. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Thi đua tìm tiếng có vần : ưu - ươu. - Trò chơi : “Tìm tiếng” - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Mèo con đi học” (tiết 2) Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Mèo con đi học I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Phát âm đúng các tiếng khó : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu, be toáng. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ưu, ươu. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung : Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu dọa cắt đuôi làm mèo sợ không dám nghỉ nữa. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, sách. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Rửa mặt như mèo”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Mèo con đi học (tiết 1) - Đọc lại bài, nêu tiếng có vần : ưu. - Nói câu chứa tiếng có vần : ưu. - Tìm tiếng ngoài bài có vần : ưu hoặc ươu. 3/ Bài mới : Mèo con đi học (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - Đọc khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi : + Mèo kiếm cớ gì để trốn học ? - Đọc 6 dòng thơ cuối : + Cừu có cách gì khiến mèo xin đi học ngay ? - Đọc toàn bài, kết hợp phân vai Mèo, Cừu. - GV nhận xét, cho điểm. - Cá nhân. + Đuôi bị ốm. + Cắt đuôi. - 2, 3 HS đọc toàn bài. Hỏi đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. Hoạt động 2 : Luyện nói : Vì sao bạn thích đi học ? * Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung. - GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi : + Vì sao bạn gái trong tranh thích đến trường ? + Vì sao em thích đi học ? - GV nhận xét, sửa sai. - Nhắc nội dung bài luyện nói. - Quan sát tranh. + Học hát, học múa. Luyện nói. KN ra quyết định Trực quan. Vấn đáp. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Thi đua tìm tiếng có vần : ưu, ươu. - Dặn dò : Luyện đọc lại bài nhiều lần. - Chuẩn bị : Tập đọc “Người bạn tốt” Rút kinh nghiệm Thứ năm , ngày 10 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ ) Mèo con đi học I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS chép lại đúng 8 dòng đầu bài thơ “Mèo con đi học”. 2/ Kĩ năng : Điền đúng vần : iên / in, các chữ : r / d / gi. 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Biết những từ khó sẽ viết sai. Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng và đẹp đoạn bài. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Đồng dao xanh”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Chuyện ở lớp - Kiểm tra việc sửa lỗi của HS ở nhà. - Viết : vuốt tóc, nổi đâu. - Nhận xét. 3/ Bài mới : Mèo con đi học Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu và hướng dẫn tập chép. * Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp. - Treo tranh vẽ và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? - Treo nội dung bài viết. Tìm tiếng khó viết. - GV nhận xét. Cho HS kết hợp phân tích tiếng. - GV đọc 1 lần, cho HS viết vở. - GV đọc từng tiếng. - Sửa lỗi chính tả. Cho HS sửa lỗi theo nhóm 2 bạn trao đổi bài. - Quan sát, nhận xét. - Cá nhân, viết bảng con. - Nhóm 2 em. - Viết vào vở. - HS tự sửa lỗi. Trực quan. Hỏi đáp. Thực hành KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện tập. Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả. * Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận. - Quan sát tranh. + Điền r / d / gi vào chỗ chấm : Thầy . . .áo . . .ạy học Bé nhảy . . .ây Đàn cá . . .ô lội nước + Điền iên / in Đàn k. . . đang đi Ông đọc bảng t. . . - HS làm vào vở, chọn vần thích hợp, nêu kết quả điền. KN đặt mục tiêu Trực quan. Động não. KN ra quyết định 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Hát tập thể 1 bài. - Trò chơi : Tìm lỗi sai. - Dặn dò : Sửa lỗi sai ở vở. - Chuẩn bị : Chính tả “Người bạn tốt” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Người bạn tốt I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : liền, sửa lại nằm, ngượng nghịu. Tập đọc các đoạn đối thoại. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : uc, ut. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc. Thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có uc-ut - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có uc - ut III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu, phân vai. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK, sắm vai. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Tìm bạn thân”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Mèo con đi học - HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Mèo con kiếm cớ gì để khỏi đi học ? + Cừu nói gì với Mèo ? - Viết : buồn bực, be toáng, cừu. 3/ Bài mới : Người bạn tốt Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. GV đọc mẫu lần 1. - Gạch chân từ khó. Cho HS luyện đọc tiếng, từ ngữ : liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. - Giảng : ngượng nghịu. Luyện đọc câu : - Câu đề nghị của Hà. - Câu trả lời của Cúc. - GV nhận xét, uốn nắn. Luyện đọc đoạn, bài : - Đoạn 1 : Phân vai, chia nhóm. GV uốn nắn sửa sai. - Đoạn 2 : Đọc nối câu, ngắt nghỉ đúng chỗ. Đọc cả bài. - Đọc thầm. - Cá nhân, lớp. - Cá nhân, lớp nhận xét. - Nhóm đóng vai Cúc, Hà, Nụ. Luyện đọc. KN giao tiếp – tự nhận t hức Sắm vai. Hoạt động 2 : Ôn các vần : uc, ut. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ut, uc, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : uc, ut. - Treo tranh cho HS đọc 2 câu mẫu. - Nói câu chứa tiếng có vần : uc, ưt. + Em chúc tết ông bà. + Các bạn không vứt rác bừa bãi. + Hoa cúc nở rất đẹp. - Cúc - Cá nhân. - Luyện nói. KN ra quyết định Động não. Luyện nói. KN đặt mục tiêu Luyện nói. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Cho HS đọc lại bài. - Trò chơi : “Điền vần”. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Người bạn tốt” (tiết 2) Rút kinh nghiệm Thứ sáu , ngày 11 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Người bạn tốt I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : liền, sửa lại nằm, ngượng nghịu. Tập đọc các đoạn đối thoại. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : uc, ut. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc. Thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiểu nội dung bài đọc KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài. 2/ Học sinh : SGK, vở, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Chú bộ đội”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Người bạn tốt (tiết 1) - HS đọc bài. Phân tích tiếng có vần : ut, uc. - Nói câu chứa tiếng có vần : uc, ut. 3/ Bài mới : Người bạn tốt (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - GV đọc mẫu toàn bài. - Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Hà hỏi mượn bút, Cúc nói gì ? + Ai đã giúp Hà ? - Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Ai giúp Cúc sửa dây đeo cặp ? - Đọc cả bài và trả lời câu hỏi : + Ai là bạn tốt ? + Theo em thế nào là một người bạn tốt ? - Lắng nghe. - 4 em. + Từ chối, nói sắp cần đến. + Nụ cho Hà mượn. - 5 em. + Hà tự đến. + Hà, Nụ. + Luôn giúp đỡ bạn. Luyện đọc. Vấn đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 2 : Luyện nói : Kể về người bạn tốt của em. * Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung. - Cho HS quan sát tranh vẽ. + Bạn nhỏ trong tranh đã làm được những việc gì tốt ? + Hãy dựa vào tranh kể lại việc tốt của các bạn ? - HS tự kể về người bạn tốt của mình. + Bạn ấy tên gì ? + Em có cùng học với bạn ấy không ? + Hãy kể một kỉ niệm giữa em và bạn. - GV nhận xét, cho điểm. - Quan sát tranh vẽ, nêu nhận xét, trả lời câu hỏi. - Cá nhân, lớp nhận xét. - Tự kể nói về bạn mình. KN ra quyết định Luyện tập. Động não. Luyện nói. KN đặt mục tiêu Nhận xét. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Khen những bạn đã biết làm việc tốt giúp bạn. - Trò chơi : Hát “Những em bé ngoan” - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Ngưỡng cửa” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( KỂ CHUYỆN ) Sói và Sóc I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS hào hứng nghe GV kể chuyện. 2/ Kĩ năng : HS nhớ và kể lại được từng đoạn chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Sau đó phân vai kể toàn bộ câu chuyện. 3/ Thái độ : HS nhận ra Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và nắm nội dung câu chuyện KN ra quyết định : Lực chọn tranh mình thích Kĩ năng đặt mục tiêu : Kể lại được câu chuyện III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh minh họa, sách. 2/ Học sinh : Trò chơi, sắm vai. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Con muỗi”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Niềm vui bất ngờ - HS kể lại câu chuyện. + Kể từng đoạn. + Kể cả câu chuyện, sắm vai. - GV nhận xét, cho điểm. 3/ Bài mới : Sói và Sóc Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu câu chuyện. * Mục tiêu : HS nắm được nội dung câu chuyện. - GV kể toàn bộ câu chuyện. - GV giảng, ghi tựa bài. - Lắng nghe, nhớ nội dung. KN giao tiếp – tự nhận thức Truyền đạt. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện * Mục tiêu : HS biết kể chuyện theo tranh và hiểu ý nghĩa câu chuyện. - GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa. + Tranh 1 : Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền cành ? + Tranh 2 : Sói định làm gì ? Sóc đã nói gì? + Tranh 3 : Sói yêu cầu gì ở Sóc. Sóc nói với Sói thế nào ? + Tranh 4 : Được Sói thả, Sóc làm gì ? nói gì với Sói ? - GV nhận xét. - HS thi đua kể từng đoạn câu chuyện. + Sói và Sóc, ai thông minh ? Vì sao ? + Các em nên học tập ai ? + Ý nghĩa câu chuyện ? - Nhận xét, tuyên dương. - Quan sát, kể theo tranh. + Rơi xuống đất. + Vì sao bọn Sóc lại vui vẻ nhảy múa. + Sóc trèo lên cây, anh buồn vì anh độc ác. + Sóc. + Sóc. + Sóc thông minh, thoát khỏi Sói ác độc. Trực quan. Vấn đáp. KN ra quyết định Động não. KN đặt mục tiêu Kể chuyện. Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tuyên dương nhóm kể hay. Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - Trò chơi : Sắm vai. - Dặn dò : Tập kể lại chuyện. - Chuẩn bị : Kể chuyện “Dê con vâng lời mẹ” Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGiao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 30.doc
Giáo án liên quan