Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 31

TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC )

Tiết 1 : Ngưỡng cửa

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơinày, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.

2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ăc, ăt. Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng có vần ăc, ăt.

3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG :

 - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng

 - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ăc- ăt

 - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ăc – ăt

III. CHUẨN BỊ :

1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu, SGK.

2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng việt khối 1 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 14 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Ngưỡng cửa I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơinày, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ăc, ăt. Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng có vần ăc, ăt. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ăc- ăt - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ăc – ăt III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu, SGK. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Trò chơi “Thụt thò”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Người bạn tốt - Đọc 1 đoạn bài “Người bạn tốt” và trả lời câu hỏi : + Ai đã giúp HÀ khi bạn bị gãy bút chì ? - Nói câu chứa tiếng có vần : ut. 3/ Bài mới : Ngưỡng cửa (tiết 1) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. * Mục tiêu : Nắm nội dung bài. - GV cho HS xem tranh, giải thích và ghi tựa bài. (Phần dưới của khung cửa ra vào) - Quan sát tranh. - Lắng nghe. Trực quan. Giảng giải. KN giao tiếp – tự nhận thức Hoạt động 2 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. GV đọc toàn bài 1 lần. Luyện đọc tiếng, từ ngữ. - Luyện đọc từng từ : ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. Luyện đọc câu : - Cho HS đọc từng dòng nối tiếp nhau. Luyện đọc đoạn bài : - Đọc từng khổ thơ, cả bài. - Phân tích tiếng. - Thi đua đọc trơn. - GV nhận xét chung, khen những em đọc tốt. - Nhận xét. - Cá nhân, tổ nhóm. - Đọc nối tiếp nhau. - Cá nhân, lớp. - ngưỡng, quen, vòng. Thực hành. KN ra quyết định Luyện đọc. Luyện đọc. Thi đua. Hoạt động 3 : Ôn các vần : ăt, ăc. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ăt, ăc, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : ăt. - Phân tích tiếng. - Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng có vần : ăc, ăt. + Mẹ dắt bé đi chơi. + Bé mặc áo mới. + Bà cắt bánh mì. - Cho HS luyện nói, GC uốn nắn, sửa sai. - dắt - Quan sát tranh, đọc câu mẫu. KN đặt mục tiêu Động não. Trực quan. Thực hành. Luyện nói. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Thi đua tìm tiếng có vần : ăc, ăt. - Trò chơi : “Tìm tiếng”. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Ngưỡng cửa” (tiết 2) Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Ngưỡng cửa I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơinày, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ăc, ăt. Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng có vần ăc, ăt. 3/ Thái độ : Hiểu nội dung bài : Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người trong gia đình từ bé đến lớn. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiếu nội dung bài đọc KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Hai con thằn lằn con”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Ngưỡng cửa (tiết 1) - Đọc lại bài, nêu tiếng có vần ăc, ôi. - Nói câu chứa tiếng có vần : ăc. - Nhận xét. 3/ Bài mới : Ngưỡng cửa (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - GV đọc mẫu toàn bài. - Gọi HS đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi (đọc từng khổ thơ) : + Ai dắt em bé tập đi ngang ngưỡng cửa ? + Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đâu ? + Em thích nhất khổ thơ nào ? + Vì sao em thích khổ thơ ấy ? - GV chốt : Bước chân tới trường và xa hơn nữa mỗi chúng ta đều phải bước qua ngưỡng cửa. Bây giờ tuy nhà không có ngưỡng cửa nhưng nhà nào cũng có cửa ra vào và đó là nơi quen thuộc nhất. - Cả lớp đọc thầm. - Cá nhân. + Bà dắt em đi men cửa. + Tới trường. - Cá nhân. - Lắng nghe, ghi nhớ nội dung. Giảng giải. Luyện đọc. Vấn đáp. KN giao tiếp tự nhận thức Động não. Giảng giải. KN ra quyết định Hoạt động 2 : Luyện nói. * Mục tiêu : HS trả lời được một hay nhiều câu theo nội dung. + Từ ngưỡng cửa bạn nhỏ đi đến đâu ? + Từ ngưỡng cửa nhà mình, em đi những đâu ? ( Từ ngưỡng cửa em đi tới trường. Từ ngưỡng cửa em đi gặp bạn. Từ ngưỡng cửa em đi đá bóng . . . ) - GV nhận xét, cho điểm. - Nhóm 1, 2 đại diện nhóm trình bày. - Cá nhân, 1 em hỏi 1 em trả lời và ngược lại. Thảo luận. Luyện nói. KN đặt mục tiêu 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Em đọc lại bài thơ, phân tích tiếng : tay, dắt, vòng. - Trò chơi : Xướng vần. - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Kể cho bé nghe” Rút kinh nghiệm Thứ ba , ngày 15 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP VIẾT ) Tô chữ hoa : Q , R I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS biết tô chữ hoa Q, R. 2/ Kĩ năng : Tập viết các vần : ăt, ăc, ươc, ươt ; các từ ngữ : màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt ; chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết. 3/ Thái độ : Giáo dục HS viết đúng, đẹp. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và tìm nét giống nhau giữa các con chữ Kĩ năng đặt mục tiêu : Tô đúng và đẹp các con chữ Q, R. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Chữ mẫu, phấn màu, bảng cài. 2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Nắng sớm”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Chữ hoa O, Ô, Ơ, P - Nhận xét bài viết của HS. - Viết : con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu. - GV cho điểm, nhận xét. 3/ Bài mới : Chữ hoa Q, R Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa. * Mục tiêu : Nắm được qui trình tô chữ hoa. a/ GV cho HS quan sát các chữ mẫu, nhận xét. + Chữ Q hoa gồm có nét gì? Có mấy nét? Q - GV nêu cách viết, điểm đặt bút, kết thúc. b/ GV treo chữ mẫu cho HS quan sát, nhận xét. + Chữ R hoa có mấy nét, là các nét nào ? - GV viết mẫu : R - Đặt bút ở đường kẻ 5 viết con lên đường kẻ 6. - Quan sát, nêu nhận xét. + 1 con chữ, nét cong. - Nhắc lại cách viết. - Viết bảng con. - Quan sát chữ mẫu, nhận xét. + 2 nét. - Viết bảng con - HS lưu ý nét thứ 2. Trực quan. Vấn đáp. KN giao tiếp – tự nhận thức Thực hành. Trực quan. Vấn đáp. Thực hành. Giảng giải. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng. * Mục tiêu : Viết đúng mẫu chữ. - GV treo bảng chữ mẫu. - Cho HS quan sát, nhận xét. + Khoảng cách giữa các chữ thế nào ? + Vị trí của dấu ` , nằm ở đâu ? ăc ăt màu sắc ươc ươt xanh mướt dòng nước - Quan sát chữ. + 1 con chữ 0. + a, ă. - Viết bảng con. - Viết vở từng dòng. Trực quan. Động não. Thực hành. KN ra quyết định Hoạt động 3 : Viết vào vở. * Mục tiêu : Viết được các từ ngữ ứng dụng. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi cầm bút, để vở, nối nét giữa các con chữ. - Cho HS viết vở từng dòng. - Lắng nghe. - Viết vở từng dòng. KN đặt mục tiêu Truyền đạt. Thực hành. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tuyên dương những em viết đẹp, đúng, sạch sẽ. - Trò chơi : Chọn chữ đúng, đẹp. - Dặn dò : Luyện viết chữ đẹp. - Chuẩn bị : Tập viết “Chữ hoa S, T” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ ) Ngưỡng cửa I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS chép lại đúng khổ thơ cuối bài “Ngưỡng cửa”. 2/ Kĩ năng : Điền đúng vần : ăc / ăt, chữ g / gh. 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Biết những từ khó sẽ viết sai. Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng và đẹp đoạn bài. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Bảng cài, tranh, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, bảng con, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Rửa mặt như mèo”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Mèo con đi học - Kiểm tra việc sửa lỗi chính tả. - Viết : be toáng, chữa lành, cắt đuôi.  - Nhận xét. 3/ Bài mới : Ngưỡng cửa Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Hướng dẫn chép. * Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp. - GV treo bảng phụ có ghi sẵn 4 câu cuối bài. - Cho HS đọc khổ thơ cuối bài nêu tiếng, từ khó dễ viết sai chính tả. + Phân tích từng tiếng ? + Viết bảng con các tiếng đó. + GV sửa sai, nhắc nhở. - Cho HS chép vào vở. - GV nhắc nhở tư thế ngồi, cầm bút, để vở. - Cho HS bắt lỗi. - GV chấm một số vở, nhận xét. - Quan sát. - Cá nhân 2, 3 em - Viết vào vở. - Viết từng dòng. - Nhận xét. Trực quan. KN giao tiếp – tự nhận thức Phân tích. KN ra quyết định Thực hành. Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả. * Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận. - Điền vần ăc / ăt. + Quan sát tranh, chọn vần thích hợp bằng cách lựa chọn. + Nêu cả câu khi điền. ( Họ bắt tay chào nhau Bé treo áo lên mắc ) - Điền g / gh : + Đọc nội dung đoạn văn “Đã hết giờ . . . ra về”. - Chọn vần ăt cho hình bắt tay ; ăc cho hình mắc áo. - Điền lần lượt g, gh. Động não. KN đặt mục tiêu Thực hành. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Nêu qui tắc ghi g hay gh. - Trò chơi : Điền vần. - Dặn dò : Sửa lỗi chính tả. - Chuẩn bị : Chính tả “Kể cho bé nghe” Rút kinh nghiệm Thứ tư , ngày 16 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Kể cho bé nghe I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Luyện đọc các từ ngữ : ầm ĩ, chó vện, chăng dây, quay tròn. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ươt, ươc. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Hiểu đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đường. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có ươc - ươt - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có ươc - ươt III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : SGK, bảng con, vở bài tập. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Ếch ộp”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Ngưỡng cửa - Cho HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Em bé trong bài qua ngưỡng cửa để đi đến đâu ? + Tìm trong bài tiếng có vần ăt ? - Nói câu chứa tiếng có vần : ăt hay ăc ?. 3/ Bài mới : Kể cho bé nghe Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. * Mục tiêu : Nắm nội dung bài. - GV treo tranh vẽ giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng. - Quan sát tranh. - Nhắc nội dung. Trực quan. Giảng giải. Hoạt động 2 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. GV đọc toàn bài 1 lần, nhấn giọng vui, tinh nghịch và nghỉ hơi ở câu chẳn 2, 4, 6 … Luyện đọc tiếng, từ ngữ : - Từ ngữ : ầm ĩ, chó vện, chăng dây, quay tròn. - Phân tích : ầm, vện, quay. Luyện đọc câu : - Đọc nối tiếp mỗi em đọc 2 dòng. Luyện đọc đoạn, bài : - GV cho HS đọc 4 câu, 8 câu, cả bài. + Nêu hành động của nhện ? + Vịt bầu có hành động gì ? - Đọc thầm bài. - Cá nhân, lớp. - âm qu vần ay . . . - Cá nhân, lớp nhận xét. + chăng dây. + nói ầm ĩ. Luyện đọc. KN giao tiếp tự nhận thức Thực hành. Luyện đọc. Hoạt động 3 : Ôn các vần : ươc, ươt. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần ươc, ươt, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : ươc. - Tìm tiếng ngoài bài có vần : ươc, ươt. + Thi đua giữa các tổ. + Nêu từ chứa tiếng có vần : ươc, ươt. (cây thước, cái lược, lần lượt, mưa ướt, tóc mượt . . . ) - nước - Thi đua nhóm, nhóm nào tìm nhiều tiếng, từ sẽ thắng. KN ra quyết định Luyện tập. Thi đua. KN đặt mục tiêu Động não. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Kể tên một số con vật, đồ vật nêu trong bài. - Trò chơi : Điền vần. - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Kể cho bé nghe” (tiết 2) Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Kể cho bé nghe I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài thơ. Luyện đọc các từ ngữ : ầm ĩ, chó vện, chăng dây, quay tròn. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : ươt, ươc. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Hiểu đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đường. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiếu nội dung bài đọc KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, sách. 2/ Học sinh : Vở, SGK, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Chú bộ đội”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Kể cho bé nghe (tiết 1) - Em đọc 6 câu đầu, nêu con vật có trong các câu vừa đọc ? - Tìm tiếng có vần : it. - Đọc các câu còn lại, nêu tiếng có vần : ươc. 3/ Bài mới : Kể cho bé nghe (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. + Em hiểu con trâu sắt là cái gì trong bài ? (GV giải thích : máy cày làm việc thay trâu, được chế tạo bằng sắt nên gọi là trâu sắt). - Đọc phân vai, đối đáp : 1 em đọc câu hỏi, 1 em đọc câu trả lời. + Con gì kêu ầm ĩ ? + Con vịt bầu ? - 3, 4 em đọc. + Chiếc máy cày. - 1 em đọc dòng lẻ, 1 em đọc dòng chẳn xen kẻ nhau. - 2 em. Động não. KN giao tiếp –tự nhận thc Luyện đọc. Thực hành. Vấn đáp. Hoạt động 2 : Luyện nói : Hỏi đáp về những con vật em biết. * Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung. - 1 em đặc câu hỏi nêu đặc điểm của đồ vật, con vật ? Một em nói tên. + Con gì sáng sáng gáy ò ó o . . . báo mọi người thức dậy ? (Con gà trống) + Con gì là chúa tể rừng xanh ? (con hổ) - Nhóm 2 HS. - Lớp nhận xét. KN đặt mục tiêu Luyện nói. KN ra quyết định 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Thi đua tìm tiếng có vần : ươc, ươt. - Trò chơi : Bắt chước tiếng kêu loài vật. - Dặn dò : Luyện đọc bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Hai chị em” Rút kinh nghiệm Thứ năm , ngày 17 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( CHÍNH TẢ ) Kể cho bé nghe I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS nghe viết 8 dòng đầu bài thơ “Kể cho bé nghe”. 2/ Kĩ năng : Điền đúng vần : ươc / ươt, điền chữ : ng / ngh. 3/ Thái độ : Giáo dục HS tính cẩn thận. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Biết những từ khó sẽ viết sai. Kĩ năng đặt mục tiêu : Viết đúng và đẹp đoạn bài. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Vở, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Lí cây xanh”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Ngưỡng cửa - Kiểm tra việc sửa lỗi chính tả. - Cho HS viết các từ ngữ : buổi đầu tiên, con đường. - GV nhận xét. 3/ Bài mới : Kể cho bé nghe Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu và hướng dẫn tập chép. * Mục tiêu : HS viết đúng, trình bày đẹp. - GV đọc đoạn viết (đoạn 3). - Nêu những từ khó viết : buổi đầu, xa tắp. + Phân tích : buổi, tắp. + Viết từ khó. - Cho HS viết vào vở từng dòng, GV đọc từng tiếng cho HS viết. - Sửa lỗi chính tả. - GV chấm, nhận xét. - Lắng nghe, phát hiện từ khó viết. - Cá nhân, lớp nhận xét. - Viết vào vở. - HS tự sửa lỗi. Giảng giải. KN giao tiếp – tự nhận thức Động não. Thực hành. Luyện tập. KN ra quyết định Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả. * Mục tiêu : Làm đúng các bài tập, rèn tính cẩn thận. - Điền vần ươc hay ươt : + Mái tóc rất mượt. + Dùng thước đo vải. + Điền ng / ngh (ngày, nghỉ, người) - Quan sát tranh, điền vần. - Làm vào vở. - Làm vở. Đọc cả đoạn văn sau khi điền. KN đặt mục tiêu Trực quan. Động não. Thực hành. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : + Nhắc lại cách viết ng, ngh khi nào ? + Tuyên dương những em viết ít lỗi, sạch đẹp. - Trò chơi : Tìm lỗi sai. - Dặn dò : Sửa lỗi sai ở vở. - Chuẩn bị : Chính tả “Hồ Gươm” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 1 : Hai chị em I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : et, oet. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Câu chuyện khuyên em không nên ích kỉ. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : - Kĩ năng đặt mục tiêu : Đọc trôi chảy , biết nghỉ hơi đúng - Kĩ năng giao tiếp – Tự nhận thức : Trao đổi và tìm tiếng có et- oet - Kĩ năng ra quyết định : Lựa chọn tiếng có et - oet III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, phấn màu. 2/ Học sinh : Bảng con, vở, SGK. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Quả”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Kể cho bé nghe - HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi : + Con vịt bầu có đặc điểm gì ? + Con chó, cái cối xay lúa có đặc điểm gì ? - Phân tích : mồm, sắt, rồng. 3/ Bài mới : Hai chị em Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. * Mục tiêu : HS nắm nội dung bài. - GV treo tranh cho HS nhận xét. + Vì sao chị ngồi học bài, còn em buồn thiu giữa đống đồ chơi ? - GV ghi tựa lên bảng. - Quan sát. - Nhận xét. - Nhắc lại tựa bài. Trực quan. Truyền đạt. Hoạt động 2 : Luyện đọc. * Mục tiêu : Hiểu, đọc đúng từ, tiếng, câu. GV đọc cả bài 1 lần. Cho HS luyện đọc tiếng, từ khó : vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. + Chú ý khi đọc tiếng, từ có con chữ cuối là t. + Phân tích : vui, lát, buồn. Luyện đọc câu : - Đọc nối tiếp chú ý lời nói thể hiện thái độ của cậu em. Luyện đọc đoạn, bài : GV chia 3 đoạn + Đoạn 1 : “Hai chị em . . . của em” + Đoạn 2 : “Một lát . . . của chị ấy” + Đoạn 3 : Phần còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp, từng đoạn. - Đọc lại cả bài. - Đọc thầm. - Cá nhân, lớp, nhóm. + một, lát, hét, cót. - Cá nhân, lớp nhận xét. - Cá nhân lần lượt đọc từng đoạn theo yêu cầu. - Lớp bổ sung, nhận xét. - Cá nhân 1 em. Luyện đọc. KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. Nhận xét. KN ra quyết định Hoạt động 3 : Ôn các vần : et, oet. * Mục tiêu : HS tìm được tiếng có vần et, oet, trong bài, ngoài bài. - Tìm tiếng trong bài có vần : et. - Tìm tiếng trong bài có vần : et, oet. + et : xét duyệt, sấm sét, mũi tẹt, bánh tét. + oet : xoèn xoẹt, láo toét, đục khoét, nhão nhoét, lòe loẹt. - Điền vần et hoặc oet vào các câu có trong sách : + Ngày tết, ở miền Nam, nhà nào cũng có bánh tét. + Chim gõ kiến khoét thân cây để tìm tổ kiến. - hét - Thi đua theo nhóm. Nhóm nào tìm nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc. - Nhìn tranh chọn từ phù hợp vào câu. - Làm và nêu cả câu sau khi đã điền. Động não. KN đặt mục tiêu Trực quan. Thực hành. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tuyên dương những em đọc to, rõ, diễn cảm. - Trò chơi : Điền vần. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Hai chị em” (tiết 2) Rút kinh nghiệm Thứ sáu , ngày 18 tháng 4 năm 2008 TIẾNG VIỆT ( TẬP ĐỌC ) Tiết 2 : Hai chị em I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ : vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. 2/ Kĩ năng : Ôn các vần : et, oet. Tìm được tiếng, nói được câu. 3/ Thái độ : Câu chuyện khuyên em không nên ích kỉ. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Hiếu nội dung bài đọc KN ra quyết định : Đọc đúng các từ khó trong bài Kĩ năng đặt mục tiêu :Đọc trôi chảy và trả lời các câu hỏi trong bài. III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài. 2/ Học sinh : SGK, vở, bảng con. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Con bướm vàng”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Hai chị em (tiết 1) - HS đọc lại bài. + Phân tích : dây, buồn, vui. + Tìm tiếng có vần : et. - Điền : et hay oet. 3/ Bài mới : Hai chị em (tiết 2) Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài, luyện đọc. * Mục tiêu : HS trả lời được các câu hỏi. - Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông ? - Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ ? - Đọc đoạn 3 : + Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình ? - Đọc cả bài và trả lời câu hỏi : + Bài nhắc nhở ta điều gì ? (không ích kỉ, cần có bạn cùng chơi, cùng làm). - 5 HS. + Chị đừng đụng. + Hãy chơi đồ chơi của chị. + Vì không có người chơi cùng. - 1 em. KN giao tiếp – tự nhận thức Luyện đọc. Vấn đáp. KN ra quyết định Động não. Vấn đáp. Hoạt động 2 : Luyện nói : Em thường chơi với anh, chị những trò chơi nào ? * Mục tiêu : HS nói được một hay nhiều câu theo nội dung. - Chia nhóm trò chuyện với nhau theo đề tài trên. - Kể những trò chơi đã chơi với anh, chị mình ? + Hôm qua, bạn chơi gì với anh, chị của bạn ? + Bạn thích chơi trò gì nhất với anh, chị ? + Bạn chơi trò gì với em của bạn ? - Nhắc lại đề tài luyện nói. - Nhóm 6 bạn cùng trao đổi, hỏi nhau theo đề tài. - Cá nhân. Lắng nói. KN đặt mục tiêu Vấn đáp. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Cho HS phân vai (người dẫnchuyện, cậu em. - Dặn dò : Luyện đọc kĩ bài. - Chuẩn bị : Tập đọc “Hồ Gươm” Rút kinh nghiệm TIẾNG VIỆT ( KỂ CHUYỆN ) Dê con nghe lời mẹ I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : HS thích thú nghe kể chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. 2/ Kĩ năng : HS ghi nhớ nội dung, dựa vào tranh minh họa. Biết đổi giọng khi đọc lời hát của Dê mẹ, của Sói. 3/ Thái độ : HS hiểu nội dung câu chuyện : Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu sói. Câu chuyện khuyên ta phảibiết nghe lời người lớn. II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi và nắm nội dung câu chuyện KN ra quyết định : Lực chọn tranh mình thích Kĩ năng đặt mục tiêu : Kể lại được câu chuyện III. CHUẨN BỊ : 1/ Giáo viên : Tranh vẽ, bảng cài, mặt nạ. 2/ Học sinh : Bảng đ/s. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Khởi động : Hát “Con cào cào”. 2/ Kiểm tra bài cũ : Sói và Sóc - Em kể lại chuyện “Sói và Sóc” theo tranh em thích. - Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ? - Kể lại toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. 3/ Bài mới : Dê con nghe lời mẹ Hoạt động của GIÁO VIÊN Hoạt động của HỌC SINH Phương pháp ĐDDH Hoạt động 1 : Giới thiệu câu chuyện. * Mục tiêu : HS nhận biết các con vật trong chuyện. - GV treo tranh : Sói và Dê. Sói muốn ăn thịt đàn dê con. Liệu dê con có thoát nạn không ? Chúng ta nghe câu chuyện sau. - GV ghi tựa bài lên bảng. - Quan sát tranh vẽ, nhận biết dê, sói. Trực quan. Hoạt động 2 : GV kể chuyện. * Mục tiêu : HS nắm được nội dung câu chuyện. - GV kể lần 1, giọng diễn cảm. + Em thấy giọng của Sói thế nào ? + Giọng nói của Dê mẹ thế nào ? - GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa. - Lắng nghe, nhận xét. + ồm ồm. KN giao tiếp – tự nhận thức Truyền đạt. Vấn đáp. Giảng giải. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS kể chuyện * Mục tiêu : HS biết kể chuyện theo tranh và hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Cho HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. + Tranh 1 : Dê mẹ làm gì ? Chuyện gì xảy ra ? + Tranh 2 : Sói đang làm gì ? + Tranh 3 : Vì sao Sói tiu nghỉu bỏ đi ? + Tranh 4 : Dê mẹ khen dê con thế nào ? - HS kể toàn chuyện theo tranh.. - Đóng vai (dê mẹ, dê con, sói, người dẫn chuyện), đeo mặt nạ tượng trưng cho các con vật. - Nhận xét chung. - Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện. + Vì sao Sói tiu nghỉu cụp đuôi bỏ đi ? + Câu chuyện khuyên em điều gì ? (Vâng lời người lớn, nghe lời người lớn) + Đi kiếm cỏ, sói đến nhà dê con. + Rình nhà dê. + Dê con không mở cửa. + Ngoan, biết nghe lời mẹ dặn. - Cá nhân. - Nhóm HS sắm vai. + Dê con nghe lời mẹ không mắc lừa Sói. - Cá nhân. KN ra quyết định Kể chuyện. Thực hành. Sắm vai. KN đặt mục tiêu Động não. Truyền đạt. 4/ Hoạt động nối tiếp : - Củng cố : Tuyên dương bạn kể hay, diễn cảm, nhớ nội dung chuyện. - Trò chơi : Sắm vai. - Dặn dò : Tập kể lại chuyện. - Chuẩn bị : Kể chuyện “Con Rồng cháu Tiên” Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGiao an - HANG - TIENG VIET - Tuan 31.doc
Giáo án liên quan